Ý nghĩa của việc vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh trong hoạt động thực tiễn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 30 Tháng chín 2022.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Tiểu luận môn học

    Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

    Đề tài

    Ý nghĩa của việc vận dụng qui luật thống nhấtđấu tranh trong hoạt động thực tiễn

    MỤC LỤC

    Lời mở đầu

    Nếu các bạn có đóng góp hoặc bình luận về bài tiểu luận, hãy vào link này để thảo luận nhé [Thảo Luận - Góp Ý] Các Tác Phẩm Của Mạnh Thăng

    P. S: Vui lòng không reup bài tiểu luận dưới mọi hình thức
     
  2. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Nội dung

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    A. LÍ THUYẾT

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn): Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học MácLênin, là hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.

    1. Các nhân tố chính:

    · Các mặt đối lập: Là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau.

    · Sự thống nhất: Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự "đồng nhất" của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó, "sự thống nhất của các mặt đối lập" còn bao hàm cả sự "đồng nhất" của các mặt đó

    · Sự đấu tranh: Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn "đấu tranh" với nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.

    2. Nội dung quy luật:

    · Sự thống nhất: Sự thống nhất của các mặt đối lập: Là sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, đòi hỏi có nhau, nương tựa vào nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình. Là sự đồng nhất của các mặt đối lập; là sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập.

    · Đấu tranh: Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối lập,

    · Mối quan hệ: Mối quan hệ giũa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện ở chỗ trong một mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, bởi vì trong sự ràng buộc, phụ thuộc quy định lẫn nhau thì hai mặt đối lập vẫn luôn có xu hướng phát triển trái ngược nhau, đấu tranh với nhau. Không có sự thống nhất sẽ không có đấu tranh, thống nhất là tiền đề của đấu tranh, còn đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.

    · Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh của các mặt đối lập. Do sự đa dạng của thế giới nên hình thức chuyển hóa cũng rất đa dạng: Có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng có thể cả hai chuyển thành những chất mới. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập phải có những điều kiện nhất định.

    · Sự phát triển: Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật

    · Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Việc hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của nó:

    - Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: Đồng nhất nhưng bao hàm sự khác nhau; khác nhau bề ngoài, khác nhau bản chất, mâu thuẫn được hình thành.

    - Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: Các mặt đối lập xung đột với nhau; các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau.

    - Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: Sự chuyển hóa của các mặt đối lập, mâu thuẫn được giải quyết.

    · Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển . Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.

    · Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng . Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời lại bao hàm mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển hóa) thì không có sự phát triển.
     
  3. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Nội dung

    A. LÍ THUYẾT (P. 2)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    3. Tính chất:

    · Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập bên trong một sự vật, một hiện tượng. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn có tính chất khách quan vì nó là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

    · Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến nên mâu thuẫn rất đa dạng và phức tạp . Trong các sự vật, hiện tượng khác nhau thì tồn tại những mâu thuẫn khác nhau, trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn khác nhau, trong mỗi giai đoạn, mỗi quá trình cũng có nhiều mâu thuẫn khác nhau. Mỗi mâu thuẫn có vị trí, vai trò và đặc điểm khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

    4. Phân loại mâu thuẫn

    Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân biệt thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

    Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật.

    Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ sự vật đó với các sự vật khác.

    Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:

    Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi cơ bản về chất.

    Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nảy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất.
     
  4. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    B. THỰC TIỄN

    1. Ngủ quên trên chiến thắng

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khái niệm

    - Ngủ quên trên chiến thắng là khi ta đặt ra 1 kế hoạch, lý tưởng bản thân, sau 1 thời gian thực hiện đat được 1 thành công hay kết quả nhất định, sau đó ta bắt đầu hài lòng với dấu mốc hiện tại và quên đi cách đã đưa mình đến thành công là phải nỗ lực, phấn đấu, nhưng ngay lúc này ta lại sống sai với kế hoạch ban đầu, không đặt ra lịch trình mới mà chỉ dậm chân tại chỗ.

    - Bản chất của hiện tượng này quá hài lòng với hiện tại mà không nhìn ra được những mâu thuẫn trong tương lai, từ đó không có động lực cho sự phát triển.



    Thực trạng

    - Ngủ quên trên chiến thắng là 1 hiện tượng hay gặp ở sinh viên, nhất là sinh viên năm nhất . Khi mới bước vào đại học, không ít tân sinh viên có suy nghĩ đây là thời gian để xả hơi vì lâu nay mình đã ôn thi vất vả và cũng đã hơn bạn bè vì mình vô được đại học, cùng với suy nghĩ đại học sẽ dễ hơn thời học sinh.. Chính những suy nghĩ đó đã dẫn đến thái độ học không tích cực, học chỉ để đối phó, qua môn; dễ dàng trốn tiết vì những lí do không đáng; sẵn sàng chi tiền bạc và thời gian để giải trí. Kết quả là học hành sa sút, kiến thức không vững, nợ môn khiến ta tốn thêm thời gian và tiền bạc để cải thiện.

    - Ở quy mô lớn hơn, ta phải nói đến đến các doanh nghiệp . Rất nhiều doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp nổi tiếng thế giới, trải qua thời gian dài, khi đã đạt được những thành công nhất định lại có hiện tượng chững lại. Công nghệ và kĩ thuật luôn phát triển một cách nhanh chóng. Một doanh nghiệp đang đứng nhất không có nghĩa sẽ đững nhất mãi mãi. Nếu không cải tiến, phát triển thì chắc chắn sẽ bị lạc hậu. Một ví dụ điển hình là Nokia, sau một khoảng thời gian dài phát triển thịnh vượng, và rất thành công với điện thoại di động, Nokia đã quá tập trung vào cạnh tranh điện thoại cấp thấp mà không nhận thấy các mối nguy từ các đối thủ khác vào thị trường điện thoại cấp cao. Cuối cùng Nokia đã thất bại và bán mảng sản xuất thiết bị cho Micrisoft.

    Giải pháp

    - Ngủ quên trên chiến thắng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại bất kể là cá nhân hay tập thể. Nhận thức được điều đó, ta phải có các giải pháp để phòng tránh và khắc phục hiện tượng trên.

    - Thứ nhất là phải tìm ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển. Thực chất đây là việc tìm ra những lý do để phát triển bản thân. Mỗi người, mỗi doanh nghiệp cần nhận ra được những khó khăn, thách thức trong tương lai để đưa ra những chính sách, hành động hợp lý và kịp thời để đối phó.

    - Thứ hai, sau khi đã nhận thức được rồi thì cần phải quản trị một cách hợp lý. Quản trị là những cách thức, những thủ đoạn để đưa một tổ chức với những nguồn lực hữu hạn đạt đến một mục tiêu được đề ra của tổ chức đó. Đối với sinh viên cần nhận ra tầm quan trọng của việc học và phân bổ thời gian, sức lực vào những mục tiêu quan trọng, tránh lãng phí vào những việc vô bổ. Đối với tổ chức, doanh nghiệp cần có chiến thuật hợp lý, để giữ tổ chức luôn năng động, sáng tạo, liên tục cải tiến và cập nhật công nghệ, kĩ thuật kịp thời để tránh lạc hậu và luôn đi đầu.
     
  5. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    B. THỰC TIỄN

    2. Trong quá trình sản xuất vật chất


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sự đấu tranh của các mắt đối lập có thể được biểu hiện ở việc ảnh hưởng lẫn nhau trong cuộc sống hằng ngày. Công nhân bỏ sức lao động vào hàng hóa lao động, sau đó đem hàng hóa lao động đi trao đổi thu về tiền (vì tiền cũng là một loại hàng hóa nên nó có thể trao đổi cho nhau) tiền sẽ tác động vào trong doanh nghiệp xong mới trở về lại với người lao động



    Mâu thuẫn

    - Trong một doanh nghiệp sản xuất lên ý tưởng cho sản phâm mới thì nội bộ công ty cần những cuộc họp để họ có thể đi đến sự thống nhất từ việc đấu tranh giữa các mặt đối lập trong nội bộ công ty đó để hướng đến lợi ích cao nhất cho công ty. Ví dụ về một số mặt đấu tranh trong nội bộ doanh nghiệp:

    · Đấu tranh giữa những người đưa ra ý tưởng về sản phẩm mới của mình để sản phẩm của mình là sản phẩm được chọn

    · Đấu tranh giữa những người người đưa ra ý tưởng và người xem xét và kiểm duyệt nó

    · Trong bản thân của người đưa ra ý tưởng cũng có đấu tranh với chính mình nữa..

    Từ những sự đấu tranh giữa những mặt đối lập như vậy từng bước vạch ra một con đường đi chung cho cả một công ty. Nếu ví công ty đấy như một ngôi nhà thì người ta cũng có thể nói nó tự đấu tranh tư tưởng với chính nó vậy. Trong nó có người điều hành, có nhân viên, có người làm thuê.. Luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau, đấu tranh với nhau không ngừng nghỉ.

    Thống nhất

    - Người làm thuê thì muốn thu nhập tăng và doanh nghiệp thì cũng vậy, đây chính là sự thống nhất của doanh nghiệp và người làm thuê. Nếu tăng lương cho người người làm thuê một cách tự nguyện thì doanh nghiệp sẽ bị mất đi một phần lợi ích của mình, còn nếu không tăng lương cho người làm trong một thời gian dài hay thị trường hàng hóa có giá cả tăng nhưng tiền lương vẫn nguyên thì người công nhân sẽ là người bị bóc lột sức lao động nhiều hơn.. đó là những mặt đối lập và chúng đấu tranh không ngừng nghỉ có thể dẫn đến những điều to lớn hơn nhiều như biểu tình, cách mạng, nếu không giải quyết mâu thuẫn đó một cách thống nhất.
     
  6. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    B. THỰC TIỄN

    3. Mẫu thuẫn với thực tại của chính mình


    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Bạn muốn mình tốt nghiệp loại tốt sau 4 năm học đại học để có thể có một công việc tốt nhưng hiện tại bạn đang nợ 5 môn sau 2 kì học. Và bạn đã chuẩn bị cho mình hàng chục lí do như: Vừa thi đại học xong nên cho bản thân mình buông thả hơi nhiều, chưa quen cách học, đi học xa.. Rồi bước vào năm 2 đại học sau 1 năm ăn chơi buông thả bản thân, bạn thấy rằng mình như đứng yên một chỗ trong khi bao người khác cùng lứa tuổi của mình đã đi được một đoạn đường dài. Bạn bắt đầu cảm thấy mâu thuẫn với bản thân và những câu hỏi tại sao liên tục và không ngừng kéo đến trong đầu bạn. Từ đó bạn bắt đầu đặt ra những giải pháp cho bản thân và những kế hoạch mới cho con đường học vấn của mình để đạt được tương lai như mong muốn.

    - Bạn yêu một cô gái say đắm, nhưng có quá nhiều thứ ở cô ấy không phù hợp với bạn: Gia cảnh, quá khứ, trình độ học vấn, những thói quen của cô ấy.. (giả sử bạn là 1 chàng trai được giáo dục tốt, gia đình khá giả). Vậy nên trong nội tâm bạn sẽ đấu tranh, từ đó bạn sẽ nhận ra được mình yêu cô ấy vì điều gì, và nếu vậy thì có đáng để chấp nhận cả những thứ đi theo con người cả đời là quá khứ, là bản chất hay không.

    - 1 trường hợp nữa cũng liên quan đến tình yêu. Bạn và cô ấy yêu nhau, nhưng cô/anh ấy lại là 1 kẻ lừa đảo. Cô/anh ấy rót vào tai bạn những điều đường mật, hứa hẹn cho bạn đủ điều, sẽ cùng bạn đi đến tận cùng hạnh phúc, sau đó lợi dụng để chiếm đoạt tiền bạc, hoặc dung bạn để chống lưng cho những kế hoạch xấu xa đằng sau. Ví dụ Hắn/ả mượn tiền bạn, và cho hay không là quyền của bạn. Vậy nên trong bản thân bạn cần có sự đấu tranh giữa lí trí và tình cảm. Nếu bạn cứ vui vẻ mà cho thì trong trường hợp đó là người xấu, bạn đã bị lừa, vừa bị lừa tình vừa bị lừa tiền là cảm giác mà chắc chắn là không ai muốn trải qua. Sau quá trình đấu tranh, phân tích những biểu hiện của đối phương, bạn sẽ biết được nhu cầu về tài chính của đối phương là có thực, hay thực chất chỉ là 1 kẻ đào mỏ đang lợi dụng bạn. Việc luôn luôn có những mâu thuẫn trong nội tâm giúp chúng ta không bị mù quáng trong tình yêu. Có người nói yêu là phải bỏ đi phần lí trí, chỉ để lại trái tim thì tình yêu đó mới thực sự đẹp. Điều này rất đúng. Tình yêu mà có sự can thiệp của lí trí dù thế nào đi nữa vẫn sẽ có 1 chút khô khan. Quan điểm của em là chúng ta chỉ nên yêu bằng trái tim một (hoặc vài) lần trong đời, còn lại thì luôn luôn nên có sự can thiệp của lí trí. Dù sao đó cũng là điểm khác biệt giữa con người với động vật mà.
     
  7. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    B. THỰC TIỄN

    4. Trong khoa học kĩ thuật


    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Khoa học hình thành bởi những dấu? , những dấu hỏi này theo sao nó sẽ không bao giờ có dấu chấm nên nó sẽ luôn luôn phát triển. Khoa học phát triển thì theo định nghĩa về sự phát triển thì cần giải quyết mâu thuẫn nhiều hơn.

    - Khoa học đáp ứng nhu cầu của con người, con người bỏ sức lao động của mình vào khoa học – con người bỏ lao động vào dòng chảy năng lượng của nhân thế, lao động đó biến thành giá trị ảo đó là tiền, giá trị ảo này vận hành dòng chảy này tốt hơn (mức độ này tốt đến nỗi không thể kể ra hết được bởi vì việc kể này cũng giống như bạn đang kể việc mình sẽ làm gì lúc có tiền vậy), và khoa học đáp ứng nhu cầu của con người, được hình thành bởi nhu cầu của con người. Và nhu cầu của tất cả con người đã tạo nên cuộc sống như vậy đây mặc dù ta không tạo ra nó hết mà là chúng ta góp phần hình thành nên nó. Và ta sẽ có những mâu thuẫn với cuộc sống và chúng ta sẽ phải luôn đấu tranh với nó để giải quyết mẫu thuẫn. Khi ta mẫu thuẩn trong ta chính là dòng suy nghĩ giống như dòng chảy năng lượng của nhân thế vậy nhưng nhỏ hơn, nhỏ như chúng ta trong cuộc đời này vậy. Suy nghĩ đó sẽ ngừng khi ta chết và đó cũng là lúc mẫu thuẫn biến mất. Mâu thuẫn của ta biến mất ta biến mất nhưng đời vẫn trôi.

    PHẦN KẾT LUẬN

     
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...