Phân tích Tương tư - Nguyễn Bính

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anhquaann, 21 Tháng sáu 2023.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    [​IMG]

    Trong làng Thơ Mới, Nguyễn Bính được mệnh danh là nhà thơ của "hồn quê" Việt Nam. Tiếng thơ ông toát lên những vẻ đẹp bình dị, mộc mạc và gần gũi đối với chúng ta. Nhà thơ Nguyễn Bính đã phát huy một cách xuất sắc truyền thống văn học dân gian trong sáng tạo thơ mới. Sáng tác của Nguyễn Bính thường hướng về đồng quê, với những chủ đề quen thuộc nhu những cuộc tình duyên dang dở, nỗi niềm tương tư.. Bài thơ Tương tư, với thể thơ lục bát truyền thống, như khúc dao duyên đằm thắm, mượt mà về tình yêu đôi lứa đang chịu nhiều cách trở.

    Cảm hứng sáng tác thường phải được bắt nguồn từ một tình cảm nào đó rất sâu đậm và chân thật. Ở Nguyễn Bính, sự mộc mạc của tâm hồn đã được nuôi dưỡng trong tình cảm quê hương mặn mà, chân thật và rất đỗi thân thương

    Mở đầu bài thơ, tác giả đưa ra hình ảnh làng quê như để nói lên nỗi niềm riêng tư thầm kín về một mối tình nảy nở:

    "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

    Một người chín nhớ mười mong một người

    Gió mưa là bệnh của giời

    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng"

    Ở khổ thơ đầu này, tác giả nói lên tâm trạng "nhớ" của một người đối với một người khác ở một thôn khác. Nỗi nhớ ấy có cái gì thiết tha, trìu mến mà cũng thật sâu nặng: "Một người chín nhớ mười mong một người".

    Như vậy là nhớ lắm, nỗi nhớ da diết của một trái tim phải lòng một người cách biệt.

    Hai câu cuối của khổ thơ đầu như một lời minh bạch cho nỗi nhớ nhung của mình.

    "Gió mưa là bệnh của giới

    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

    Thực chất đây là lời khẳng định dứt khoát một tình yêu. Tương tư là bằng chứng của một tình yêu nồng nàn và say đắm nhưng còn kín đáo và xa xôi. Nhưng tương tư trong bài thơ này xem ra chỉ dành cho một người, nghĩa là tương tư đơn phương và như vậy nỗi nhớ mong lại càng đau đáu khôn nguôi. Điều đó cho thấy bên trong sự tương tư là niềm khao khát gần kề, chung tình, khao khát nhân duyên. Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính thường gắn với hỗn nhân, sum họp, đoàn tụ, đó là đặc điểm của một hồn thơ đậm chất truyền thống chất chân quê này.

    Sang khổ thứ hai, nhà thơ bày tỏ nỗi niềm riêng tư với những câu hỏi ẩn chứa sự day dứt khôn nguôi, và qua đó thể hiện một tình yêu nồng cháy, mặn mà:

    Hai thôn chung lại một làng,

    Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này

    Ngày qua ngày lại qua ngày,

    Lá xa nhuộm đã thành cây lá vàng"

    Với việc nhà thơ sử dụng câu hỏi tu từ ở giữa khổ thơ cho thấy nỗi nhớ đang dần chuyển sang mối hoài nghi về tình cảm của đối tượng được mong nhớ. Hay nói cho đúng hơn đây là câu hỏi đặt ra cho người "bên ấy" để người bên này được giãi bày tâm sự. Nhưng mà

    "Ngày qua ngày lại qua ngày

    Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng"

    Vậy là hi vọng ngày càng mong manh và sự xa cách ngày càng hiện hình rõ nét. Dù thời gian "ngày lại qua ngày" rồi nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu của tình yêu nơi người "bên ấy" của thôn Đông. Vì vậy như càng khắc sâu vào cõi lòng người mong nhỏ một khoảng thời gian dài lê thể. Ở câu thơ cuối của khổ thơ là một minh chủng rõ ràng về sự rộng dài đằng đẳng của thời gian. "Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng"

    Từ "nhuộm" nói lên một sự đã rồi. Cái cảm giác gợi ra thật tinh tế. Nếu đem so sánh từ "nhuộm" trong bài thơ này với tù "nhuộm" trong câu thơ của Nguyễn Du ta sẽ thấy rõ điều vừa nói trên

    "Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san"

    "Nhuốm" nghĩa là chưa phải là đã hoàn toàn biến đổi sắc thái của "rùng phong" mà chỉ là sự thay đổi chưa hoàn thành mà thôi. Còn từ "nhuộm" của Nguyễn Bính trong câu thơ này tỏ ra đã hoàn thành một sự việc. Cho nên, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Bình như càng xót xa hơn, tội nghiệp hơn vì nỗi mong nhớ của mình.

    Nếu tâm trạng nhớ mong luôn hối thúc thời gian trôi nhanh thì ngược lại ngày tháng càng dài lê thể và chậm chạp. Do đó trong thâm tâm nhân vật của bài thơ mọi nhớ mong càng đăng đẳng theo chiều dài của thời gian. Nên tất cả đều trở nên xa vời và cách trở

    "Bảo rằng cách trở đò giang

    Không sang là chẳng đường sang đã đành

    Nhưng đây cách một đầu đình,

    Cỏ xa xôi mấy mà tình xa xôi.."

    Trong tình yêu luôn có những lời trách móc có duyên. Chàng trai thưởng là người chủ động trong việc tỏ tình với cô gái nên thường đua ra những lời oán trách thầm kín nhẹ nhàng

    "Có xa xôi mấy mà tình xa xôi..

    Nhung ki thực, xem ra giữa hai con người đó vẫn còn có sự cách trở, cô gái đã chẳng sang dẫu từ" bên ấy "sang bên này chi" cách một đầu đình "Vậy là chàng trai, nhân vật trữ tình của bài thơ luôn chim trong mong nhỏ với voi:

    " Tương tư đã mấy đêm rồi Biết cho ai, hỏi ai người biết cho

    Bao giờ bến mới gặp đó.

    Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau? "

    Từ sự mong nhớ có thể nói là" bất thành "ở trên, đến đây, chàng trai mới thấm thía cái mênh mông xa vời của tỉnh duyên, vì vậy, tủ" tương tự bây giờ đã bật ra thành những câu hỏi đầy ẩn ý:

    "Bao giờ bên mới gặp đồ

    Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau"

    Dường như đến giờ phút này buộc lòng người trai trẻ phải thốt ra câu hỏi vừa như để trách thầm người "bên ấy" vừa như thể hỏi chính mình vậy. Nhưng tất cả đều "bặt vô âm tín". Do vậy tâm trạng của nhân vật trữ tình như càng não nề trong sự mong nhớ mênh mông. Và rồi tâm trạng ấy tự trong lòng mình chàng trai đành ngậm ngùi mơ tưởng đến một vài hình tượng quen thuộc.

    "Nhà em có một giàn giấu

    Nhà anh có một hàng cau liên phòng

    Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

    Cau thôn Đoài nhớ giấu không thôn nào?

    Hình ảnh trầu, cau bao giờ cũng gắn với những câu chuyện tình duyên. Ở đây, nhân vật trữ tình đã từ tâm trạng mong nhớ chuyển sang việc tưởng tượng ra một cuộc tỉnh đẹp, nên thơ. Vì vậy xen lẫn với tâm trạng ấy là niềm khát khao được nên nhân duyên, gắn kết như dây trầu quấn lấy thân cau. Tuy thế mọi giấc mơ cháy bỏng chỉ được đáp lại bằng những gì trong xa xăm của không gian và thời gian, vì vậy ở cuối bài thơ vẫn chỉ là một câu hỏi tu từ đầy ẩn ý. Điều đó chứng tỏ niềm khát khao nhân duyên của nhân vật trữ tình chưa dừng lại, vẫn còn nung nấu một nỗi nhớ mong, một sự chờ đợi ngọt ngào của tình yêu ở phía trước.

    Có thể khẳng định lại rằng hồn thơ Nguyễn Bính không chỉ đậm chất quê mà còn tinh tế, ý nhị đến tuyệt vời. Tùng lời thơ chan chứa tâm tỉnh của tác giả lồng với tâm trạng của nhân vật tạo nên dấu ấn riêng của thơ Nguyễn Bính. Với giọng điệu thơ nhẹ nhàng và sâu lắng tác giả đã gửi gắm vào bài thơ cái thần của một khúc ca dao duyên ngọt ngào và đằm thắm. Vì vậy đọc thơ Nguyễn Bính ta luôn được chim trong âm điệu của một bản nhạc đồng quê quen thuộc.

    Bài thơ thuộc thể loại thơ lục bát, với nhịp thơ đều đều tạo cho thi phẩm một âm hưởng vừa như bản tình ca vừa chúa đụng chất văn lãng mạn. Với việc nhà thơ tạo dựng một loạt câu hỏi tu từ xen lẫn giữa các khổ thơ làm cho bài thơ đạt hiệu quả diễn đạt cảm xúc của nhân vật trữ tình. Các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ cũng rất gần gũi và thân thương dễ làm cho người đọc liên tưởng đến một cảnh thôn xóm ở làng quê nào đó của Việt Nam.

    Bài thơ khép lại bằng một câu hỏi tu từ cho thấy nỗi niềm riêng tư của nhân vật trữ tinh luôn mang nặng tâm thế của một người luôn đi tìm tình nhân duyên. Tác phẩm của Nguyễn Bính luôn khơi dậy nơi người đọc hồn quê bình dị và nên thơ.

    Bài thơ này cho thấy nhà thơ Nguyễn Bính là một hồn thơ" thân quen"đối với chúng ta. Tác phẩm thể hiện một tài năng nghệ thuật đáng kính nể của nhà thơ trong việc diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tiếng thơ Nguyễn Bính luôn vang mãi trong lòng người đọc và tỏa ngát hương thơm trong vườn văn học Việt Nam đương đại.
     
    nguyenanhthuuu, ConghonLieuDuong thích bài này.
  2. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    [​IMG]

    Tương từ (rút trong tập thơ Tâm hồn tôi) được coi là một trong những bài thơ tình hay nhất của nhà thơ chân quê Nguyễn Bính. Khác với Lỡ bước sang ngang, Tương tư là tình yêu đơn của một chàng trai với những cung bậc cảm xúc khá phức tạp. Song liệu đó có đơn thuần chỉ là một bài thơ tình yêu?

    Xưa kia, Nguyễn Công Trứ cũng đã viết một bài thơ để nói cái nỗi niệm tương tự:

    Tương tự không biết cái làm sao?

    Muốn vẽ mà chơi có được nào?

    Khi đứng, khi ngôi, khi nói chuyện,

    Lúc sau,

    Lúc tính, lúc chiêm bao.

    Trăng soi trước mặt ngờ chân bước,

    Gió thổi bên tại ngỡ miệng chào,

    Một nước một non, người một ngả

    Tương tự không biết cái làm sao?

    Nguyễn Bính thì chỉ mất có hai câu thơ để định nghĩa "căn bệnh" này:

    Gió mưa là bệnh của trời

    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

    Chỉ đơn giản vậy thôi, đó là "căn bệnh" trong tình yêu. Căn bệnh này không mới. Nó đã có từ lâu. Thế nhưng cách định nghĩa, cách nói lại mới.

    Và đâu là nguyên nhân của bệnh tương tư này? Nguyễn Bính đã giải

    Thích rõ ngay từ đầu bài thơ:

    Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

    Một người chín nhớ mười mong một người

    Thôn Đoài, thôn Đông và những địa danh phiếm chỉ thường xuất hiện trong ca dao dân ca. Thực chất, thôn Đoài ở đâu, thôn Đông ở chỗ nào không ai biết, cả tác giả cũng không xác định được. Vậy nên đó chỉ là cách nói phiếm chỉ, làm cho bài thơ có cái dáng dấp đồng quê mộc mạc mà thôi.

    "Một người chín nhớ mười mong một người".

    Cấu trúc câu thơ cân xứng lặp lại:

    "Một người" ở đầu câu, rồi lặp lại ở cuối câu tạo nên một nguyên do và biểu hiện rõ nét của bệnh tương tư. Một tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật độc đảo và tuyệt khéo. Câu thành ngữ "chín nhớ mười mong" như một nhịp cầu bắc qua dòng nhớ giữa hai người. Nối liền người này đến người kia. Cấu trúc này tương tự với cấu trúc một bài ca dao cổ của Trung Quốc

    Quân tại Tương giang đấu,

    Thiếp tại Tương giang vĩ,

    Tương tư bất tương kiến,

    Đông ẩm Tương giang thuy

    (Chàng ở đầu sông Tương

    Thiếp ở cuối sông Tương

    Nhớ nhau mà không gặp

    Cùng uống nước sông Tương)

    Cũng là tương tư, nhưng tương tư trong bài ca dao kia có gi khác. Nó đơn thuần chỉ là nỗi nhớ. Nỗi nhỏ trong tình yêu. Và nỗi nhớ là khoảng cách trong tình yêu. Nếu tương tư trong bài ca dao kia chỉ đo bằng chiều dài con sống, thì trong thơ Nguyễn Bính, nỗi nhớ được đo bởi nhịp cầu "chín nhớ mười mong". Nhịp cầu lênh đênh không đo đếm được, vậy nên nỗi nhớ mệnh mông hơn, rộng lớn hơn và khó xác định hơn. Tương tư, căn bệnh do nỗi nhớ gây ra và đặc biệt chỉ có trong tình yêu. Nguyễn Bính đã lấy cái hiện tương bình thường trong tự nhiên (gió mưa) để nói đến một hiện tượng bình thường trong tình yêu (tương tư). Tương tư là cái vô hình (khác với cái hữu hình là gió mưa), là cái thuộc về trái tim, thuộc về thế giới tâm hồn, thuộc về tình yêu, chỉ riêng tình yêu. Ở đây tương tư là nỗi lòng của một người thôn Đoài đổi với một người thôn Đông Cái tài ở Nguyễn Bính là hai câu thơ nghe rất ca dao mà lại rất Nguyễn Bính. Nó tạo nên phong cách riêng của Nguyễn Bỉnh

    Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

    Một người chín nhớ mười mong một người

    Gió mưa là bệnh của giời,

    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

    Nguyễn Bính-chàng ca sĩ của đồng quê, chàng thi sĩ của thương yêu. Những ngôn từ mộc mạc, giản dị mà thắm thiết người đọc đã dành để tặng riêng ông. Bởi trong thơ Nguyễn Binh, ta không chỉ tìm lại người nhà quê trong chúng ta, mà ta còn tìm thấy cái hồn quê, tình yêu quê sâu lắng và đằm thắm:

    Hai thôn chung lại một làng

    Cơ sao bên âu chẳng sang bên này?

    Ở đây tác giả không dùng chữ "cùng" mà lại dùng chữ "chung" Chung một làng, rất gần vậy mà lại rất xa. Bên ấy và bền này, lại là cách nói phiếm chỉ, là hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng con người khi yêu. Và như thế để thấy rõ hơn tâm trạng cô đơn khi cứ "một chiều tương tư" của chàng trai trong bài thơ. Tâm trạng ấy phải chăng chính là tâm trạng của thi nhân?

    Ngày qua ngày lại qua ngày

    Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng

    Cải thời gian ngày lại qua ngày đã lột tả sự mong mỏi chờ đợi của chàng trai khi yêu. Khi yêu, người ta khao khát được gần bên người mình yêu, khao khát được hòa chung một nhịp đập con tim, được chung nhịp thở, được hòa hợp làm một.

    Xuân Quỳnh tùng viết:

    Làm sao được fan ra

    Thành trăm con sóng nhỏ

    Giữa biển lớn tình yêu

    Để ngàn năm còn vỗ

    Đó là khát vọng được hòa tan, quyện hòa làm một giữa hai tâm hồn.

    Tình yêu của chàng trai trong thơ Nguyễn Bính rất đằm thắm, rất mãnh liệt và cũng rất chân quê. Khi chưa là một và dĩ nhiên không thể là một được thì người ta vẫn cứ luôn thắc mắc về người minh yêu. V. Huy Gõ từng nói: "Yêu là tin một nửa". Những dấu hỏi nhiều lần lặp lại trong bài diễn tả một cách hữu hiệu nhất về những thắc mắc ấy. Người ta chờ đợi một câu trả lời cho các thắc mắc bằng cái thời gian mà Nguyễn Du diễn đạt là: "Ba thu dồn lại một ngày dài ghê". Còn Nguyễn Bính lại đếm thời gian theo tùng ngày, từng chiếc lá xanh đã nhuộm vàng.

    Để gửi gắm nỗi buồn người ta có rất nhiều cách. Huy Cận từng viết.

    Tôi gửi lại đây cái buồn vô cớ

    Để mang về cái nhớ bảng qua..

    Với Xuân Diệu:

    Anh nhớ em, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh

    Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi.

    Với Lí Bạch xưa kia thì lại viết

    Tương tư hoàng diệp tàu Bạch lộ thập thành đại

    (Tương tư vàng lá rung

    Sương trắng dẫm rêu xanh)

    Nguyễn Bính lại gặm nhấm nỗi buồn theo thời gian. Thời gian là con dao hai lưỡi, nhất là trong tình yêu. Nó vừa như phương thuốc màu nhiệm giúp người ta xoa dịu nỗi nhớ nhung. Thế nhưng nó lại cũng làm nỗi nhỏ khoét mãi thêm sâu. Đê rối có ngầm nghĩ bao lâu cũng không thể tìm ra được lí do chính đáng cho sự xa cách.

    Bảo rằng cách trở đồ ngang

    Không sang là chẳng đường sang đã đành,

    Nhưng đây cách một đầu đình

    Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?

    Khoảng cách bây giờ rút lại chỉ có một "đầu đình" thôi, tại sao vẫn xa xôi? Sự thắc mắc ấy cứ dồn mãi lên, rồi sau đó dẫn đến trạng thái cô đơn, như "hờn dỗi". Giữa hai nhân vật trữ tình có một khoảng cách vô hình nào đó, không thể xóa nói. Khoảng cách ấy ngày càng rộng ra, càng sâu thêm. Và nó làm ta đau đớn. Ấy là tình đơn phương. "Biết cho ai, hỏi ai người biết cho". Những dấu chấm hỏi đặt ra mà không có câu trả lời.

    Bao giờ bên mới gặp đỡ

    Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?

    Bến và đỏ là những hình ảnh ẩn dụ rất quen thuộc trong ca dao dân

    Thuyền về có nhớ bến chăng?

    Bên thì một đa kháng kháng đợi thuyền

    Từ những ẩn dụ dân gian mở rộng một chi tiết tạo cho bài thơ vốn mang âm hưởng ca dao một nét lãng mạn mới có dấu ấn thời đại và có cốt cách riêng của một mối tình thi sĩ. "Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?". Một tình yêu ngang trái mang đậm màu sắc lãng mạn. Bến và đò biết bao giờ mới gặp nhau? Sự gặp gỡ ở đây không phải là sự gặp gỡ thông thường mặt đối mặt. Ấy là sự gặp gỡ của hai trái tim, của hai tâm hồn; là sự khao khát gặp gỡ, hòa hợp trong tình yêu, vượt qua mọi ranh giới để đến với yêu thương.

    Đi sâu vào nghiên cứu thơ Nguyễn Binh, có người cho rằng trong thơ ông có một ranh giới phân định giữa các giá trị. Chính ranh giới ấy đặc biệt là ranh giới không gian đã tạo nên những nét khác biệt trong thơ Nguyễn Binh. Các ranh giới ấy đôi khi là hữu hình (đầu đình) đôi khi là vô hình không chạm tới được. Thế nhưng nó lại là cái ngăn cách tâm hồn con người. Vượt qua ranh giới ấy chính là sự khát khao vươn đến hạnh phúc, không chỉ của con người, một lớp người mà có thể nói là của cả một thời đại. Vậy cái ranh giới nào ngăn cách bến gặp đờ? Ranh giới vô hình nào chia cắt tôi và em? Đệ rồi hoa khuê các, bướm giang hồ mãi mãi ở phương trời riêng của mình, cũng giống như cau vẫn ở vườn nhà tôi và giấu vẫn ở vườn nhà em.

    Nhà em có một giàn giàu

    Nhà tôi có một hàng cau liên phòng Thôn Đoài ngôi nhớ thôn Đông

    Cau thôn Đoài nhớ giàu không thôn nào? Trấu và cau (cùng bến, đò đình) là những hình ảnh quen thuộc trong ca dao, dân ca. Đặc biệt trâu và cau là biểu tượng của văn hóa truyền thống dân tộc. Cha thế mà ông cha ta thường nói: "Miếng trầu là đầu câu chuyện" đó sao? Hơn thế nữa trấu (giấu - như cách nói của nhà thơ) và cau lại là biểu tượng đẹp của cưới hỏi, của tơ duyên, của hôn nhân. Chàng trai trữ tình trong một bài ca dao nổi tiếng đã khéo léo nhắc tới buồng cau, khi chàng kết thúc "lời tỏ tình hết sức ý nhị:

    Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam cũng có một câu chuyện hết sức thương tâm và lại cũng rất đẹp, ca ngợi tình cảm đôi lứa: Sự tích trầu cau. Ở đó và cả trong bài ca dao trên cũng vậy, trầu và cau quấn quýt lấy nhau, được sống liền nhau. Và quy luật tự nhiên cũng là vậy đấy thôi. Có trầu thì phải có cau và ngược lại. Thế mới nên truyện trầu cau. Thế nhưng ở Tương tư thì sao? Trầu vẫn ở nhà" em ", cau vẫn ở nhà" tôi "mãi mãi, không bao giờ hòa hợp được với nhau. Giống như chàng hoàng tử của thơ tình - Xuân Diệu từng nói

    Anh là anh em vẫn cứ là em,

    Có thể nào qua vạn lí trường thành Của hai thế giới chứa đầy bí mật?

    Em vẫn là em, tôi vẫn là tôi. Lẽ dĩ nhiên. Thế nhưng cũng là sự đáng tiếc bởi tôi vẫn cô đơn. Cau và trầu không thể hòa làm một nhu chuyện xưa. Tôi và em không thể hòa hợp và khoảng cách vô hình giữa chúng ta ngày một xa, không còn là cái đầu đình nữa. Để rồi không biết" Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào ". Một loạt những câu hỏi, những dấu chấm hỏi đặt ra mà không có câu trả lời, không thể tự trả lời được. Vậy phải hỏi ai, trách ai đây? Không ai ca, bởi tình yêu vốn dĩ là vậy, dù là đơn phương hay từ hai phía Tỉnh yêu có lí lẽ riêng, ngôn ngữ riêng của nó. Trái tim cũng vậy, có nhạc điệu riêng

    Câu thơ cuối diễn tả một ước mơ quá đỗi bình thường ước mơ hợp nhất của con người khi yêu, một khát khao chảy bỏng. Thế nhưng ước mơ vẫn chỉ là mơ ước. Chỉ có điều đơn giản ấy vẫn chưa làm được. Vì sao? Vì nó vẫn còn nằm trong mối tương tư, vì trầu cau chưa thể hòa hợp làm một. Và có lẽ đó chỉ là tình cảm đơn phương của chàng trai chua hề thổ lộ bao giờ. Thế nên những trách móc, những xúc cảm kia vẫn là của một chàng trai đang yêu, đang tương tư một chiều. Chàng trai đó phải chăng cũng là thi sĩ của chúng ta? Cha phải vì thế mà có người gọi ông là" người lũ hành cô độc "đó sao? Yêu nhiều, si mê nhiều, say nhiều nhưng Nguyễn Binh vẫn mãi là người lũ hành cô độc trong tình yêu. Phải chăng vì thế mà thơ tỉnh Nguyễn Bính đượm buồn sâu sắc, và đằm thắm đến vậy?

    Tù ẩn dụ thôn Đoài, thôn Đông cho đến bến, đò rồi trầu, cau đã làm xuất hiện một nội dung mới trong bài thơ. Ấy là niềm khát khao giao cảm, là ước mơ được hòa hợp, được hợp nhất với người mình yêu. Khát khao đập vỡ mọi khoảng cách, mọi ranh giới giữa hai người để được yêu, được hạnh phúc. Điều đó khiến cho một bài thơ với rất nhiều thì liệu của ca dao mà không thể lẫn với bất kì bài ca dao nào. Và đặt trong hệ thống thơ Nguyễn Bính, Tương tư cũng không đơn thuần chỉ là một bài thơ tình. Ẩn chứa đằng sau nó, tác giả muốn gửi gắm đến các thế hệ bạn đọc vẻ đẹp đằm thắm, vẻ đẹp của tâm hồn người, của làng quê, của người dân quê ngay cả trong tình yêu.

    Nhà thơ cũng đã gửi vào đấy ước mơ, tâm sự của mình. Và một phần ta cảm thấy được vẻ đẹp truyền thống của nền văn hóa dân tộc mà Nguyễn Bính muốn gìn giữ để lưu truyền cho mọi thế hệ ban đọc.

    Có người nói Nguyễn Bính đã làm hết thiên chúc của một nhà thơ lãng mạn, đã nói hết cái tình ý nhất của trái tim, của tâm hồn người. Tương tư cùng là bước sang ngang và một số bài thơ khác là những minh chứng cho điều đó. Và Tương tự nói riêng, thơ Nguyễn Bính nói chung cũng như tên tuổi ông mãi sống trong tim các thế hệ độc giả," Chàng thi sĩ"của đồng quê xứng đáng được khắc tên minh trên phiến đá hoa cương, ghi dấu tên một đời thi sĩ bất tu cùng năm tháng.
     
    nguyenanhthuuu, ConghonLieuDuong thích bài này.
  3. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    [​IMG]

    Như một chính trị gia đã phát biểu rằng: "Điều quan trọng nhất trong cuộc đời không phải ở những cột mốc mà ở những khoảnh khắc". Tỉnh yêu và hôn nhân - đó là những gì ta khao khát vươn tới. Nhưng lưu lại sâu đậm trong trái tim ta đầu cử phải là ngày đầu tiên gặp gỡ, ngay nhận lời yêu, ngày đeo nhẫn cuối.. Có khi cái vùng mênh mông luôn phập phồng trong lồng ngực lại để dành cho những khoảnh khắc khó phai mà thi sĩ Nguyễn Bính gọi đó là "bệnh của tôi yêu nàng" - căn bệnh mà cá nhân loại đều không tránh khỏi. "Tương tư". Phải chăng vì thế mà ngay từ khi ra đời và in trong tập Lỡ bước sang ngang năm 1940, bài thơ Tương tư đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của những cặp tình nhân, của những trái tim đang nhen nhóm ngọn lửa tình.

    Toàn bài thơ là sự tuôn chảy mãnh liệt các cảm xúc phức tạp trong những khoảnh khắc ngưng đọng hoặc trào dâng của tâm trạng. Khảo sát những mạch cam xúc của chàng trai trẻ trong bài thơ cũng là khảo sát cảm xúc muôn thuở của những người đang gõ của vườn yêu: Bắt đầu là sự thừa nhận, lí giải căn bệnh tương tư, sau đó là những trách cứ, hờn giận "một mình mình biết, một minh mình hay", những mong mọi, chờ đợi và kết lại là khao khát dịu ngọt về một sự đồng vọng lấp lánh ánh sáng của một hôn nhân hạnh phúc.

    Bốn câu thơ đầu có thể gọi là lời tự thú của nhân vật trữ tỉnh:

    "Thôn Đoài ngôi nhớ thôn Đông

    Một người chín nhớ mười mong một người,

    Gio mưa là bệnh của giới,

    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng".

    Nếu ai đó bảo rằng tự thủ là không khôn ngoan thì chàng trai ở đây lại hoàn toàn ngược lại. Có thể khẳng định rằng: Lời tự thủ này rất đáng yêu và rất thông minh. Chúng ta hãy xem cách lí giải và bào chùa của chàng. Ngay mở đầu bài thơ, tác gia đưa ra hai hình ảnh "thôn Đoài", "thôn Đông". Đó thực ra chỉ là những địa danh phiếm chỉ giống như trong ca dao, cổ tích. Cách xếp đặt từ ngũ của Nguyễn Bình rất tinh tế, cụm từ "một người" được đặt ở hai vị trí đầu và cuối câu thơ, thành ngữ "chín nhớ mười mong" như một chiếc cầu nối chở đầy tình cảm của chàng trai, trải mãi về phía cô gái. Đặc biệt sự mong mọi tình cảm đáp lại vô cùng to lớn nên cái câu ấy hình như còn làm một nhiệm vụ nữa là chờ đợi bước chân nàng bước lên. Câu thơ Nguyễn Bính sao cứ ngọt ngào ngân lên câu ca dao hôm nào:

    "Hỡi cô cắt có bên sông

    Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang"

    Sự thông minh của chàng trai không dùng ở đấy. Chàng nặng nỗi nhỏ mong ấy lên thành một căn bệnh, mà là căn bệnh hiển nhiên như một quy luật. Bởi vì chàng trai khôn ngoan đã đặt tinh cam của mình đối ứng với chuyên gió mưa thường tỉnh của trời đất. Mà lại đặt "đối đối với" giỏi, thị tức là cái tôi của chàng to lớn lắm và tình yêu của chàng cũng vĩ đại lắm Phái chăng đó chính là cái cựa minh của "Thơ mới đang cọ sát với" con người nhà quê "trong Nguyễn Bính. Để rồi tâm trạng ấy được gọi tên một cách chính xác" Tương tư ". Như vậy quá trình lí giải đó chàng trai đã toàn thắng.

    Tám câu thơ tiếp theo là sự trách móc đầy mâu thuẫn của chàng

    Thôn chúng lại một làng Cơ sao bên ấy lại sang bên này

    Ngày qua ngày lại qua ngày Lá xanh nhuộm đã thành câu là bảng

    Bảo rằng cách trở để giang

    Không sang là chẳng đường sang đã đình

    Nhưng đây cách một đầu đình

    Cứ xa xôi mấy mà tình xa xôi.

    Có phải vì thông minh mà chàng trai cho phép mình giận hờn vô lí như vậy không? Đoạn thơ liên tiếp những từ nghi vấn" có sao.. "," bao rằng, "nhung", "mà". Chung quy lại cũng chỉ vì nhớ, vì không được gặp nàng đó thôi. Vì thế những giận hờn vô lí kia đều trở thành có lí. Nhà thơ tài hoa chi dùng một câu thơ đã cân bằng tất cả những phi lí ấy - một câu trả lời năm ngay trong giả thiết

    "Ngày qua ngày lại qua ngày

    Lá xanh nhuộm đã thành câu lá vàng"

    Khi nhớ mong "ba thu dồn lại một ngày" là chuyện tất nhiên nhung thời gian dằng dặc ở đây là có thật. Câu lục nếu ta ngắt nhịp 2/2/2 thì thời gian chẳng khác nào con thoi cú tuần hoàn, đều đều và buồn tẻ, nó gợi một cảm giác mòn mỏi. Nếu ta ngắt nhịp 3/3 thì cảm tưởng như có tiếng đếm, có bàn tay bóc lịch và đôi mắt buồn rười rượi. Căn bệnh "dùng đi trên lửa, nằm ngồi trên than" (Xuân Diệu) cứ dày vỏ mãi, vậy nên có trách cứ, giận hờn một chút thì cũng là điều dễ hiểu.

    Thời gian và nỗi nhớ mong bỏng chảy ấy được tác giả cụ thể hóa bằng bốn câu thơ.

    "Tương từ thức mấy đêm rồi,

    Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!

    Bao giờ bến mới gặp dò 2

    Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau

    Giọng thơ kê lê là giọng điệu của kẻ đã bị mũi tên thần ái tình làm cho bị thương, cứ ôm lấy trái tim đang quặn thắt. Phương thuốc duy nhất để chữa trị là ước mong gặp mặt để thỏa lòng nhớ thường. Câu hỏi" bao giờ "cứ vấn vít mãi.. Chàng trai mượn những ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ nỗi niềm khát khao gặp gỡ. Biết rằng nàng là" hoa khuê các ", ta là" bướm giang hồ "nhung lại tình nguyện làm bến đợi chờ mong đò nàng đỗ bến. Sự phi lí và mẫu thuẫn ấy chỉ có trong khoảnh khắc gọi là" tương tư "

    Đỉnh cao của" tương tự "là khát khao lúa đôi sum vầy

    " Nhà em có một giàn giàu Nhà lôi có một hàng cau liên phòng, Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông

    Cau thôn Đoài nhớ giấu không thôn nào? ".

    Đến đây, ngôi nhân xưng có sự thay đổi quan trọng. Từ" một người "," tôi "..."

    Nàng "," bên ấy "..."

    Bên này "," ai ", đến" anh "..."

    Em ". Giọng điệu thơ vì thế cũng biến đổi từ trịnh trọng (tôi yêu nàng") sang căng thẳng, u sầu để rồi ngọt ngào, nồng ấm. Sự phức tạp của tâm trạng liệu có phải là cây đàn muốn điệu ca ngợi tình yêu? Hình ảnh "giàn giấu", "hàng cau liên phòng" xuất hiện chẳng khác nào cây cầu liên điệu rút gần khoảng cách của yêu tin. Nó hé mở một đám cưới truyền thống như chàng trai nào đã ngỏ lời với người con gái yêu thương bằng cách trả ơn khâu áo: "Giúp em quan tám tiền treo - Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau". Nhà thơ của chúng ta không cần một cái có nào để thể hiện tình cảm nhưng lại mượn "thôn Đoài", "thôn Đông", "cau liên phòng", "giấu không" để gửi gắm nỗi nhớ mong thầm kín. Câu hỏi cuối cùng buông ra tưởng chừng rất vu vơ mà lại gói cả tấm chân tình của chàng trai. "Cau thôn Đoài" tất nhiên là "nhớ giấu không thôn Đông" rồi, vậy mà vẫn cứ hỏi. Câu hỏi ấy là để dành cho cô gái, để thăm dò ý cô thôi. Và ta có quyền tin tưởng rằng chàng sẽ tìm được chìa khóa mở cửa trái tim cô. Những khoảnh khắc tương tự trong sáng, hồn hậu ấy sẽ mở đường cho cột mốc quan trọng khi tình yêu đến từ hai phía.

    Tình yêu là cung bậc cảm xúc ngàn đời của con người. Thế nhưng nó không bao giờ cũ, mà lúc nào cũng tươi mới. Thơ ca viết về tình yêu mãi mãi là dòng suối ngọt lành tưới mát tâm hồn con người. Nhũng vẫn thơ tương tự của Nguyễn Bính từ khi ra đời đã chiếm được một vị trí quan trọng trong những trái tim khao khát yêu thương. Một thú thơ dịu nhẹ, hồn nhiên, trong sáng, khi đã cất lên thì chẳng khác nào ngọn lửa "một ngọn lửa đốt cháy và soi sáng" (L. Tônxtôi) để con người hướng tới hạnh phúc đích thực.

    Đọc Tương tư của Nguyễn Bính ta cảm giác như được lạc bước vào bầu không khí chân quê của những hoa chanh, hoa buổi, những đêm tát nước đầu đình, gàu sòng lấp lánh ánh trăng.. Những vần thơ ấy đậm đà âm hưởng dân gian để rồi khi rời trang sách thì bất tử trong lòng quần chúng.
     
    LieuDuong, nguyenanhthuuuDiepvanchiha thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...