Ý nghĩa tác phẩm những ngôi sao xa xôi - Lê minh khuê

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huongthu2401, 6 Tháng mười hai 2021.

  1. Huongthu2401

    Bài viết:
    483
    Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Những tác phẩm đầu tay của chị ra mắt vào những năm 70, nội dung viết về cuộc sống chiến đấu sôi nổi, hào hùng của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Một số truyện ngắn đã gây được sự chú ý và tình cảm yêu mến của bạn đọc.

    Truyện Những ngôi sao xa xôi phản ánh chân thực tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa qua. Cốt truyện đơn giản, mạch truyện phát triển theo diễn biến tâm trạng của người kể, kết hợp đan xen giữa hiện tại và quá khứ.

    Ba nữ thanh niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Tổ trưởng là chị Thao và tổ viên là hai cô gái trẻ tên Định và Nho. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, ước chừng khối lượng đất đá dùng để san lấp hố bom, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom nổ chậm. Công việc hết sức nguy hiểm vì máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom, mà công việc này thì lại diễn ra thường xuyên.

    Các cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên, những giây phút thanh thản, mơ mộng. Đặc biệt là ba chị em rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính.

    Công việc của họ rất nguy hiểm vì giữa ban ngày, họ phải phơi mình dưới tầm đánh phá của máy bay địch. Nguy hiểm khôn lường nhưng các cô tự hào về công việc của mình và cái tên gọi mà đơn vị đặt cho là: Tổ trinh sát mặt đường. Gắn với cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng ấy là công việc chẳng nhẹ nhàng, đơn giản chút nào.

    Định hồn nhiên kể: Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thi hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đấy chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen".

    [​IMG]

    Bạn có suy ngẫm gì về nhan đề "Những ngôi sao xa xôi"?

    Về nghĩa đen:

    + Đó là hình ảnh những ngôi sao có thực trên bầu trời. "Xa xôi" thể hiện khoảng cách xa xăm, một chiều sâu vũ trụ.

    Về nghĩa bóng: Chứa đựng dụng ý nghệ thuật của nhà văn.

    + Đó là sự liên tưởng ngầm: Những cô gái thanh niên xung phong tựa như những ngôi sao trên bầu trời.

    + Đó là hình ảnh giàu chất thơ, chất lãng mạn, thể hiện được nét đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong & nét đặc trưng của nền văn học thời chống Mỹ. Ngoài ra, đó còn có thể là hình ảnh đã từng sống mãi trong ký ức của Phương Định, trong khoảng trời bình yên mà cô đã từng được trải nghiệm. Đó là sự hướng về gia đình, quê hương của những người lính trẻ.

    Đây chính là đoạn văn được in chữ nhỏ cuối bài - cũng là đoạn văn mà chúng ta vô tình "bỏ qua" nhiều nhất. Nhưng tiếc thay, đó lại là nơi chứa đựng linh hồn của toàn tác phẩm, là nơi mà tác giả muốn thổ lộ nhiều nhất. Đã bao giờ bạn suy ngẫm về "đoạn văn" chữ nhỏ "ở cuối tác phẩm này chưa? Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xoè ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng.. ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá. Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Chẳng ai có thì giờ mà gắt tôi. Chị Thao đang lúi húi hốt cải gi dưới đất. Chắc là đá. Còn Nho thi nhổm dậy, môi hé mở:

    " - Nào, mày cho tao mấy viên nữa. Nhưng tạnh mất rồi. Tạn rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thân thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó.. Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bầu xung quanh. Con đường nhựa ban đèn, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong Công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng sao của bà ban xôi sáng có cái trung đội trên đầu Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa.. Rồi bỗng chốc, sau một.. "

    Nhà văn Lê Minh Khuê từng chia sẻ, rằng Trường Sơn năm ấy rất khốc liệt. Cái khó khăn, gian khổ vượt thoát khỏi sức chịu đựng của những chàng trai, cô gái tuổi đời 18, 20. Vậy đâu là động lực khiến họ chiến đấu can trường đến như vậy? Đã bao giờ bạn suy ngâm về" đoạn văn chữ nhỏ "ở cuối tác phẩm này chưa? Hãy thử nhìn vào đoạn văn chữ nhỏ cuối bài, bạn sẽ thấy: Thế giới tuổi thơ trong ký ức của Phương Định đẹp tựa như một bức tranh cổ tích. Ở đó, có mưa đá, có những ngôi sao trên bầu trời, có bà bán kem, có những ngọn đèn lung linh trên quảng trường.. Với những người lính trẻ ấy, cầm súng trước hết là để bảo vệ khoảng trời tươi đẹp, bình yên của mình - khoảng trời mà khi nghĩ về, nó khiến con người ta trở nên" can đảm "hơn. Và" Can đảm là cội nguồn của cái đẹp ", nói như nhà thơ người Nga Boris Pasternak.

    Và như vậy, không chỉ vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, không chỉ vì sứ mệnh lịch sử cao cả, mà động lực khiến họ chiến đấu đơn giản chỉ là vì họ muốn bảo vệ" trọn vẹn "nhất khoảng trời bình yên nơi họ đã từng được sinh ra, lớn lên. Đã bao giờ bạn suy ngẫm về" đoạn văn chữ nhỏ"ở cuối tác phẩm này chưa? Bất kể ai trong chúng ta cũng từng có những khoảng trời kí ức tươi đẹp. Lắm đôi khi trong cuộc đời này, thứ làm cho ta mỉm cười hạnh phúc, bình yên và can đảm nhất lại là những thứ ở phía sau ta. Và bạn biết không, cả đời người này đôi khi ta chinh chiến chỉ vì một nguyên do cơ bản: Ta không muốn mất đi cái đã từng thuộc về mình và cái mình đã từng được sống trong nó. Vậy nên, đoạn văn chữ nhỏ này chính là linh hồn của tác phẩm, là điều mà cô gái trẻ Lê Minh Khuê lúc ấy muốn bày tỏ nhiều hơn cả.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...