Bài luận về tư tưởng Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi thanghn, 13 Tháng sáu 2023.

  1. thanghn

    Bài viết:
    3
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật là một bộ phận cấu thành của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với các dấu mốc lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng gần sáu mươi năm liên tục của Người (từ năm 1911 đến năm 1969) là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại. Cùng với tư tưởng về nhà nước, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật khá phong phú và đa dạng thể hiện tập trung ở những điểm sau: Bản chất của pháp luật; vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền con người; quản lý nhà nước và xã hội; quyền dân chủ và làm chủ của nhân dân; thực hiện pháp luật, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật và dân chủ, giữa pháp luật và đạo đức nhằm hướng tới xây dựng một hệ thống pháp luật dân chủ của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Những tư tưởng của Người về pháp luật là chỉ dẫn quan trọng để Đảng và Nhà nước ta tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay với mục tiêu xây dựng: "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân", "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ" [1] . Với ý nghĩa như vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay" làm bài tiểu luận của mình nhằm làm rõ giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, sự vận dụng những tư tưởng pháp luật của người trong thực tiễn ở Việt Nam, những thành tựu, hạn chế từ đưa ra một số giải pháp định hướng trong việc tiếp tục vận dụng có hiệu quả tư tưởng của Hồ Chí Minh trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.

    I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁP LUẬT

    1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của pháp luật

    Đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác- xít, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong các nhà nước bóc lột, pháp luật là vũ khí của giai cấp thống trị dùng để cai trị các giai cấp đối kháng, pháp luật đó là ý chí của thiểu số, bảo vệ, duy trì lợi ích của giai cấp thống trị và áp bức đa số nhân dân lao động: "Pháp luật cũ là ý chí của thực dân Pháp, không phải là ý chí của toàn thể nhân dân ta" . "Pháp luật là vũ khí của giai cấp thống trị để trừng trị giai cấp chống lại mình; mục đích đầu tiên của pháp luật bóc lột là trừng trị là áp bức giai cấp; bản chất của pháp luật bóc lột là phản dân chủ, phản tiến bộ. Do đó" Không có pháp luật chung chung, mà chỉ có một bên là pháp luật cách mạng tiến bộ và một bên là pháp luật phản động ".

    Về bản chất pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện

    Thông qua tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã

    Hội. Pháp luật của nước ta là ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc, nó bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động. Pháp luật đó nhằm mục đích đấu tranh, loại trừ áp bức, bất công, thiết lập trật tự và công bằng xã hội. Ngoài mang tính giai cấp pháp luật còn mang tính nhân dân và tính dân tộc. Tính nhân dân trong pháp luật không chỉ thể hiện ở chỗ nội dung các đạo luật ghi nhận quyền và lợi ích của nhân dân mà còn thể hiện chỗ nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng các đạo luật. Tổng kết qua 2 đợt thảo luận về Hiến pháp năm 1959, Hồ Chủ tịch viết: " Nhân dân ta đã hăng hái sử dụng quyền dân chủ của mình để xây dựng Hiến pháp của mình. Nhân dân các địa phương, các cơ quan đoàn thể, các đơn vị bộ đội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, nhiều đồng bào ở miền Nam và kiều bào ở nước ngoài, các báo chí đã góp nhiều ý kiến ".

    Pháp luật theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn thể hiện rõ nét tính dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Pháp luật theo tư tưởng của Người luôn gắn chặt với quyền tự quyết cho dân tộc ta thể hiện rõ quan điểm này trong Bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ năm 1945 mà Người thay mặt Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa công bố trước quốc dân và toàn thế giới.

    1.2. Vai trò của pháp luật

    1.2. 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo quyền con người

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người được phát triển trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người xác định rõ quyền con người cơ bản: " Quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc " và quyền bình đẳng" người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi " . Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người không chỉ dừng lại ở các quyền trên mà quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một khái niệm phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu trên các phương diện quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa:" Quyền làm chủ, quyền được pháp luật bảo vệ, quyền đi lại, cư trú, quyền làm công dân, quyền hôn nhân và xây dựng gia đình, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo.. "Quyền con người theo tư tưởng của Người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ khi được quy định trong Hiến pháp đạo luật tối cao của Nhà nước. Ngay trong Lời nói đầu bản Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: Nhà nước phải bảo đảm quyền tự do dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, quyền bình đẳng nam nữ, giai cấp, tôn giáo. Chương quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân được đặt vị trí rất đáng trân trọng (Chương II). Điều 6 Hiến pháp năm 1946 quy định:" Tất cả mọi công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: Chính trị, kinh tế văn hóa ". Tiếp theo đó, các quyền cơ bản nhất như: Quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, quyền tham gia chính quyền (Điều 7) ; quyền bình đẳng nam nữ (Điều 9) ; quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại (Điều 10) ; quyền tư hữu tài sản (Điều 12) v. V.. Hiến pháp năm 1959 không chỉ dừng lại ở những quyền công dân đã được xác lập trong Hiến pháp năm 1946 mà quy định thêm những quyền mới của công dân như: Quyền khiếu nại, tố cáo đối với bất cứ cơ quan nhà nước nào về hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước; quyền làm việc; quyền nghỉ ngơi; quyền học tập; quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hóa khác. Cùng

    Với Hiến pháp năm 1959, một số luật cơ bản đã được công bố tạo cơ sở pháp lý cho nhân dân ta thực hiện các quyền của công dân. Các quyền con

    Người, quyền công dân được tôn trọng và bảo đảm thực hiện từ phía các cơ quan nhà nước, viên chức nhà nước:" Tất cả các nhân viên cơ quan Nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân "[2] .

    1.2. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội

    Hồ Chí Minh xác định mối quan hệ pháp luật với nhà nước. Pháp luật vừa là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của nhà nước, vừa là công cụ quan trọng nhất để Nhà nước quản lý các công việc của mình và của xã hội. Pháp luật đúng đắn sẽ tạo nên sự ổn định của nhà nước, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, duy trì trật tự xã hội.

    Theo Người, quản lý nhà nước, quản lý xã hội không thể thiếu pháp luật. Do đó với việc xây dựng Hiến pháp 1946 ngay từ ngày đầu thành lập nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 47 về việc tạm giữ lại các luật lệ cũ giữ lại mọi luật lệ cũ không trái với nền độc lập tự do làm cơ sở pháp lý cho việc thiết lập một Nhà nước của nhân dân, thiết lập trật tự xã hội trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội thể hiện sự tiếp thu kế thừa các giá trị xã hội của pháp luật " Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ.. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý.. Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm.. Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm ". Người luôn nhắc nhở cơ quan nhà nước phải chú ý lo việc sửa đổi, bổ sung các đạo luật cho ngày càng hoàn chỉnh hơn, phù hợp hơn với điều kiện, hoàn cảnh mới phát sinh tại Hội nghị học tập của cán bộ tư pháp (1950) Người khẳng định: " Chúng ta cũng thấy luật pháp của ta hiện nay chưa đầy đủ. Chính các chú có trách nhiệm góp phần làm cho luật pháp của ta tốt hơn, càng ngày càng phong phú hơn. Phải cố gắng làm cho luật pháp dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt hơn " . Để phát huy vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, Người còn hết sức chăm lo đưa pháp luật vào đời sống, giáo dục ý thức làm chủ của nhân dân thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật

    1.2. 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của pháp luật trong bảo đảm dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân

    Dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nền dân chủ thực sự của tuyệt đại đa số nhân dân. " Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ, đó là do tính chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân. Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên " . Người khẳng định vai trò không thể thiếu của pháp luật đối với quá trình thiết lập, củng cố và phát huy dân chủ. Pháp luật chính là công cụ để Nhà nước định ra chế độ dân chủ, thiết lập các quy tắc, chuẩn mực của dân chủ, xác định rõ đặc điểm pháp lý của các mối quan hệ dân chủ.. quyền dân chủ của nhân dân phải được ghi nhận trong Hiến pháp đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, là phương tiện tốt nhất để ghi nhận và đảm bảo thực hiện quyền dân chủ.

    Chính quyền hợp hiến, hợp pháp và do dân bầu trực tiếp chính là công cụ hữu hiệu nhất để nhân dân thực hiện quyền dân chủ. Nhân dân còn thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua các tổ chức xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc tạo lập cơ sở pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của các tổ chức, đoàn

    Thể quần chúng, coi đó là hình thức tốt nhất để đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bản thân Người trực tiếp ký ban hành nhiều văn bản như Luật về quyền tự do hội họp, Luật về quyền lập hội..

    Như vậy, những tư tưởng của Người cực kỳ sâu sắc và tiến bộ về dân chủ khi gắn nền dân chủ với pháp luật dân chủ

    1.3. Tư tưởng về sự thống nhất giữa đức trị và pháp trị trong tổ chức quản lý xã hội

    Người quan niệm pháp luật và đạo đức có quan hệ khăng khít với nhau cùng tác động tích cực lên hành vi của con người. Cùng với pháp luật đạo đức đều là những công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Các nguyên tắc đạo đức tiến bộ đều không trái với pháp luật. Quan niệm về đạo đức trong Hồ Chí Minh có những nội dung mới, không giống như đạo đức cũ: " Đạo đức ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào ". " Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người ". Người cho rằng: " đạo đức là gốc của pháp luật còn pháp luật chính là thứ đạo đức chuẩn mực trong xã hội ". Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng pháp luật và chú trọng giáo dục, củng cố đạo đức cách mạng, nhất là đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ và thế hệ thanh niên. Bác từng gửi" Thư khẩn "cho Uỷ ban nhân dân các cấp (kỳ, tỉnh, huyện, xã) vào đầu tháng 12 năm 1945 và cho đồng bào Bắc Kỳ vào đầu năm 1947 để răn bảo cán bộ" tu tỉnh, tẩy rửa mọi thói hư tật xấu ". Bài giảng mà Người giảng trên bục chỉnh huấn là bài khai tâm" Thiện và ác ".

    1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thực hiện triệt để pháp luật và xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật

    1.4. 1. Sự tuân thủ triệt để pháp luật là bắt buộc đối với mọi chủ thể

    Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của pháp chế xã hội chủ nghĩa và cũng chính là tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật không chỉ từ phía người dân mà cả từ phía các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước Tại Điều 4 Hiến pháp năm 1946 quy định: " Mỗi công dân Việt Nam phải bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp, tuân theo pháp luật " . Điều 6 Hiến pháp năm 1959:" Tất cả các nhân viên cơ quan Nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân ".

    Theo chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ, đảng viên, cần phải gương mẫu sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng Lao động Việt Nam (11-2-1951) Người nhấn mạnh: " mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật của Đảng, mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền cách mạng ". Phát biểu trong buổi lễ khai mạc Lớp chỉnh huấn cán bộ đảng, dân, chính ở cơ quan trung ương (6-2-1950, Người khẳng định: " Trong điều lệ Đảng có nói: Đảng viên chẳng những phải giữ kỷ luật sắt, kỷ luật tự giác của Đảng mà còn phải giữ gìn kỷ luật chính quyền, của cơ quan, đoàn thể cách mạng, của nhân dân " .

    Tư tưởng của Hồ Chủ tịch về sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật và vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc tuân thủ pháp luật nghiêm chỉnh không chỉ được thể hiện qua các bài viết, bài nói chuyện mà còn được thể hiện hết sức sinh động qua hoạt động thực tiễn của Người. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng luôn sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

    1.4. 2. Xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật

    Trong chế độ dân chủ, pháp luật trở thành đại lượng công bằng, thước đo các giá trị xã hội, việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật không có ngoại lệ. Điều đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật và mọi vi phạm của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, các tổ chức và cá nhân đều phải bị xử lý bằng pháp luật, có như vậy pháp luật mới phát huy được vai trò trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần phê phán cán bộ, đảng viên không chấp hành pháp luật của Nhà nước, lợi dụng quyền thế vi phạm pháp luật:" Có cán bộ, đảng viên lợi dụng quyền thế của Đảng và Nhà nước làm việc trái với chính sách và pháp luật, xâm phạm đến lợi ích vật chất và quyền tự do dân chủ của nhân dân, nhưng cũng chưa bị xử lý kịp thời.. như vậy là kỷ luật chưa nghiêm'. Đồng thời, Người chỉ rõ: Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, khángchiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công ".

    1.4. 3. Tăng cường sức mạnh của các cơ quan bảo vệ pháp luật

    Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ pháp luật. Người đã đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống tư pháp và thiết lập các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của ngành tư pháp. Bằng việc ký Sắc lệnh số 33 - SL ngày 13 tháng 9 năm 1945 về việc thành lập các Tòa án quân sự trong phạm vi toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng hệ thống Tòa án ở nước ta. Đến Hiến pháp năm 1946, các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của nền tư pháp đó được khẳng định, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thiết kế một nền tư pháp dân chủ, bảo vệ được thành quả cách mạng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nền tư pháp dân chủ được quy định theo quan điểm của Hồ Chí Minh thể hiện trên những điểm sau:

    Thứ nhất, bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, không phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp, vị trí xã hội, dân tộc, tôn giáo, nam nữ..

    Thứ hai, công tác xét xử phải vì lợi ích của nhân dân.

    Thứ ba, bảo đảm sự tham gia của đại diện nhân dân vào việc xét xử của Tòa án. Đại diện nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử là một đặc điểm của nền tư pháp dân chủ.

    Thứ tư, nguyên tắc xét xử công khai.

    Thứ năm, tính độc lập của Tòa án

    Thứ sáu, về cách thức tổ chức Tòa án. Dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Mính, các tòa án nước ta được tổ chức theo nguyên tắc hai cấp xét xử và nguyên tắc thẩm quyền. Nguyên tắc này được thực hiện cho đến hiện nay

    Hoạt động bảo vệ pháp luật cũng thể hiện ở những quan điểm, chỉ đạo của Người về việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp. Theo Hồ Chủ tịch, để có một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh thì phải có đội ngũ cán bộ tư pháp chính quy, được chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa rõ ràng. Người nhắc nhở cán bộ tư pháp:" Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, phải trong sạch. Như thế cũng chưa đủ. Không thể chỉ hạn chế hoạt động của mình trong khung Tòa án. Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân để dân giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng. Thêm nữa là phải luôn luôn cố gắng học tập lý luận, học tập đường lối chính sách của Chính phủ "


    Quan điểm của Hồ Chí Minh về pháp luật thể hiện tập trung và toàn diện trên ba khía cạnh bản chất của pháp luật, về vai trò của pháp luật thực hiện pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật và xây dựng các cơ quan bảo vệ pháp luật. Các tư tưởng pháp luật của Người hướng tới xây dựng một nền pháp chế Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

    II. SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁP LUẬT

    Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    (Xem tiếp nội dung tại Mãi mãi tuổi Thanh xuân )


     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...