Đọc hiểu: Đòn chồng, Nam Cao - Đề tham khảo Ngữ văn 11 chương trình mới

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 11 Tháng mười 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đề kiểm tra đọc hiểu truyện ngắn Đòn chồng - Nam Cao bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu. Các kĩ năng cơ bản đó là: Nhận diện đề tài, chủ đề chính, chủ đề phụ, tư tưởng, giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, hạn tri, sự thay đổi điểm nhìn.. của các văn bản truyện; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài.

    Đọc hiểu: Đòn chồng - Nam Cao

    Đọc văn bản sau:

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Xác định thể loại của văn bản. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

    Câu 2. Truyện viết về đề tài gì? Hãy kể tên 2 tác phẩm cùng viết về đề tài đó.

    Câu 3. Truyện có sự chuyển dịch điểm nhìn như thế nào?

    Câu 4. Những sự việc chính được kể trong truyện là những sự việc gì?

    Câu 5. Theo em, vì sao chị vợ Lùng lại phải "ăn gian" bánh ngoài chợ? Chị vợ ấy đáng thương hay đáng trách?

    Câu 6. Em có suy nghĩ như thế nào về nhân vật người chồng?

    Câu 7. Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên là gì?

    Câu 8. Qua truyện trên, em hiểu điều gì về số phận người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ?

    Câu 9. Sơ lược cốt truyện của văn bản trên.

    Câu 10. Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao thể hiện trong văn bản trên.

    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    Câu 1.

    - Thể loại của văn bản: Truyện ngắn;

    - Truyện được kể theo ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình)

    Câu 2.

    - Truyện viết về đề tài người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ;

    - Hai tác phẩm cùng viết về đề tài đó: "Dì Hảo" - Nam Cao; "Nhà mẹ Lê" - Thạch Lam

    Câu 3. Truyện có sự chuyển dịch điểm nhìn đa dạng, linh hoạt: Điểm nhìn của người kể chuyện chuyển dịch sang điểm nhìn của nhân vật Lúng, nhân vật vợ Lúng, có khi lại chuyển dịch sang nhân vật dân làng.

    Câu 4. Những sự việc chính được kể trong truyện:

    - Vợ Lúng ăn gian bánh ngoài chợ, bị chị bán bánh bóc mẽ;

    - Lúng giận vợ, trói vợ vào cột nhà, đánh đòn đau.

    Câu 5. Vợ Lúng phải "ăn gian" bánh ngoài chợ vì chị quá đói. Tiền làm thuê phải nộp hết cho chồng. Tiền chồng kiếm được hắn chỉ lo uống rượu. Túng quá làm liều, chị "ăn gian" để được ăn nhiều hơn. Chị vợ ấy vừa đáng thương vừa đáng trách. Đáng thương vị hoàn cảnh túng quẫn, khổ sở, người chồng tán ác; đáng trách vì đánh mất cả nhân phẩm chỉ vì miếng ăn.

    Câu 6. Về nhân vật người chồng:

    - Hắn là kẻ ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình: Nhà nghèo nhưng phần lớn tiền kiếm được hắn chỉ lo uống rượu.

    - Hắn là người chồng vô tâm, sĩ diện, vũ phu, tàn độc: Chưa từng thấu hiểu cho cảnh ngộ đói khổ của vợ, vợ "ăn gian" bánh hắn chỉ nghĩ đến sĩ diện của hắn, hán đánh vợ tàn độc là để thỏa cái sĩ diện ấy.

    Câu 7. Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên: Dù cuộc sống có khổ sở đến đâu, cũng không nên đánh mất cả lòng tự trọng chỉ vì miếng ăn để cuối cùng bị sỉ nhục, hành hạ.

    Miếng ăn là chuyện sống còn, nhưng đánh mất cả lòng tự trọng để được ăn thì thật đáng trách. Sống trong hoàn cảnh nào cũng phải "đói cho sạch, rách cho thơm".

    Câu 8. Thân phận người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ: Bất hạnh, đau khổ, tủi nhục. Họ vừa phải chịu nỗi khổ về vật chất: Không đủ ăn, đủ mặc; vừa phải chịu nỗi đau tinh thần: Bị sỉ nhục, bị hành hạ, bị chính người chồng mình trao thân gửi phận đối xử phũ phàng; họ không có quyền được sống một cuộc sống chính đáng. Tất cả đều do hủ tục lạc hậu, do bất công xã hội.

    Câu 9. Sơ lược cốt truyện của văn bản trên:

    Truyện xoay quanh những tình huống liên quan đến hai vợ chồng Lúng. Một hôm vợ anh Lúng ra chợ ăn bánh dày, cô vợ đã nhanh tay kẹp thêm một tấm bánh nữa thành hai tấm để ăn gian người bán. Dù vậy nhưng bà bán bánh vẫn thấy hành động gian dối đó, bà đè chị ra bóp cổ để miếng bánh trong miệng rơi ra ngoài và gọi làng xóm đến để làm bẽ mặt chị. Giận vợ làm mình bẽ mặt, Lúng xuống tay đánh vợ. Vừa đánh anh vừa uống rượu ăn đùi vịt cho đến khi say khướt nằm lăn ra thì thôi.

    Câu 10. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao thể hiện trong văn bản trên:

    - Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn: Dựng tình huống có vấn đề, buộc nhân vật phải bộc lộ tính cách;

    - Xây dựng nhân vật sắc nét qua những suy nghĩ nội tâm, đặc biệt là qua ngôn ngữ, hành động.

    - Sự chuyển dịch điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật khiến suy nghĩ, nội tâm nhân vật được miêu tả sâu sắc, trọn vẹn hơn.

    - Thời gian sự kiện lịnh hoạt, không theo trình tự trước sau: Bắt đầu bằng việc tả thái độ của dân làng trước sự việc vợ Lúng ăn gian nhằm tạo sự tò mò, sau đó quay ngược thời gian, kể lại sự việc ở chợ để làm rõ hơn chuyện ăn gian của vợ Lúng, rồi lại trở về hiện tại miêu tả sự việc Lúng xuống đòn.

    - Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hài hước.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười một 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...