Lông măng là gì? Lông măng hay còn gọi là lông tơ, lông đẹn, lông cáy chính là lớp bảo vệ làn da non nớt của bé trong những năm tháng đầu đời, bé càng nhiều lông măng thì bé càng khoẻ mạnh, đầy sức sống. Khi bé lớn lên theo thời gian khoảng vài tháng lông măng cũng sẽ tự rụng dần, đến 1 tuổi sẽ rụng hết, một số ít phải đến 2-3 tuổi. Tuy nhiên với bé nào lông măng nhiều quá các mẹ có thể dùng các phương pháp sau để tắm cho bé bớt dần, tuyệt đối không nhổ lông hoặc cạo lông cho bé sẽ gây viêm da, các phương pháp tắm đều do các cụ truyền lại nên có thể là an toàn với làn da của bé, tuy nhiên thì không phải cái gì cũng tuyệt đối nên để an tâm hơn các mẹ có thể tắm cho bé 1, 2 lần xem không có phản ứng gì thì có thể tắm cho bé. Hình ảnh lông măng em bé. Lưu ý khi tắm cho bé: Chỉ tắm lá cho trẻ sơ sinh khi đã rụng rốn nhằm tránh nhiễm khuẩn đường rốn. Nên đun sôi, để nguội nước lá trước khi tắm. Tẩy lông măng cho bé bằng nước lá đậu ván: Đun sôi lá đậu ván với nước, cho thêm xíu muối, xong vò nát lá ra, lấy nước đó hòa thêm nước ấm tắm cho bé, tắm xong tráng lại bằng nước ấm bình thường. Tẩy lông măng cho bé bằng nước lá nhọ nồi: Giã nát lá cỏ mực hay còn gọi là nhọ nồi, hòa thêm với nước ấm, lấy khăn sạch chấm nước đó lên người em bé, vừa chấm vừa lăn tròn tròn kiểu như vê những sợi lông lại, làm vài lần là hết. Tẩy lông măng cho bé bằng lá trầu: Dùng lá trầu và quả cau, giã nát, lấy cốt hòa thêm nước ấm cho loãng rồi dùng khăn xô lau nhẹ nhàng vùng da có nhiều lông măng, không được mạnh tay có thể làm xước da bé, xong tắm lại bằng nước ấm và chanh tươi cho bé để khử mùi lá trầu. Tẩy lông măng cho bé bằng lá vông.. tương tự như nước lá đậu ván.. Lông măng trẻ sơ sinh.. Ngoài ra còn một số phương pháp các mẹ hay lưu truyền theo mình là không nên dùng có thể làm hại da bé: Lấy bột mỳ nhão bôi lên da của bé. Dùng nước hoa hồng để thoa lên da bé. Dùng thuốc lào có thể khiến bé bị ngộ độc nicotin qua da. Nước bún tươi ngâm 4-5 ngày. Dùng lòng trắng trứng gà bôi lên có thể gây nhiễm khuẩn da. Cho uống sữa tươi để nhanh rụng lông tơ, không nên vì sữa tươi có thể nhiễm khuẩn làm bé rối loạn tiêu hóa. Chúc các mẹ và các bé luôn khoẻ mạnh, xinh đẹp Tài Trợ: Vòng Dâu Tằm Theo Mệnh Cho Bé, Giúp Trẻ Không Khóc Đêm
Các mẹ có thể đọc thêm để tham khảo: Nguyên nhân mọc lông tơ ở bé Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, bé đã phát triển lông tơ (nhất là 3 tháng cuối). Hầu hết các bé chào đời đều có lông tơ phủ trên người. Có bé thì có lông tơ mịn, mỏng. Có bé lớp lông tơ dày hơn nhưng đều không đáng lo ngại. Thời điểm lông tơ tự rụng Khoảng 5 tuần sau đó, lông tơ của bé sẽ tự rụng mà mẹ không cần dùng biện pháp tẩy, cạo lông tơ cho con. Với một số bé, phải đợi đến khi bé được 1 tuổi thì lông tơ mới rụng. Một số hiếm các bé vẫn có lông tơ cho đến tận 3 tuổi. Quan niệm sai lầm về lông tơ Nhiều mẹ tin là bé có lông tơ nhiều sẽ hay vặn mình, khó ngủ, còi cọc, hay quấy. Các bác sĩ khẳng định, thông tin trên là không có cơ sở khoa học. Bé hay vặn mình, quấy khi ngủ có thể do thiếu canxi, mẹ cần đưa bé đi khám để bác sĩ bổ sung vitamin D và canxi cho bé. Trường hợp cần đưa bé đi khám Nếu lông tơ ở bé càng ngày càng mọc nhiều, bé có một túm lông ở xương sống thì mẹ cần đưa bé đi khám vì có thể bé bị trục trặc ở hệ thần kinh.
Hỏi đáp với bác sỹ: Cháu nghe nói, dùng lá cây thị nấu nước tắm cho bé sẽ chữa được bệnh này phải không ạ? Bác sĩ ơi, Con gái cháu từ khi mới sinh ra cơ thể đã có rất nhiều lông ở vai, lưng, tay và chân, nhất là ở vùng trán. Cháu thường tắm cho con bằng nước ấm pha chút muối, hoặc nước nấu từ quả mướp đắng và kỳ mạnh vì nghe nói làm như thế lông trên người bé sẽ rụng bớt đi. Nhưng đến nay bé đã gần 10 tháng tuổi mà chứng nhiều lông vẫn không giảm bao nhiêu, thậm chí nếu nhìn kỹ còn thấy cả.. ria mép của bé! Hic.. Bác sĩ ơi! Có phải do khi có bầu cháu ăn nhiều trứng quá không trứng gà, trứng vịt? Cứ tình hình này thì vợ chồng cháu phải.. bù lỗ cho con gái quá! Cháu nghe nói, dùng lá cây thị nấu nước tắm cho bé sẽ chữa được bệnh này phải không ạ? Cháu mong các bác sĩ chỉ cho cháu cách chữa chứng nhiều lông trên người bé. Cháu cảm ơn các bác sĩ nhiều! Quỳnh – Đà Nẵng Bác sỹ trả lời: Mến chào Quỳnh, Làm sao để loại bỏ những vùng "có lông tơ" mọc không đúng chỗ này một cách an toàn? Đó là nỗi băn khoăn của các bà mẹ khi thấy con mình có quá nhiều lông tơ. Lớp lông ở lưng của bé được gọi là lông tơ, lớp lông này bắt đầu mọc từ 3 tháng cuối của thai kỳ, lúc thai nhi còn trong bụng mẹ, hầu hết trẻ sơ sinh sau sinh ra đều có lớp lông tơ rất mịn này, thường thấy ở lưng, vai, tai và trán. Bình thường lớp lông tơ này sẽ rụng đi trong vòng 5 tuần đầu sau sinh, tuy nhiên ở một số trẻ, lớp lông tơ này vẫn tiếp tục thêm vài tháng hoặc lâu hơn. Đến khi bé tròn 1 tuổi, phần lớn lớp lông tơ này sẽ rụng hết, một số ít vẫn phải sống chung với lớp lông tơ này đến khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Bé mới 10 tháng nên bạn không phải lo lắng nhé, lớp lông này có được là do ảnh hưởng từ cha mẹ, chứ không phải do bạn ăn nhiều trứng, việc tắm cho bé rụng lông tơ theo dân gian có đề cập đến là lá cỏ mực, nhọ nồi, lá đậu ván, còn lá cây thị thì tôi chưa nghe đến nên không thể khẳng định với bạn việc này. Do vậy, yếu tố di truyền của cha mẹ mới là quan trọng nên con gái bạn cũng sẽ được thừa hưởng gen này từ cha mẹ. Lớp lông này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, vì vậy, bạn đừng quá coi trọng việc loại bỏ nó nhé. Thân ái! BS Nguyễn Thị Thu Thảo
Hướng dẫn cách tắm cho bé sơ sinh Trước tiên các ông bố bà mẹ hãy dành khoảng nửa giờ chuẩn bị mọi thứ cần thiết và giữ cho tâm trạng thoải mái, bạn sẽ thích thú với công việc này và rất vui khi tắm bé cho đứa con thân yêu. Sau 1 tuần bạn sẽ quen dần với việc tắm cho bé . Chuẩn bị đồ để tắm trẻ sơ sinh: Phòng tắm kín gió. Đặt nhiệt độ phòng khoảng 27 độ C - 74 độ F trước khi cởi quần áo cho bé. Chậu tắm, khăn tắm, xà phòng tắm cho trẻ nếu có, dầu gội, quần áo sạch. Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà: Bước 1: Đặt một chiếc khăn vào đáy chậu để tránh cho bé bị trượt. Bước 2: Đổ nước vào chậu. Cho nước nóng vào trước và thêm nước lạnh vào sau. Bước 3: Bắt đầu rửa mặt trước bằng cách lấy một miếng bong sạch lau từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bong làm sạch vành tai. Tuyệt đối không cho vào trong tai bé. Bước 4: Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Bắt đầu từ chỗ sạch nhất: Khuôn mặt. Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ. Bước 5: Vệ sinh phần bụng. Khi bé lớn dần lên, chân tay cũng to ra, vì vậy, chú ý làm sạch những nếp gấp. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng. Lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng. Bước 6: Gội đầu cho bé. Bế bé ra khỏi chậu, sau đó, đặt bé vào khăn, quấn lại để giữ ấm cho bé. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay. Sau khi rửa sạch, dùng một chiếc lược tròn, mềm để kích thích da đầu. Bước 7: Nhẹ nhàng thấm khô người bé. Lau khô kẽ ngón tay và chân Vệ sinh rốn cho trẻ sau khi tắm: Dùng cồn để sát trùng rốn Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài. 1 que gòn chỉ lau qua 1 vòng, không lau qua lau lại, bỏ que gòn này và dùng thêm các que gòn khác nếu cần Dùng que gòn để làm khô rốn Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tả dưới rốn Bạn nên để ý rửa tay trước khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh Lưu ý khi tắm trẻ sơ sinh: Tắm trẻ sơ sinh hàng ngày trong tháng đầu giúp bé đỡ ngứa ngáy, có giấc ngủ ngon hơn.. Mực nước trong chậu chỉ 5 - 8cm Không được để bé một mình Nước phải đủ ấm nhưng không được quá 30 độ C. Để kiểm tra nhiệt độ nước, bạn có thể dùng cùi trỏ tay vì da cùi trỏ nhạy cảm hơn da bàn tay. Để tránh cho bé bị trượt, phải vòng tay giữ cho đến khi bé ngồi vững. Tắm cho bé sơ sinh dùng sữa tắm là loại nhẹ và chắc chắn không làm cay mắt bé. Không phải bé nào cũng thích tắm. Vì vậy, nếu bé khó chịu hay nổi cáu thì phải tắm cho bé thật nhanh.