Trên hầu hết các trang mạng xã hội, ta thường bắt gặp những màn "flex" tấm bằng 7.5, 8.0, 8.5 và thậm chí là 9.0 IELTS. Càng kinh ngạc hơn khi trình độ xuất sắc ấy có xu hướng trẻ hóa. Nghĩa là có những em mới chỉ 11, 12 tuổi và đa số nằm giữa khoảng 14-18 tuổi đã có trong tay những tấm bằng có điểm số cao ngất ngưỡng. Đồng ý là các thành quả mà mọi người đạt được là rất đáng tự hào nhưng song song với nó, có nhiều ý kiến cho rằng: Trong thời đại ngày nay, không có bằng IELTS giá trị cao là bước chậm so với xã hội. Liệu có đúng như vậy không?
IELTS là chứng chỉ tiếng Anh hay nói rộng hơn là chứng chỉ ngoại ngữ. Cái này là cần thiết để xét tuyển đại học hoặc nộp hồ sơ phục vụ du học, đi làm.. Chuyện flex thì đó là tâm lý tự nhiên của con người bởi ai cũng muốn khoe những cái đẹp, cái tốt của mình ra và đó là để họ vui hơn, lên tinh thần để làm những việc khác. Còn việc học tiếng Anh hay những tiếng ngoại ngữ khác là việc tốt, nên làm để theo kịp xu hướng hiện nay và cũng để có thêm kiến thức. Nhưng nếu đem chứng chỉ ra để đánh giá chung tổng thể như bạn hỏi ở trên là không có thì là thụt lùi hoặc điểm không cao thì là chậm này khác thì cái này mình thấy hoàn toàn không đúng nhé. Con người đều có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau làm sao có thể lấy một cái để mà đánh giá hết được. Chưa kể việc học ngoại ngữ đơn thuần và khi ngồi vào phòng thi để làm bài lấy chứng chỉ nó lại là hai chuyện khác. Bình thường ta học khi không có áp lực, tâm lý thỏa mái có khi lại tiếp thu rất nhiều nhưng khi ngồi vào phòng thi, tâm lý phòng thi rồi tác động này khác khiến ta không thể làm bài tốt và cũng ảnh hưởng đến kết quả. Có những người khi họ sử dụng ngoại ngữ trong môi trường hàng ngày thì có vẻ khá là tốt nhưng đến khi đi thi thì điểm lại không cao. Không có nghĩa là họ chậm tiến hay kém cỏi mà là như tôi đã giải thích ở trên, "học tài thi phận" khiến cho kết quả trên tờ chứng chỉ không được như ý muốn. Vì thế, ta không nên nhìn vào chứng chỉ tiếng Anh rồi nói rằng người đó thụt lùi, lạc hậu hay không mà ta cần hiểu đó chỉ là một thứ để xét tuyển đầu vào đại học hay để xin việc mà thôi (cái này còn tuỳ vào mức điểm yêu cầu mỗi bên nữa, không cứ là phải cao như bạn dẫn chứng). Flex thì đó là cách cũng để làm sảng khoái tinh thần nên ta cũng không cần phải bận tâm những gì họ làm quá nhiều. Còn họ đã là người thành công thì họ muốn nói gì họ nói, ta hãy cứ làm những gì đúng với khả năng của ta.
Ui, cái này mấy nay đang hot này. Tui sẽ kể về kinh nghiệm của tui để mọi người có thể tự đánh giá nhé. Chuyện là tui và bạn tui cùng đăng kí một loại học bổng (có giá trị khá cao và yêu cầu khắt khe). Tui có bằng Ielts, bạn của tui thì không. Tui cũng nghĩ là tui có ưu thế hơn cho đến khi tui trượt và bạn của tui đậu. Tui đã rất thắc mắc cho đến khi tui biết được bạn tui đã đầu tư bao nhiêu cho hành trình xin học bổng của bạn ấy. Từ khâu lên đề cương, xin nhận xét của giáo viên hướng dẫn, xin thư giới thiệu.. tất cả mọi thứ gộp lại mới làm nên thành công của bạn ấy. Tui đã rất khâm phục bạn ấy khi biết bao nhiêu công sức bạn ấy đã phải bỏ ra. Cho nên, Ietls, nó có thể quan trọng theo một khía cạnh nào đó, nhưng không là tất cả. Năng lực của bạn không phải chỉ cần một tấm bằng để chứng minh. Tất nhiên, những bạn có điểm cao tiếng anh thì năng lực là chuyện không thể bàn cãi, nhưng nếu chưa có thì bạn cũng đừng lo, cứ từ từ rồi bạn sẽ đạt được nó.