Bí Mật Của Cảm Xúc - Nguyễn Nam Trung

Discussion in 'Tổng Hợp' started by Rùa Siêu Tốc, Jun 24, 2018.

  1. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Messages:
    452
    Chương 10.
    Bấm để xem
    Đóng lại
    - 39 -
    SỨC MẠNH TINH THẦN - BẢN LĨNH, Ý CHÍ, NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG
    Có khi nào bạn tự hỏi rằng tại sao người ta giàu có mà mình thì không? Tại sao có những người quá sức thành công trong cuộc sống, còn đa số người khác lại chật vật xoay sở với những khó khăn hàng ngày
    Tại sao bạn thành công? Tại sao bạn thất bại?
    Một anh doanh nhân sau khi hoàn tất một hợp đồng làm ăn và kiếm được hai trăm triệu tiền lãi. Theo bạn thì chúng ta sẽ nói anh thành công hay thất bại?
    Chắc hẳn chúng ta có thể nói đây là một thương vụ thành công.
    Nhưng đối với bản thân anh doanh nhân thì đây có thể là một thất bại. Nếu mục đích được đặt ra là lãi một tỷ và cuối cùng chỉ có hai trăm triệu thì chắc chắn đây là một thất bại khá nặng nề.
    Như vậy, cảm nhận là thành công hay thất bại đều do chính cách đánh giá của mỗi chúng ta. Theo qui luật về Hệ qui chiếu cảm xúc, mỗi tiêu chí đánh, mỗi hệ qui chiếu sẽ tạo cho chúng ta những cảm nhận khác nhau mà kết quả là những cảm xúc khác nhau.
    Làm thế nào để liên tục đạt được những thành công mong muốn? Có công thức nào cho sự thành công hay không?
    Trong cuộc sống, có những người rất thành công, có những người luôn thất bại, có người luôn hạnh phúc và có nhiều người khác thường xuyên bị khổ đau.



    Cuộc đời của chúng ta là một chuỗi các cảm xúc. Do vậy có thể kết luận rằng luôn có những nhóm cảm xúc tạo nên thành công, có những tổ hợp cảm xúc tạo nên thất bại, có những nhóm cảm xúc tạo nên hạnh phúc và những nhóm cảm xúc dẫn tới khổ đau.
    Chắc chắn là sẽ không có một "công thức tạo thành công" thần kỳ nào để bạn áp dụng vào tất cả mọi trường hợp được. Nhưng ta có thể xây dựng nên một qui trình các tổ hợp cảm xúc tạo nên thành công qua việc phân tích và sắp xếp các trạng thái tâm lý của con người.
    Hãy xem xét qui trình sau:
    TRI THỨC => (Không sợ hãi) => SỰ TỰ TIN (Nắm vững qui luật) => NIỀM TIN => (Kiểm soát cảm xúc) => BẢN LĨNH => TỰ DO VỀ TINH THẦN => ƯỚC MƠ => KHÁT VỌNG => KÍCH HOẠT => Ý CHÍ => HÀNH ÐỘNG => THÀNH CÔNG!!!
    Mọi việc đều luôn bắt đầu từ TRI THỨC của cá nhân.
    [ Tri thức] = [Sự hiểu biết] + [Kinh nghiệm đối ứng]
    Tri thức của bạn được tạo ra từ kiến thức và các kinh nghiệm bạn có được trong quá trình sống.
    Trong xã hội, điều tạo nên sự khác biệt lớn nhất giữa các cá nhân chính là sự khác biệt về mức độ tri thức lưu trữ trong bộ não của mỗi cá nhân.
    Khi bạn có những hiểu biết về sự việc và với các suy luận của mình, bạn sẽ không bị bất ngờ, không phải lo lắng hay sợ hãi trong hoàn cảnh và tiến trình sự việc xảy ra. Bạn sẽ có SỰ TỰ TIN.
    [Sự tự tin] = [Tri thức] + [Khả năng suy luận]
    Khi sự việc được lặp lại đúng theo sự hiểu biết của bạn, Sự tự tin được củng cố và bạn sẽ tự tin là đã nắm vững qui luật của sự việc. Ðiều này tạo cho bạn một NIỀM TIN vào những gì bạn đã chứng kiến và trải nghiệm.
    [Niềm tin] = [Sự tự tin] + [Quá trình trải nghiệm]
    Ở mỗi cá nhân, Sự tự tin có những mức độ khác nhau và ở những lãnh vực khác nhau. Một số người rất tự tin trong công việc của mình, nhưng họ lại mất tự tin trước đám đông hay mất tự tin khi họ bị chuyển sang một môi trường khác. Ðiểm mấu chốt tạo nên Sự tự tin là khi cá nhân có ý thức và có đủ sự hiểu biết, bình tĩnh nhìn nhận ra tình hình và kiểm soát được tình huống thực tại của bản thân.
    Nếu bạn tự ý thức rằng trên đời này không có việc gì khó, tất cả đều do chính bạn quyết định, bạn có thể kiểm soát mọi thứ. Khi ý nghĩ này luôn tồn tại trong tư tưởng của bạn thì bạn đã tự tạo cho mình một "NIỀM TIN".
    Mỗi người thường có những Niềm tin khác nhau. Số lượng những Niềm tin của một cá nhân lại do chính các kiến thức mà cá nhân đó thu lượm được qua học hành, qua sách vở và thông qua những trải nghiệm thực tế.
    Với các niềm tin có được, bạn sẽ có khả năng hiểu, kiểm soát và xử lý các tình huống. Các niềm tin sẽ là nền tảng để tạo ra BẢN LĨNH của bạn.
    [Bản lĩnh] = [Niềm tin] + [Khả năng chịu đựng và kiểm soát các nhu cầu cảm xúc của cá nhân]
    Từ góc nhìn của cảm xúc:
    BẢN LĨNH là khả năng kiểm soát được các cảm xúc của bản thân, chịu đựng được các cảm xúc xấu và ngăn chặn bản thân không phản ứng theo bản năng và không bị lệ thuộc vào các nguồn tác nhân tạo cảm xúc tốt giả tạo.
    Tất cả mọi người, mọi xã hội đều ca ngợi những cá nhân có khả năng kiểm soát được các cảm xúc của mình trong mọi tình huống.
    Khả năng chịu đựng của mọi người lúc mới sinh ra hầu như ngang nhau. Trong quá trình lớn lên và trải nghiệm cuộc sống, khả năng chịu đựng sẽ thay đổi. Một em bé sống trong nhung lụa, luôn được cưng chiều sẽ có khả năng chịu đựng kém hơn so với một đứa trẻ ngay từ nhỏ đã phải sống cuộc đời lang thang đường phố, đánh nhau, đâm chém, giành dật từng miếng ăn.
    Bản lĩnh là một tính cách và có thể tạo nên bằng những kinh nghiệm từ sự học hỏi, tập luyện và sự trải nghiệm. Người già có khả năng chịu đựng cao hơn người trẻ vì đã phải chịu đựng các tác động của cuộc đời trong một khoảng thời gian dài hơn. Người chịu đau đớn thường xuyên sẽ có khả năng chịu đau nhiều hơn người bình thường.
    Tuy nhiên mọi thứ phải được bắt đầu từ ý thức. Khi anh bị đánh một lần và sợ hãi đến bạc nhược, thiếu Niềm tin vào bản thân mình thì những kinh nghiệm của anh sẽ chẳng giúp gì cho việc xây dựng nên Bản lĩnh của anh mà ngược lại, sẽ làm anh suy sụp, đánh mất hết ý chí, nghị lực.
    Nhưng nếu anh ý thức được sự việc và nỗ lực vượt qua những khó khăn thì kinh nghiệm có được sẽ tạo cho anh khả năng chịu đựng tốt khi bị rơi vào những tình huống xấu. Tương tự một em bé sợ hãi bóng tối, nếu em được rèn luyện, tập làm quen cách sống trong bóng tối. Qua thời gian, em bé sẽ thích nghi và sẽ có khả năng tự chủ cao mỗi khi ở trong bống tối.
    Bởi mức độ cảm xúc của cá nhân là do cá nhân tự so sánh tình huống của mình với những hệ qui chiếu cảm xúc khác nhau. Việc này cũng sẽ tạo ra các khả năng chịu đựng khác nhau, tức mức độ bản lĩnh khác nhau. Như trong trường hợp mức độ chấp nhận xấu nhất của một doanh nhân là sẵn sàng mất hết mọi thứ để nắm bắt và đạt được cơ hội kinh doanh thì anh sẽ dám làm, dám mạo hiểm. Trong trường hợp anh doanh nhân luôn lo sợ sự thất bại sẽ làm anh bị mất số tiền đầu tư thì anh ta sẽ không dám mạo hiểm. Ở trường hợp một người chấp nhận điều xấu nhất là cái chết thì chả có gì phải sợ hãi. Ngược lại nếu một người chỉ muốn được sung sướng và không muốn mất những gì đang có thì sẽ luôn lo lắng khổ sở, sợ đủ thứ và trở nên thụ động, nhu nhược và nhút nhát.
    Việc xây dựng nên bản lĩnh của cá nhân nằm ở điểm mấu chốt là tạo ra khả năng và ý thức chấp nhận được những cảm xúc xấu của cá nhân đến mức độ nào.
    Khi đã sẵn sàng chấp nhận và chịu đựng được mức độ cảm xúc xấu tệ hại nhất, cá nhân sẽ yên tâm thực hiện công việc mà không phải lo lắng gì. Ðây chính là điều kiện giúp cá nhân tạo nên một tâm trạng thoải mái và tự tin vào khả năng kiểm soát tình huống của mình.
    Bản lĩnh là một loại năng lực tinh thần rất lớn của mỗi cá nhân.
    Thông qua những trải nghiệm trong thực tế cuộc sống, những kiến thức có từ quá trình học hỏi, cá nhân sẽ suy luận, phân tích để đúc kết lại thành các qui luật cho riêng bản thân. Mỗi qui luật sẽ là một niềm tin của cá nhân.
    Ðiều này lý giải rằng khi kiến thức càng nhiều thì cá nhân sẽ có được nhiều Qui luật, tức có nhiều Niềm tin và tạo nên một hệ thống niềm tin của riêng mình. Khi hệ thống niềm tin càng mở rộng, càng phong phú thì khả năng phản ứng, xử lý tình huống của cá nhân trong cuộc sống sẽ càng linh hoạt và hiệu quả, dẫn tới một khái niệm gọi là "Sự tự do tinh thần" của cá nhân.
    Việc học tập và thực hành chính là các yếu tố chính tạo nên hệ thống niềm tin của cá nhân.
    Ðiều này rất quan trọng vì nếu không có sự tự tin, cá nhân sẽ không biết cách phải hành xử, phải giải quyết vấn đề ra sao, dẫn tới cá nhân sẽ lệ thuộc vào người khác, lệ thuộc vào môi trường bên ngoài.
    Như vậy, để tạo nên "Sự tự do tinh thần" cho chính mình, mỗi cá nhân phải xây dựng được "Hệ thống những niềm tin" bằng cách phải nâng mức độ hiểu biết và kiến thức của mình, tức phải học hành và trải nghiệm thực tế.
    Ðể cung ứng những cảm xúc tốt - tức những món ăn tinh thần cho não bộ, cá nhân cần thỏa mãn được những nhu cầu về tinh thần, bằng cách đạt được những mong muốn tùy vào tình huống cụ thể.


    Sự mong muốn ở cấp độ lớn và trong thời gian đủ dài được định nghĩa là các ƯỚC MƠ của cá nhân. Các ước mơ chính là những điều kiện có thể cung cấp nhiều và liên tục những cảm xúc tốt cho cá nhân.
    Không phải ai cũng có khả năng ước mơ.
    Những mong muốn nhỏ nhặt, tủn mủn nhất thời như muốn uống nước, muốn được tắm cho mát, muốn được ngủ,... tức những nhu cầu sinh lý, thì không thể gọi là ước mơ được. Người không có bản lĩnh, trình độ học vấn thấp kém sẽ có những ước mơ thực dụng và tầm thường nhằm đáp ứng các nhu cầu nhất thời.
    Ðể có được một ước mơ lớn hoàn toàn không dễ. Ða số chúng ta cũng chỉ dám mơ ước những điều bình thường và cụ thể như sẽ có nhiều tiền, được sở hữu vật này hay vật khác, đạt được chức vụ này, bằng cấp khác,...
    Ước mơ lớn sẽ dành cho những người dám nghĩ lớn - dám có những ước mơ vượt khỏi những vụn vặt hàng ngày, vượt ra khỏi giới hạn về không gian và thời gian. Số lượng những người dám nghĩ lớn ít vô cùng. Ước mơ lớn sẽ kích hoạt bản thân cá nhân, nâng tầm chúng ta lên và sẽ kích hoạt tất cả mọi người.
    Những ước mơ vĩ đại khi được kích hoạt sẽ biến các cá nhân trở thành các vĩ nhân, sẽ tạo nên những điều phi thường. Quả là rất khó để thực hiện những ước mơ vĩ đại như của chúa Giê-Su, phật Thích-ca, thánh Gandhi, Mẹ Terresa,...
    Dám ước mơ và biết cách ước mơ đã là chuyện khó, nhưng duy trì sự mong muốn và thực hiện được ước mơ còn khó hơn nữa.
    Khi chúng ta có một ước mơ lớn, khi chúng ta rất mong muốn và không ngừng suy nghĩ về cách thức, về các bước làm sao để biến ước mơ thành hiện thực, chúng ta đã đưa ước mơ của mình lên một nấc cao hơn - đó chính là KHÁT VỌNG.
    Khát vọng là một trạng thái khi mà cá nhân có mong muốn cao độ được biến ước mơ thành hiện thực. Ðây là trạng thái mà cá nhân luôn bị thôi thúc, bị kích hoạt do chính ham muốn của bản thân là phải hành động, phải tìm cách bắt tay vào thực hiện những ước mơ lớn lao của mình.
    Những ước mơ và khát vọng của cá nhân trong những khoảng thời gian khác nhau sẽ hợp thành một tổ hợp các mục tiêu. Khi một cá nhân bắt đầu suy nghĩ và tự xác định lên qui trình và các bước cần thực hiện để đạt được ước mơ, cá nhân đang thiết lập nên một "Hệ thống mục tiêu của cá nhân".
    Khi bạn có một Hệ thống mục tiêu cụ thể, bạn mới biết mình phải sống để làm gì, phải nỗ lực phấn đấu ra sao. Nếu sống mà không có mục tiêu là chúng ta chỉ mới đang tồn tại chứ sống phải đang sống.
    Hệ thống mục tiêu trên thực tế là tập hợp của các mục tiêu từ dài hạn tới ngắn hạn và rất cụ thể, được đặt ra theo từng giai đoạn của cá nhân. Mục tiêu có thể được dự tính cho những khoảng thời gian khác nhau: trong hai mươi năm, trong mười năm, trong năm năm, trong ba năm, hai năm, một năm, sáu tháng, ba tháng…
    Từ những ước mơ, mong muốn cao độ của cá nhân sẽ chuyển ước mơ thành khát vọng. Với sự khát khao thực hiện được khát vọng, cá nhân sẽ tìm tòi, suy nghĩ về kế hoạch biến ước mơ này thành hiện thực. Khi khát vọng đã đủ lớn, kế hoạch thực hiện đã đủ chi tiết, sự khát khao sẽ kích hoạt cá nhân hành động.
    Cũng giống như một tác nhân mang lại những cảm xúc tốt. Việc "KÍCH HOẠT" sẽ biến một trạng thái cảm xúc thành những hành động có chủ ý, giúp cá nhân năng động và hưng phấn, nỗ lực hết mình để biến ước mơ thành hiện thực.
    Trong tất cả các giai đoạn tạo nên sự thành công thì việc chuyển biến từ trạng thái khát vọng sang hành động có một ý nghĩa rất đặc biệt. Ðây là bước chuyển đổi trạng thái của cá nhân từ tĩnh sang động và luôn đem lại nhiều cảm xúc tốt cho cá nhân.
    Theo định luật thích nghi cảm xúc, giai đoạn hào hứng do chuyển từ tĩnh sang động sẽ qua đi nhanh chóng. Những kích thích hưng phấn sẽ không còn. Ðây là lúc cá nhân phải đối mặt với hàng loạt vấn đề phát sinh, phải căng thẳng giải quyết các sự vụ để từng bước đạt được các mục tiêu đã đề ra.
    Thường có sự khác biệt rất lớn giữa kế hoạch với thực tế trong quá trình biến ước mơ, khát vọng thành hiện thực. Tất cả những bước của qui trình, những công việc dự tính xuất hiện trong quá trình suy nghĩ, tính toán của cá nhân, đều do trí tưởng tượng của chính cá nhân tạo ra dựa trên các kinh nghiệm đối ứng và không thể hiện được những tác động thực từ môi trường.
    Sau giai đoạn đầu, đa số các cá nhân sẽ vỡ mộng khi thấy sự việc hoàn toàn không đơn giản những gì mình dự tính và dễ bỏ cuộc. Thời điểm này là lúc mà cá nhân phải chứng tỏ bản lãnh và sự kiên trì quyết tâm thực hiện mục tiêu.
    [Sự quyết tâm] = [Bản lĩnh] + [Sự kiên trì đi tới mục tiêu]
    Một chuỗi liên tục của trạng thái tinh thần đặc biệt là "Sự quyết tâm" này tạo nên khái niệm Ý CHÍ.
    [ Ý chí] = Một chuỗi liên tục [Sự quyết tâm]
    Với Ý chí mạnh mẽ, bạn có thể làm bất cứ điều gì. Ý chí mạnh mẽ sẽ tạo cho bạn một năng lực, một "Bản lãnh phi thường".
    Ý chí mạnh mẽ giúp bạn dễ dàng chịu đựng được những khổ cực về thể chất cũng như những tổn hại về tinh thần. Ý chí mạnh mẽ giúp bạn luôn tỉnh táo, bình tĩnh, tự tin và năng động.
    Ý chí mạnh mẽ là yếu tố tối quan trọng mà một người lãnh đạo cần phải có. Với ý chí mạnh mẽ bạn có thể duy trì cảm xúc tốt, kiểm soát cảm xúc xấu, chủ động thực hiện những hành động cần thiết, trong khoảng thời gian lâu dài cần thiết để tạo nên thành công.


     
  2. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Messages:
    452
    Chương 11.
    Bấm để xem
    Đóng lại
    - 40 -
    NHỮNG CẢM XÚC THEO BẢN NĂNG - NGUYÊN NHÂN TẠO RA CÁC VẤN ÐỀ CỦA CUỘC SỐNG
    Sống cuộc sống hàng ngày theo bản năng, mục tiêu đầu tiên của chúng ta là phải làm sao để thoả mãn các nhu cầu cảm xúc của bản thân.
    Khi cơ thể chúng ta thiếu hụt năng lượng, một số hoóc-môn tiết ra tràn vào não sẽ tạo cho chúng ta cảm giác xúc đói, thúc đẩy chúng ta phải đi tìm thức ăn. Khi chúng ta giận dữ, lượng andrenaline và một số hoóc-môn khác như testosterone tăng cao, bản năng sẽ kích hoạt chúng ta tỏ thái độ căng thẳng, tỏ ra các dấu hiệu thù hằn, sẽ lớn tiếng đe dọa, cảnh cáo đối phương hãy coi chừng.
    Nếu chúng ta bị tác động bởi các cảm xúc xấu, bản năng sẽ chi phối chúng ta để tìm cách giải tỏa các cảm xúc xấu đó. Theo qui luật cân bằng cảm xúc, chúng ta sẽ phải tạo ra một cảm xúc xấu cho ai đó để lấy lại sự cân bằng. Giải pháp đầu tiên là chúng ta sẽ tìm cách trả thù kẻ đã gây cho ta cảm xúc xấu. Nếu không thể, chúng ta sẽ giải tỏa bằng cách đổ cái cảm xúc xấu đó cho những người khác hòng chia sẻ cảm xúc xấu của mình theo lý luận "giận cá thì chém thớt". Lý do của hành động này còn bắt nguồn từ việc nếu người xung quanh ta cũng phải chịu cảm xúc xấu thì chúng ta sẽ dễ chịu hơn, do so sánh tình trạng khổ đau của mình với tình trạng của người bên cạnh, tức tạo ra một hệ qui chiếu cảm xúc thấp hơn.
    Trong hầu hết các trường hợp, khi chúng ta đã đổ được cảm xúc xấu cho người khác, chúng ta sẽ có cảm nhận dễ chịu hơn, nhưng đồng thời, chúng ta đang tự tạo cho mình những nguy cơ bị các cảm xúc xấu tiềm ẩn. Hoặc đối phương sẽ trả thù, hoặc đối tượng bị tác động bởi các cảm xúc xấu do ta đổ ra sẽ bực tức và phản ứng lại trực tiếp hay gián tiếp.
    Nguy cơ lớn là do chúng ta thường không ý thức được việc làm của mình. Khi bị ai đó chơi xấu, bạn sẽ chơi xấu lại và đây sẽ là hành động khởi đầu cho một cuộc chiến. Khi bực bội chuyện của công ty, có thể chúng ta sẽ mang sự bực bội đó về nhà và xả lên đầu con cái, hoặc người thân của mình. Ðã có bao giờ bạn đã đổ sự bực bội của mình cho người khác chưa?
    Thông thường, mọi người chỉ ưu tiên lo giải toả cảm xúc xấu của bản thân. Sự ý thức để giải quyết nhu cầu cảm xúc cho những xung quanh ta sẽ được xếp ở phía sau và thường là chúng ta ít khi để tâm tới.
    Theo qui trình hoạt động của bộ não, các thông tin tác động từ bên ngoài sẽ được chuyển tới phần nhân của não được gọi là thùy hạnh nhân (Amygdala). Ðây chính là phân tạo ra các xúc cảm. Theo bản năng của đông vật có vú, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, hạnh nhân sẽ ra các mệnh lệnh tạo thành hành động phản ứng lại tác động từ bên ngoài tùy theo các cảm xúc được tạo ra. Ở con người, do bộ não chúng ta đã phát triển cao hơn nhiều so với ở động vật, các thông tin sau khi tác động vào hạnh nhân sẽ được chuyển tới phần lõi phía trong là thùy cá ngựa (Hippocampus). Thùy cá ngựa là phần não giúp phân tích và so sánh thông tin với các dữ kiện được lưu trữ trong ký ức. Kết quả của việc phân tích sẽ cho ra một số quyết định tạo nên các hành động phản ứng dựa trên lý trí.
    Các phản ứng do hạnh nhân gây ra được dựa trên những cảm xúc của cá nhân, còn các phản ứng do thùy cá ngựa đưa ra là dựa trên tính hợp lý của sự việc.



    Thùy hạnh nhân luôn có khuynh hướng tạo ra các phản ứng tức thời, còn thùy cá ngựa lại đòi hỏi phải có đủ thời gian để phân tích thiệt hơn. Trong đa số các trường hợp, con người thường có khuynh hướng phản ứng theo cảm tính, tức theo bản năng của loài vật, tức chỉ chú trọng vào việc giải tỏa các nhu cầu cảm xúc nhất thời của bản thân mà không quân tâm tới hậu quả của các phản ứng đó ra sao.
    Khi xuất hiện sự mất cân bằng cảm xúc, mức độ đói cảm xúc tốt hoặc bị đầu độc bởi các cảm xúc xấu của những người ở quanh chúng ta tăng cao vượt ngưỡng kiểm soát. Các phản ứng theo bản năng của họ bùng phát và tạo nên sự rối loạn, gây ra các thiệt hại, sự mất kiểm soát, tạo nên những vấn đề nhức đầu cho bản thân chúng ta.
    Các tình huống như vậy buộc chúng ta phải dồn sức lực, tâm trí đưa ra giải pháp, giúp đối tượng có được cảm xúc tốt hoặc giải toả những cảm xúc xấu để thiết lập lại tình trạng cân bằng cảm xúc, giải quyết vấn đề.
    Sau khi vấn đề được giải quyết xong, chúng ta sẽ có được cảm giác nhẹ nhõm, yên tâm vì mới thoát khỏi các cảm xúc xấu. Sự việc sẽ được tạm duy trì cho tới một đợt bùng phát kế tiếp khi sự mất cân bằng cảm xúc trở lại.
    Các vấn nạn trên xảy ra thường xuyên ở trong gia đình, trong công sở và trong các mối quan hệ của cá nhân. Quá trình thích nghi các cảm xúc có thể hiểu là quá trình tiêu hóa các cảm xúc.
    Ðể giải quyết triệt để các vấn nạn trên đây, chúng ta cần phải thiết lập một hệ thống cung cấp các cảm xúc tốt, thiết lập những cơ chế giải tỏa các cảm xúc xấu thông qua các qui định, cơ chế, các kế hoạch và những qui trình được hoạch định trước. Chúng ta sẽ phải liên tục tạo ra các cảm xúc tốt và giải toả các cảm xúc xấu cho những cá nhân mà ta cần tác động.
    Mọi người thường quan niệm rằng trong mỗi cá nhân đều có một phần "con" và một phần "người". Ở phần con, chúng ta hành xử theo bản năng, theo cảm xúc như một con thú. Ở phần người, chúng ta hành xử dựa trên những lý trí, trên sự phân biệt phải trái và luôn ý thức kiểm soát được các nhu cầu của bản thân để điều khiển các cảm xúc của mình.
    Khi sống với bản năng (tức mọi quyết định xuất phát từ thùy hạnh nhân), cảm xúc sẽ được đẩy lên ở mức độ cao nhất, chúng ta sẽ được nếm, sẽ trải nghiệm những nỗi đau, những niềm vui, sẽ cảm nhận được sự thăng hoa và cả những nỗi đau đớn tột độ, những trạng thái cực điểm mà cảm xúc sẽ mang lại.
    Khi sống với lý trí (tức các quyết định được đưa ra từ thùy cá ngựa), các cảm xúc sẽ được kềm chế, bị nén xuống. Chúng ta sẽ tỉnh táo hơn, bình tĩnh hơn trong các tình huống. Các cảm xúc được kiểm soát và chúng ta sẽ tránh được những hành động thiếu suy nghĩ, tránh được nhiều vấn đề phức tạp và do đó sẽ có được một cuộc sống chất lượng hơn.
    Nói cách khác, để sống hạnh phúc, bạn cần phải hiểu cảm xúc, kiểm soát cảm xúc và sống một cách sáng tạo nhằm tránh những trạng thái bão hòa cảm xúc do sự thích nghi tạo nên. Chỉ lo giải tỏa cảm xúc xấu của bản thân mà không ý thức để gây ra cảm xúc xấu cho người khác là một cách tự tạo nên những vấn đề nhức đầu cho bản thân mình.
    - 41 -
    VÔ HIỆU HÓA CÁC CẢM XÚC XẤU BẰNG HAI LOẠI VŨ KHÍ TỐI THƯỢNG - BẢN LĨNH TÌNH THƯƠNG TÍCH CỰC
    Mọi việc đều bắt nguồn từ ý thức của cá nhân.
    Mục tiêu cuối cùng của tất cả mọi người đều giống nhau là có được các cảm xúc tốt và tránh né, giải toả được các cảm xúc xấu.
    Trước hết, việc chúng ta cần làm là hoá giải được các cảm xúc xấu của bản thân. Nếu không kiểm soát được cảm xúc xấu, có hai cách mà chúng ta thường dùng để giải tỏa nó: Một - Bằng cách đổ cảm xúc xấu của mình lên người khác, hoặc hai - Khổ sở, đau đớn âm thầm chịu đựng.
    Cả hai cách này đều làm chúng ta bị mất bình tĩnh và sự tỉnh táo cần có để tác động hay thuyết phục người khác.
    Các cảm xúc mà ta có luôn được tạo ra khi chúng ta so sánh sự việc theo các hệ qui chiếu cảm xúc mà chúng ta đặt ra. Ðể tránh tạo ra các cảm xúc xấu cho bản thân, chúng ta cần phải có sẵn những "Hệ qui chiếu cảm xúc tối ưu" mà dựa vào đó, tất cả các sự việc xảy ra đều không thể tạo thành cảm xúc xấu vượt quá mức kiểm soát của não bộ.
    Trong trường hợp nếu chúng ta đứng ở một hệ qui chiếu so sánh với cấp thấp hơn, ví dụ như ta so sánh mình với hơn năm trăm triệu người Châu Á đang chạy ăn từng bữa, hoặc hàng trăm triệu người Châu Phi đang có nguy cơ chết vì đói và bệnh tật, chắc chắn những chuyện xảy ra cho chúng ta như bị mất tiền, bị thất bại trong làm ăn,.... sẽ không còn quá nặng nề. Hoặc như trong trường hợp của anh chàng Quy ở phần trước của tập sách, được sống khoẻ mạnh đã là một hạnh phúc rất lớn trong cuộc đời. Cách so sánh như vậy sẽ làm chúng ta sống tốt hơn và những tác động tiêu cực của ngoại cảnh sẽ giảm nhẹ đi nhiều.
    Chúng ta có thể xây dựng những hệ qui chiếu cảm xúc tối ưu bằng cách tạo nên các "từ khóa" cho những trường hợp cụ thể trong cuộc sống. Cách tạo các "từ khóa" sẽ được giải thích rõ ở phần áp dụng phương pháp NLP trong phần phía sau của tập sách này.
    Qui trình xây dựng những "Hệ qui chiếu" chính là quá trình rèn luyện sức chịu đựng của não bộ trước các cảm xúc xấu - đây chính là phương pháp tôi luyện nên BẢN LĨNH của con người.
    Ở một mặt khác, bởi Tình Thương chính là nguồn cung cấp cảm xúc tốt và là nguồn giải tỏa cảm xúc xấu với một sự cam kết bền vững. Tất cả những ai được yêu thương cũng đều sẽ cảm thấy cuộc đời trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Thật là dễ chịu và ấm lòng khi được biết rằng có người đang nhớ tới bạn, sẵn sàng lo lắng và hy sinh nhiều thứ với mong muốn giúp bạn được hạnh phúc.
    Trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn cần có những giá trị vô hình như uy tín, sự kính trọng, tình yêu tình bạn, sự nhường nhịn, sự cảm thông,... Tất cả những giá trị này đều là những dạng biểu hiện khác nhau của tình thương.
    Khi ta thể hiện tình thương, chúng ta sẽ ý thức và chú ý tới hoàn cảnh, tới nhu cầu của người hay vật mà mình thương yêu. Bất kể đó là một người hay một con vật nuôi trong gia đình, chúng ta sẽ luôn dành cho đối tượng những tình cảm tốt đặc biệt. Trong tình thương có chứa đựng sự quan tâm, sự hy sinh của chúng ta cho đối tượng. Ðây chính là điều mà bất kỳ một cá nhân nào được thương yêu cũng sẽ phải ngưỡng mộ.
    Khi bị tác động mạnh bởi các hoàn cảnh luôn thừa cảm xúc xấu và thiếu hụt các cảm xúc tốt, trong những giai đoạn đầu của cuộc đời, tính cách của các cá nhân sẽ dễ bị phát triển theo những hướng tiêu cực, tạo nên các lệch lạc cảm xúc như độc ác, tham lam, lười biếng, tự ty, ích kỷ,...
    Các cá nhân bị lệch lạc cảm xúc sẽ tạo ra các cảm xúc xấu cho người khác. Mọi người sẽ lánh xa họ. Tính cách xấu của họ sẽ tạo ra sự cô lập cho chính họ trong cuộc sống. Họ sẽ trở nên rất thiếu thốn những cảm xúc tốt từ cộng đồng. Trong những trường hợp này tình thương chính là giải pháp duy nhất và hiệu quả nhất để chữa trị.
    Ðặc biệt ở những trường hợp phức tạp hơn như khi những người tình, những người chồng, người vợ, hay đồng nghiệp, khi những cá nhân này bị kích động, họ lo sợ phải chịu các cảm xúc xấu, sợ bị mất quyền lợi, sợ bị mất uy tín. Họ trở nên cố chấp và hung dữ. Họ thù hằn và độc ác với tất cả mọi người. Ðây chính là lúc mà họ cần có các cảm xúc tốt hơn bao giờ hết. Họ cần có ai đó cho họ những cảm xúc tốt, để chia sẻ các cảm xúc xấu. Họ cần có tình thương.
    Khi không có được tình thương từ con người, nhiều cá nhân đã chọn giải pháp tìm kiếm tình thương và sự chia sẻ ở những con vật nuôi như chó hay mèo.
    Ðối với con người, loài chó là một biểu trưng điển hình cho lòng trung thành và sự đồng cảm. Khi bạn nuôi một chú chó con trong gia đình mình, bạn sẽ tạo nên một mối quan hệ gia đình nơi con chó. Bạn có thể đánh nó, đối xử tồi tệ với nó, chửi mắng nó, nhưng khi bạn có một tình thương thì con chó không bao giờ phản bội bạn. Rất nhiều người đã khẳng định rằng con chó là một sự an ủi lớn trong cuộc đời thiếu hụt cảm xúc của họ. Ðây cũng là một thực trạng dễ thấy ở các nước công nghiệp phát triển, khi mà con người không còn nhiều thời gian và cơ hội để chia sẻ, cho nhau cảm xúc tốt.
    Trong lịch sử của mọi tôn giáo, sự hình thành của tất cả các tôn giáo đều bắt nguồn từ Tình Thương. Dù có khác nhau về các sự tích, về cách thức thể hiện hay ký hiệu, biểu tượng khác nhau, nhưng tư tưởng của các tôn giáo lớn trên thực tế đều giống nhau về bản chất. Các loại kinh Thánh hay kinh Phật đều dựa trên nền tảng dùng tình thương để tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Tôn giáo đã thần thánh hóa các qui luật về cảm xúc để giúp người theo đạo có được những cảm xúc tốt và giải tỏa các cảm xúc xấu.
    Qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển của nhân loại, đã xuất hiện rất nhiều loại đạo giáo khác nhau, nhưng chỉ có một vài tôn giáo có tư tưởng phù hợp với các qui luật của cảm xúc mới có thể tồn tại và phát triển. Chính tình thương là nền tảng cho việc phát triển các tôn giáo lớn trên thế giới.
    Tình thương sẽ mang lại sự tốt đẹp cho tất cả mọi người theo Qui luật Win-Win: Tôi giúp anh thắng, anh giúp tôi thắng, tôi với anh cùng thắng. Khi chúng ta thể hiện tình thương của mình đối với người khác. Họ sẽ hiểu rằng chúng ta muốn hỗ trợ, muốn giúp đỡ và sẵn sàng hy sinh các quyền lợi của mình để giúp họ tốt hơn. Nếu chúng ta thực sự có các hành động khẳng định tình thương của mình trước đối tượng để chứng minh cho cam kết của chúng ta, cá nhân sẽ có được niềm tin vào chúng ta. Ðiều này sẽ tạo ra sự thông hiểu, chia sẻ và hợp tác chặt chẽ từ hai phía. Chúng ta và họ trở thành một đội, sẽ mạnh hơn, sẽ có nhiều khả năng thành công hơn trong mọi việc.
    Tình thương là khởi nguồn của các tư tưởng lớn và vĩ đại: Khi một cá nhân kiên trì thực hiện cam kết, luôn sống chết và hết lòng vì lợi ích cho cộng đồng của mình - cá nhân đó sẽ trở thành một ông thánh. Chúng ta có thể điểm lại hàng loạt các vị thánh trong lịch sử của nhân loại, từ chúa Giê-Su, Thánh Ala đến Phật Thích Ca đến Lão tử hay Khổng Tử. Với tư tưởng lớn lao và cách sống hy sinh lợi ích của bản thân, luôn sống chết vì cộng đồng, các thánh nhân này đã làm cho cuộc sống của hàng triệu người thoát ra khỏi những bản năng hoang dã và xây dựng được nên các xã hội hoàn thiện hơn, hạnh phúc hơn.
    Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng một tình thương thật sự là điều kỳ diệu của cuộc sống. Khi đi kèm cùng với các cảm xúc tốt khác, tình thương sẽ là một cơ chế phóng đại, tăng cường các cảm xúc tốt. Ngược lại, khi tác động vào các cá nhân đang bị cảm xúc xấu hành hạ, tình thương có thể vô hiệu hóa, giải tỏa các tác hại và triệt tiêu cảm xúc xấu của cá nhân.
    Nói theo cách của các đạo tôn giáo lớn, mọi người đều cần có thêm tình thương để cuộc sống bớt đi sự khổ đau, sầu hận.
    - 42 -


    GIEO NHỮNG HẠT GIỐNG CẢM XÚC
    Như chúng ta đã bàn ở mục 25, tài sản của một người luôn bao gồm hai phần: Một - Phần tài sản hữu hình, tức tài sản vật chất, và hai - Phần tài sản vô hình, tức các giá trị tinh thần.
    [Tài sản cá nhân] = [Tài sản hữu hình] + [Tài sản vô hình]
    Phần tài sản hữu hình:
    Tài sản hữu hình của cá nhân gồm hiện kim như vàng, tiền, kim loại quí, cổ phần cổ phiếu,... bao gồm hiện vật như địa ốc, đồ vật, doanh nghiệp, sở hữu công nghệ, sáng chế, bản quyền.
    Phần tài sản vô hình:
    Tài sản vô hình của cá nhân bao gồm phần năng lực nội tại của cá nhân như sức khoẻ, bản lĩnh, ý chí, kiến thức, năng lực trí tuệ và phần vô hình bên ngoài là uy tín và các mối quan hệ. Cảm xúc chính là nguyên nhân tạo nên giá trị cho uy tín của cá nhân và tạo nên chất lượng cho các mối quan hệ của cá nhân.
    Có thể định nghĩa theo một cách khác:
    Cảm xúc tốt là tài sản vô hình của bạn.
    Như chúng ta đã phân tích trong suốt cả tập sách, cái mà tất cả chúng ta đều cần không phải là vật chất mà chính là những giá trị về tinh thần - những cảm xúc.
    Sự giàu có về cảm xúc không nằm trong túi của chúng ta mà là nằm trong trí não của mọi người.
    Một người giàu về cảm xúc tức là người được mọi người thương mến, mọi người cảm thấy dễ chịu mỗi khi nghĩ tới và mọi người luôn sẵn sàng mong muốn được giúp đỡ hỗ trợ. Anh sẽ có rất nhiều cảm xúc tốt trong mọi lúc mọi nơi.
    Một người nghèo cảm xúc là người mà ai cũng ghét, ai cũng tránh né và làm mọi người cảm thấy khó chịu mỗi khi nhắc tới.
    Theo Qui luật về đầu tư và tích lũy cảm xúc, khi chúng ta tạo ra các cảm xúc tốt cho người khác, người đó dù có muốn hay không thì cũng sẽ phải ghi nhớ là họ nợ ta một cảm xúc tốt. Mà đã nợ thì theo qui luật cân bằng cảm xúc, mọi người luôn mong muốn sẽ trả lại cảm xúc tốt đã đã mắc nợ đó lại cho bạn.
    Khi bạn không đòi người khác phải trả lại cảm xúc tốt mà họ nợ bạn. Qua hệ thống các mối quan hệ cá nhân của họ, các thông tin tốt về bạn khi truyền đi theo mạng lưới các mối quan hệ đó sẽ giúp tăng giá trị cảm xúc tốt mà bạn đã tạo ra cho mọi người. Bạn sẽ trở nên rất giàu về cảm xúc khi bạn có một tiêu chí sống vì người khác.
    Bạn đang đi gieo hạt cảm xúc mỗi ngày. Nếu có ý thức, chúng ta sẽ gieo những hạt giống cảm xúc tốt, chúng ta sẽ trở thành nguồn cảm hứng và tạo nên những điều tốt đẹp cho mọi người. Nếu không hiểu được vấn đề, chúng ta sẽ dễ dàng trở thành ổ bệnh, làm lây lan các cảm xúc tồi tệ và những vấn đề nhức đầu khác. Cần ý thức về sự lây lan của cảm xúc. Theo luật nhân quả, bạn gieo gì thì sẽ gặt nấy.
    Hãy ý thức về nhu cầu cảm xúc của những người thân của bạn và những đối tác quanh bạn. Ðiều họ cần không chỉ là vật chất mà còn chính là những cảm xúc tốt có được từ những cách cư xử của bạn đối với họ.
    * * *
    HIỂU CẢM XÚC ÐỂ CÓ CUỘC ÐỜI HẠNH PHÚC


     
  3. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Messages:
    452
    Chương 12.
    Bấm để xem
    Đóng lại
    - 43 -
    CẢM XÚC LÀ NỀN TẢNG CHO CƠ CHẾ HOẠT ÐỘNG CỦA NÃO BỘ CON NGƯỜI
    Theo lý thuyết về phân tâm học của Sigmund Freud, các hoạt động tinh thần của chúng ta được tạo nên từ ba thể riêng biệt: Một là cái vô thức Tự Ngã (id), hai là cái Bản Ngã (ego) và thứ ba là cái siêu ngã - tôi (super-ego). Cái vô thức Tự Ngã chính là các bản năng thú tính, là nhu cầu được thỏa mãn bất chấp mọi thứ. Thể thứ hai là Bản Ngã được tạo ra trong quá trình sống, học hỏi và trải nghiệm. Cái Bản Ngã có chức năng kiểm soát và ngăn chăn cái Tự Ngã, không cho cái Tự Ngã làm những chuyện sai trái. Cuộc đấu tranh giữa cái Tự Ngã và Bãn Ngã có thể sẽ tạo ra các dồn nén về tinh thần và tạo ra các loại bệnh tâm thần. Sau cùng là cái Siêu Ngã được tạo nên trong quá trình sống và trải nghiệm. Freud định nghĩa cái Siêu Ngã cũng tương tự như lương tâm của con người. Các lý thuyết của Freud được bắt nguồn từ công việc chữa trị cho những người bị bệnh tâm thần. Do vậy, các phát hiện của Freud về sự dồn nén của tính dục là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp bệnh lý về thần kinh. Bởi chỉ quan sát trong phạm vi hẹp toàn là những người bệnh nên Freud đã đưa ra cái luận thuyết rất khó chấp nhận rằng mọi hành vi của con người đều bắt nguồn từ tình dục. Lý thuyết này đã giúp giải thích được một số trường hợp bệnh lý và tâm lý nhất định, nhưng những nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho các trường hợp được nêu ra đều rất chủ quan, khó hiểu và không thể chứng minh một cách khoa học, không thể phân tích có hệ thống được.
    Tuy có những lệch lạc, nhưng ở một góc độ khác, lý thuyết của Freud giúp phát hiện ra phần vô thức của con người từ việc giải thích về những giấc mơ.
    Trên thực tế, hành vi của con người luôn bắt nguồn từ các nhu cầu xuất phát từ tác động của cảm xúc lên não bộ và dựa trên các bản năng cơ bản của con người.
    Dưới góc độ bản năng sống của con người là dựa trên các cảm xúc, cơ chế hoạt động của não bộ hoàn toàn khác với Freud.
    Bộ não của chúng ta là một hệ thống hoàn hảo thống nhất với nhiều cơ quan khác nhau. Hành vi con người được tạo nên từ năm cơ chế riêng biệt của bộ não. Quan trọng nhất là bộ não trung tâm đã được thiên nhiên lập trình sẵn, hình thành dựa trên các bản năng, luôn hoạt động liên tục dựa trên một cơ chế sinh học tự động để duy trì nhịp tim, nhịp thở và các hoạt động của tất cả các cơ quan khác. Phần thứ hai là bộ nhớ lưu trữ cách mã hoá sinh học đặc biệt, sắp xếp và ghi nhớ các kinh nghiệm, kiến thức, các niềm tin, định nghĩa, khái niệm. Phần thứ ba là trung tâm tưởng tượng sẽ sắp xếp trình bày các dữ liệu đang thu nhận được từ môi trường và cả các dữ liệu khôi phục từ bộ nhớ lưu trữ theo lệnh của bộ não trung tâm. Cơ chế này giống như một máy chiếu phim, nó giúp chúng ta dùng khả năng sắp xếp dữ kiện của bộ não trung tâm để tạo thành các kịch bản với hình ảnh, âm thanh và qua đó tạo ra các xúc cảm như thật. Phần thứ tư là trung tâm thần kinh cảm nhận. Trung tâm này sẽ tiếp nhận tất cả các tác động từ môi trường bên ngoài qua các giác quan và chuyển nó thành các cảm giác. Phần thứ năm chính là bộ chỉ huy hành động, được tạo nên từ các đầu mối dây thần kinh hành động dẫn tới các cơ quan vận động chủ động, có nhiệm vụ chuyển các tín hiệu thần kinh từ những phản ứng của bộ não trung tâm thành những hành động của cơ thể.
    Qui tắc hoạt động của não bộ cũng tương tự quy tắc hoạt động của bộ máy vi tính (Personal Computer): Bộ não trung tâm tương đương với bộ tính toán vi xử lý CPU, bộ nhớ trung tâm tương đương với bộ nhớ RAM, cơ chế dẫn truyền thân kinh là các qui trình truy xuất dữ liệu, trung tâm thần kinh cảm nhận tương đương với bàn phím - và trung tâm tưởng tượng chính là màn hình thể hiện mọi thứ ra một cách rõ ràng và cụ thể.
    Cơ chế hoạt động của não bộ nằm trong hai trường hợp cơ bản sau:
    Trường hợp 1 - Từ các tác nhân bên ngoài:



    Ðây là tình huống cá nhân ở thế bị động. Bộ não sẽ tiếp nhận các thông tin có được thông qua trung tâm thần kinh cảm nhận. Các thông tin này sẽ được biên dịch thành các cảm giác và tác động bộ não trung tâm, kích hoạt cơ chế xử lý thông tin. Ở bước một, thông qua các thẻ nhớ - mà bản chất là một cơ chế ghi nhớ các cảm giác đơn lẻ hoặc một tổ hợp cảm giác, được tạo nên từ âm thanh, hình ảnh, mùi, vị, đặc tính (nóng lạnh, sần sùi, đặc lỏng,...) hay một trạng thái tinh thần (tức tác động của một trường nhân điện xác định) - Bộ não trung tâm sẽ tìm kiếm và khôi phục lại các cảm xúc tương đương được lưu trữ trong bộ nhớ. Nếu cảm xúc đạt được ở mức quá thấp, hoặc giống như các cảm xúc quen thuộc - tức sự việc này không có gì nguy hiểm tới cá nhân, não bộ sẽ không bị ảnh hưởng hoặc bỏ qua. Nếu cảm xúc có được ở mức cao vượt ngưỡng kiểm soát, ngay tức khắc não bộ trung tâm hoặc sẽ kích hoạt cá nhân phản ứng lại theo một phản ứng bản năng, một chương trình đã có sẵn trong bộ nhớ, hoặc não bộ sẽ bị tê liệt nếu không tìm được cách đối phó.
    Ở bước hai, trên nền tảng cảm xúc mới có được, bộ não trung tâm, thông qua các thẻ nhớ, sẽ tìm kiếm trong bộ nhớ lưu trữ các kinh nghiệm đối ứng có liên quan với vấn đề. Bộ não trung tâm sẽ dựa trên sẽ thực hiện việc so sánh và phân tích vấn đề đã xảy ra tại Trung tâm tưởng tượng, sẽ dựa trên các kinh nghiệm đã có để đánh giá mức độ hiệu quả (tức có lợi hay có hại cho cá nhân). Não bộ sẽ tiếp tục dùng Trung tâm tưởng tượng để trình chiếu các giải pháp có thể xảy ra, xem xét và so sánh hiệu quả của các giải pháp được nghĩ ra. Bộ não trung tâm sẽ chọn ra cách giải quyết nào cho cảm xúc tốt nhất, dựa trên qui luật về cảm xúc và kinh nghiệm đối ứng (tức các niềm tin) của cá nhân.
    Tất cả những thứ được trình chiếu ở trung tâm tưởng tượng là các yếu tố tạo nên phần Ý THỨC của con người.
    Kết quả của quá trình so sánh này sẽ làm thay đổi các thành phần các chất khác nhau trong não bộ và liên tục tạo ra các cảm xúc mới. Các cảm xúc sẽ kích hoạt bộ chỉ huy hành động ra lệnh cho các cơ quan của cơ thể để tạo ra những hành động tương ứng.
    Toàn bộ quá trình suy luận và so sánh đều được bộ não trung tâm cảm nhận bằng các cảm xúc nhận được từ các hoạt động của hệ thần kinh.
    Các cơ chế phản ứng là tự động, được lập trình trước theo bản năng và luôn bị ảnh hưởng rất mạnh bởi các niềm tin của cá nhân. Ðây cũng chính là cái tạo nên khái niệm vô thức của con người. Nói một cách khác: phần VÔ THỨC chính là các luồng thần kinh chạy bên trong của bộ não trung tâm và không được trình chiếu ở trung tâm tưởng tượng.
    Nếu cảm xúc ở mức vừa đủ mạnh, cá nhân sẽ tiếp tục tìm và so sánh với các dữ liệu, kinh nghiệm, kiến thức hay khái niệm có liên quan đến vấn đề, được lưu trong phần bộ nhớ lưu trữ. Khi tìm được một kinh nghiệm giải quyết tình huống tương tự, não sẽ tự động kích hoạt cơ chế phản ứng theo kịch bản đã có sẵn.
    Trong trường hợp: nếu trong bộ nhớ không có kinh nghiệm nào để giải quyết vấn đề đang xảy ra thì bộ não trung tâm sẽ kích hoạt một chương trình tìm kiếm mở rộ, tìm cách lấy thêm thông tin từ các nguồn bên ngoài như lời khuyên, sách vở, các thông tin, các sự kiện khác. Sau đó não bộ sẽ sắp xếp các dữ liệu có được và so sánh với các kinh nghiệm tương tự, gần giống với vấn đề.
    Nếu không thể tìm được các kinh nghiệm để giải quyết vấn đề. Bộ não trung tâm sẽ tự kích hoạt cơ chế phản ứng theo bản năng hoặc sẽ bị bế tắc, tạo nên hiện tượng stress.
    Theo James W. Young trong cuốn sách “Kỹ thuật tạo ra ý tưởng” (Technique for Producing Ideas), qui trình sắp xếp các dữ liệu này được gọi là qui trình sáng tạo của cá nhân.
    Kết quả của quá trình so sánh, suy luận và sắp xếp sẽ cho ra nhiều giải pháp khác nhau. Cơ chế tưởng tượng sẽ dùng các giải pháp này để dựng thành những kịch bản và những tình huống khác nhau. Cơ chế tưởng tượng sẽ giúp bộ não trung tâm thấy được các bước tiếp theo tùy vào mỗi giải pháp. Qua đó, não bộ sẽ đánh giá lại và lựa chọn ra một giải pháp có thể tạo cho cá nhân một cảm xúc tối ưu. Khi đã có giải pháp, não bộ sẽ kích hoạt bộ chỉ huy hành động của cá nhân.
    Trường hợp 2 - Từ các tác nhân bên trong:
    Tùy theo thời điểm, các tình trạng hoạt động của cơ thể sẽ tạo ra những luồng thần kinh ảnh hưởng lên trung tâm thần kinh cảm nhận. Các nội tiết tố (tức hoóc môn) tương ứng được sẽ tạo ra một kích thích vào bộ não trung tâm, buộc bộ não trung tâm phải có phản ứng để xử lý tình huống. Ðây là một cơ chế vô thức đã được lập trình theo bản năng.
    Tùy theo sự hiện diện thừa hay thiếu hụt của các nội tiết tố, tùy theo hàm lượng các chất sinh hóa vào từng thời điểm mà não bộ sẽ có những cảm xúc khác nhau. Cảm xúc có được sẽ tác động vào não bộ. Phần bộ não trung tâm sẽ tác động để nhớ lại các kinh nghiệm tương tự có lưu trữ trong bộ nhớ, tìm ra một giải pháp thích hợp nhất để có thể thiết lập nên sự cân bằng lượng hoóc môn hay hoạt chất cần thiết.
    Bước tiếp theo sẽ diễn ra giống như ở bước hai trong trường hợp một đã nêu trên.
    Khi chúng ta mới sinh ra, phần bộ nhớ sẽ hầu như trống rỗng vì chưa có các kinh nghiệm sống nào. Tất cả các phản xạ của trẻ sơ sinh (hoặc của thai nhi) hoàn toàn là các phản xạ theo bản năng. Thường là khóc, la to lên để tạo sự chú ý của người lớn. (Trên thực tế các nhà khoa học bằng các phương pháp hiện đại, quan sát thấy rằng thai nhi tháng thứ bảy đã có tiếp nhận và phản ứng với âm thanh và ánh sáng từ môi trường bên ngoài).
    Trong quá trình sống và lớn lên, em bé sẽ được luyện tập kỹ lưỡng từng chút một để tạo nên các phản xạ có điều kiện theo những qui định của xã hội. Các cảm xúc có được kèm theo những hành động sẽ giúp cho bé biết được điều gì nên và điều gì không nên. Ðây là quá trình xây dựng nên vốn kinh nghiệm sống và hệ thống niềm tin của trẻ, qua đó tạo nên các thói quen của các em sau này.
    Nếu trẻ em không được đi học, không được giáo dục thì, không được tiếp cận với xã hội loài người thì trẻ sẽ hành xử hoàn toàn theo bản năng của loài vật: không biết nói, không thể giao tiếp được với người khác tuy vẫn có thể biểu lộ các cảm xúc bằng ngôn ngữ cơ thể. Ðiều này đã được chứng minh khi một số người rừng được phát hiện ra.
    Ðiểm khác biệt lớn giữa bộ não với chiếc máy vi tính, hoặc một người máy, nằm ở chỗ con người là một thực thể sống. Con người luôn không ngừng học hỏi, tự cập nhật, lựa chọn, xử lý các thông tin cảm nhận thông qua ngôn ngữ nền tảng là cảm xúc, liên tục thay đổi các dữ liệu nền tảng là các niềm tin, làm cơ sở cho các quyết định của cá nhân. Do vậy, với cùng một tác động nhưng vào những thời điểm khác nhau, cá nhân sẽ có các quyết định khác nhau.
    Vì các tiêu chí để so sánh luôn được cập nhật và thay đổi nên các nguyên tắc và các niềm tin của chúng ta cũng dễ bị thay đổi. Do vậy, bộ não sẽ tạo nên các cảm xúc khác nhau vào những thời điểm khác nhau trước những tác nhân giống nhau. Vì vậy, con người sẽ có những hành vi bất thường rất khó đoán trước.
    Tuy nhiên, các qui luật và định luật về cảm xúc sẽ là những cơ sở nền tảng để các cá nhân dựa vào đó mà hành xử trong cuộc sống. Cũng như các qui luật khác của thiên nhiên, qui luật và định luật về cảm xúc sẽ giúp chúng ta kiểm soát và tác động vào các qui trình đang xảy ra trong xã hội con người. Các qui luật về cảm xúc sẽ giúp chúng ta dự đoán và tác động vào quá trình ra quyết định của con người.
    - - -
    GIẢI THÍCH VỀ CÁC GIẤC MƠ
    Khi chúng ta ngủ, Trung tâm thần kinh cảm nhận được nghỉ ngơi và duy trì hoạt động ở một mức độ rất thấp, vì vậy, các giác quan của chúng ta trở nên rất kém nhạy cảm.
    Do hầu như không còn các tác động từ môi trường bên ngoài nên bộ não trung tâm không bị kích hoạt, không tạo ra các phản ứng đáp lại. Nhờ vậy, bộ nhớ lưu trữ, trung tâm tưởng tượng và bộ chỉ huy hành động cũng được nghỉ ngơi vì không có việc để làm.
    Mặc dù tất cả các cơ quan của não bộ đều giảm mức độ hoạt động xuống rất thấp trong trạng thái ngủ, nhưng bộ não trung tâm vẫn bị kích hoạt từ các tác nhân tạo cảm xúc từ bên trong. Các cơ chế phản ứng sẽ tương tự như ở trường hợp hai, nhưng các phản ứng không còn chính xác như khi cơ thể tỉnh táo.
    Trong giấc ngủ, các tác nhân bên trong thường do những nhu cầu thiếu hụt cảm xúc tốt, hoặc do những cảm xúc xấu ở dạng stress hoặc sốc cảm xúc tạo ra. Do các luồng thần kinh được bộ não trung tâm tạo ra trong trạng thái thụ động nên các cảm xúc được tạo ra không còn chính xác và gây ra những sai lệch, chọn không đúng các thẻ nhớ cần thiết. Vì vậy các dữ liệu, các kinh nghiệm đối ứng được truy cập từ Bộ nhớ lưu trữ cũng sẽ bị lỗi và các hình ảnh được khôi phục tại Trung tâm tưởng tượng thường rất lộn xộn, sẽ là các kịch bản rất ngộ nghĩnh, kỳ dị và khác với thực tế.
    Tuy nhiên, trong trường hợp những tác nhân bên trong đủ mạnh và rõ ràng thì các giấc mơ được trình chiếu sẽ rõ ràng, thậm chí còn có vẻ hợp lý và tạo cho cá nhân cảm nhận y như đang chứng kiến những chuyện xảy ra trong đời thật – tức giống y như các cảm nhận có từ phần ý thức của não bộ.
    - - -
    Trong một tương lai không xa, con người sẽ tạo ra được những trí thông minh nhân tạo có khả năng hiểu và có các khả năng đưa ra những phản ứng tương tự như phản ứng dựa trên cảm xúc của con người. Nhưng chắc chắn đó chỉ là một trạng thái của máy móc đã được lập trình sẵn. Ngoại trừ trường hợp con người có thể phát minh ra cách kết hợp máy móc với bộ não của con người (như câu chuyện trong bộ phim viễn tưởng RoboCop của Hollywood), máy móc sẽ mãi là máy móc.
    Cảm xúc chỉ có được ở các cơ thể sống, bởi máy không thể sống, không cảm được và không thể có được một trường nhân điện tương tự như của con người.


     
  4. Rùa Siêu Tốc Rùa ngoan nhất

    Messages:
    452
    Chương 13.(Hết)
    Bấm để xem
    Đóng lại
    - 44 -
    CẢM XÚC LOẠI NGÔN NGỮ NỀN TẢNG CỦA LOÀI NGƯỜI
    Bản thân con người luôn cảm nhận mọi thứ trên đời thông qua một ngôn ngữ nền tảng là các cảm xúc.
    Trên thế giới có rất nhiều dân tộc khác nhau và mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng. Ước tính có hơn hai nghìn năm trăm loại ngôn ngữ trên toàn thế giới. Việc trao đổi bằng tiếng nói luôn là một trở ngại lớn.
    Cho dù cá nhân là người da trắng, da đen hay da vàng, thì tác động mà cá nhân cảm nhận được cuối cùng vẫn là những cảm xúc. Khi anh nhăn mặt đau đớn, khi anh hớn hở vui vẻ, khi anh trần tư đau khổ,… tất cả các dân tộc đều có thể hiểu được trạng thái của người khác qua các cảm xúc được thể hiện bằng vẻ mặt, âm thanh, cử chỉ và điệu bộ.
    Cảm xúc chính là loại ngôn ngữ nền tảng của con người. Hiểu và kiểm soát được ngôn ngữ cảm xúc, chúng ta sẽ tác động được tới tất cả mọi người trên thế giới này.
    Cảm xúc của một cá nhân thường được biểu lộ qua ba dạng khác nhau:
    + Sự thay đổi của trường nhân điện quanh não bộ.
    + Qua ngôn ngữ âm thanh - tức qua lời nói, âm thanh do cơ quan phát âm tạo ra.
    + Qua ngôn ngữ hình ảnh - tức ngôn ngữ cơ thể, các hành vi, thái độ, cử chỉ.



    1/ Trường nhân điện của cá nhân:
    Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mỗi cơ thể sống đều có một trường nhân điện bao quanh. Bằng các loại thiết bị cảm nhận có độ nhạy cao, chúng ta đã có thể chụp ảnh được trường nhân điện của các vật thể sống. Ở con người, trường nhân điện được tạo nên từ vòng luân chuyển của máu huyết, dưỡng khí và đặc biệt là các luồng dẫn truyền thần kinh. Do tất cả mọi cảm xúc đều xảy ra trong não, do đó khi não bộ thay đổi dưới tác động của các luồng thần kinh và thành phần hóa chất - tức thay đổi các cảm xúc - thì trường điện từ quanh não cũng sẽ bị thay đổi theo.
    Việc phát hiện ra trường nhân điện đã giúp giải thích được rất nhiều hiện tượng như thần giao các cảm do các sóng điện lan truyền trong không gian, hay hiện tượng người chết nhập hồn vào người còn sống do trong một số trường hợp, gặp môi trường đặc biệt, tuy người chết rồi nhưng trường nhân điện vẫn còn và trôi đi trong không khí, tác động vào não bộ của những ai lọt vào vùng ảnh hưởng tương tự như cơ chế của từ trường nam châm lên sắt thép.
    Bằng ý thức, chúng ta rất khó cảm nhận trường nhân điện, nhưng trên thực tế, chúng ta luôn bị tác động bởi các trường nhân điện của những người xung quanh. Khả năng cảm được trường nhân điện chính là giác quan thứ 6 của con người. Những người có khả năng cảm nhận cao hoàn toàn có thể cảm được sự thay đổi của trường nhân điện.
    2/ Ngôn ngữ âm thanh:
    Ðây là cách thông dụng và dễ dàng nhất. Tuy nhiên, do cuộc sống rất phức tạp nên con người thường nói ra những điều họ nghĩ là sẽ phù hợp với người nghe nhưng lại không nêu đúng được các cảm xúc của cá nhân, hoặc sẽ thể hiện sự việc thông qua lăng kính cảm xúc của họ làm sự việc thực tế bị sai lệch.
    Do vậy, các thông điệp thể hiện cảm xúc qua lời nói thường không chính xác và không đáng tin cậy.
    3/ Ngôn ngữ hình ảnh:
    Ngoại trừ một số ngành đặc biệt như giáo viên, phát thanh viên, đa số chúng ta thường chỉ dùng lời nói trong khoảng thời gian không hơn hai tiếng đồng hồ mỗi ngày ước chừng bằng 1/8 khoảng thời gian mà cá nhân thức và hoạt động hàng ngày.
    Trong 7/8 số thời gian còn lại, chúng ta không nói bằng lời. Trong khoảng thời gian này, chúng ta luôn nói bằng các cử chỉ và vẻ mặt, thể hiện các trạng thái cảm xúc của chúng ta đây là loại ngôn ngữ bằng hình ảnh hay còn gọi là ngôn ngữ của cơ thể.
    Chúng ta thường không để ý là mình luôn luôn đang nói bằng vẻ mặt, điệu bộ, bằng thái độ và cử chỉ của chính mình, mặc dù không hề thốt ra một lời. Khi bạn bước vào văn phòng trong tâm trạng đang cực kỳ giận dữ, ngay tức khắc, nét mặt và cách thể hiện sẽ nói lên cảm xúc của bạn. Mọi người sẽ thấy được, cảm nhận được và cảm xúc xấu của bạn sẽ tạo ra các cảm xúc xấu khác cho mọi người.
    Ðiều rất dở là chúng ta thường không ý thức rằng mình đang luôn luôn nói “bằng ngôn ngữ cơ thể”. Chúng ta dễ thể hiện những thái độ rất tệ hoặc rất không tế nhị một cách thiếu ý thức và tạo ra hàng loạt các cảm xúc xấu cho người khác.
    Ngôn ngữ của cơ thể thường sẽ biểu lộ ra các trạng thái cảm xúc thật mà cá nhân khó có thể đóng kịch, hay giả bộ được.
    Do vậy, cách tốt nhất để đọc và hiểu được cảm xúc một cách chính xác là thông qua quá trình quan sát các ngôn ngữ cơ thể của đối tượng.
    - 45 -
    CHỈ SỐ CẢM XÚC EQ - EMOTIONAL QUOTIENT VÀ KHẢ NĂNG CẢM NHẬN
    Theo nghiên cứu của tiến sĩ Daniel Goleman, mỗi cá nhân đều có một năng lực cảm xúc Emotional Intelligent (tức EI).
    EI là khả năng cảm nhận, hiểu và đồng cảm được với cảm xúc của người khác. Thấy một em bé bị gãy tay chảy máu đang đau đớn, chúng ta cảm được nỗi đau của bé và tìm cách giúp đỡ bé vượt qua cơn đau. Khi thấy ai đó ăn một miếng chanh và nhăn mặt vì quá chua, bạn sẽ chảy nước miếng vì nhớ tới cảm giác cực kỳ chua của trái chanh, nếu bạn đã từng nếm thử. Gặp những cụ già ăn xin rách rưới cực khổ, chúng ta cảm thấy thương hại, xót xa cho họ, tìm cách bố thí cho họ chút ít với mong muốn giúp họ đỡ cơ cực hơn.
    Năng lực cảm xúc giúp chúng ta hiểu được và cảm được người khác, phán đoán được những nhu cầu, những phản ứng của họ, qua đó chúng ta có biện pháp tác động vào người khác, tạo cho họ các cảm xúc mà mình mong muốn, tác động vào họ, thuyết phục và dẫn dụ họ theo ý muốn của mình.
    Mức độ Năng lực cảm xúc sẽ được xác định bằng chỉ số EQ Emotional Quotient.
    EQ cũng là một dạng năng lực bẩm sinh tương tự như IQ (tức chỉ số thông minh – Intelligent Quotient), nhưng EQ lại nằm ở khả năng cảm nhận được, hiểu được hay đọc” được cảm xúc của người khác.
    Nếu thấy con bạn bị kẹp tay vào cánh cửa chảy máu và khóc, bạn sẽ tìm cách xoa dịu sự đau đớn vì bạn cảm được là nó rất đau. Khi người hàng xóm có người thân đi xa trở về, bạn sang chúc mừng, chia vui cùng họ. Khi bạn lỡ gây tổn thương cho người khác, thấy họ bị đau khổ, bạn sẽ cảm thấy hối hận và muốn xin lỗi,… Tất cả các hành động và các phản ứng của bạn phụ thuộc vào cách thức và khả năng cảm nhận được những kết quả có thể sẽ xảy ra khi bạn hành động. Sự cảm nhận này sẽ là bánh lái định hướng cho mọi người trong các mối quan hệ tương tác hàng ngày.
    Hầu hết chúng ta đều có khả năng thể hiện rất tốt các cảm xúc từ khi mới sinh ra, cũng giống như trẻ sơ sinh khi mới ra đời đều có khả năng bơi được. Nhưng do các qui định, các luật lệ và sự phức tạp của xã hội, các năng lực cảm nhận của chúng ta mất dần theo thời gian. Tất cả mọi người đang là diễn viên ở trong sân khấu cuộc đời. Chúng ta không thể khóc to lên khi đau khổ, chúng ta không thể tự do cười hét lên khi vui sướng bởi mọi việc cần phải thể hiện dựa trên các tiêu chí xã hội ta đang sống đặt ra. Các cảm xúc bị dồn nén và tạo ra vô số các vấn đề cần phải đối mặt mỗi ngày.
    Do hoàn cảnh và môi trường thay đổi, do các khái niệm về không gian, thời gian và do sự tác động của các loại luật lệ trong xã hội, con người ngày nay thường xuyên bị các bệnh rối loạn về cảm xúc, bị giảm hay mất khả năng đồng cảm với người khác. Theo thời gian, mọi người ngày càng trở nên chai lì cảm xúc và cố gắng kềm chế các cảm xúc của mình, không muốn hoặc không dám bộc lộ các cảm xúc thật của bản thân.
    Bắt nguồn từ sự dồn nén các cảm xúc xấu và thiếu thốn các cảm xúc tốt, thiếu khả năng đồng cảm do sự mặc cảm và ích kỷ của cá nhân, các loại bệnh như giết người hàng loạt, hiếp dâm, bạo lực, lừa đảo, phản bội,… ngày càng trở thành những vấn đề nổi cộm của thế giới.
    Bên cạnh đó, hàng loạt các loại bệnh về thần kinh như nhiễu tâm, đa nhân cách, mất trí, tâm thần phân liệt,… cũng đều bắt nguồn từ kết quả do các va đập làm tổn thương não, hoặc sự dồn nén và bị tác động bởi các cảm xúc xấu do môi trường sống tạo ra.
    Trong thực tế những người có năng lực xúc cảm cao (EQ) thường trở thành người lãnh đạo, những nhà ngoại giao, nhà buôn thành đạt.
    - 46 -
    CÁC BIỆN PHÁP ÐỂ THAY ÐỔI VÀ LÀM
    Tất cả các cá nhân đều hướng đến việc tìm cách nâng cao đời sống tinh thần của mình bằng một hay nhiều phương thức khác nhau. Sau đây là một số phương thức giúp tạo ra và nâng cao mức độ của các cảm xúc tốt.
    Năm biện pháp làm giàu cảm xúc:
    1+ Nỗ lực làm việc và tìm kiếm trong cuộc sống những điều kiện để thỏa mãn các nấc nhu cầu.
    2+ Tự kỷ ám thị.
    3+ Tham gia các hoạt động xã hội.
    4+ Sử dụng các niềm tin và tư tưởng của tôn giáo.


    5+ Dùng các chất kích thích.
    1/ Nỗ lực làm việc để thỏa mãn các nhu cầu
    Ðây là cách mà tất cả mọi người đều phải làm. Sự khác biệt quan trọng chính là các hệ qui chiếu cảm xúc và thái độ sống tích cực hay tiêu cực của cá nhân trong quá trình làm việc. Người có suy nghĩ tích cực sẽ luôn có được sự hài lòng, còn người suy nghĩ tiêu cực sẽ chỉ thấy toàn đau khổ.
    Tiền và Quyền là mục đích chính mà hầu hết các cá nhân đều hướng tới. Sự thỏa mãn thực sự không nằm ở Tiền hay Quyền lực mà chính là các cảm xúc tốt do hai yếu tố này mang lại.
    Tiền và Quyền sẽ là những công cụ đa năng để giúp chúng ta có được các cảm xúc tốt. Có tiền, bạn sẽ có thể mua được những dịch vụ, những loại hàng hóa giúp chúng ta sống dễ chịu hơn, đầy đủ hơn. Khi có quyền, chúng ta sẽ được người khác phục tùng, kính trọng và họ sẽ phải mang lại các cảm xúc tốt cho chúng ta. Nhưng cần ý thức rằng tiền và quyền sẽ không tạo cho bạn cảm xúc tốt nếu bạn không biết xử dụng đúng cách. Tiền và quyền khó có thể mua được trí thông minh, ý chí, năng lực sáng tạo, năng lực cảm xúc hoặc mua thêm được thời gian. Trong đa số các trường hợp, sự tham lam tiền bạc luôn là nguyên nhân tạo nên những nỗi bất hạnh, những vấn đề đau khổ, các tệ nạn xã hội và các thảm họa cho môi trường,…
    2/ Tự kỷ ám thị
    Từ xa xưa người ta đã ý thức là không nhất thiết phải có tiền và quyền thì mới đạt được các cảm xúc tốt.
    Tự kỷ ám thị là cách tự hài lòng với những gì mình đạt được. Bằng cách so sánh với những điều kiện sống, những hệ qui chiếu cảm xúc thấp hơn mình, hoặc tự tìm cho mình các cảm xúc tốt bằng cách tăng cường mức độ cảm nhận. Tự kỷ ám thị sẽ giúp bạn tìm ra những giá trị tinh thần tích cực từ những điều bình thường trong cuộc sống.
    Từ xa xưa, con người đã nhận ra rằng các cảm xúc tốt có được không chỉ do tác động từ bên ngoài mà còn tạo nên từ các ý nghĩ của cá nhân. Tùy vào cách chọn lựa những yếu tố tác động mà chúng ta sẽ có được những cảm xúc tốt mà không cần phải tốn tiền, không tốn nhiều nỗ lực. Bản sẽ cảm thấy được nhiều điều khi chú ý cảm nhận tất cả sự việc xảy ra quanh mình và đi tìm các giá trị riêng ở trong những sự việc này. Tự kỷ ám thị còn có những cách gọi khác như Zen, Thiền, Tu, Về với thiên nhiên,… Ðây thực chất là những phương pháp giúp cá nhân chủ động kiểm soát được các cảm xúc của bản thân.
    Tại các nước Phương Tây hiện nay đang rất thịnh hành phương pháp NLP - tức Neuro-Linguistic Programming - đây là một phương pháp lập chương trình cho trí não - tự điều khiển não bộ để tạo ra các cảm xúc tốt. Cách đơn giản để bạn có thể áp dụng kỹ thuật này là tự xác định cho mình những từ khóa tương đương với những trạng thái cảm xúc quan trọng. Mỗi khi bạn rơi vào các trạng thái cảm xúc đã được lập trình, các từ khóa sẽ xuất hiện trong tâm trí của bạn, giúp bạn vượt ra khỏi ảnh hưởng của cảm xúc, kiểm soát được các hành vi của mình và qua đó vượt qua được các tình huống khó khăn.
    Ví dụ:
    Mỗi khi gặp thất bại, chúng ta sẽ dễ rơi vào các trạng thái chán nản, tuyệt vọng,… từ khóa mà chúng ta có thể dùng là thử thách – tượng trưng cho quan niệm: Không bao giờ thất bại – tất cả là thử thách.
    Mỗi khi rơi vào tình huống giận dữ, từ khóa có thể sẽ là Andrenalin – tức nhắc bản thân rằng: cần kiểm phải soát lượng andrenalin trong não, không để các suy nghĩ làm chúng ta mất kiểm soát.
    3/ Tham gia các hoạt động xã hội
    Ðây là một phương pháp rất thịnh hành hiện nay trên thế giới. Dựa trên khái niệm cho tức là nhận, khi tham gia vào các hoạt động xã hội đích thực, bản thân cá nhân tham gia sẽ có được niềm tự hào về ý nghĩa của công việc và được sự công nhận của xã hội, dành được sự kính trọng cũng như tình cảm của tập thể. Việc tham gia các hoạt động xã hội đáp ứng cho nhu cầu bản năng là duy trì nòi giống và sẽ tạo ra các cảm xúc rất tốt đẹp. Nếu đứng ở góc độ bên ngoài thường bạn sẽ khó có thể thấy được giá trị cảm xúc mà loại hoạt động này mang lại.
    4/ Các niềm tin và tư tưởng tôn giáo
    Tin vào tôn giáo là một phương pháp tương đối dễ và được hầu hết mọi người áp dụng. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ thành khẩn, vào đức tin của cá nhân.
    Các tôn giáo là chỗ dựa tinh thần, giúp giải tỏa các cảm xúc xấu, tạo cho cá nhân những hệ giá trị riêng về lẽ sống, về tư tưởng, cách suy nghĩ… để đạt được cảm xúc tốt.
    5/ Sử dụng các loại chất kích thích
    Ðây là biện pháp dễ thực hiện nhất, nhưng cũng dễ gây ra những hậu quả tai hại nhất.
    Không phải dễ dàng để thường xuyên có được một cảm xúc tốt vì vậy cách dùng chất kích thích cho cá nhân sự cảm nhận tức thì.
    Sự tai hại là khi cơ thể đã quen với liều lượng ban đầu thì cá nhân phải tăng mức độ sử dụng nhiều hơn và kết cục là tự hủy hoại cơ thể => Tất cả các chất kích thích, dù nhân tạo hay tự nhiên, khi cá nhân lạm dụng quá mức đều sẽ gây tai hoạ cho chính cá nhân sử dụng nó.
    BA HƯỚNG THAY ÐỔI GIÚP TẠO CÁC CẢM XÚC TỐT
    1/ Thay đổi môi trường sống và làm việc.
    2/ Thay đổi các qui trình trong cuộc sống và công việc.
    3/ Thay đổi các niềm tin và các hệ qui chiếu cảm xúc.
    - 47 -
    SỐ PHẬN CUỘC ÐỜI BẠN LÀ DO CHÍNH BẠN TẠO NÊN
    Bắt đầu từ những phản xạ theo bản năng sống còn của giống nòi và của bản thân, con người đã từng bước một phát triển theo qui luật tiến hoá mà Darwin đã chỉ ra.
    Trong quá trình sinh ra, lớn lên và trưởng thành, chúng ta đã được xã hội xung quanh lập trình một cách rất sâu sắc. Khi rơi vào một tình huống, chúng ta sẽ chọn một trong số vài phương án phản ứng theo kinh nghiệm mà xã hội đã dạy ta.
    Ða phần mọi người đều không hiểu và không giải thích được tại sao chúng ta tồn tại trong thế giới này, tại sao chúng ta đã hành xử như thế này hoặc như thế kia. Tại sao chúng ta tạo nên chính số phận của mình.
    Do sự thiếu hiểu biết, chúng ta đành chấp nhận tin rằng có một thế lực siêu nhiên nào đó đã sắp xếp và dẫn dắt tất cả mọi người trên thế gian này.
    Trên thực tế, chính cảm xúc đã dẫn dắt tất cả chúng ta tạo nên cuộc đời của mình.
    Số phận và nhân cách của một người phụ thuộc vào những sự kiện ngẫu nhiên xảy ra trong cuộc đời của cá nhân và sẽ tạo cho cá nhân sự nhận thức về thế giới xung quanh.
    Cuộc đời của chúng ta đang tồn tại và phát triển theo qui trình như sau:
    [Tác nhân bên ngoài] => [Cảm xúc] => [Kiến thức]=> [Suy luận dựa trên kinh nghiệm đối ứng] => [Hành vi] => [Kinh nghiệm mới] => [Niềm tin] => [Thói quen] => [Tính cách] => [Số phận]
    Như vậy, tính cách và số phận của mỗi chúng ta đang bị ảnh hưởng và lệ thuộc vào các tác nhân tạo cảm xúc và dựa vào vốn kinh nghiệm đối ứng - tức vốn kiến thức của cá nhân.
    Khi ý thức được điều này, nếu có một chương trình huấn luyện phù hợp, con người hoàn toàn có thể tạo ra các anh hùng hay những vị thánh bằng cách gắn các hành động của cá nhân vào cùng với những cảm xúc mong muốn để tạo ra các thói quen và các phản ứng có điều kiện. Phương pháp này đã được con người áp dụng hàng ngàn năm nay để luyện thú rừng thành thú nhà, luyện thú hoang biết biểu diễn xiếc. Người ta sẽ thưởng thức ăn khi con vật thực hiện được một động tác cần thiết, sẽ cho chúng ăn roi vọt khi chúng cố tình không nghe lệnh.
    Tuy nhiên, con người cần một cơ chế dạy dỗ và đào tạo khác hơn, tinh tế và phức tạp hơn, bởi vì trong mỗi chúng ta có hai bản năng khó có thể thay thế là duy trì sự tồn tại của giống nòi và duy trì sự tồn tại của bản thân.
    Nếu không hiểu được cảm xúc thì rất khó để giáo dục, huấn luyện và đào tạo con người một cách hiệu quả.
    Khi chúng ta không hiểu biết về những gì xảy ra xung quanh, chúng ta sẽ lo sợ, mất đi sự tin tưởng vào khả năng của bản thân và dễ bị thất bại. Sự tự tin chỉ có được khi bạn có bản lĩnh và có vốn kinh nghiệm đối ứng đủ lớn.
    Nếu bạn không biết điều gì xảy ra và chuyện gì đã xảy ra bạn sẽ lo sợ và phải cầu cứu hoặc dựa vào một ai đó có đủ kinh nghiệm. Trong cuộc sống, khó ai có thể biết được mọi chuyện xảy ra. Vì vậy luôn tồn tại các cơ hội để những người thông thái (biết nhiều hơn người khác) hoặc những cá nhân có bản lĩnh đứng ra cung cấp niềm tin cho mọi người.
    Khi đã đối mặt với sự thiếu hiểu biết và nỗi sợ thì tất cả mọi người, từ tổng thống cho tới dân thường đều mất niềm tin vào bản thân. Họ sẽ phải cố tạo cho mình sự tự tin bằng cách dựa vào sự hiểu biết và chỉ dẫn của người khác như thần thánh, người lãnh đạo tinh thần, từ sự hướng dẫn của các bác sĩ tâm lý, của những vị thầy bói, thầy tướng số, hay các quẻ tử vi.
    Từ khi sinh ra, mỗi chúng ta là một cơ thể sống hoàn hảo và có những khả năng tương tự như nhau. Sự chọn lọc của tự nhiên đã tạo ra giới tính, tạo ra các cấu trúc của cơ thể, sự phức tạp của não bộ cũng như sự đa dạng trong các loại cảm xúc của con người. Thông qua các hiểu biết, qua các nhu cầu và các năng lực về cảm xúc, chúng ta có thể tạo ra những điều kỳ diệu cho chính bản thân mình và cho mọi người.
    - 48 -
    CẢM XÚC LÀ CÔNG CỤ THÚC ÐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
    Cảm xúc đã đóng vai trò cốt lõi trong suốt quá trình hàng triệu năm tiến hóa của xã hội loài người. Chúng ta phát hiện ra lửa bởi lửa đã mang lại những cảm xúc tốt. Lửa giúp chúng ta giữ nhiệt, tạo ra các cảm giác ấm áp. Lửa tạo ra ánh sáng để chúng ta có thể thấy mọi vật trong đêm tối và tạo cho chúng ta cảm giác an toàn.
    Tương tư như vậy, với sự cảm nhận về các cảm xúc tốt, con người đã dùng khả năng tưởng tượng của mình sáng tạo ra tất cả những thứ tạo ra cho cá nhân những cảm xúc tốt, giúp cho các cá nhân tồn tại tốt hơn.
    Việc sáng tạo ra ngôn ngữ và chữ viết là những phát kiến vĩ đại, tạo ra những bước tiến lớn lao của xã hội con người. Các giá trị vô hình như kiến thức, thông tin và cả các cảm xúc đều dễ dàng được ghi lại và nhân bản lên.
    Bắt đầu từ thơ ca, các phát minh sáng chế, các câu chuyện lịch sử, các tư tưởng vĩ đại hay các bộ tiểu thuyết đầy xúc cảm,… tất cả các giá trị thứ vô hình đã được lưu lại một cách chắc chắn trong sách vở. Và ngày nay, chúng được lưu lại trong các công cụ lưu trữ kỹ thuật số hiện đại.
    Lịch sử nhân loại chính là sự phát triển và tích lũy các giá trị vô hình.
    Các của cải vật chất, các đền đài hay các công trình kiến trúc sẽ bị tiêu hủy theo thời gian, nhưng các giá trị vô hình thì luôn được lưu lại và được chia sẻ. Với chữ viết con người có thể nhân bản và chia sẻ các giá trị vô hình. Các phát minh như telephone, radio, television và gần đây nhất là máy vi tính và internet đã tạo nên những cơ hội vô tiền khoáng hậu để loài người có thể chia sẻ và nhân bản các giá trị vô hình này. Ngày nay bạn có thể rất dễ dàng lấy được hoặc chia sẻ các giá trị vô hình qua nhiều phương tiện truyền thông và qua mạng internet mà cảm xúc chính là ngôn ngữ gốc để chúng ta cảm nhận các giá trị vô hình đó.
    Tương lai sẽ tùy thuộc rất nhiều vào khả năng hiểu và kiểm soát cảm xúc của mỗi cá nhân.
    * * *
    PHẦN KẾT
    Lý thuyết về cảm xúc giúp chúng ta thấy được một thế giới mới, một nền kinh tế mới của xã hội loài người - Một thế giới Phi vật chất và một nền kinh tế Tinh Thần.
    [Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.thichtruyen.vn - gác nhỏ cho người yêu sách.]
    Với các hiểu biết căn bản về cảm xúc, chúng ta có thể áp dụng các qui luật và các định nghĩa về cảm xúc vào nhiều trường hợp khác nhau trong cuộc sống. Cụ thể như:
    + Kiểm soát kiểm soát cảm xúc của bản thân để từ đây, chúng ta luôn tránh được các cảm xúc xấu và có thêm nhiều cảm xúc tốt.
    + Quản lý và tác động vào con người trong các tổ chức và các xã hội để khích lệ, gắn kết mọi người, tạo cho họ có được sự no đủ về đời sống tinh thần.
    + Tăng khả năng hiểu cảm xúc của người khác và tương tác tốt với họ, phát triển các chiến lược, các chiến thuật đối nhân xử thế và phân tích tình huống như những Khổng Minh thời nay.
    + Nghiên cứu các tổ hợp cảm xúc tạo thành công hoặc tăng cường năng lực suy nghĩ, năng lực học tập của não bộ.
    + Nghiên cứu ra các tổ hợp cảm xúc và các phương pháp tạo ra cảm xúc để nâng cao khả năng tự chữa bệnh, trẻ hoá cơ thể, nâng cao khả năng sống và làm việc.
    + Phân tích để đưa ra những giải pháp chữa trị các loại bệnh do lệch lạc hoặc thiếu hụt cảm xúc.
    + Xây dựng các phương pháp và các kế hoạch để phát triển các giá trị tinh thần cho cá nhân, cho tổ chức và cho xã hội.
    + Áp dụng vào giáo dục để tạo ra những phương pháp giáo dục con người hoàn hảo, mang lại những giá trị lớn cho xã hội.
    + Áp dụng vào các ngành kinh doanh và dịch vụ, các ngành sản xuất giúp tạo ra các loại sản phẩm mới, các dịch vụ mới, cho con người những giá trị cảm xúc mới chất lượng hơn.
    + Và còn rất nhiều ứng dụng khác nữa đang đợi chúng ta khám phá.
    Cùng với cách suy luận sáng tạo của bạn, chúng ta sẽ có thêm những khái niệm mới, những phương pháp đo lường mới để áp dụng lý thuyết về cảm xúc vào thực tế. Khái niệm cảm xúc giúp ta thấy được những lãnh vực mới này để có thể dễ dàng khai thác, phát triển và tích lũy được các của cải vô hình những của cải tinh thần, nhằm tạo nên sự thịnh vượng đích thực cho xã hội và cho chính bản thân mỗi chúng ta.
    Mong được tiếp tục chia sẻ với bạn đọc các qui luật và những khái niệm kinh doanh mới của nền kinh tế tinh thần trong các tập sách:
    + NHỮNG QUI LUẬT CỦA NỀN KINH TẾ CẢM XÚC

    + BÍ MẬT VỀ QUẢN LÝ CON NGƯỜI.
    NGUYỄN NAM TRUNG - 11/2005
     
Thread Status:
Not open for further replies.
Trả lời qua Facebook
Loading...