Đọc hiểu Thủ vĩ ngâm - Nguyễn Trãi: Góc thành Nam, lều một gian

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ThuyTrang, 1 Tháng ba 2023.

  1. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Đọc hiểu: Thủ vĩ ngâm - Nguyễn Trãi

    Đọc văn bản sau:

    Góc thành Nam, lều một gian,

    No nước uống, thiếu cơm ăn.

    Con đòi trốn, dường ai quyến,

    Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.

    Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,

    Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn.

    Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải,

    Góc thành Nam, lều một gian.


    (Nguồn: Thivien.vn)

    Chú thích:

    Thủ vĩ ngâm: Thủ là đầu, vĩ là đuôi; thủ vĩ ngâm là ngâm nối đầu đuôi, thể thơ có tám câu mà câu cuối lặp lại nguyên câu đầu.

    Con đòi: Người giúp việc

    Trốn: Lánh đi

    Bà ngựa: Con ngựa, nói bà ngựa cũng như nói ông voi.

    Khôn: Không

    Thú thứa: Như xú xứa, nghĩa là xuề xòa, xuềnh xoàng.

    Vằn: Chó vằn, con chó.

    Nơi ở của Nguyễn Trãi ở phía nam thành Đông Quan quá ư nhỏ bé, không thể gọi là nhà được, mà chỉ gọi là "lều" thôi. Cuộc sống thì đạm bạc thiếu thốn, đến cơm cũng không được no. Thời gian này Nguyễn Trãi giống như bị giam lỏng. Gia quyến không được gặp, người giúp việc cũng trốn đi mất. Đến nỗi con ngựa cái già cũng không ai đi chăn. Có một cái ao hẹp như vũng nước làm sao mà nuôi cá. Trong nhà lôi thôi luộm thuộm cũng chẳng nuôi được con mèo hay con chó nào. Chẳng được tự do tự tại như dân, mà cũng chẳng phải quan thì đúng là bị giam lỏng rồi. Giam lỏng ở trong một cái lều phía nam thành Đông Quan.

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Xác định những câu thơ lục ngôn trong bài thơ trên.

    Câu 2. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

    Câu 3. Dựa vào nội dung bài thơ và các thông tin liên quan, hãy cho biết bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian nào trong cuộc đời Nguyễn Trãi?

    Câu 4. Em hiểu điều gì về hoàn cảnh của Nguyễn Trãi trong bài thơ trên?

    Câu 5. Cảm nhận về tâm trạng của Nguyễn Trãi trong bài thơ trên.

    Câu 6. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào? Nêu tác dụng.

    Câu 7. So sánh tâm thế của nhà thơ trong bài thơ này với tâm thế của nhà thơ trong những câu thơ sau:

    Rồi hóng mát thuở ngày trường

    Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.


    Câu 8. Khái quát nội dung bài thơ.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Những câu thơ lục ngôn trong bài thơ trên: 4 câu đầu và câu cuối

    Góc thành Nam, lều một gian,

    No nước uống, thiếu cơm ăn.

    Con đòi trốn, dường ai quyến,

    Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.

    Góc thành Nam, lều một gian,


    Câu 2.

    Xác định thể thơ: Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn

    Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm

    Câu 3. Nội dung bài thơ và các thông tin liên quan cho người đọc biết bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian: Nhà Hồ sang xâm lược, cha Nguyễn Trãi bị bắt sang Trung Quốc, bản thân Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở thành Đông Quan.

    Câu 4. Hoàn cảnh của Nguyễn Trãi trong bài thơ trên: Nguyễn Trãi phải sống trong hoàn cảnh gò bó, mất tự do, sinh hoạt thiếu thốn: Cơm không đủ no, tôi đòi trốn mất, nhà cửa tuềnh toàng không người vun vén.

    Câu 5. Cảm nhận về tâm trạng của Nguyễn Trãi trong bài thơ trên: Sống trong hoàn cảnh bị giam lỏng, tâm trạng Nguyễn Trãi u buồn, bức bối. Đó là lí do vì sao Nguyễn Trãi sau này tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng.

    Câu 6. Phép đối xuất hiện trong hai câu thực và hai câu luận:

    Con đòi trốn >< Bà ngựa gầy, dường ai quyến >< thiếu kẻ chăn.

    Ao >< Nhà, bởi hẹp hòi >< quen thú thứa, khôn thả cá >< ngại nuôi vằn.


    Tác dụng:

    - Nhấn mạnh hoàn cảnh sống túng thiếu, chật vật của Nguyễn Trãi khi bị giam lỏng cùng tâm trạng xót xa, bức bối của nhà thơ.

    - Tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

    Câu 7. So sánh tâm thế của nhà thơ trong bài thơ này với tâm thế của nhà thơ trong những câu thơ sau:

    Rồi hóng mát thuở ngày trường

    Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

    (
    Trích Gương báu khuyên răn số 43)

    Tâm thế của nhà thơ trong hai bài thơ là khác nhau:

    - Trong bài thơ Gương báu khuyên răn số 43 ta thấy nhà thơ hiện lên với tâm thế an nhàn, thảnh thơi, ông nhàn rỗi cả một ngày dài ngồi ngắm cảnh. Tâm trạng của Nguyễn Trãi vui với cảnh, nhìn cảnh vật vì thế cũng sinh động, nhiều sắc màu.

    - Trong bài Thủ vĩ ngâm, Nguyễn Trãi xuất hiện trong tâm thế bất đắc dĩ, gò bó, bị mất tự do. Tâm trạng của ông vì thế cũng đau khổ, xót xa cho chính mình.

    - Tâm thế của nhà thơ trong hai bài thơ khác nhau bởi được sáng tác trong những thời điểm khác nhau của cuộc đời ông: Khi ông bị giam lỏng và khi ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà, vui với thiên nhiên.

    Câu 8. Khái quát nội dung bài thơ:

    Dành 1 phút đăng kí tài khoản (miễn phí) tại LINK để đọc nội dung ẩn bạn nhé!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Hyek8, Tvy234, whynotchangmii44 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 27 Tháng tư 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Đọc hiểu: Thủ vĩ ngâm - Nguyễn Trãi

    Đọc văn bản sau:

    Góc thành Nam, lều một gian,

    No nước uống, thiếu cơm ăn.

    Con đòi trốn, dường ai quyến,

    Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.

    Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,

    Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn.

    Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải,

    Góc thành Nam, lều một gian.


    (Nguồn: Thivien.vn)

    Trả lời các câu hỏi:

    Câu 1:
    Nhan đề "Thủ vĩ ngâm" có nghĩa là gì?

    Câu 2: Xác định đề tài, chủ đề của bài thơ.

    Câu 3: Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật?

    Câu 4: Qua bài thơ, em thấy chủ thể trữ tình - tác giả hiện lên như thế nào?

    Câu 5: Viết 5 - 7 dòng nêu cảm nghĩ về 1 - 2 câu thơ mà em thấy ấn tượng nhất.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1: Nhan đề "Thủ vĩ ngâm" có nghĩa là: Khúc ngâm có câu đầu và câu cuối lặp lại giống nhau nguyên vẹn.

    Câu 2: Xác định đề tài, chủ đề của bài thơ:

    - Đề tài: Cuộc sống thanh bần chốn "góc thành nam" và nỗi niềm tâm sự của tác giả.

    - Chủ đề: Tâm sự chua chát, tự trào trước cảnh ngộ "triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải".

    Câu 3: Bài thơ có những nét đặc sắc về nghệ thuật: Lối thơ thủ vĩ ngâm, dòng thơ thứ tám lặp lại hoàn toàn dòng thơ thứ nhất. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn: Bốn câu thơ đầu (đề thực) và câu cuối đều là lục ngôn.

    Câu 4: Qua bài thơ, em thấy chủ thể trữ tình - tác giả hiện lên:

    - Với cảnh ngộ trớ trêu: Làm quan chẳng giống làm quan, ở ẩn chẳng ra ở ẩn; cuộc sống khó khăn, túng thiếu;

    - Với tâm trạng, thái độ xót xa, ái ngại cho chính mình.

    Câu 5: Cảm nghĩ về 1 - 2 câu thơ ấn tượng nhất:

    Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải - câu thơ chất chứa nỗi niềm chua chát, xót xa của Nguyễn Trãi cho cảnh ngộ của chính mình. Nguyễn Trãi trước khi đến với khởi nghĩa Lam Sơn từng bị giam lỏng ở thành Đông Quan, trong một căn nhà nhỏ xíu như chiếc lều, thiếu cả lương ăn, không người thân thích, người giúp việc cũng trốn mất, con ngựa gầy chẳng ai chăn, chiếc ao như vũng nước chẳng thể thả cá, nhà cửa tuềnh toàng chẳng nuôi nổi con chó, con mèo nào.. quả thực cảnh sống ấy không giống một quan đại thần, làm quan sao lại bần hàn thế? Cũng chẳng giống người ở ẩn, người ẩn dật tự do tự tại chứ không mất tự do như Nguyễn Trãi. Câu thơ thứ 7 ngỡ như một lời tự trào mà là tiếng cười trong nước mắt.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...