Yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách công và liên hệ thực tế, cho ví dụ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gill, 26 Tháng chín 2021.

  1. Gill

    Bài viết:
    6,243
    Yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách công và liên hệ thực tế, cho ví dụ

    Học phần: Hoạch định và phân tích chính sách công

    Trường: Đại học Nội vụ Hà Nội​

    Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách công

    1. Yếu tố quyền lực của chủ thể hoạch định chính sách công

    Chủ thể phân tích chính sách công là những tổ chức hay cá nhân chủ động tiến hành xem xét, đánh giá các quy trình chính sách công để chỉ ra những mối quan hệ có tính quy luật giữa các yếu tố cấu thành trong hoạt động chính sách công.

    Quyền lực ở đây được hiểu là khả năng chi phối của một chủ thể đến một khách thể trong mối quan hệ nào đó, nhằm đạt được một mục tiêu nhất định mà sức mạnh quyền lực còn tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh và bản chất của chủ thể sử dụng quyền lực trong từng thời kỳ.

    Trong xã hội dân chủ, quyền lực tối cao thuộc về nhân dân được tập trung trong tay nhà nước để quản lý xã hội theo định hướng nhất định. Điều này có thể thấy rõ đó là chủ thể hoạch định chính sách là Nhà nước thì có hiệu lực thực thi cao hơn các chủ thể khác. Quyền lực nhà nước ba gồm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa.. Vì Nhà nước ta trong thời kỳ hiện nay là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi quyền lực đều thuộc về cá nhân và phù hợp với ý chí và nguyện vọng của người dân là người thực thi chính sách chủ yếu.

    Như vậy, với địa vị pháp lý cao của nhà nước, thì các cơ quan nhà nước yêu cầu cá nhân, tổ chức trong xã hội thực hiện tốt các chính sách mà nhà nước đã đặt ra. Chính sách công do nhà nước ban hành có hiệu lực cao hơn các chính sách của các tổ chức, cá nhân ban hành.

    2. Yếu tố năng lực của chủ thể hoạch định chính sách công

    Để thực hiện quản lý xã hội, nhà nước thường xuyên tác động, gây ảnh hưởng đến các đối tượng bằng chính sách và các công cụ quản lý vĩ mô. Bên cạnh đó, Nhà nước phải sử dụng đồng thời các biện pháp trong đó có cả chính sách để quản lý và hiệu quả của các chính sách này sẽ phản ánh năng lực của chủ thể hoạch định qua các tiêu chí sau:

    - Năng lực phân tích và dự báo phát triển kinh tế – xã hội.

    - Năng lực giải quyết các vấn đề chính sách.

    - Năng lực lựa chọn các vấn đề phải giải quyết.

    - Năng lực đề ra mục tiêu, các biện pháp giải quyết mục tiêu đó, thuyết phục

    Cho tính khả thi của chính sách.

    Yếu tố năng lực càng cao thì chính sách được hoạch định càng khoa học và khả thi. Nếu nhà hoạch định thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết thì sẽ làm cho chính sách công có hiệu quả hơn, dễ áp dụng hơn. Và ngược lại, thì chính sách công sẽ không được ủng hộ, và lâu dần sẽ mất hiệu lực.

    3. Yếu tố tiềm lực của đất nước

    Tiềm lực ở đây được hiểu là nguồn lực thực có và tiềm tàng mà chủ thể có thể sử dụng trong quá trình quản lý của mình.

    Tiềm lực của Nhà nước thường biểu hiện dưới dạng: Sức mạnh về kinh tế, chính trị, thiết chế tổ chức bộ máy cơ quan Nhà nước, đội ngũ cán bộ, tài nguyên thiên nhiên, tài sản Nhà nước. Tiềm lực kinh tế là tài sản công, công sản và nguồn tài chính của cá nhân, tổ chức, cơ quan. Nhà nước sử dụng tiềm lực này để duy trì đầu tư phát triển khu vực công, hỗ trợ các khu vực khác nếu cần thiết. Có tiềm lực kinh tế sẽ giúp nhà hoạch định dễ dàng hoạch định các chính sách hơn. Bên cạnh đó, tiềm lực kinh tế giúp chúng ta khẳng định đường lối đối nội, đối ngoại của quốc gia, dân

    Tộc.

    Đối với Nhà nước ta tiềm lực kinh tế hiện chưa mạnh nên có nhiều chính sách chưa đạt hiệu quả cao do thiếu điều kiện. Như vậy có thể thấy tiềm lực này là khá quan trọng.

    4. Các yếu tố tiềm lực của đối tượng thực thi chính sách công

    Sự tham gia của các đối tượng thực thi chính sách quyết định sự thành bại của chính sách, nếu có sự tích cực của các đối tượng thì chính sách sẽ thành công. Nhưng mức độ tham gia của họ lại phụ thuộc vào tiềm lực của họ trong hiện tại và tương lai. Và điều này đã được thực tế chứng minh đối tượng thực thi có ảnh hưởng lớn đến hoạch định chính sách.

    Liên hệ thực tế và cho ví dụ những yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách công:

    1. Yếu tố quyền lực của chủ thể hoạch định chính sách công

    "Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp"
    do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành.

    "Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn" do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành.

    Từ hai chính sách trên có thể dễ dàng thấy được nếu"Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp" được áp dụng trên phạm vi toàn quốc thì

    "Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn". Và khi "Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn" cũng phải dựa trên những quy định từ "Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp" của nhà nước.

    2. Yếu tố năng lực của chủ thể hoạch định của chính sách công

    Ví dụ: Nhà nước đã từng ban hành "Chính sách cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng" được thể hệ rõ ở Thông tư 24 với nội dung chính: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 sẽ được cộng điểm ưu tiên vào ĐH, CĐ. Điều đặc biệt là những đối tượng trên sẽ được cộng 2 điểm nếu họ thi ĐH, CĐ.

    Mặc dù chính sách trên ban hành có thể đảm bảo vấn đề về quyền lợi chính đáng những người có danh hiệu trên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam; bên cạnh đó các quy chế tuyển sinh không có quy định hạn chế độ tuổi để mọi người được học tập suốt đời.

    Nhưng trên thực tế, "Chính sách cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng" chẳng có ý nghĩa gì trong đời sống hiện nay, thiếu tính thực tiễn. Trên thực tế, kể từ khi có quy chế thi tuyển sinh ĐH, CĐ, hầu như không có thí sinh nào là con Bà mẹ Việt Nam anh hùng thi ĐH để hưởng chính sách ưu tiên này, cho nên việc mở rộng sang cả đối tượng Mẹ Việt Nam anh hùng là ít có tính thực tiễn.

    Mặt khác, trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy cũng quy định rõ người dự thi ĐH, CĐ phải tốt nghiệp THPT, có đủ sức khỏe học tập theo quy định hiện hành, trong độ tuổi quy định đối với những ngành có quy định hạn chế tuổi. Với những điều kiện ràng buộc này, liệu những đối tượng được bổ sung ưu tiên trên có thể "vượt qua" để thi ĐH, CĐ?

    Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng đã quy định rõ "người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp

    Đỡ và tùy từng đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi"
    . Vì vậy, khi "Chính sách cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng" được ban hành chẳng có ý nghĩa thực tiễn và không có tính thuyết phục.

    "Chính sách cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng" được ban hành vài ngày đã bị hủy bỏ.

    3. Yếu tố tiềm lực của đất nước

    "Chính sách cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức"
    , đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu được Chính phủ đề ra tại Nghị quyết 50/NQ-CP ngày

    20/5/2021 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

    Tuy nhiên trên thực tế, nguồn tài chính của đất nước chưa đủ đáp ứng được.

    Để"Chính sách cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức" khi đưa vào thực hiện phát huy hiệu lực trên thực tế, Bộ Tài chính lên kế hoạch thực hiện chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương, kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ở cơ quan trung ương và địa phương dựa trên điều kiện của đất nước hiện nay.

    4. Yếu tố tiềm lực của đối tượng thực thi chính sách

    "Chính sách bảo đảm an toàn cho trẻ em khi sử dụng mạng xã hội"
    , để bảo vệ trẻ em khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường mạng đem lại là một quá trình lâu dài.

    Để khi chính ra được ban hành phát huy được hiệu quả tốt nhất bên cạnh việc truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng từ các bộ, ngành, các nhà hoạch định chính sách thì thầy cô, nhà trường cùng gia đình tích cực trong việc cung cấp cho trẻ em những kiến thức cơ bản và quan tâm đến việc trẻ em sử dụng các trang mạng.

    Bên cạnh đó, bản thân trẻ em cũng cần trang bị riêng cho mình những kiến thức cần thiết khi sử dụng mạng xã hội, tránh xa những nguồn tin xấu nhất là với thời đại Internet và mạng xã hội phát triển nhanh chóng cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để mọi người tiếp cận tin tức nhanh chóng và hiệu quả.
     
    Admin, Jinxing, NhaKhoCuaU30 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...