Câu 10: Phân tích các điều kiện xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc? Bấm để xem Các điều kiện xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: - Phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ, đồng thời tôn trọng các lợi ích khác biệt chính đảng. - Phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc - Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. - Phải có niềm tin vào nhân dân. 1. Phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ, đồng thời tôn trọng các lợi ích khác biệt chính đảng. - Phải chú trọng xử lý các mối quan hệ lợi ích rất đa dạng, phong phú trong xã hội Việt Nam. Chỉ có xử lý tốt quan hệ lợi ích, trong đó tìm ra điềm tương đồng, lợi ích chung thì mới đoàn kết được lực lượng. - Mục đích chung của Mặt trận được Hồ Chí Minh xác định cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, nhằm tập hợp tới mức cao nhất lực lượng dân tộc vào khối đại đoàn kết. Theo Người, đại đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu. - Theo Người cho rằng, nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì. - > Đoàn kết phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích căn bản của nhân dân lao động làm mục tiêu phấn đấu; đây là nguyên tắc bất di bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết và là mẫu số chung để quy tụ các tầng lớp, giai cấp, đảng phải, dân tộc và tôn giáo vào trong Mặt trận. 2. Phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc. - Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc và đã trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. 3. Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. - Theo Hồ Chí Minh, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu.. Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi người, có vậy mới tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người từng căn dặn đồng bảo: "Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng văn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này hay thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang". 4. Phải có niềm tin vào nhân dân. - Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân sống, phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao trong cuộc sống. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc "Nước lấy dân làm gốc", "Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân", đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý mácxít"Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Dân là chỗ dựa vững chắc đồng thời cũng là nguồn sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết định thắng lợi của cách mạng. Vì vậy, muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, phải có niềm tin vào nhân dân. => Bốn điều kiện trên là nền tảng để xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, mang tính chiến lược và thực tiễn cao. Chúng không chỉ phản ánh tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tư duy cách mạng hiện đại, đảm bảo đoàn kết toàn dân tộc để đạt được mục tiêu chung: độc lập - tự do - hạnh phúc .
Câu 11: Tư tưởng Hồ chí Minh về hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – mặt trận dân tộc thống nhất? Bấm để xem * Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất. - Trong TT HCM, đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở vấn đề lý luận. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. - Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, là nơi quy tụ, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức, cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. - Do yêu cầu và nhiệm vụ của từng chặng đường lịch sử, Mặt trận dân tộc thống nhất đã có những tên gọi khác nhau: § Hội Phản đế đồng minh (1930) § Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936) § Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (1939) § Mặt trận Việt Minh (1941) § Mặt trận Liên Việt (1951) § Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960) § Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam (1968) § Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (các năm 1955, 1976).. - Tuy nhiên, dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng thực chất chỉ là một, là tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức, cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. * Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất: + Đảm bảo sự lãnh của Đảng Cộng Sản Việt Nam + Dựa trên liên minh công – nông- tri thức Một là, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Sở dĩ phải lấy liên minh công - nông làm nền tảng vì: Họ là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết và cũng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn hết. Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn của mọi tầng lớp khác. - Người cũng căn dặn, làm cách mạng phải có tri thức và tầng lớp trí thức rất quan trọng đối với cách mạng. Người nêu ra quan điểm: Trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng CNXH, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang; và công, nông, trí cần đoàn kết chặt chẽ thành một khối. - Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là công việc của toàn dân tộc, song chỉ có thể được củng cố và phát triển vững chắc khi được Đảng lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận là vấn đề mang tính nguyên tắc, vừa là một tất yếu đảm bảo cho Mặt trận tồn tại, phát triển và có hiệu lực trong thực tiễn. - Mối quan hệ giữa Đảng và Mặt trận là mối quan hệ máu thịt. Không có Mặt trận, Đảng không có lực lượng, không thể thực hiện được nhiệm vụ cách mạng; không có sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận không thể hình thành, phát triển và có đường lối đúng đắn. - Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là thành viên của Mặt trận. Đảng lãnh đạo bằng việc xác định chính sách mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng. Đảng phải dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng nhân ái, chân thành để cảm hóa, khơi dậy tinh thần tự giác, tự nguyện, không gò ép quan liêu mệnh lệnh. Hai là, phải xuất phát từ mục tiêu vì nước vì dân: - Độc lập, tự do là nguyên tắc bất di bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết, là mẫu số chung để quy tụ các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo vào trong Mặt trận dân tộc thống nhất. - Trên cơ sở xác định lợi ích tối cao của dân tộc, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra các tiêu chí đảm bảo quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân là độc lập, tự do và hạnh phúc. Ba là, phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ: - Nguyên tắc hiệp thương dân chủ đòi hỏi tất cả mọi vấn đề của Mặt trận đều phải được đem ra để tất cả các thành viên cùng nhau bàn bạc công khai, đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức - Thực hiện nguyên tắc này cũng phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt. Bốn là, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết. Phương châm là "cầu đồng tồn dị" lấy cái chung để hạn chế cái riêng. Trong đoàn kết phải luôn đấu tranh chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, đồng thời chống khuynh hướng đoàn kết một chiều. - Người nhấn mạnh: Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học hỏi những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân. Tóm lại, muốn tiến lên CNXH thì toàn dân cần đoàn kết lâu dài, đoàn kết thực sự và cùng nhau tiến bộ.