VẬT KỶ NIỆM Tác giả: Lam Thu Thể loại: Truyện ngắn *** Nó là bạn cùng phòng của tôi trong suốt 6 năm học tại Nga và cùng nỗi buồn không tên khi hai gã giỏi Toán lừng danh ở các trường cấp 3 thời chống Mỹ lại bị tống vào khoa Hóa, học cùng với 4 em gà mái Nó mạng trường lưu thủy, cao trên 1m7, cũng như tôi vậy, nhưng nó không mê bơi lội, nó thích trèo núi, trượt tuyết và trượt băng Nó có thể chơi tất cả các môn thể thao, còn tôi vì ngón đàn của mình tôi không dám chơi bóng chuyền, chỉ chơi bóng bàn và bóng đá Nó hát rất hay và chẳng có cô nào, còn tôi có nàng, Búp bê già của tôi bây giờ. Nàng khiến cả nó va tôi cùng bận bịu. Hồi đó lớp Hóa chúng tôi được phân ba phòng ở 3 tầng khác nhau trong KTX sinh viên. Tôi và nò ở tầng bốn cao nhất, nàng của tôi và một cô bạn ở tầng ba, ngay sát dưới phòng tôi. Còn hai cô khác ở tầng hai. Hết giờ lên lớp chúng tôi về nhà, xuống sân chơi thể thao, cơm nước, tẳm rửa, ăn cơm và học bài tới khuya, ngày nào cũng thế đều đặn. Thỉnh thoảng nó cao hứng nhảy lên cửa sổ và hát. Tôi đệm đàn và lúc nào cũng vậy khi cần hát hai bè là giọng hát cao vút ở tầng dưới lại vọng lên, hòa quyện cùng giọng nam cao của nó. Mỗi khi chúng dừng lại, tiếng vỗ tay từ các cửa phòng lại vang lên, tiếng "biz, biz" liên tục, hình như cả KTX đang nghe chúng nó hát và cứ thế bài hát Nga tiếp nối bài hát Việt ngân nga không dứt: Dù sương gió tuyết rơi, dù vắng ngôi sao giữ trời.. biển bờ còn chói sáng trong đêm khuya, cuồn cuộn làn sóng biếc xanh rờn.. Đặc biệt nó thích hát những bài hát về biển, về những chàng hải quân lênh đênh góc biển, chân trời và về những người yêu họ: Я завтра уйду опять В туманную даль И сново ты будет ждать Скрывая печаль (Ngày mai anh lại ra đi Về miền sương mù xa vắng Và em lại đợi chờ trong im lặng Dấu nỗi buồn vào tim.. Có những hôm hết sạch thức ăn, chẳng tâm hồn nào mà hát với hò chúng tôi buộc sợi dây vào chiếc cặp lồng, thả xuống tầng dười, đập lanh canh vào cửa sổ, một lát kéo lên thế nào cũng có một khúc giò lụa, một miếng cá kho hay là gì gì đó an ủi cái dạ dày trống rỗng của mình. Háng ngày chúng tôi đến trường trên con đường trám xi măng, Mùa đông nó trơn trượt vì tuyết rơi xuống đã bị nén chặt thành những lớp băng trong suốt, cứng ngắc. Những lúc như thế, nó luôn vượt lên trước, trượt ngoằn nghèo qua những lớp băng dày, dùng 1 chiếc gậy ngắn chọc từng lỗ nhỏ cho bớt trơn để chúng tôi đi. Nàng thì chả bao giờ ngã vì luôn được đỡ kịp thời. Chỉ có tôi là ngã nghiêng, ngã ngửa, đau điếng và thâm tím cả mình mẩy. Năm đó mùa Xuân đến sớm, tuyết tan, đường ướt lép nhép. Ngày tết, Hội SV của khoa đã lãm một bữa tiệc đón giao thừa hoành tráng: Có bành chưng tự gói, có nem rán, thịt nấu đông và cành đào (cành là cành mơ loại cây mọc rất nhiều xung quanh KTX, hoa đào bằng giấy chúng tôi tự làm), có mời các thầy cô trong khoa và biểu diễn văn nghệ. Chúng tôi hát suốt đêm giao thừa những bài thời thanh niên sôi nổi, Địa chỉ chúng tôi là liên bang xô viết, Những chàng trai địa chất. Khỏi nói tôi và nó nổi như thế nào với các em trong khoa.. Tan tiệc trở về nàng của tôi thì thầm "các em khen hai anh ngang ngửa nhau cứ như Sơn tinh và Thủy tinh cả về hình thức lẫn tài năng" Im lặng một lát rồi nàng tiếp "chúng nó còn hỏi, nếu một lúc hai anh cùng tỏ tình với chị, chị sẽ chọn ai". Đang vui, bỗng mất hứng. Tôi quay sang lườm nàng: - Thế em bảo sao? - Thì em bảo, lúc đó em đang ế chỏng thơ, bỗng anh ngỏ lời nên em nhận luôn. Nàng của tôi là thế, đã chẳng đẹp đẽ gì, nói xấu thì quá đáng.. lại thêm cái đoạn ngờ nghệch nữa thế mà chẳng hiểu sao tôi lại yêu, mặc cho xung quanh có bao cô xinh đẹp, cả ta và Nga luôn tìm cách hỏi han bài vở, rủ đi pic nic khi vắng mặt nàng. Tôi đưa nàng về phòng, không quên chúc nàng ngủ ngon, và nhắc lại lần nữa "không bao giờ được so sánh anh với bất cứ gã đàn ông nào khác" Mồng 8.3 lại đền, cái ngày mà chả có gã sinh viên nào mong đợi. Nhất là khi toàn bộ tiền chúng tôi đã dốc vào ngày tết. Các kiosk bán hoa đã được trang trí đẹp mắt, hoa được chuyển về Nhiều hơn, có không biết bao nhiêu loài hoa, bao nhiêu màu sắc rung rinh trước gió, tỏa hương ngào ngạt, rực rỡ: Hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược.. chúng tôi đi qua, lại tính toán, hoang mang và lo lắng. Tôi bảo nó: - Hay mình bán bớt mấy đĩa hát mới mua? - Không được, toàn những ngôi sao nhạc nhẹ, bán đi không mua lại được đâu. - Thế mấy cái quần Jeen cũa mày? - Thằng Vova mượn tao cả tháng nay có thấy mặt mũi nó đâu - Làm thế nào bây giờ, những bốn mụ, khéo mình mất mặt với bọn con trai khoa khác.. Nó suy nghĩ rất lâu rồi bảo"mày về nhà trước đi, gom hết tiền tiết kiệm trong va ly của tao mua cho bốn nàng 4 phong chocolate, hoa để tao lo. Nói rồi nó đi ngay. Tôi ở nhà lo sốt vó, thức hầu như trắng đêm. Gần đến sáng mới thấy nó về, trên tay một ôm hoa xuyên tuyết đủ màu sắc, vẫn còn mát lạnh sương đêm và tỏa sáng một góc phòng. (còn tiếp)
Chương 2 Bấm để xem Hai năm đầu chuyện học hành có vẻ xuôi chiều mát mái. Tôi và nó cùng đạt "xuất sắc" mấy học kỳ liền. Đến năm thứ ba mới thật rắc rối khi chúng tôi học môn Hóa Hữu cơ - môn học phải thuộc lòng rất nhiều, phải nhớ rất nhiều mà tôi thì không đủ kiên trì để "học gạo". Thế là nó phải gánh thêm một việc nữa, ngoài việc chép đầy đủ bài giảng của thầy cho cả nhóm là kèm nàng của tôi học. Ba học kỳ nhanh chóng trôi qua, chẳng hiểu mọi người thu thập được những gì. Với tôi thì không - khổng -khồng - không, một số không tròn trĩnh. Tôi không thể nhớ nổi những tên gọi lòng thòng, những công thức rắc rối, những phản ứng, những điều kiện, những cơ chế xảy ra.. những nối đơn, nối ba chỉ nghĩ đến thôi cũng thấy rùng mình.. mà ác thay, các môn trước cứ hết một học kỳ, chúng tôi lại thi một lần, còn bộ môn hóc búa này, chỉ thi một lần duy nhất khi kết thúc học kỳ thứ ba. - Có nghĩa là chương trình thi lần này sẽ gấp ba lần trước - tôi lo lắng hỏi nó - Thì mày cứ đi phù đạo đầy đủ, biết đâu sẽ rút gọn phần nào - Mày không sợ à? - Cùng lắm là mất "xuất sắc", "khà" cũng tốt mà. "Khá" thì tốt quá đi chứ, mà "khá" sao đến lượt mình. Tôi đang nghĩ là mình rớt cái độp cơ. Trước hôm thi, nó tập trung cả nhóm, củng cố kiến thức và ra câu hỏi cho từng người trước khi cho về. Nó há hốc miệng khi nghe mấy câu trả lời ngớ ngẩn của tôi rồi nói "mày rớt mất thôi, gay thật đấy, làm thế nào bây giờ?" "làm thế nào" thì tôi cũng chỉ biết vò đấu bứt tai thôi.. nó đi lại, suy nghĩ lung lắm và ra quyết định "Ngày mai mày sẽ không đi thi, ở nhà tiếp tục học. Chúng tao sẽ thi trước. Hôm sau mày hãy đi" Sáng hôm sau, chúng nó kéo đi từ sớm. Gần trưa cả tụi đã về, râm ran bàn tán sôi nổi, ra điều hể hả lắm. Nó và Hoa (cô bé hát hay tầng dưới) đạt xuất sắc, còn lại "khá" tất - thảo nào vui thế. Tôi vừa hỳ hục chép phao (khốn nạn cái thân mình), vừa cố lẩm bẩm xem liệu có nhét chữ nào vào đầu nữa không. Nó mang cho tôi một cặp lồng thức ăn và dặn tôi phải học thật kỹ về các chất hữu cơ tồn tại trong thiên nhiên và ứng dụng của nó "đặc biệt là dầu mỏ và cao su, nghe chưa? Chiều mai, cuối giờ tao sẽ đi thi với mày" Đến phòng thi, nó bắt tôi đứng cạnh, dặn tôi "Đợi tý, khi nào tao bảo mày hãy vào". Tôi run thật sự, còn nó thì bồn chồn ra mặt. Bỗng nó tươi hẳn lên, chạy vội về phía một cô gái - nàng Galia, thí nghiêm viên khoa lý, cháu gái của bà giáo dạy hữu cơ, nàng thỉnh thoảng vẫn sang lóp tôi và có vẻ thích nó.. Tôi đang thắc mắc về sự xuất hiện của cô nàng thì nó nháy tôi "mày vào đi!" Tôi chạy vào lớp, như kẻ mộng du, bốc thăm và chuẩn bị bài làm. Mới gạch đầu dòng được vài ý chính bà giáo đã gọi lên trả bài. Đang nói vài câu thì nàng Galia bước vào phòng. Nàng xin lỗi tôi, chào bà giáo và nói ngay lý do vì sao nàng đến đây. Hóa ra là nàng muốn mời bà giáo đi nghỉ ở Biển Đen, tháng sáu này biển sẽ cực ấm, nàng ca ngợi biển bằng thứ ngôn ngữ của những người đã nghỉ ở nhiều nơi trên thế giới, rất hiểu biết và nồng nhiệt, bà giáo say sưa nghe, hình như quên mất sự hiện diện của tôi.. hình như bà đang trôi bềnh bồng trên biển vắng và hình như.. Tôi xin phép được ngắt lời nàng, chủ động trả bài. Tôi nói về dầu mỏ với các sản phẩm của nó: Những xăng, những dầu diezen, những hidrocacbon mạch ngắn và mạch dài.. những thứ không có trong đề thi của tôi. Bà giào bắt đầu quay sang tôi, rồi chăm chú nghe, rồi nói - Xuất sắc, em học tiếng Nga ở đâu vậy? - Dạ, em học ở khoa dự bị trường mình, thưa cô Tôi trả lòi mà chẳng biết cái gí xuất sắc - bài thi của tôi, hay tiếng Nga của tôi. "Xuất sắc" bà nhắc lại lần nữa rồi phê thẳng vào cuốn sổ thi. Tôi chạy như bay ra khỏi lớp, tôi ôm ghì lấy nó, nhấc nó lên cao, quay mấy vòng rồi thả xuống đất. Hai thằng lao ra ngoài, la hét ỏm tỏi, quên đi cái nóng rát khủng khiếp của sa mạc, quên đi chiều đã xuống dần.. Mùa hé năm ấy chúng tôi được nghỉ ớ hồ Seliger, một hồ tuyệt đẹp ở phía bắc Moscow. Nơi bạt ngàn thông và vô vàn cá. Chúng tôi được hướng dẫn cách bơi thuyền trên hồ, cách phân biệt nấm lành với nấm độc, cách câu cá và cách dựng lều trong rừng.. ai nấy hăm hở học và ngay lập tức muốn chứng tỏ khả năng thuộc bài của mình. Cả bọn chạy ra hồ, nàng bỗng nhỏ nhẹ: "Hay chúng mình ghép đôi Minh với cái Hoa nhỉ" - Minh là nó đấy, còn Hoa là cộ bé hát hay ở cùng phòng với nàng. Thấy hay hay tôi gật gù. Hai chiếc thuyền tách ra khỏi nhau, từ từ đi về hai hướng, bóng dáng hai đứa xa dần, tôi bắt đầu quan sát hai bên và bất ngờ phát hiện những cây táo mọc sát bên hồ, chúng sum suê, trĩu quả và trái nào trái đó căng mọng. Tôi nếm thử, táo ngọt lịm.. thế là leo ngay lên cây, vừa leo vừa hái, táo cáng gần hồ nước, càng ngọt. Chúng tôi cố dềnh dàng chut xíu, hy vọng đôi kia sẽ có nhiều thì giờ tìm để hiểu nhau chăng. Lúc quay thuyền về, tôi cứ mường tượng cảnh anh chị quấn quýt nhau mà thấy khấp khởi trong lòng, thế nhưng đập vào mắt tôi là cảnh ngược lai. Cái Hoa đang chăm chú chọn nấm theo chỉ dẫn nấm lành - nấm độc, còn nó nhìn trừng trừng về phía chúng tôi, khẽ gắt "chúng mày làm gì mà lâu thế? Định trốn luôn hả?". Tôi giật tung áo may ô, cho táo rơi lợp độp xuống đất và quát lại "chúng mày là hái dưới đất nhé, còn chúng tao phải treo lên cây, chẳng có móc để hái, suýt ngã mấy lần, mà tao chấp cả lũ đấy, đố đứa nào có táo.". Nó cầm một quả nềm thử và gật gù lia lịa, chắc chắn là táo ngon, mà chẳng thằng nào kiếm ra táo cá, thế là tôi với nàng là nhất quả đất, là anh hùng của kỳ nghỉ. Hôm sau là câu cá.. hôm sau nữa là đua thuyền.. đêm cuối cùng là văn nghệ. Anh chị song ca bài Nắng ấm trên nông trường tuyệt vời ăn ý, khán giả vỗ tay rầm rầm tưởng vỡ tung hội trường và tôi với nàng tưởng như rằng cá đã cắn câu. Ngay đêm hôm đó, sau buổi văn nghệ tôi được lệnh của nàng - Tối nay, anh phải tỏ tình dùm cái Hoa cho em nhé! - Thế nào là tỏ tình dùm nhỉ? - Là anh nói với Minh, Hoa thích cậu ấy, từ lâu rồi, năm thứ nhất kia. Một lát nó về, mắt sáng long lanh, miệng cười toe toét. Tôi chả nhìn thấy nó như thế bao giờ, cứ như là một người khác vì từ trước đến nay, ngay cả khi vui nhất, đôi mắt nó vẫn buồn. Thôi hãy để chàng sung sướng thế đi, hãy để chàng đi vào giấc ngủ với nụ cười hạnh phúc ấy. Ngày hôm sau, lúc ra sân bay và lúc đã ngồi trên máy bay, nàng lại hỏi tôi kết quả vụ "tỏ tình". Tôi tuyên bố xanh rờn "mọi chuyện sẽ tốt đẹp, cứ để mà xem, cậu ấy sẽ làm" bước đầu tiên " Nhưng rồi bước ấy chẳng thấy nó làm. Một tuần.. hai tuần rồi một tháng.. hai tháng. Cây phong bên cửa phòng tôi lá xanh nay đã chuyển màu, tiếng hát của nó vẫn vang trong đêm nhưng llẻ loi và cô độc, Hoa đã không hát cùng Я приду Я приду к тебе по звёздам И по белому тонкому льду Молодым и седым, виноватым и правым Всё равно, всё равно я приду Знай я приду И любую беду отведу тихо по имени Ты позови меня Лишь губами меня позови я приду, я приду.. Anh sẽ đến, Đến bên em theo những vì sao Trên những lớp băng trắng tinh, mỏng mảnh Đến khi anh còn trẻ, khi mái tóc nhuộm màu Đến cả lúc anh sai lầm Và khi anh đã đúng.. Anh sẽ đến thế nào anh cũng đến Xua đi bao bất hạnh bên em Hãy thì thầm, hãy gọi tên anh Bằng đôi môi ngọt ngào của em, em nhé Anh sẽ đến và anh sẽ đến.. * * *Cho đến một ngày nàng của tôi đột ngột tuyên bố" tối nay, em sẽ tỏ tình dùm cái Hoa, anh liệu mà đi đâu đi nhé". Nàng nói và làm thật. Đúng giờ hẹn, nàng gõ cửa, mặt căng thẳng, bước vào phòng.. tôi đóng cửa, lớ xớ không biết làm gì bèn chạy đến phòng xem phim của KTX, nơi còn lại một chiếc TV rỉ sét, lâu lắm không ai đụng đến. Vất vả một hồi rồi tôi cũng xem được với âm thanh rè rè và hình bóng khi mờ khi tỏ. Vừa hết phim, tôi chạy vội về phòng, thấy nàng bước gấp gấp trên hành lang, như chẳng nhìn thấy tôi, như chẳng nhìn thấy ai đi ngược đường với mình Về đến phòng, tôi thấy nó ngồi lặng trên giường, một chút bàng hoàng, khó xử vẫn vương trên khuôn mặt đẹp của nó. Tôi kéo chiếc ghế ngồi đối diện nó, ngồi rất lâu và nguyện sẽ ngồi đến bao giờ nó chịu nói. Nhung nó không nói.. nó cũng im lặng và lặng lẽ như thế đưa cho tôi một cuốn sổ, loại sổ học trò vẫn dùng để viết lưu bút được gói rất cẩn thận trong một tờ hoa báo, trong đó có kẹp một cây bút máy Trường sơn khắc hai chữ MINH & ANH nắn nót, bay bướm. (còn nữa)
Chương 3 Bấm để xem Sáu năm ở Nga trôi qua nhanh như một chớp mắt. Đã đến lúc chúng tôi phải về nước. Trong lễ tốt nghiệp, ngoài hai tấm bằng loại ƯU đỏ chói, nó và tôi còn nhận được quyết định chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh của bộ Đại học. Thế là chia tay thầy cô, bạn bè yêu quý, chia tay với thành phố miền trung Á nắng rát mùa hè và lạnh giá mùa đông, chia tay Ký túc xá thân yêu với những đêm đói lạnh và tiếng lanh canh của cặp lồng đập vào cửa kình, tạm biệt những mùa thi, chúng tôi về lại quê hương. Những ngày tiếp theo là những ngày hối hả, gấp rút: Nào phải chạy lên bộ Đại học hoàn tất thủ tục giấy tờ, nào phải trả lại chiếc valy "bác Bửu" cũ để nhận lại chiếc mới, nào phải ra mắt nàng với cha mẹ rồi đưa ba mẹ đến nhà nàng để định ngày cưới "cưới là phải cưới liền nay" bố tôi bảo thế. Ông là sỹ quan quân đội, với ông thì "quân lệnh như sư" đố mà chậm trễ được Mẹ tôi thỉnh thoản thở dài ": - Con nhà mình thế này, kiếm đâu chả được vợ đẹp hơn thế - Bà có thôi ngay không? Con người ta nhà nề nếp, học hành tử tế, khoẻ mạnh, biết cư biết xử bà còn muốn gì nữa? Còn đẹp ấy hả? Con đẻ ra giống bố, đẹp tất. Bố tôi xưa nay vẫn ngang thế, mẹ đành phải chịu vì có nói thêm nữa ông lại bảo" thằng này đẹp thế là nhờ nó giống tôi đấy chứ ' thôi thì "ông đẹp, bố đẹp, ắt con phải đẹp". - mẹ tôi chép miệng. Rồi bỗng một hôm nó gọi điện - mặc dù tôi vẫn loáng thoáng trông thấy nó ở phóng Tổ chức bộ. - Mai đi với tao một ngày nhé, vể Hải hậu, nơi tao sơ tán hồi cấp ba. - Có gì gấp không? Tao đang bù đầu.. - Cứ đi với tao đi, tao muốn tìm lại tuổi thơ và.. nó ngập ngừng.. - Ừ thôi, tao biết rồi, mai đi sớm nhé. Sáng hôm sau chúng tôi đi từ tờ mờ sáng, mang theo hai chiếc xe đạp "chiến thắng" của Nga, quăng lên toa hàng của tàu hỏa và yên tâm ra ngồi trên 2 ghế "cứng" của mình. Đi khoảng năm tiếng là tới, hai đứa dắt xe ra khỏi ga và trước mắt là con đường đất, dài hun hut chạy dọc theo bờ biển, bên phải là biển, bên trái là cánh đồng lúa mênh mông, xanh thắm lúa đang thì con gái. Nó chầm chậm đạp phía trước, ngục nó căng lên đón từng cơn gió biển mát rượu, thỉnh thoảng nó dừng lai, nhặt một nắm sòi và lần lượt ném ra biển - những viên sỏi ấy không chìm ngay mà nảy trên mặt nước, tạo thành mấy hình tròn giao thoa trước khi chìm xuống. Tôi cũng làm thử nhưng chúng mất hút ngay khi chạm mặt biển, chẳng biết nó học đâu ra cái kiểu ném đá như ở trong phim ấy.. Rồi chúng tôi đi qua những ruộng muối trắng xóa, những nhà thờ dọc theo bờ biển đẹp mê hồn, Chúng đẹp không thua gì những thánh đường tôi từng biết bên Nga. Khi chúng tôi dừng chân ở "nhà thờ đổ" - một điểm du lịch nổi tiếng ở Nam định, nơi mà mỗi năm bị nước biển xâm thực và các bức tường cứ lần lượt sập, chỉ còn lại một phần của nhà thờ trông giống một trái tim đang vỡ.. nó nhảy lên một tảng đá và cất tiếng hát: Ты спеши, когда обидят вдруг Ты спеши, когда мне нужен друг Ты спеши, когда грушу в тиши Ты спеши.. Ты спеши.. (Anh hãy vội đến khi ai đó làm em tổn thương Hãy vội khi em cần một người bạn tốt Hãy vội đến khi em buồn trong tĩnh lặng Anh hãy đến.. hãy đến) "Phải biết đến với người ta nhé, khi người ta cần mày, biết chưa, ông tướng?" Nó nói "chứ không phải ngươc lai. Thế mới là thằng đàn ông. À mày có biết vì sao dân miền biển hát hay và khoẻ như thế không?" Tôi vừa định trả lời thì thấy có một nhóm người đến chụp hình đám cưới. Chú rể mặc vest đen, cô dâu Xoa rê trắng muốt, tung bay trong nắng. Họ rạng rỡ vì hạnh phúc, họ bận rộn trong thao tác được chỉ dẫn, chẳng để ý gì đến hai thằng tôi. Tôi tần ngần nhìn theo rồi lại đạp xe theo nó Nó chỉ cho tôi những quả cầu gió có gai bị gió thổi đi khắp trên bờ biển, nó bảo đó là cỏ lông chông, thứ cỏ có chân lang thang vô định mà dân ở đấy so sánh với cuộc đời của người phụ nữ. Khoảng 6 giờ tối chúng tôi đến nơi, một ngôi nhà tranh cũ kỹ, có một liếp cửa khép hờ. Nó đập nhẹ vào liếp, một người đàn ông lớn tuổi bước ra: - Các anh hỏi nhà ai? - Chúng cháu là bạn của Minh Anh, ngày xưa cháu sơ tán ở đây. Minh Anh có nhà không ạ? - A, mời các anh vào nhà, bà ơi có khách - ông đẩy cao liếp lên và khêu cao thêm bấc ngọn đèn dầu trong nhà Tôi liếc quanh nhà, chả có gì ngoài một chiế giường bằng tre, cái chõng uống nước cũng bằng tre. Ông rót nước mời chúng tôi uống và giục bà dọn cơm. Một lát cơm đã được dọn ra: Một con cá kho, một đĩa rau luộc, 1 đĩa trứng rán và một bát tương thơm lừng. Đói quá, tôi cắm cổ ăn, chả để ý gì đến nó. Ăn hết một bát đưa cơm cho nó xới, tôi mới biết nó vẫn chả ăn gì còn. Hai ông bà thì thầm gì đó ngoài bếp. Một lát bà bước ra, đẩy liếp, gọi khẽ vào căn chái, có tiếng đáp khe khẽ rồi bà lại đi vào bếp. Tôi giục nó ăn. Nó lặng lẽ nhai trệu trạo, mắt vô hồn nhìn vào căn chái đó, thời gian nặng nhọc trôi qua cứ như đã trải qua một thế kỷ. Đêm đó hai đứa ngủ lại trên chiếc chõng tre chật chội và nóng bức, tôi nghe tiếng nó thở dài, nó trở mình, nó bật dậy rồi lại nằm xuống. Mưa bắt đầu rả rích rơi, tiếng con thạch thùng "tắc tắc", tiếng gió lùa qua liếp cửa và cả những âm thanh là lạ văng vẳng bên thềm nhà. Sáng dậy, nó chào hai ông bà, cương quyết về sớm. Lại vẫn nó trước, tôi sau. Thời gian như ngừng trôi và cả hai cùng tê dại trong đau đớn khôn cùng, mệt mỏi và bất lực. Tôi chẳng biết làm gì để an ủi nó - thằng bạn tốt nhất và luôn cứng cỏi của tôi trong suốt sáu năm đai học. Khi đi qua nhà thờ cổ, cỏ lông chông bay ngược về phía chúng tôi, chúng đập vào mặt tôi những cái gai thô cứng, ngứa ráp. Tôi ngồi phệt xuống cát, nó ngồi theo, tôi tưởng nó lại sẽ im lặng như hôm nàng của tôi tỏ tình hộ nhưng nó bật nói, giọng đều đều"tao lường được trước tất cả những chuyện này, chỉ mong được nhìn thấy cô ấy lần cuối thôi, lần cuối, mày hiểu không để quên đi câu chuyện buồn này, sao mình lại có thể như thế, một chiếc bút máy thôi mà mình lại coi như một lời thề non, hen biển. Trời sáng dần, đường chân trời đã hiện rõ, xa tít, mảnh mai và căng vút như sợi chỉ - nơi giao nhau của trời và đất, của biển và mây, của sương mù và hơi nước. Xa xôi lắm và mãi mãi chẳng bao giờ ta đặt chân tới được. Ngày cưới tôi, nó đến cùng Hoa. Hai đứa làm tất cả mọi việc: Từ bưng quả sang nhà cô dâu, hướng dẫn khách vào đúng chỗ ngồi, thuê một ban nhạc sinh viên đến góp vui, làm MC và kiêm luôn ca sỹ chính. Ai cũng khen chúng nó đẹp đôi và khi chúng nó cất tiếng hát cả khán phòng như nín thở, như vỡ òa trong từng giai điệu ngot ngào, thánh thót của tình yêu đôi lứa. Khuya, khi tiệc đã tan, mọi người chúc chúng tôi trăm năm hạnh phúc và chào nhau ra về, nó cùng về với Hoa. Trên chiếc xe của nó giờ tôi mới để ý, đã gắn thêm một chiếc poocbaga mới cứng. HẾT