Hướng dẫn cách làm kem socola tại nhà ngon chẳng kém ngoài tiệm. Bấm để xem Nguyên liệu để làm kem socola gồm có: Bột ca cao: 20 gram. Sữa đặc: 120 ml. Kem whipping: 200 ml. Socola: 40 gram. Đường kính: 50 gram. Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu -Bột ca cao: Cho bột ca cao vào trong một chiếc bát con. Đun sôi chừng 50 ml nước sau đó đổ vào bát bột và hòa cho tan. - Kem whipping: Cho vào một chiếc tô lớn. Dùng máy đánh trứng hoặc máy đánh kem chuyên dụng đánh kỹ cho tới khi phần kem đặc lại và bông mềm. - Socola: Bào nhỏ socola sau đó cho vào lò vi sóng. Bật lò vi sóng và làm nóng cho đến khi socola tan chảy thì nhấc ra. Bước 2: Hoàn thiện món kem socola -Cho lần lượt phần sữa đặc có đường + bột ca cao + socola tan chảy + đường vào trong tô kem whipping. Tiếp tục dùng phới đánh trứng đánh thật đều hỗn hợp sao cho hỗn hợp mịn đều thì thôi. - Khi đã thu được phần kem socola lỏng, bạn cho phần kem này vào trong các khuôn kem theo hình dạng tùy ý. Dàn mịn mặt kem sau đó đưa vào ngăn đá tủ lạnh cho kem đông lại. Sau khoảng 3 – 4 tiếng, bạn nhấc khuôn kem ra và thưởng thức kem socola. Chúc các bạn thành công nhé!
Cách nấu chè thập cẩm tuyệt ngon. Bấm để xem Nguyên liệu nấu chè thập cẩm gồm có: Khoai môn: 2 củ cỡ vừa. Khoai lang: 1 củ cỡ vừa. Đậu đỏ: 100 gram. Bột báng: 100 gram. Nước cốt dừa: 100 ml. Đường kính trắng: 200 gram. Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu - Khoai môn + khoai lang: Rửa sạch, gọt vỏ rồi xắt thành các miếng vuông vừa ăn. - Đậu đỏ: Rửa sạch, loại bỏ những hạt đậu nổi lên trên mặt nước sau đó đem ngâm từ 2 – 3 tiếng. - Bột báng: Rửa sạch rồi cho vào nồi đun cho tới khi viên bột trở lên trong suốt là được. Vớt bột ra và thả vào tô nước lạnh. Bước 2: Nấu chè - Đậu sau khi ngâm bạn cho vào nồi với một lượng nước vừa phải. Đặt nồi đậu lên bếp rồi ninh đậu cho đến khi hạt bở mềm thì thêm đường cho vừa vị ngọt. - Cho phần khoai lang và khoai môn vào hai nồi riêng biệt, đổ lượng nước vừa phải và đun cho khoai mềm. Lưu ý khi đun cần hạn chế khuấy để tránh khoai bị nát. Khi khoai chín, bạn nêm đường cho vừa ăn. - Khi các phần nguyên liệu đã chín, bạn cho vào ly/bát 1 chút đá bào rồi múc khoai, đậu, bột báng vào chung. Rưới phần nước cốt dừa lên trên cùng và trộn đều rồi thưởng thức. Chúc các bạn thành công!
Cách làm thạch dừa, rau câu dừa ngon miệng tại nhà. Bấm để xem Nguyên liệu làm thạch dừa, râu câu gồm có: Dừa xiêm: 2 quả -Chọn những trái dừa xiêm vừa phải, không được quá non (vì nước sẽ chua và ít nước) nhưng cũng không được quá già (nếu già lớp cùi sẽ cứng). Nên chọn những trái dừa vừa phải, lớp cùi vẫn còn mềm để làm. Bột rau câu: 10 gram Đường: 100 gram Nước cốt dừa: 50 ml Bước 1: Chuẩn bị dừa và các nguyên liệu - Dừa xiêm: Dùng dao sắc thái hết phần vỏ xanh, chỉ giữ lại phần xơ trắng của quả dừa để tạo độ đẹp mắt cho món thạch dừa. Tiếp theo, bạn chặt miệng dừa (đường kính khoảng 7cm) rồi chắt toàn bộ nước dừa ra một chiếc tô lớn. Giữ nguyên phần cùi dừa phía trong. - Đường: Cho vào nồi cùng với 100 ml nước lọc sau đó đun sôi để đường tan. Để nước đường nguội tự nhiên sau đó gạn lấy nước trong, bỏ cặn (nếu có). Bước 2: Làm thạch rau câu Làm phần thạch rau câu trong: - Hòa tan 2/3 chỗ bột thạch rau câu với 70 ml nước đường + 2/3 nước dừa đã chắt cho thật đều. Bạn lưu ý khi hòa, cần đảm bảo bột thạch đã tan hết nếu không thì trong quá trình làm rau câu, bột thạch sẽ bị vón lại. - Tiếp theo, bạn bắc nồi nước thạch đã hòa và bật bếp ở chế độ nhỏ lửa. Việc bật nhỏ lửa khi đun sẽ giúp nồi rau câu không bị cháy. Vừa đun, bạn vừa khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sôi lên, trong và sánh lại thì tắt bếp. - Để cho phần thạch trong ở nồi nguội tự nhiên khoảng chừng 5 phút thì bạn trút vào hai trái dừa rỗng trước đó. Có một điểm chú ý là bạn chỉ nên trút phần rau câu này bằng chiều cao ¾ của trái dừa, không trút đầy. Khi thạch rau câu trong trái dừa đã nguội, bạn cho hai trái dừa này vào ngăn mát tủ lạnh và để cho thạch đông lại. Làm phần thạch cốt dừa: - Tiếp tục cho chỗ bột thạch rau câu còn lại vào với nước đường + nước dừa rồi hòa cho tan. Hòa xong, bạn cũng cho hỗn hợp này vào nồi rồi bắc lên bếp nấu sôi như cách nấu thạch trong phía trên. - Khi thạch đã được, bạn cho phần nước cốt dừa vào khuấy chung cho thật kỹ. Khi các nguyên liệu đã quyện, ngấm đều vào với nhau thì bạn tắt bếp và giữ ấm hỗn hợp. Đến lúc này, thì bạn đã hoàn thành món thạch rồi. Bạn chỉ cần cho vào cốc để nguội khoảng 2 - 3 tiếng nữa là xong. Chúc Các Bạn Thành Công!
Cách làm bánh sinh nhật, bánh gato bằng nồi cơm điện. Bấm để xem Nguyên liệu làm bánh sinh nhật gồm có: Bột mì. - Tùy độ lớn của chiếc bánh kem bạn định làm mà bạn chuẩn bị lượng bột mì cho phù hợp. Trung bình với một chiếc bánh kem cỡ vừa phải dành cho các bữa tiệc gia đình chỉ từ 4 – 5 người ăn thì lượng bột mì bạn cần chuẩn bị là khoảng 40 – 50 gram. Bơ nhạt. - Bạn nên chọn loại bơ nhạt để làm vì nó sẽ không ảnh hưởng chung tới chất lượng của món bánh. Với chiếc bánh kem như trên thì bạn chuẩn bị khoảng 20 gram bơ (tức khoảng 3 thìa cafe bơ). Bột ngô. - Bột ngô cũng sẽ được trộn với bột mì để tạo thành phần bánh bông lan bên trong. Lượng bột ngô bạn cần chuẩn bị sẽ ít hơn khối lượng bột mì, bạn chuẩn bị khoảng 30 gram bột ngô. Sữa tươi không đường. - Sữa tươi không đường sẽ được dùng để trộn bột làm bánh. Bạn chuẩn bị khoảng 60 ml sữa tươi không đường để hòa bột. Trứng gà. - Chuẩn bị 4 – 5 quả trứng gà để vừa trộn bột vừa làm kem. Phần trứng gà này bạn sẽ tách riêng phần lòng đỏ và phần lòng trắng trước khi thực hiện. Đường kính. - Đường bạn chuẩn bị khoảng chừng 50 gram để tạo vị ngọt cho bánh. Ngoài ra, bạn cũng chuẩn bị thêm ½ thìa cafe muối để trộn bột cũng như chuẩn bị 1 quả chanh tươi để vắt lấy nước cốt khi làm kem. Bước 1: Chuẩn bị bột và các nguyên liệu làm bánh. - Cho phần bơ đã chuẩn bị và hấp cách thủy hoặc hâm ở trong lò vi sóng cho bơ tan chảy ra. Tiếp đến, bạn chia chỗ bơ này làm ba phần. Dùng 2/3 chỗ bơ trên đem trộn với phần sữa tươi không đường + 2 thìa cafe dầu ăn và đem hấp cách thủy trong khoảng 15 phút. - Trộn kỹ phần bột mì và bột ngô rồi đem lọc qua rây bột cho bột được mịn. Tiếp đến, bạn cho phần bột đã rây khuấy đều với dung dịch đã hấp cách thủy trên cho thật kỹ để đảm bảo bột không bị vón cục. Bước 2: Làm kem. - Lòng trắng trứng sau khi tách riêng bạn nên cho vào một chiếc tô lớn để khi đánh trứng không bị bắn ra ngoài. Tiếp đến, bạn đánh tan phần lòng trắng trứng này. Lòng trứng đã tan, bạn cho tiếp vào ¼ thìa cafe muối + 1 thìa cafe nước cốt chanh và đánh đều với tốc độ nhanh hơn cho đến khi bọt khí xuất hiện. - Cho tiếp 3 thìa cafe đường vào lòng trắng trứng và đánh đều với tốc độ lớn hơn cho đến khi bọt biến mất và hỗn hợp trở nên sệt, quánh như kem là được. Làm xong, bạn từ từ cho phần lòng đỏ trứng đã tách trước đó vào trộn cho thật đều đến khi chúng quện lại hết với nhau là được. - Làm được phần kem này xong, bạn cho chúng vào hấp cách thủy trong khoảng 15 phút. Khi hấp, bạn dùng chổi phết lớp bơ ở dưới đáy khuôn để kem không bị dính vào đáy, thành khuôn và lưu ý khi hấp cần tránh hơi nước nhỏ xuống phần kem. Bước 3: Nướng bánh. - Cho hỗn hợp bột đã trộn vào nồi cơm điện sau đó phủ một lớp khăn mỏng lên miệng nồi để tránh hơi nước nhỏ xuống bánh. Cho nướng bánh ở chế độ nấu cơm trong khoảng 25 phút cho đến khi nồi cơm chuyển sang chế độ giữ ấm. Giữ nguyên chế độ như vậy trong vòng 20 phút rồi bạn ấn lại nồi về chế độ nấu trong 5 phút nữa rồi để nồi tự giữ ấm khoảng 10 phút là được. Bước 4: Trang trí bánh kem. - Đặt phần bánh gato đã nướng lên miếng giấy nến hay đĩa tùy ý bạn. Tiếp đến, bạn dùng các dụng cụ phết kem phết đều phần kem đã chuẩn bị lên trên bề mặt của bánh. Để phần bánh đặc sắc hơn thì bạn có thể làm thêm hoặc mua thêm các phần kem với các hương vị khác nhau để trang trí. - Phết kem xong, bạn có thể đặt lên bề mặt bánh kem một số loại hoa quả quen thuộc như dâu tây, kiwi hay các loại trái cây tùy thích và thưởng thức. Bánh kem khi không ăn hết nên được bảo quản lạnh để tránh kem vị tan chảy cũng như đảm bảo vệ sinh. Chúc Các Bạn Thành Công!
Cách làm thạch trà sữa ăn "thả ga" ngay tại bếp nhà. Bấm để xem - Khâu chuẩn bị nguyên liệu là vô cùng quan trọng bởi nó quyết định chính tới chất lượng những khối thạch trà sữa của bạn. Để làm được món này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau. Bấm để xem *Nguyên liệu trong thành phần trà sữa: Sữa bò. - 600 ml sữa tươi loại có đường. Nếu bạn không thích sữa tươi vì sợ trà loãng thì có thể chuyển sang dùng sữa đặc. Nếu bạn làm trà sữa bằng sữa đặc thì chuẩn bị 400 ml sữa đặc có đường. Bột trà xanh 10 gram. Ngoài ra, nếu muốn làm thạch trà sữa trắng thì có thể chuẩn bị 2 gói trà túi lọc hoặc 10 gram trà búp. Nguyên liệu trong thành phần rau câu: Đường - Chọn loại đường cát để dễ hòa tan đường. Chuẩn bị 100 gram đường. Bột rau câu - 10 gram. Bạn có thể chọn loại bột rau câu dẻo hoặc bột rau câu giòn tùy ý. Trường hợp không có bột rau câu, bạn có thể thay thế nguyên liệu này bằng gelatin. Bước 1: Pha trà sữa. *Nếu bạn dùng bột trà xanh: - Cho bột trà xanh vào một chiếc bát tô. Đun sôi 100 ml nước sôi sau đó đổ vào bát bột trà xanh khuấy đều sao cho bột tan hết, không bị vón cục. Thực hiện xong công đoạn này, bạn để riêng trà sữa đã pha vào nơi sạch, khô trong lúc chờ thực hiện các công đoạn khác. *Nếu bạn dùng trà túi lọc/trà búp: - Cho gói trà túi lọc/trà búp vào ly. Tiếp theo, bạn đun sôi 500 ml nước nóng rồi đổ vào hãm trà. Thời gian hãm trà tối thiểu là 10 phút và không quá 15 phút. Hãm xong, bạn lọc trà và bỏ bã (khi bạn dùng trà búp) hoặc vớt bỏ túi trà (nếu bạn dùng túi lọc). Sau khi đã có được nước cốt trà, bạn cho phần sữa tươi/sữa đặc vào khuấy cho thật kỹ để trà và sữa quyện vào nhau. Lúc này, bạn đã có món trà sữa chuẩn vị rồi. Bước 2: Làm thạch trà sữa. - Cho bột thạch rau câu và đường vào một chiếc tô rồi trộn kỹ. Trộn xong, bạn cho chỗ bột này vào nồi cùng với khoảng 300 ml nước lọc. Tiếp tục khuấy kỹ cho bột thạch và đường tan đều trong nước. Khuấy xong, bạn để nguyên hỗn hợp trên trong vòng 10 phút cho bột thạch nở hết. - Sau 10 phút, bắc nồi lên bếp và đun nhỏ lửa cho đến khi thạch sôi. Vừa đun, bạn vừa khuấy cho thật kỹ để đảm bảo nồi thạch rau câu của bạn không bị cháy. Khi nồi thạch rau câu sôi, bạn hạ lửa ở mức nhỏ nhất rồi hớt bọt để thạch được trong hơn. - Hớt bọt xong, bạn từ từ trút phần trà sữa đã pha trước đó vào khuấy đều và kỹ cho đến khi màu của nồi thạch đạt màu xanh/trắng sữa tự nhiên thì tắt bếp. - Công đoạn cuối cùng, bạn múc phần thạch trà sữa lỏng này vào trong các khuôn. Chờ cho thạch trong khuôn nguội bớt thì bạn cho các khuôn thạch này vào trong ngăn mát tủ lạnh. Sau khoảng thời gian 2 – 3 tiếng khi thạch đã đông đặc, bạn có thể lấy thạch trà sữa ra và thưởng thức. Chúc Các Bạn Thành Công!
Cách làm kem đậu xanh thơm ngon tại nhà. Bấm để xem Nguyên liệu làm kem đậu xanh: 100g đậu xanh 50ml nước cốt dừa 150ml sữa tươi 10g bột ngô 10g bột mỳ 2 thìa canh sữa đặc Khuôn làm kem Bước 1: Làm bột đậu xanh. -Làm bột đậu xanh nhuyễn mịn bằng cách bạn ngâm đậu xanh hơn 1 ngày với nước, cho đậu mềm ra, dễ tách vỏ. Sau đó đổ nước, đãi sạch với nước một lần nữa rồi cho lên bếp hấp chín. Hấp xong, các bạn đổ ra bát, dùng thìa to tán nhuyễn cho thật mịn. Lúc này đậu đã tách vỏ, chín nên cực mềm, các bạn sẽ không cần tốn nhiều công sức để tán để bột đậu xanh có màu vàng ươm đẹp mắt. -Ở bước này bạn có thể bổ sung nước cốt dừa để đánh nhuyễn cùng với bột đậu xanh để hương vị nước cốt dừa ngấm sâu hơn. Bước 2: Nấu sữa. - Cho 2 thìa canh sữa đặc đổ vào một nồi to (để nấu sữa) cùng 1 thìa canh đường, khuấy đều cùng 2 thìa canh nước đun nóng. Sau đó đổ sữa tươi vào nồi khuấy đều, đun sôi. Ở bước này bạn cho thêm nước cốt dừa được chuẩn bị từ trước và đun cùng. Đổ lượng bột đậu xanh đã tán nhuyễn vào nồi sữa, khuấy đều lần nữa. Bước 3: Trộn bột mỳ và bột ngô với sữa. - Cho bột mỳ và bột ngô cùng một ít nước vào bát nhỏ khuấy đều. Đổ lượng hỗn hợp bột nước vào nồi sữa đang sôi, khuấy cho lượng hỗn hợp tan đều. Sau đó, các bạn cho một ít nước cốt dừa cho thêm ngậy vào nồi, không cần cho nhiều quá vì sữa đã đủ ngậy. Khuấy đều nồi sữa, đến khi sôi tắt bếp để nguội. Bước 4: Cho kem vào khuôn. - Đổ lượng sữa đã nguội vào khuôn làm kem hoặc túi đựng, cho vào ngăn lạnh để đến khi đông lại thành kem là dùng được. Chúc Các Bạn Thành Công!