Review Học Viện Quản Lý Giáo Dục Và Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục

Thảo luận trong 'Địa Điểm' bắt đầu bởi Land of Oblivion, 16 Tháng năm 2020.

  1. Land of Oblivion

    Bài viết:
    359
    Xin chào các bạn, mình là Hương Sad, một thành viên trôi nổi trên diễn đàn của Việt Nam Overnight. Sáng hôm nay vừa tỉnh dậy mình đã nhận được bài viết của chị Duyên Hà vận động tất cả anh chị em trong bang Land Of Oblivion đang theo học Đại học viết review về chính ngôi trường đại học và ngành mà mình đang theo học. Đó cũng xem như là một món quà tinh thần nho nhỏ gửi đến các bạn đang sắp sửa bước vào kì thi đại học quan trọng để các bạn ấy có thể hiểu rõ thêm những thông tin và có được sự lựa chọn chính xác hơn. Mình cũng rất hào hứng và phấn khởi đăng kí viết bài hưởng ứng phong trào này vì mình thấy nó rất là ý nghĩa và thiết thực.

    Không vòng vo tam quốc và làm các bạn hồi hộp, tò mò nữa. Mình xin nói về vấn đề chính ngay tại đây luôn. Mình là sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục và đang học ở Học viện Quản Lý Giáo Dục ạ. Địa chỉ rõ ràng của trường mình ở ngõ 31 Phan Đình Giót- Phương Liệt-Thanh Xuân -Hà Nội.

    [​IMG]

    Trước tiên mình xin được review về trường của mình trước ạ. Học viện Quản lý giáo dục là cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với tiền thân là trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và đào tạo nên trường mình có một đội ngũ nhà giáo hàng đầu và uy tín về lĩnh vực Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục và Kinh tế học giáo dục. Một thông tin sốt dẻo nữa mà các bạn cần biết chính là năm 2020 này học viện chúng mình sẽ có thêm một số ngành mới đang làm mưa làm gió và tạo sức hút rất mạnh cho các bạn trẻ quan tâm như Ngôn ngữ Anh, Quản trị văn phòng, Luật.. Phải nói một sự thật là trường mình có diện tích không lớn nhưng bù lại nó có một cảnh quan xanh mát, trong lành và cơ sở vật chất đầy đủ khang trang. Nếu so với các trường khác thì có lẽ trường mình chỉ bằng một góc nhỏ của trường họ thôi, có thể một số bạn khi mới vào học sẽ e ngại, tỏ thái độ mỉa mai, khinh rẻ thậm chí là có hành vi chửi thề ném đá nữa. Bạn bè mình cũng hay so sánh trường mình với trường cấp ba cũ này nọ nhưng nhìn tổng thể thì học viện chẳng khác gì một bức tranh phong cảnh tươi mới, mát mẻ và mang nét nên thơ, không quá ồn ào nhưng vẫn tỏa ra vẻ nhộn nhịp, sôi động. Khi bước vào bạn sẽ thấy sự yên tĩnh đến kì lạ nhưng lại mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi y như chính ngôi nhà yêu mến của mình vậy. Mình không nói điêu đâu, hí. Trường có nhiều hệ, cấp bậc đào tạo từ Cử nhân cho đến Tiến sỹ. Học viện quản lý giáo dục đã nuôi dưỡng hàng nghìn nhân tài cho đất nước, với vị thế là một trong những trường đầu ngành, Học viện quản lý giáo dục luôn là điểm đến hấp dẫn cho những sinh viên đam mê nghề giáo và muốn trở thành các nhà quản lí chuyên nghiệp. Trường mình tập trung đào tạo lý thuyết kết hợp nghiên cứu các đề tài, đề án về khoa học giáo dục nhằm đem đến cho các nhà lãnh đạo tương lai những kiến thức và kĩ năng toàn diện nhất. Bên cạnh những hoạt động học thuật, trường thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào, thể thao tạo môi trường giao lưu và học hỏi cho sinh viên. Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên cùng các CLB, đội nhóm luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong việc đào tạo kĩ năng mềm cho sinh viên, đồng thời tạo ra sân chơi bổ ích để các bạn giải trí sau những giờ học căng thẳng. Có lẽ hiếm có đội ngũ giảng viên nào đọ lại độ "cute", chịu chơi và xì teen của giảng viên tại Học viện quản lý giáo dục. Chuyên môn miễn bàn, kĩ năng khỏi chê và tâm hồn "mãi mãi tuổi 20" đã tạo nên phong cách rất riêng của giáo viện học viện và khiến sinh viên nơi đây phải ngả mũ thán phục trước thầy cô của mình. Quả thật vậy bởi thầy cô luôn tạo cho sinh viên động lực để học tập, sự nhiệt tình, thoải mái, hăng hái của thầy cô đã thổi hồn cho sinh viên và khiến họ ngày một yêu thương học viện hơn. Sự thật là do trường được xây ở trong ngõ nhỏ nên cũng ít bạn biết đến, đa số chỉ có các thầy cô ở trường khác là biết đến thôi nên số sinh viên ở trường mình rất ít. Ít cũng là cái thiệt nhưng chính điều đó cũng làm cho tình cảm anh em bạn bè của sinh viên gắn bó bền chặt hơn. Bạn tin không, các đại học lớn rất nhiều sinh viên và phải học theo chương trình tín chỉ nên để tìm được người bạn thân trong đám đông ấy quả thật rất khó. Có khi bốn năm theo học họ chỉ biết cô đơn một mình bên đống sách vở kia thôi. Nhưng học viện mình thì khác, một lớp đếm chừng chỉ có 30, 40 và nhiều nhất là 50. Nhìn lại chẳng khác gì một lớp cấp ba bình thường và đó cũng là sự khác biệt mà học viện mình tạo ra. Mình theo học ở đây cũng có hẳn một team bạn thân đấy. Phê cực luôn. Đôi lúc mình nghĩ nếu học trường khác mình sẽ chẳng có nổi một người bạn mất, vì mình nội tâm, rất khó hiểu và khó thân. Mình cảm thấy khá may mắn khi theo học trường này. Vì sao ư? Thầy cô cũng ân cần hơn. Thử nghĩ mà xem các trường lớn 70 đến 80 sinh viên làm sao kiểm tra từng sinh viên một được ạ? Còn trường mình ư, thầy cô không bỏ sót bất kì một sinh viên nào hết mà chi li từng tí một. Bởi vậy phải nói một điều rằng nếu bạn chỉ nghĩ học đại học cho vui, để lấy bằng hoặc có thể bùng học, thuê người học, hộ thì bạn hãy từ bỏ thi vào học viện mình đi nhé. Thầy cô sẽ đếm số sinh viên trước khi điểm danh và gắt hơn nữa là thầy cô còn nhớ cả mặt bạn ấy nữa, vậy thì làm sao mà bùng nổi ạ? Căng quá nhỉ? Trong thi cử cũng vậy, rất nghiêm, không có việc chép phao đâu bạn nhé. Mình không dọa các bạn đâu, thật ý. Nên là mình nghĩ học viện mình rất phù hợp để các bạn lựa chọn và theo đuổi. Ở đây bạn sẽ không những được học kiến thức mà còn được rèn luyện về mặt kĩ năng hay là có rất nhiều lời khuyên bổ ích, định hướng quý giá đến từ các thầy cô thân yêu.

    [​IMG]

    Bây giờ mình xin phép review ngành học của mình. Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người như cảm xúc, ý chí hay hành động. Không những thế, tâm lý học còn quan tâm đến sự ảnh hưởng của các hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài tác động lên hành vi và tinh thần của con người, còn tâm lý học giáo dục thì đi sâu về lĩnh vực giáo dục hơn là chỉ nói chung chung như ngành tâm lý học. Tuy nhiên tâm lý học giáo dục vẫn cung cấp đầy đủ những kiến thức bổ ích liên quan đến tâm lý bạn nhé, không bỏ sót bất kì bài học nào đâu các bạn ạ. Nên các bạn yêu thích tâm lý học cũng đừng băn khoăn là tâm lý học giáo dục khác gì với tâm lý học, có hẹp quá không? Cơ hội nghề nghiệp có cao không hay chỉ quanh quẩn mấy nghề dạy học này nọ thôi. Vậy thì xin thưa với các bạn rằng tâm lý học giáo dục ra trường cũng có thể làm đủ nghề như tâm lý học nhé, chỉ sợ duy nhất một điều là các bạn không đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu theo nghề thôi. Hí. Phải khẳng định rằng tâm lý học hay tâm lý học giáo dục là một ngành rất khó á.

    Khi làm việc trong ngành tâm lý học, bạn phải là người sử dụng tốt trí tuệ cả xúc nhiều hơn logic. Ngoài ra, bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, tinh tế, nhạy cảm và nhẹ nhàng để có thể hiểu được tâm lý, cảm xúc, vấn đề người khác đang gặp phải từ đó gợi mở giúp người đó giải quyết vấn đề. Nếu bạn là người hướng nội, ồ rất tốt. Hướng nội tuy ít nói nhưng bạn có chiều sâu về suy nghĩ và am hiểu về cảm xúc của người khác khá rõ. Nhưng bạn cần pha vào đó một chút hướng ngoại như cởi mở, năng động nha các bạn. Vì học tâm lý học bạn phải giao tiếp rất nhiều, thuyết trình trước đám đông hay đơn giản là tư vấn cho một ai đó. Bạn không thể chỉ biết im lặng và lắng nghe người khác nói được. Dù bạn hiểu họ cần gì nhưng bạn không biết dùng lời nói để giải quyết giúp họ là bạn đã thất bại rồi đấy. Hay nói một cách khác, nếu bạn chưa tìm được cách để giải quyết đống tơ nhện rối rít của chính bạn thì không thể giải quyết được vấn đề của người khác đâu, khó và áp lực lắm ạ. Rồi khi ấy chả biết là hai người cùng cảnh ngộ bầu bạn với nhau hay bạn lại là thân chủ của người ta nữa. Hic, đó là sai lầm của chính mình, mình thì cực kì ít nói và trong tất cả câu chuyện mình chỉ biết câm nín theo dõi thôi. Rất nhiều người bảo mình không hợp nghề cho lắm nhưng đã đâm lao rồi thì phải theo lao thôi, mình không muốn bỏ cuộc giữa cuộc chơi, hi. Nên mình không muốn các bạn cũng giống mình, đơn giản chỉ vì thấy nó thú vị rồi thích mà lao vào như con thiêu thân chứ chưa tìm hiểu rõ ràng như thế nào. Bạn có thể vì đam mê mà quyết tâm theo đuổi nếu bạn thấy mình đủ sức, sẵn sàng đối đầu với mọi thử thách phía trước dù nó có thể dìm chết bạn trong ngay mai nhưng nếu bạn không đủ sức thì đừng mạo hiểm nhé. Ngoài kia còn rất nhiểu lựa chọn. Nó liên quan đến tương lai của bạn chứ không phải là trò đùa của cuộc đời và bạn giễu cợt, trêu đùa với nó đâu ạ. Hãy suy nghĩ kĩ bạn nhé.

    [​IMG]

    Hơn nữa, nếu theo học ngành này bạn phải trải nghiệm thật nhiều, ra đời thực hành hoặc đi làm thêm, tạo các mối quan hệ, đọc sách nhiều.. Bạn không thể chỉ biết học trên lớp và chấp nhận biến thành một con mọt được. Có thể nhờ chăm chỉ học tập mà bạn sẽ đạt thành tích cao trong học tập nhưng khi đi thực tập hay ra trường đi làm bạn sẽ bị đời vả chết tươi mà không thương tiếc vì đời rất khốc liệt và không phải màu hồng như trong những cuốn tiểu thuyết bạn thường xuyên đọc. Nói chung nếu bạn chỉ học mà không hành thì những tri thức kia chỉ là vô ích, con người sẽ không làm được việc gì hoặc làm việc rất lúng túng. Tóm lại có học mà không có hành thì chỉ là ôm mớ lí thuyết suông. Trái lại, chỉ chú trọng thực hành mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cùng khó khăn. Học và hành là hai mặt của một quá trình, không thể xem nhẹ mặt này hay mặt khác. Dù bạn học cấp 1, 2 hay 3 đều như vậy mà bạn học đại học lại càng phải chú trọng điều ấy.

    Hiện nay là ngành tâm lý học đang rất hót và được nhiều bạn trẻ quan tâm đấy. Tuy nhiên tâm lý học vẫn chưa thực sự được coi trọng ở Việt Nam mình. Nếu bạn có điều kiện thì có thể chọn đi du học ở các nước phương Tây hơn, Hàn Quốc, Nhật Bản nghe cũng không phát triển tâm lý học lắm đâu ạ. Còn nếu muốn ổn định hơn tại nước nhà thì bạn có thể học lên cao học. Như vậy cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ cao hơn. Nhưng nếu bạn học giỏi học tốt thì vẫn có việc làm ngon lành cành đào nhé. Cố lên, đừng sợ nha. Về chọn trường thì bạn chọn trường nào cũng ok nhé, quan trọng là do bạn thôi. Vì trường nào cũng có giảng viên giỏi, học thạc sĩ và tiến sĩ chứ không phải người không có học thức đi học bạn nha. Và trường nổi nhất thì vẫn có sinh viên thất nghiệp vì lười học, trường không có tiếng lắm vẫn có bạn ra trường là người nổi tiếng, giàu có và thành công. Nên là bạn không thể đổ lỗi cho trường khi bạn gặp khó khăn hoặc không suôn sẻ trong sự nghiệp được. Vẫn là do cách học và sự nỗ lực của bạn thôi bạn ợ. Ừm, mình cũng đã review trường mình ở phía trên rồi á, các bạn có thể tham khảo xem như nào, thấy hợp thì quất thôi.

    Một số nghề nghiệp trong ngành tâm lý học mà sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm:

    Nhà tâm lý học đường: Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phòng ngừa những khó khăn, thất bại trong học tập cũng như đòi sống tinh thần của học sinh. Từ đó góp phần giúp học sinh giải tỏa được những khúc mắc trong đời sống và có thành tích tốt hơn trong học tập.

    Nhà trị liệu tâm lý: Làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm trị liệu khác.. Công việc chủ yếu là hỗ trợ cho nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần hoặc đôi khi họ có thể làm việc độc lập. Họ giúp cho những người có nhu cầu trị liệu phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn lý bên ngoài cũng như những khó khăn tâm lý mang tính nội sinh. Tùy theo trường hợp để áp dụng các phương pháp trị liệu khác nhau như trị liệu hành vi, trị liệu theo phương pháp nhận thức, phân tâm, trị liệu gia đình..

    Chuyên viên tham vấn: Môi trường làm việc của chuyên viên tham vấn rất rộng, nơi làm việc có thể là các trung tâm tư vấn, các đường dây nóng hay các dự án phi chính phủ.. Công việc của chuyên viên tham vấn thường liên quan tới các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực tình yêu, hôn nhân và gia đình. Họ không đưa ra lời khuyên trực tiếp mà chỉ gặp gỡ, trò chuyện giúp cho người được tham vấn nhận thức được vấn đề và tự tìm ra cách giải quyết.

    Ở Việt Nam thì tâm lý học tội phạm chỉ được đào tạo ở các trường quân đội, công an thôi các bạn nha. Như trường mình thì khối A, B, C, D đều tuyển hết còn trường khác thì mình không rõ cho lắm nhưng bạn muốn theo tâm lý học thì cần học tốt môn văn, sinh, ngoại ngữ và tin học bạn nha. Ngoại ngữ và tin thì ngành nào cũng cần các bạn ợ, nên học thật tốt, kĩ năng thuyết trình và giao tiếp cũng rất quan trọng. Có một số bạn nhầm tưởng tâm lý với tâm linh và nghĩ những người học tâm lý giống như tiên phật, có thể đoán biết được tất cả suy nghĩ của người khác. Không đâu bạn nha, tâm lý là một môn học khoa học và ở Việt Nam thì tìm hiểu theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mọi vấn đề đều được chứng minh rõ ràng chứ không thể suy diễn được. Những người học tâm lý học áp dụng vào các lý thuyết ấy để đưa vào cuộc sống chứ không phải dùng vào mấy trò mèo bói toán, bói số đâu các bạn nha.

    Lời cuối mình cũng chẳng biết nói gì ngoài chúc các bạn thành công, có lựa chọn đúng đắn. Riêng mình thì không ổn lắm nhưng không thể vì thế mà bảo với các bạn ngành này không hợp, tệ rồi này nọ được, phụ thuộc vào năng lực của mỗi người nha bạn.

    Thân gửi.

    Hương Sad
     
    Last edited by a moderator: 14 Tháng năm 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Sua87264 Bàn phím, bút chì màu, thế giới và Em

    Bài viết:
    73
    Ảnh bạn đăng nó mờ như tương lai mình vậy *bafu 59*
     
  4. Land of Oblivion

    Bài viết:
    359
    Muốn thả haha quá mà diễn đàn không có. Mình cũng chưa hiểu sao ảnh nó xuống tới máy laị xấu thế. Cảm ơn sự quan tâm của bạn tới bài của bang mình nhé. Mong bạn tiếp tục theo dõi những chủ đề tiếp theo của chúng tớ và cho chúng tớ ý kiến nhé.
     
  5. Abe - Yamite 乃é 乃é

    Bài viết:
    68
    Mình cũng rất thích học tâm lý học nhưng mà thấy ở VN không phát triển lắm nên cũng phải chọn ngành khác để có thể tự nuôi sống bản thân. Nếu ngành này ở VN mà phát triển hơn nữa thì chắc chắn 100% mình sẽ đăng ký vào học viện tâm lý. Có lẽ để cho đời con cháu vậy
     
  6. Land of Oblivion

    Bài viết:
    359
    Chuẩn rồi đấy. Mình thấy ngành tâm lý học nó rất là quan trọng, đặc biệt là ở Việt Nam, khi mà hiện ngày càng có nhiều người mắc chứng trầm cảm, cảm thấy lạc lõng trong xã hội này. Nhưng chính vì sợ phải đi khám tâm lý nên ngành này ở Việt Nam không phát triển. Mình cũng rất hy vọng tương lai sẽ có thể phát triển ngành này để nhiều người hiểu được tầm quan trọng của việc có được một tâm lý khoẻ mạnh
     
  7. Hạ Như

    Bài viết:
    8
    Không biết trường các bạn học thế nào, chứ trường tui học ĐH ấy, năm 3 là học tâm lý, hết nguyên 1 học kỳ, xong phải làm 1 bài luận dài về tâm lý, ít nhất đủ 40 trang A4.. anh thầy với cả khoa chấm rồi biện luận xong mới qua được, chưa kể mỗi buổi học là 5 tiết, mất 2 tiết nghiên cứu tâm lý xử lý tình huống, sau 3 tiết thầy giảng.

    Có nhiều bạn hỏi sao lại phải học tâm lý nhiều vậy, thầy trưởng khoa với giảng viên nói "Trước khi ra đời thì phải đánh vững tâm lý, không là mấy đứa vặn vẹo hết, sau dễ đi sai đường, thầy ngồi tư vấn tâm lý tính bằng đô la mà còn phải xếp lịch, mấy đứa gắng học", nên bắt tụi tui học dữ lắm, rớt cũng nhiều nữa, nhưng môn này học rất thích luôn.

    Nói như vậy không phải để khoe với các bạn, mà mình muốn kể để các bạn thấy được có những người đã chú ý và quan tâm vấn đề tâm lý rất nhiều, họ là tiến sĩ, giáo sư, tầm nhìn họ cũng xa hơn, họ đã chú trọng như vậy, trong khi ngành tui học không phải chủ đánh ngành tâm lý, mà vẫn bắt buộc phải học môn này, còn gắt hơn các môn chuyên ngành khác; có thể thấy được ngành tâm lý ở xã hội bây giờ là 1 ngành quan trọng và cần thiết rất nhiều.

    Chỉ có điều, ở nước ngoài khám tâm lý là bị tâm lý, ở Việt Nam mình khám tâm lý bị nhiều người vặn thành tâm thần, nên ngành này chưa được chú trọng và quan tâm nhiều, hy vọng tương lai ngành này phát triển hơn bây giờ.
     
    Phượng Chiếu Ngọc thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...