Tư vấn Làm sao để bản thân dừng suy nghĩ tiêu cực

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Hậu Minh, 2 Tháng một 2022.

  1. Hậu Minh

    Bài viết:
    87
    Mọi người có thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực không? Và mọi người làm gì để loại bỏ nó vậy ạ.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Nevertalkname Không có gì để xem

    Bài viết:
    271
    Tôi được mệnh danh là trùm "tiêu cực" vì tôi luôn có những hình ảnh bi quan trong đầu do cái tính cách nhạy cảm, tôi thường xuyên bị "chạm" vào cảm xúc nếu như có một ai đó hay nghe thấy một thông tin gì đó có phần gợi lên sự mặc cảm của bản thân. Ví dụ như: Một người nào đó (kể cả người thân) kể về một câu chuyện về một người thành công hơn mình, ở sẵn vạch đích thì mình sẽ cảm thấy buồn và nghĩ về một viễn cảnh xấu cho cuộc đời. Và cách mình thoát khỏi cái bóng tối đó là mình sẽ lao vào chơi game để giành lấy 1 trận thắng an ủi hoặc sẽ nghe nhạc cho phù hợp tâm trạng, sau đó ngủ 1 giấc. Hôm sau tỉnh dậy, cái ý nghĩ đó sẽ không tồn tại hoặc có thì cũng chỉ thoáng qua rồi mất đi thôi.
     
  4. Anhtran20222809

    Bài viết:
    2
    Nhiều lúc công việc, học tập, mọi thứ đều như ép mình vào đường cùng vậy. Những lúc ấy là lúc mình suy nghĩ tiêu cực nhất. Khi đó, mình hay khóc một mình trong đêm, rồi lại nghĩ: "Sao mình vô dụng thế?", nhưng sau đó mình cố gắng nghĩ về những kỷ niệm đẹp của bản thân và từ từ khôi phục lại từ những ý nghĩ tiêu cực đó.
     
  5. Thanh Hà

    Bài viết:
    50
    Đối với mình thì mình sẽ ngủ một giấc, dọn nhà hoặc làm điều mình thích. Cảm xúc là thứ dễ tới và nhanh đi lắm. Mỗi lúc cảm giác, suy nghĩ tiêu cực ập tới thực sự rất khó chịu, cảm giác như điều xấu bao quanh, sắp tới vậy. Cách giải quyết nó chính là chống lại bằng những điều làm cậu thấy vui, thoải mái. Cậu hít thở thật sâu và nghĩ tới chuyện cậu cảm thấy hạnh phúc, làm điều cậu thích. Mong là những điều đó có thể giúp cậu phần nào.
     
    Hậu MinhƯu Đàm Thanh Ti thích bài này.
  6. Biện Thị Hà Mi

    Bài viết:
    6
    Chúng ta thường phân định cảm xúc và suy nghĩ của mình thành hai nhóm: Tích cực và tiêu cực. Những điều vui vẻ, thoải mái và dễ chịu sẽ được xếp vào nhóm tích cực, trong khi những điều k vui, k tốt sẽ được cho là tiêu cực. Vì có sự phân định này nên suy nghĩa của chúng ta thường có sự đóng khung rạch ròi giữa suy nghĩ nên và k nên, ý nghĩ tích cực và tiêu cực. Nếu chúng ta quay trở lại xuất phát điểm ban đầu cho các ý nghĩ của mình, chúng ta sẽ nhận ra rằng tâm lý mong đợi điều tốt đẹp và tránh xa điều k vui chính là cội nguồn cho những ý nghĩ tiêu cực. Thực tế là chúng ta k thích những cảm xúc khó chịu vây quanh, k thích nếm trải những điều k tốt, gây tổn thương về mặt thể chất hoặc tinh thần. Nếu phải đối mặt với những điều này ta sẽ có xu hướng nghĩ về những điều tiêu cực hơn là tích cực. Có nhiều lý do cho việc này. Nếu ta là người có tâm lý k ổn định, dễ bị dao động thì ta sẽ dễ hình thành nên những suy nghĩa mang chiều hướng k được tốt đẹp lắm. Một kiểu người khác cũng có khuynh hướng suy nghĩ này là người dự trù những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Họ sẽ k cảm thấy an tâm và thoải mái nếu mọi thứ chứ rõ ràng và thật sự an toàn đối với họ, vì thế viêc nuôi dưỡng ý nghĩ k mấy tốt đẹp sẽ cho họ tâm thế tốt để đương đầu với chuyện k hay. Một trường hợp khác là những người có một sự ám sợ với các vấn đề mà họ cho rằng chúng sẽ đe dọa đến cuộc sống của mình, chính vì suy nghĩ lo âu thái quá đó mà họ thường nuôi dưỡng những ý nghĩ k vui vẻ gì và mang sắc thái u ám.

    Suy nghĩ tiêu cực hay tích cực vốn là cách mỗi chúng ta nhìn nhận sự vật, sự việc trong cuộc đời dưới lăng kính cá nhân. Dù tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực thì chúng đều thể hiện một mặt nào đó tính cách của mỗi người và tiếp đến là một dấu hiệu cho chúng ta biết bản thân nên làm gì. Nếu ta suy nghĩ tiêu cực cũng k hẳn là tệ vì chí ít khi nghĩ về điều tồi tệ nhất mà mình có thể sẽ phải trải qua sẽ cho ta can đảm đối diện tốt hơn trong tương lai hoặc giúp ta chuẩn bị 1 tâm thế tốt đê đối mặt. Suy nghĩ tiêu cực đến từ nhiều yếu tố cả nội quan bên trong nhân cách mỗi người và cả ngoại tại mà ta đang sống. Đôi khi ta vốn k nuôi ý nghĩ tiêu cực nhưng sự "đầu độc" của các quan điểm mang tính định kiến hay những cá nhân thường suy nghĩ tiêu cực cũng khiến ta bị cuốn theo và đôi khi có những ý nghĩ mà mình vốn k tự nghĩ. Điều trước hết ta có thể làm với những ý nghĩ này là ta cần biết vì sao chúng tồn tại, sau khi biết rõ nguồn gốc của nó ta hãy chấp nhận nó như bản thân nó vốn vậy. Không ai k sợ mình trượt kỳ thi quan trọng có ảnh hưởng đến tương lai cả đời mà k nghĩ đến viễn cảnh mình sẽ k thể đeo đuổi mơ ước, k ai k lo lắng khi sức khỏe bản thân có những biểu hiện bất ổn hoặc chẳng ai có thể mảy may k hoảng sợ trước những bất trắc có thể xảy đến nếu mình đi đêm một mình. Đó là những điều hiển nhiên trong cuộc sống và là sự vận hành cần thiết của tâm trí, vì vậy vui vẻ chấp nhận những ý nghĩ này sẽ khiến ta cảm thấy yên tâm hơn và thoát ra khỏi những ý nghĩa mong lung để tìm kiếm 1 giải pháp tốt nhất cho chính mình.
     
    Hậu Minh thích bài này.
  7. Soikeo79

    Bài viết:
    0
    Nhàm chán và so sánh là 2 yếu tố chính bạn ạ, sử dụng hiệu quả thời gian trong ngày, cuối ngày note lại vào 1 quyển lịch bàn hoặc sổ cá nhân. Và dừng so sánh bản thân với bạn cùng lứa nhé, mỗi người có một tốc độ phát triển bản thân và cơ hội khác nhau, giữ cho bản thân mình tốt hơn theo từng ngày là đủ rồi.
     
    Hậu Minh thích bài này.
  8. Cát Xa Nước

    Bài viết:
    32
    Áp lực thì ai cũng đều phải trải qua thôi, ở lứa tuổi trưởng thành thì tần suất nhiều cũng là chuyện bình thường. Bản thân mình cũng là người hay suy nghĩ, đặc biệt là suy nghĩ những diều không tốt. Luôn trong trạng thái tiêu cực, cảm thấy như chẳng một ai hiểu mình. Thậm chí, ngay cả bản thân còn chẳng biết mình muốn gì. Đôi lúc cảm giác như mình là một kẻ đa nhân cách vậy, một bên suy nghĩ tiêu cực, một bên thì hãy bảo rằng hãy dừng lại đi điều đó là không tốt đâu.

    Nhưng mà muốn giải quyết cũng không phải là khó, có nhiều hướng giải quyết khác nhau. Riêng mình, mình đã tạo dựng riêng cho bản thân cách tiêu diệt tiêu cực.

    Một là chịu đựng cái cảm xúc tiêu cực đó, buồn vui cay đắng gì gì đó mình vẫn chịu hết. Có đôi khi mình khóc thật to để giúp cái tiêu cực ấy trôi đi và sau đó đánh một giấc ngủ. Tiếp đó mình sẽ thức dậy với một con người mới, tươi tắn, tràn đầy sức sống, sau biết bao lần nuốt nước mắt vào trong. Nhưng mà đây không gọi là giải pháp, mà như là né tránh vậy.

    Hai là mình sẽ khiến cho bản thân không thể suy nghĩ đến nó được, dễ mà. Không phải bạn rảnh rỗi, chả có con người nào thật sự là rảnh rỗi cả. Mình sẽ lên kế hoạch cho những việc cần làm, sau đó cứ đâm đầu vào đóng deadline thôi. Vì quá nhàm chán và chẳng biết làm gì khiến bản thân mới có như thế. Ở xã hội hiện đại bây giờ, nếu bạn không biết chọn lọc những thông tin, thì chỉ cần bạn lướt những trang mạng xã hội một tí trong một trạng thái tiêu cực một chút, thì đã tiêu cực lại càng thêm tiêu cực thôi. Hoặc bạn có thể đi hóng gió, đi hít thở bầu không khí và thật nghiêm túc nhìn nhận thế giới mà bạn đang tồn tại xem nào. Có lẽ sẽ rất tuyệt đó :3

    Sau khi bạn tạm gác lại tất cả, tập trung vào công việc. Lúc hoàn thành xong, bạn cảm thấy: "À, đóng tiêu cực ấy chả là gì so với đống deadline mà bạn cần phải làm." Giống như việc, bạn chỉ là một hạt cát bé tí trong cái vũ trụ này thôi. Tiêu cực không xấu đến mức đó, chuyện gì cũng có cái lợi và cái hại. Quan trọng là bạn phải biết tìm hướng giải quyết để nó thôi
     
    Hậu Minh thích bài này.
  9. Liên Phúc

    Bài viết:
    162
    Hi! Chào bạn.

    Không biết bây giờ mình trả lời thì còn kịp không ạ. Nhưng mình vẫn muốn chia sẻ cho bạn bạn nhé!

    Mình từng là một người tiêu cực, cực kì tiêu cực. Chính bản thân mình cũng biết như thế là không tốt, nhưng điều đáng buồn là mình không có đủ dũng khí để trở nên mạnh mẽ và thay đổi bản thân.

    Bởi môi trường mình từng học tập là lớp chọn của trường, mình cũng không ngờ mình sẽ vào lớp như thế. Khi mà năng lực của những người xung quanh mình là cực kì cao, thì mình luôn e dè và tràn ngập sợ hãi. Bản thân mình thường hay khuyên răng người khác, nhưng lại không thể thuyết phục bản thân được. Mình chìm trong nỗi sợ đó những ba năm cấp ba.

    Sau này, mình không muốn như thế. Bạn bè trong lớp đa phần đều khuyên mình nên can đảm hơn, nhưng sự thật việc đó rất khó. Mình luôn tự cho rằng mình là một người không thông minh, không quyết đoán, cũng không nhí nhảnh, lanh lợi như người khác.

    Mình tìm được vài cuốn sách và bạn biết không nó thay đổi mình hoàn toàn. Đó cũng là lý do mà mình càng lúc càng yêu việc viết lách. Cuốn sách mình đọc mang tên "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu" - một quyển sách cực kì quen thuộc và cuốn nữa có tên là "Dám nghĩ lớn".

    Sách dạy cho ta nhiều điều mới mẻ, dạy cho ta cách đánh giá và nhìn nhận bản thân, rằng trên đời này ai cũng như ai. Chỉ khác là họ dám còn chúng ta thì không. Mình học theo và bây giờ, khi bước chân vào giảng đường đại học. Những điều đó trở thành hành trang vững chắc nhất của mình.

    Hi vọng bạn sẽ sống tích cực hơn, yêu bản thân nhiều hơn, trưởng thành và mạnh mẽ hơn nữa nhé.

    <3
     
    Hậu Minh thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...