IV. TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT 1. Khái niệm: Là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường. Ví dụ: Hổ báo săn mồi thì chúng tiến gần đến con mồi, sau đó nhảy vồ lên hoặc rượt đổi tiền gần con mồi. Các hoạt động tiến lại gần, nhảy vồ lên, rượt đuổi là các chuỗi phản ứng của hổ báo để có thể săn mồi→ đảm bảo cho hỏ báo có thể bắt được con mồi →tồn tại và phát triển. Chuỗi các hành động khi săn mồi của hổ được gọi làtập tính kiếm ăn của hổ báo. Ý nghĩa: Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển. A. Tập tính bẩm sinh - Sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ đặc trưng cho loài. - Nhện giăng tơ. B. Tập tính học được - Hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. - Thấy đèn giao thông màu đỏ thì người điều khiển phương tiện dừng lại. C. Tập tính hỗn hợp: Bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh. Ví dụ: Mèo bắt chuột * Cơ sở thần kình là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện - Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi. - Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi. 3. Một số hình thức học tập của động vật A. Quen nhờn: Động vật phớt lờ nếu kích thích nhiều lần nhưng không nguy hiểm. B. In vết: Ở chim mới sinh ra đi theo những vật chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên. C. Điều kiện hóa - Điều kiện hóa đáp ứng: Mối liên hệ thần kinh dưới tác động của kích thích đồng thời. - Điều kiện hóa hành động: Hành động lặp lại hành vi (thử sai). D. Học ngầm: Học không ý thức đã được thực hiện trước. E. Học khôn: Có ở động vật có hệ thần kinh phát triển: Người, động vật linh trưởng. 4. Một số dạng tập tính phổ biến Kiếm ăn, bảo vẹ lãnh thổ, sinh sản, di cư, tập tính xã hội (tính thứ bậc, tính vị tha)