Hỏi đáp Vì sao trong đoạn thơ viết về núi rừng Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu sử dụng đến 3 từ rừng, 2 từ núi?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Cuộn Len, 8 Tháng mười 2023.

  1. Cuộn Len

    Bài viết:
    475
    Mình đang gặp khó khăn trong câu hỏi này, đề bài là:

    Chỉ trong bốn câu thơ:

    Nhớ khi giặc đến giặc lùng

    Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

    Núi giăng thành lũy sắt dày

    Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

    (trích Việt Bắc- Tố Hữu)

    Vì sao nhà thơ Tố Hữu sử dụng đến 3 từ "rừng", 2 từ "núi"?

    Ai đó có thể giúp mình hướng giải quyết câu hỏi với, mình xin cảm ơn nhiều lắm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng mười 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Em tham khảo nhé:

    Chỉ với bốn câu thơ, chữ "rừng" và "núi" được lặp đi lặp lại đến năm lần, nó rải kín câu thơ, rải kín đất Việt Bắc tạo lên thế hiểm của trường thành của lũy thép vây bọc quân thù. Nhớ về lúc kháng chiến, khi giặc đánh giặc lùng, cũng là khi quân ta đang khó khăn xoay sở tình thế, ta biết địch mạnh hơn ta rất nhiều, nhưng trên trận địa quen thuộc nói là thua địch cũng không phải là dễ. Rừng cây núi đá "ta cùng" đánh Tây, bằng phép nhân hóa, rừng bạt ngàn cây, với núi bao la đá để rồi trên dưới một lòng cùng con người đánh đuổi quân xâm lược. Đồng thời thể hiện tình cảm giữa con người kháng chiến và thiên nhiên núi rừng Việt Bắc rất tha thiết, bao la.
     
  3. Cuộn Len

    Bài viết:
    475
    Dạ em cảm ơn ạ *yoci 45*
     
    Nguyễn Ngọc Nguyên thích bài này.
  4. Thời Vọng Ngâm Nga

    Bài viết:
    3
    "Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây" - Câu thơ này đặt ra ba chủ thể là rừng cây, núi đá, và ta, đó là những đồng minh trong thế trận "cùng đánh Tây". Thế trận đó được nhà thơ triển khai trong hai câu tiếp theo:

    "Núi giăng thành lũy sắt dày

    Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù."

    Ba chủ thể nêu trên như hòa hợp nhất thể trong một thế trận bất bại: Núi là thành lũy, rừng là chiến hào. Mà, giữa thế trận của non sông đó, bộ đội hay "ta" đạt được ưu thế vượt trội trước một kẻ thù tưởng như bất khả chiến bại.

    * * *

    Phần này là một góc độ khác về ba câu thơ này, không phải câu trả lời cho câu hỏi của bạn nhưng nếu viết văn phân tích thì có thể thêm vào cho phong phú nhé.
     
  5. Cuộn Len

    Bài viết:
    475
    Em cảm ơn nhiều ạ :3
     
    Nguyễn Ngọc NguyênLieuDuong thích bài này.
  6. Sói

    Bài viết:
    324
    Theo anh thì vì Tố Hữu sử dụng Rừng, Núi nhiều lần vì muốn độc giả đọc và hiểu 2 nhân vật Rừng và Núi như 1 con người, 1 người anh em 1 người chiến sỹ thân thuộc sẵn sàng và nhiệt tình chủ động tham gia vào công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Rừng và Núi được xuất hiện nhiều lần cũng khẳng định sự quan trọng, cũng như thể hiện tình đoàn kết, không thể thiếu.

    Ý kiến cá nhân, em tham khảo nha ^^
     
    Nguyễn Ngọc NguyênCuộn Len thích bài này.
  7. Cuộn Len

    Bài viết:
    475
    Dạ vâng ạ, em cảm ơn nhaa *bafu 3*
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...