Đề ngữ văn ôn tâp lớp 12

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Hien123456, 5 Tháng bảy 2023.

  1. Hien123456

    Bài viết:
    0
    I. ĐỌC HIỂU

    Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:


    Qua mỗi ngày cha mẹ nhọc nhằn là

    Một ngày con được lớn khôn hơn

    Qua mỗi đêm chong đèn học bài là

    Một đêm con hiểu biết hơn

    Về quê hương đất nước

    Ôi đất nước chưa bao giờ hết nếp nhăn

    Trên trán người loa khổ

    Mấy nghìn năm đi qua thiên tai giặc giã

    Đi qua phận người khó khăn cơ nhỡ

    Lá lành đùm lá rách

    Đi qua ân tình, thảm thơm hướng về nguồn cội

    Đi qua lời ru, tiếng Đàn Bầu,

    Mùi bùn và mưa nắng có rơm

    Đi qua nhân nghĩa để nhận biết dối gian

    Qua lẽ sống để nhận về sự chết

    Ơi con đường Máu Và Hoa

    Con đường vinh quang về tổ quốc của tôi

    Cho tôi được đồng hành và được hát

    Với những đứa con trên đường về

    Tổ Quốc tôi!

    (Trích Tổ Quốc tôi, Hổ Triệu Sơn)

    Câu 1 (NB) : Anh/chị hãy xác định thể thơ của đoạn trích trên.

    Câu 2 (TH) : Trong đoạn trích, cuộc Sống tình nghĩa của nhân dân được gợi lên qua những từ ngữ nào?

    Câu 3 (TH) : Anh/chị hiểu như thế nào về những dòng thơ:

    Qua mỗi ngày cha mẹ nhọc nhằn là

    Một ngày con được lớn khôn hơn

    Qua mỗi đêm chong đèn học bài là

    Một đêm con hiểu biết hơn

    Về quê hương đất nước

    Ôi đất nước chưa bao giờ hết nếp nhăn

    Trên trán người lao khổ

    Mấy nghìn năm đi qua thiên tai giặc giã

    Câu 4 (VD) : Thông điệp có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với anh/chị từ đoạn trích trên là gì?

    II. LÀM VĂN

    Câu 1 (VDC) :
    Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh của tuổi trẻ trong việc thực hiện hóa khát vọng xây dựng đất nước.

    Câu 2 (VDC) :

    Lát lâu sao mụ lại mới nói tiếp:

    - Mong các chú cách mạng Thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền Chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó!

    Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - Vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

    - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? Đột nhiên tôi hỏi.

    - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no..

    Viên tránh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má. Đẩu đi đi lại lại trong phòng, hai tay thọc sâu vào hai bên túi chiếc quần quân phục đã cũ. Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của các phố huyện vùng biển, lúc này trong Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ. Người đàn bà đã khóc khi nghe tôi nhắc đến thằng Phác. Nhưng tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu cái lẽ đời. Hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài.

    (Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục, 2019, tr 75 - 76)

    Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên; từ đó, nh xét nét mới trong cách nhìn con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...