Yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới bài 43

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 10 Tháng hai 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023

    Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích yếu tố "phá cách" trong Bảo kính cảnh giới (bài 43)


    Bảo kính cảnh giới, bài 43

    Rồi hóng mát thuở ngày trường,

    Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.

    Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

    Hồng liên trì đã tịn mùi hương.

    Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

    Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

    Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

    Dân giàu đủ khắp đòi phương.


    (Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976)

    [​IMG]

    Tham khảo:

    Đoạn 1:

    Phá cách là thoát khỏi quy cách cũ, sáng tạo theo ý muốn cá nhân. Thơ Nguyễn Trãi một mặt vừa tuân theo thi pháp của thơ Đường luật, vừa phá cách theo lối riêng. "Bảo kính cảnh giới, bài 43" là bài thơ thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Trãi trong việc Việt hóa thơ Đường. Nếu thơ thất ngôn bát cú Đường luật mỗi bài 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, được ngắt nhịp 4/3.. thì trong bài thơ trên, Nguyễn Trãi đã xen vào những câu thơ lục ngôn ở câu đầu và cuối. Nhịp thơ những câu này cũng thay đổi: Câu 1 nhịp 1/2/3; câu 8 nhịp: 2/2/2. Phối thanh theo đó cũng thay đổi. Bình thường tiếng thứ 2, 4, 6 của câu đầu sẽ phối xen kẽ B - T - B, hoặc T - B - T thì trong bài thơ trên, các tiếng trên lần lượt là: T - T - B. Câu 2, 3 sẽ phối thanh ngược lại với câu đầu, nhưng ở đây, quy tắc đó không còn đúng chuẩn nữa. Chính sự phá cách trong thơ đã tạo điểm nhấn đột phá cho bài thơ, tạo điểm nhấn về cảm xúc và thể hiện ý thức của Nguyễn Trãi trong việc tạo ra thể thơ khác biệt cho dân tộc trên cơ sở thơ Đường luật.

    Đoạn 2:

    Thơ Đường luật có những quy định rất chặt chẽ về niêm, luật, đối vần. Nhưng một số tác giả có tài năng và cá tính, với khao khát tạo ra một thể thơ riêng cho dân tộc, đã Việt hóa thơ Đường luật, khiến nó trở nên "lạ" hơn dưới ngòi bút của các tác giả. Nguyễn Trãi là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong việc "phá cách" thơ truyền thống, "Bảo kính cảnh giới, bài 43" là bài thơ tiêu biểu. Nguyễn Trãi xen vào những câu thơ lục ngôn trong bài thơ bát cú để tạo nên thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn. Nguyễn Trãi còn ngắt nhịp riêng cho lời thơ ở những câu lục ngôn này, khi là 1/2/3; khi là 2/2/2. Các câu 1 và 8 cũng không còn niêm với nhau chặt chẽ nữa khi câu 1 phối thanh: T - T - B, còn câu 8 phối thanh B - T - B.. Sự "phá cách" ấy đã tạo điểm nhấn "đột sáng" cho bài thơ; nhấn mạnh sự cô đọng trong cảm xúc, suy tư của tác giả; khiến bài thơ mang âm hưởng dân tộc (rất nhiều câu tục ngữ Việt Nam có sáu chữ; câu lục sau này cũng là thành phần cấu tạo nên câu thơ lục bát) ; thể hiện ý thức của Nguyễn Trãi trong việc Việt hóa thơ Đường, tạo nên thể thơ cho dân tộc.

    Đoạn 3:

    Thơ là lĩnh vực của sự độc đáo. Vì thế, một số nhà thơ không bằng lòng với "khuôn mẫu" một cách cứng nhắc, nên không chỉ sáng tạo về nội dung, mà không ít tác giả còn thể hiện sự "phá cách" trong hình thức thơ, tạo điểm mới lạ cho thơ trên cơ sở những gì đã học hỏi, tiếp thu. "Bảo kính cảnh giới, bài 43" là bài thơ thể hiện sự phá cách của Nguyễn Trãi trong sáng tác. Sự phá cách cách ấy thể hiện rõ nhất ở việc nhà thơ xen những câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn (câu 1, câu 8), kéo theo sự thay đổi của nhịp thơ, của niêm, phối thanh.. Một số đặc điểm của thơ Đường đã được đổi khác, không theo quy định chặt chẽ, gò bó vốn dĩ nữa. Từ đó tạo nên điểm nhấn trong cảm xúc, trong nhịp điệu lời thơ; mở đường cho thơ trung đại Việt Nam một hướng đi mới; khẳng định nét độc đáo không giống ai của Nguyễn Trãi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng hai 2023
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...