Hỏi đáp Tại sao con người thích nói đạo lý?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 30 Tháng tám 2022.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chào mừng các bạn đã quay trở lại với Game Show - Ai Là Nhà Tâm Lý Tài Ba?

    Để tiếp tục chương trình mình xin phép được gửi đến các bạn một câu hỏi, mà mình nghĩ đây là câu hỏi mà chắc hẳn nhiều bạn cũng hay thắc mắc, Và câu hỏi chính là

    Theo các bạn, vì sao con người chúng ta thích nói đạo lý

    Ai trong chúng ta cũng đã từng không ít lần được ban tặng món quà có tên là "bài học dạy đời" rồi phải không? Và các bạn có để ý không, rất nhiều người xung quanh chúng ta, và có khi là cả chính chúng ta, đều phát hiện ra là mình là một người cực kỳ thích nói đạo lý. Có thể bạn không hay nói nhưng biết đâu bạn đã vô tình làm điều đó với người khác mà bạn không hay biết. Và cho dù là lý do gì đi nữa thì có thể thấy là nói đạo lý là một việc làm rất ư là vô nghĩa, thậm chí còn mang lại tác động tiêu cực cho đối phương. Ấy vậy mà, sao con người chúng ta lại thích nói đạo lý nhỉ?

    Hãy bình luận câu trả lời của bạn ở dưới và đừng quên nhấn nút like cũng như đánh giá 5 sao cho gameshow cũng như câu hỏi nhé
     
  2. Nevertalkname Không có gì để xem

    Bài viết:
    271
    Tôi thì rất ít nói đạo lý vì những thứ đó chỉ là lý thuyết xuông, đôi khi là giáo điều, nó chỉ chung chung không áp dụng được vào tất cả mọi trường hợp cụ thể ví dụ như trong vụ một học sinh tự sát, rất nhiều người lôi triết lý vào nào là đạo đức, đạo hiếu làm con các thứ nhưng những cái đó có tác dụng gì đối với học sinh đó. Học sinh đó cũng đã chọn cách quyên sinh và nếu có còn sống thì tôi chắc chắn rằng cậu bé đó sẽ không thể hiểu ra và dừng ý nghĩ của mình lại bởi lúc đó cậu ta đang rất căng thẳng, đầu óc rối bời không nghĩ được gì hết thì những cái câu đạo lý, giảng dạy lại sẽ càng làm cho câu ta rối hơn và trầm trọng thêm vấn đề. Nhưng sẽ không có ai trong số những người kia hiểu được điều đó vì khi nói ra những lời đó trong đầu phải luôn bị những thứ đó hằn sâu có thể do môi trường giáo dục hoặc do cách nghĩ của họ (ưa thích những thứ đó) và họ cũng giống như nạn nhân cũng không suy nghĩ được gì ngoài một thứ trong đầu. Thêm vào đó, những câu nói đạo lý khi để một người thứ 3 nghe thấy thì người thứ nhất sẽ luôn thu hút được sự chú ý. Trong một chủ đề tranh luận nào đó trên mạng xã hội khi có một câu bình luận trích dẫn một câu đạo lý sẽ thường được nhiều tương tác hơn, có thể phần lớn là sự ủng hộ hoặc có ý kiến trái chiều nhưng nhìn chung vẫn luôn được có một sự chú ý hơn so với những bình luận không có gắn đạo lý. Và ngay cả khi trong tranh luận trực tiếp ngoài cuộc sống bình thường, những câu nói đạo lý dễ có được sự ủng hộ cao hơn hoặc sẽ làm cho người nói được nhiều ánh nhìn tập trung vào. Mặc dù những câu đạo lý gây ra sự mệt mỏi, có khi ức chế cho người đối diện nhưng vì sự cuốn hút và sức mạnh của nó mà người ta luôn chọn để diễn đạt.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31 Tháng tám 2022
  3. ManSilian

    Bài viết:
    11
    Trải qua rồi rút lại kinh nghiệm để nói thôi hà,

    Nhưng tớ là người chọn đối tượng, không phải ai cũng nói được, không phải ai cũng hiểu được.

    Chứ thiệc ra, nếu người nghe không hiểu, chả ai muốn nói làm gì.
     
    Heo Bảo BảoMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  4. Hoa tím bằng lăng

    Bài viết:
    18
    Cổ nhân có câu: Sông sâu lặng sóng, lúa chín cúi đầu. Phàm những người càng sâu sắc lại càng khiêm tốn. Còn những người hay nói đạo lý không hẳn là họ sống ngược lại những đạo luật đó mà nó phản ánh một tâm hồn non nớt, một suy nghĩ ngây thơ. Họ tưởng rằng những lời nói của bản thân sẽ khẳng định được giá trị bản thân mà không biết rằng giá trị của bản thân được khẳng định từ nhiều yếu tố khác. Hoặc cũng có thể cuộc đời của họ gặp phải biến cố lớn nào đó khiến họ không còn tin vào thực tại, vào hành động mà chỉ còn cách đi tìm niềm tin trong những câu nói đạo lý.
     
  5. Alissa Trên đời này không có Nếu Như vì thế đừng Hối Hận.

    Bài viết:
    1,871
    Nói đạo lý kiểu dạy đời người ta thì mình không có, nhưng kiểu tranh luận lý lẽ thì chắc nhiều, chủ yếu tranh luận nêu ý kiến cá nhân của mình ra để đối chất với một quan điểm khác đây cũng là quyền bình đẳng ngôn luận nhưng không nói theo cái cách bố đời thiên hạ ví dụ mày ngu lắm để bố mày dạy cho mày.. hay anh từng trải nên anh ảo cưng như thế là như thế nọ..

    Ai cũng có cuộc sống riêng hoàn cảnh sống, gia đình, tiếp xúc xã hội của họ khác nhau, chẳng thể bắt người ta theo một chuẩn mực. Nên có người nào mà lên giọng kiểu tao lớn hơn mày, tao giỏi hơn mày, tôi trải đời hơn mày thế kia thế nọ thì xin để ngoài tai, cách nói kiểu lời khuyên chân thành thì xin tiếp nhận, nghe kiểu bố đời đổng đảnh thì miễn.

    Quan trọng ở đây là thái độ, cách nói của người đó có làm người ta khó chịu hay không nữa. Chung quy nói đạo lý không phải chuyện xấu đâu mà nó xấu bởi lời lẽ, người diễn đạt và cách một người tiếp nhận nữa.
     
    chiqudollGill thích bài này.
  6. hocbainhamoinguowi

    Bài viết:
    11
    Câu hỏi của bạn đưa ra khá dễ hiểu và theo mình con người ta thích nói đạo lý là điều bình thường. Chính bạn và tôi cũng đã được dạy những đạo lí làm người ngay từ rong trứng nước và chúng ta được dạy khi lớn lên, một phần nũa còn là trải ghiệm cuộc sông. Nói đạo lý như thông điệp chuyền tai ai cũng muons ai cũng giống mình thì họ sẽ chuyền đạo lý nhé. Nói đạo lí còn cho thấy được vồn hiểu biết của bản thân về đời về người và đương nhiên khoa học đã chứng minh 10% chât kích thích não bộ gây sản khoái tinh thần chính là giảng giải cho ai đó về một điều gì đó vậy nên nói đạo lý không chỉ bình thường mà nó còn là nhu cầu thiết yếu của con người nữa nhé
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  7. hocbainhamoinguowi

    Bài viết:
    11
    Đạo lý dù có mang hơi hướng tiêu cục đi nũa thì nó vẫn là bài học làm người mà con người chúng ta ai cũng đang và luôn luôn bám vào đạo lý để sống với những cách hiểu riêng như cây sống được nhờ thân rễ lá vậy
     
  8. Hòa Anime bling

    Bài viết:
    121
    Con người thích nói đạo lí vì nó cho phép họ diễn đạt và chia sẻ các giá trị, quy tắc và nguyên tắc mà họ tin tưởng và tôn trọng. Nó cũng giúp con người xác định và định hình ý thức, đạo đức và hành vi của mình. Nó còn là cách để thể hiện quan điểm, suy nghĩ và sự cảm thông của con người đối với các vấn đề xã hội, văn hóa và đời sống. Nó cũng có thể là một phương tiện để truyền đạt và truyền dạy kiến thức, kinh nghiệm và thực tế cuộc sống. Nó giúp con người tạo ra một môi trường giao tiếp và giao lưu toàn diện với nhau, từ đó tạo động lực và niềm tin trong việc xây dựng một cộng đồng tốt đẹp hơn.
     
    chiqudoll thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...