Vai trò của ngoại giao nhân dân trong việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng

Discussion in 'Học Online' started by Mạnh Thăng, Oct 16, 2022.

  1. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    Chương 2

    VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO NHÂN DÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG

    2.2. Vai trò của ngoại giao nhân dân (tiếp)


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hai là, hoạt động ngoại giao nhân dân giúp kết nối nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế. Hoạt động ngoại giao nhân dân hướng đến chính phủ, các tổ chức quốc tế, quốc gia, nhất là công chúng quốc tế. Cùng với việc củng cố quan hệ với các tổ chức dân chủ và tiến bộ, các tổ chức bạn bè truyền thống, các tổ chức nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác mới với nhiều tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ (quốc gia và quốc tế) và các tổ chức quốc tế mới, mở rộng đáng kể địa bàn hoạt động. Công tác vận động viện trợ, quản lý và sử dụng hiệu quả viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ được tăng cường và phát huy có hiệu quả.

    Cùng với các hoạt động ngoại giao nhân dân song phương với bạn bè truyền thống như các nước láng giềng, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc.. Việt Nam mở rộng phạm vi hoạt động sang các nước ở các khu vực địa lý khác như châu Phi, châu Mỹ.. với vai trò tích cực của 52 Hội hữu nghị song phương, 02 tổ chức hữu nghị và hợp tác khu vực (tính đến năm 2013). Hợp tác đa phương với nhiều hoạt động có hiệu quả cao, chú trọng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối tác, đặc biệt là mở rộng hợp tác với các tổ chức cánh tả, tiến bộ, các mạng lưới và phong trào nhân dân, khôi phục và duy trì quan hệ với các tổ chức bạn bè truyền thống, phối hợp và hỗ trợ kênh ngoại giao Nhà nước trong một số thiết chế hợp tác đa phương quan trọng (Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam được chấp thuận quy chế tư vấn phi chính phủ tại Hội đồng Kinh tế - Xã hội (ECOSOC) của Liên hợp quốc, tham gia và tổ chức các hoạt động có hiệu quả tại Diễn đàn Xã hội thế giới, Diễn đàn Nhân dân Á-Âu, Diễn đàn Nhân dân ASEAN.. đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế). Các hoạt động ngoại giao nhân dân góp phần mở rộng quan hệ đối tác và có phối hợp, hỗ trợ kênh ngoại giao nhà nước, thúc đẩy và bảo vệ lợi ích quốc gia.

    Ba là, hoạt động ngoại giao nhân dân có nội dung và hình thức phong phú, liên tục đổi mới hỗ trợ đắc lực cho ngoại giao Nhà nước. Trong thời gian qua, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XXI, số lượng hoạt động ngoại giao nhân dân tăng nhanh, với các hình thức phong phú, đa dạng. Bên cạnh lĩnh vực chủ đạo là hòa bình, đoàn kết, hữu nghị truyền thống, Việt Nam đã mở rộng các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực phát triển nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, thiên tai, các vấn đề xã hội, văn hóa, kinh tế, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, đấu tranh dư luận, vì nạn nhân chất độc Da cam/Đi-ô-xin.. Các hoạt động trao đổi, hợp tác đều lồng ghép nhiều nội dung, nhiều mục tiêu, phát huy hiệu quả quan hệ ngoại giao nhân dân. Để tăng cường sức lan tỏa cho các hoạt động ngoại giao nhân dân, công tác thông tin đối ngoại được đẩy mạnh với các kênh thông tin quốc tế, các website bằng tiếng Anh, các hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truyền thông.. được đầu tư, nâng cấp cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh các hoạt động hữu nghị mang tính giao lưu truyền thống, hoạt động ngoại giao nhân dân đã chú trọng gắn với thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch, khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục v. V.. Với nội dung phong phú, hình thức phù hợp, nhiều hoạt động ngoại giao nhân dân hiệu quả đã hỗ trợ đắc lực cho ngoại giao Nhà nước, đóng góp thiết thực cho việc nâng cao uy tín và ảnh hưởng quốc tế của Việt Nam.

    Bốn là, hoạt động ngoại giao nhân dân được thực hiện bởi một lực lượng đa dạng giúp ngoại giao sâu rộng và hiệu quả. Lực lượng chủ chốt thực hiện các hoạt động ngoại giao nhân dân là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam với vai trò đầu mối. Cùng với Liên hiệp là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức chính trị - xã hội (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân). Quan hệ và hoạt động ngoại giao nhân dân không chỉ tập trung hoặc thông qua các tổ chức, cơ quan trung ương mà còn trực tiếp đến các địa phương, thậm chí đến tận cơ sở. Bên cạnh các tổ chức chính trị - xã hội, nhiều tổ chức nghề nghiệp đã ra đời và tích cực tham gia công tác ngoại giao nhân dân. Nhiều cơ quan, trường học, viện nghiên cứu, trung tâm, các đơn vị sự nghiệp.. hoạt động tích cực trong công tác vận động và sử dụng vốn viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các hợp tác quốc tế được xúc tiến mạnh mẽ. Thêm vào lực lượng đông đảo này còn có nhiều nhân sĩ, trí thức, học giả, chức sắc tôn giáo, các nhà hoạt động chính trị - xã hội, các doanh nhân.. tích cực tham gia củng cố, xây dựng và phát triển các mối liên hệ và hoạt động quốc tế, trong số đó có cả những người Việt Nam ở nước ngoài. Như vậy, với lực lượng đông đảo, ngoại giao nhân dân đã huy động được sức mạnh tổng hợp từ các tổ chức đến các cá nhân, từ trung ương đến cơ sở, từ nhân dân trong nước đến những người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các hoạt động ngoại giao nhân dân. Nhờ đó, Việt Nam không chỉ giữ vững và củng cố các mối quan hệ với bạn bè truyền thống mà còn có thêm nhiều đối tác mới, tranh thủ được nhiều nguồn viện trợ cho sự nghiệp phát triển đất nước, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của ngoại giao nhân dân.
     
    Last edited: Oct 27, 2022
  2. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    Chương 3

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HƠN NỮA VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO NHÂN DÂN

    3.1. Chủ động kịp thời khắc phục những tồn tại của hoạt động ngoại giao nhân dân và đổi mới để nâng cao hiệu quả.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động ngoại giao nhân dân còn tồn tại nhiều hạn chế. Một số hoạt động đối ngoại chất lượng khiêm tốn do còn nặng về hình thức, nội dung chưa đổi mới. Trong một số trường hợp, nội dung trao đổi với đối tác còn chưa sâu, chưa thực chất, thiếu linh hoạt; tính đối thoại, lập luận chưa sắc bén, hiệu quả chính trị chưa cao. Trong quan hệ với đối tác, còn biểu hiện thụ động, thiếu tính đột phá, liên tục và liên kết. Ở một số địa bàn, mạng lưới đối tác mỏng, chưa được quan tâm đúng mức, mối liên hệ với đối tác cũ chưa thường xuyên, thiếu tính bền vững, chưa phát triển được đối tác mới. Phương pháp tiếp cận một số vấn đề mới còn hạn chế, thiếu tính cơ bản, chưa đổi mới mạnh mẽ. Một số mảng công tác còn chưa khai thác hết tiềm năng.

    Chưa phát huy được hết thế mạnh công tác, chưa kết hợp được công tác hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài, trong một số hoạt động, sự phối hợp, hướng dẫn của cấp trung ương đối với tổ chức ở địa phương còn chưa sâu sát và kịp thời. Đội ngũ cán bộ chuyên trách ở các cơ sở, địa phương còn thiếu, năng lực chưa cao, cần được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu. Công tác nghiên cứu còn thiếu tính hệ thống, lực lượng nghiên cứu chuyên nghiệp còn yếu và thiếu, các đề tài nghiên cứu mang tính trước mắt và chưa có kế hoạch lâu dài; lực lượng cán bộ làm công tác nghiên cứu của cơ quan thường trực còn mỏng, chủ yếu phát huy vai trò của các tổ chức thành viên hoặc cộng tác viên. Công tác thông tin đối ngoại đã khởi sắc nhưng hiệu quả của một số công cụ thông tin vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của bạn bè quốc tế và các tổ chức thành viên, công tác tuyên truyền trong nước về ngoại giao nhân dân còn hạn chế do đó chưa tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ và nhận thức đầy đủ trong dư luận nhân dân cả nước về lĩnh vực hoạt động này. Việc nhận thức rõ ràng những tồn tại, hạn chế đã giúp các đơn vị quản lý, các cơ quan chuyên trách về ngoại giao nhân dân kịp thời có những điều chỉnh phù hợp, khắc phục dần những yếu kém, thiếu sót, phát huy những điểm tích cực, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động ngoại giao nhân dân.

    Thời gian qua, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Đối ngoại Trung ương về công tác đối ngoại; tham gia xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước láng giềng, trong khu vực và trên thế giới, góp phần củng cố và mở rộng đối ngoại của Đảng, hỗ trợ, thúc đẩy ngoại giao nhà nước, tăng cường đoàn kết quốc tế, tranh thủ mọi nguồn lực thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
     
  3. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    Chương 3

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HƠN NỮA VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO NHÂN DÂN

    3.1. Chủ động kịp thời khắc phục những tồn tại của hoạt động ngoại giao nhân dân và đổi mới để nâng cao hiệu quả. (tiếp)


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bên cạnh đó, công tác vận động, tập hợp người Việt Nam ở nước ngoài cũng được quan tâm. Hiện có 17 vị là người Việt Nam ở nước ngoài là Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa VIII. Thông qua các vị ủy viên là người Việt Nam ở nước ngoài, UBTƯ MTTQ Việt Nam đã nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, từ đó có các kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về cơ chế, chính sách, quan tâm giải quyết những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của bà con..

    Thời gian tới, Đảng đoàn, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, mở rộng đối tác quốc tế của MTTQ Việt Nam; tổ chức đánh giá kết quả việc thực hiện các bản ghi nhớ, chương trình hợp tác đã ký kết; phối hợp cùng các tổ chức thành viên của Mặt trận trong hoạt động đối ngoại; phối hợp hiệu quả hơn với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao trong việc phát huy vai trò cầu nối của người Việt Nam ở nước ngoài trong các hoạt động đối ngoại.

    Đảng đoàn, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam cần tiếp tục quan tâm xây dựng bộ máy tham mưu và thực hiện các hoạt động ngoại giao nhân dân; tăng cường cơ chế phối hợp, kết hợp, tập hợp của UBTƯ MTTQ Việt Nam với các tổ chức thành viên trong hoạt động ngoại giao nhân dân; tăng cường đoàn kết quốc tế, tranh thủ các nguồn lực để thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;..

    Để hoạt động ngoại giao nhân dân tiếp tục phát huy hiệu quả, UBTƯ MTTQ Việt Nam cần khẳng định đối ngoại là nhiệm vụ quan trọng, từ đó đề ra giải pháp cụ thể nhằm đưa hoạt động đối ngoại đi vào chiều sâu, tăng cường tinh thần đoàn kết, hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới. Để góp phần củng cố và mở rộng hoạt động đối ngoại của Đảng, hỗ trợ thúc đẩy ngoại giao của Nhà nước, Ban Đối ngoại Trung ương cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ hơn với Đảng đoàn, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam trong việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch đối ngoại hàng năm, cũng như khi có các hoạt động đối ngoại phát sinh. Đồng thời tạo điều kiện để Mặt trận triển khai thực hiện các chương trình hợp tác với các đối tác truyền thống, giữ quan hệ hợp tác chiều sâu, ổn định trên cơ sở thực hiện hiệu quả các bản ghi nhớ, chương trình hợp tác đã ký kết để Mặt trận cùng với Đảng, Nhà nước triển khai hiệu quả hoạt động ngoại giao nhân dân, tăng cường giao lưu hữu nghị, cùng xây dựng và bảo vệ đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển. UBTƯ MTTQ Việt Nam cần quan tâm đến nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao nhân dân và Hội đồng tư vấn về đối ngoại và kiều bào; tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân và phát huy vai trò của các tổ chức thành viên để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động ngoại giao nhân dân.
     
  4. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    Chương 3

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HƠN NỮA VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO NHÂN DÂN

    3.2. Mở rộng ngoại giao nhân dân bắt kịp xu thế của thế giới thời kì hội nhập


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cách đây 70 năm, ngày 28-8-1945, cùng với tuyên bố thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Ngoại giao đã ra đời. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngoại giao Việt Nam đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Phát huy truyền thống, thời gian tới, ngành Ngoại giao tích cực đổi mới, nỗ lực vươn lên, góp phần kiến tạo môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước.

    Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển."

    Trên cơ sở đường lối ngoại giao đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ XXI. Nhiều Hiệp định, thỏa thuận quan trọng đã được ký kết như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp định về phân định thềm lục địa với Indonesia. Các mối quan hệ song phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hòa bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

    Chủ động hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung quan trọng trong đường lối và hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay. Trong tiến trình hội nhập này, Việt Nam đặt ưu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý và khoa học công nghệ tiên tiên cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

    Những năm qua, UBTƯ MTTQ Việt Nam tiếp tục phát triển mối quan hệ với 5 đối tác truyền thống: Mặt trận Lào Xây dựng đất nước, Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia, Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, Ủy ban Bảo vệ Cách mạng Cuba, Mặt trận Dân chủ Thống nhất Tổ quốc Triều Tiên; đồng thời chủ động mở rộng quan hệ với các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đồng như: Hiệp hội Nhân dân Singapore, Hội Liên hiệp Bình đẳng Xã hội CHLB Đức, Phòng Xã hội Liên bang Nga và Mặt trận Nhân dân toàn Nga, Hội đồng Kinh tế - Xã hội và Môi trường Pháp; duy trì quan hệ với các tổ chức quốc tế và đại sứ quán các nước tại Việt Nam.
     
  5. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    Chương 3

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HƠN NỮA VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO NHÂN DÂN

    3.2. Mở rộng ngoại giao nhân dân bắt kịp xu thế của thế giới thời kì hội nhập (tiếp)


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ năm 2009, UBTƯ MTTQ Việt Nam trở thành quan sát viên của Hiệp hội Quốc tế các Hội đồng Kinh tế Xã hội và Các tổ chức tương đương (AICESIS) ; hằng năm đều có đoàn đại biểu cấp cao của UBTƯ MTTQ Việt Nam tham dự kỳ họp Đại hội đồng AICESIS. Thông qua các diễn đàn AICESIS, các đoàn đại biểu Việt Nam đã tranh thủ quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam, tuyên truyền thành tựu đổi mới và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế đối với nhân dân Việt Nam; tìm hiểu và mở rộng đối tác có chức năng tương đồng.

    Trong thời gian tới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp tài nguyên, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế. Khủng hoảng kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm và vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.. sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Các vấn đề về an ninh phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng ngày càng nổi cộm, buộc các nước tăng cường đầu tư cho an ninh nội địa và đẩy mạnh hợp tác giải quyết. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới về chính trị, tư tưởng, vì dân sinh, dân chủ ngày càng quyết liệt hơn. Bên cạnh đó, chính phủ một số nước và các thế lực chống phá Việt Nam tăng cường quan tâm, đầu tư, sử dụng kênh ngoại giao nhân dân để gia tăng các hoạt động chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo.

    Đứng trước diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế, tiếp tục thực hiện chủ trương hội nhập sâu rộng với thế giới, hoạt động và quan hệ ngoại giao nhân dân ngày càng được mở rộng ở tất cả các cấp, các lĩnh vực với các hình thức đa dạng, kết nối ngày càng trực tiếp với quốc tế. Công tác ngoại giao nhân dân có vị trí, vai trò quan trọng trong việc tham gia thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại chung, góp phần vào việc tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, củng cố hình ảnh, vị thế quốc tế của Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với việc nhìn nhận nghiêm túc những hạn chế, thiếu sót trên đây, các ban ngành chuyên trách, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp.. kịp thời điều chỉnh, đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các hoạt động ngoại giao nhân dân, tiếp tục phương châm "chủ động, linh hoạt, sáng tạo" trong thời gian tới.
     
  6. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,773
    KẾT LUẬN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Như vậy, ngoại giao nhân dân là một hoạt động không thể thiếu trong quan hệ quốc tế hiện đại. Không những giữ vai trò là bộ phận quan trọng cấu thành công tác đối ngoại nói chung của Đảng và Nhà nước, giúp kết nối nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế, có nội dung và hình thức phong phú, liên tục đổi mới hỗ trợ đắc lực cho ngoại giao Nhà nước mà còn được thực hiện bởi một lực lượng đa dạng giúp ngoại giao sâu rộng và hiệu quả. Trong thời gian tới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường: Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn xẩy ra ở nhiều nơi với tính chất và hình thức ngày càng đa dạng và phức tạp. Đứng trước diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế, tiếp tục thực hiện chủ trương hội nhập sâu rộng với thế giới, hoạt động và quan hệ ngoại giao nhân dân ngày càng được mở rộng ở tất cả các cấp, các lĩnh vực với các hình thức đa dạng, kết nối ngày càng trực tiếp với quốc tế. Công tác ngoại giao nhân dân có vị trí, vai trò quan trọng trong việc tham gia thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại chung, góp phần vào việc tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, củng cố hình ảnh, vị thế quốc tế của Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại giao nhân dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Với việc nhìn nhận nghiêm túc những hạn chế, thiếu sót trên đây, các ban ngành chuyên trách, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp.. kịp thời điều chỉnh, đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các hoạt động ngoại giao nhân dân, tiếp tục phương châm "chủ động, linh hoạt, sáng tạo" trong thời gian tới.
     
Thread Status:
Not open for further replies.
Trả lời qua Facebook
Loading...