Ý nghĩa của hoa đào ngày tết

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Sở Kiều Nhi, 9 Tháng một 2019.

  1. Sở Kiều Nhi

    Bài viết:
    38
    Cứ mỗi lần Tết đến xuân về, trên khắp phố phường xứ Bắc lại tươi vui, nhộn nhịp. Từ trong nhà, ngoài vườn tới phố phường, ta đều có thể nhìn sắc hồng tươi thắm của những cành đào. Vào những ngày Tết Nguyên Đán, người ta thường trang trí thêm trong nhà những cây đào, cành đào, đây cũng là một tục lệ của người Bắc. Dù vậy nhưng không phải ai cũng có thể hiểu hết ý nghĩa của nó.

    [​IMG]

    Trước hết, để tô điểm thêm cho không gian ngày Tết thêm tươi vui, ấm cúng, không thể thiếu những cây đào, cành đào tươi thắm, rực rỡ sắc hồng. Không chỉ mà cây đào còn được coi là tinh hoa của Ngũ hành, xua đuổi bách quỷ. Cây đào mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc.

    [​IMG]

    Bên cạnh đó, cây đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Cây đào mang đến cho mọi người một năm mới an khang thịnh vượng, gia đình vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn thuận lợi, phát tài. Không chỉ vậy hoa đào còn mang đến cho mọi người niềm tin, hi vọng vào những điều tốt đẹp trong tương lai.

    [​IMG]

    Hơn thế nữa, hoa đào không chỉ tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở mà nó còn tượng trưng cho tình nghĩa thủy chung, tình bạn thân thiết, tình thương yêu giữa những con người. Hoa đào đem đến cho mọi người sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý, mang đến cho vạn vật nguồn sinh khí mới.

    [​IMG]

    Ngoài ra, vẻ đẹp của hoa đào còn tượng trưng cho người con gái xứ Bắc. Đó là một vẻ đẹp dịu dàng, e lệ, đằm thắm và cũng không kém phần quyến rũ, kiều diễm của người con gái xứ Bắc. Nó tượng trưng cho sự may mắn, bình an. Cứ mỗi khi đến dịp tết xuân về, đối với những người miền Bắc, họ sẽ nghĩ ngay đến hoa đào - loài hoa chỉ sinh sôi nảy nở vào những ngày xuân tới. Trong dịp này, người miền Bắc thường chưng những cây đào, cành đào trong nhà để đem lại cho mọi người trong nhà một năm mới hạnh phúc, an khang thịnh vượng. Hay họ có thể gửi tặng cho những người bạn bè, người thân quen.

    [​IMG]

    Chúc mọi người có một năm mới an khang thịnh vượng, khỏe mạnh, hạnh phúc, vạn sự như ý.
     
    Mạc Tiểu Linh thích bài này.
    Last edited by a moderator: 3 Tháng chín 2022
  2. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Cây hoa đào xuất hiện ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản.. Trước kia, ở Việt Nam, cây đào chỉ trồng được từ vùng Nghệ – Tĩnh trở ra. Làng Nhật Tân, ngoại thành Hà Nội là xứ sở của hoa đào. Ngày nay, ở Đà Lạt (miền Nam) cũng đã trồng được loại đào ghép nhưng không đẹp bằng đào Hà Nội. Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, hoa đào lại rực rỡ khoe sắc khắp đất trời xứ Bắc. Từ trong nhà, ngoài vườn và cả trên đường phố, người ta đều bắt gặp sắc hồng của loài hoa này. Thế nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của nó. Và tại sao hoa đào lại là biểu tượng của ngày xuân phương Bắc?

    Cây hoa đào có nhiều giống, phổ biến nhất là đào bích, bông hoa nhiều cánh màu hồng thẫm, phủ từ gốc tới ngọn. Đào phai hoa màu hồng nhạt, đào bạch hoa màu trắng, tương đối khó trồng. Đào thất thốn cây thấp, hoa nhỏ màu độ thắm, thường được trồng vào chậu và uốn thành các dáng thế theo ý muốn. Các giống đào này đều chỉ cho hoa chứ không cho quả.

    Cây đào ưa đất thịt, đất phù sa, phân mùn và cần nhất là không gian thoáng đãng, nhiều ánh sáng. Cây đào rụng lá hàng năm vào mùa đông, đến mùa xuân lại nảy lộc, ra hoa. Vì vậy, người trồng phải có kinh nghiệm và hiểu biết kĩ thuật để làm cho cây đào nở hoa đúng vào dịp Tết. Giữa tháng Chạp (12 Âm lịch), nụ hoa he hé là vừa. Nếu trời trở gió nồm, thời tiết ấm lên thì hoa có thể nở sớm. Muốn hãm thì phải ngưng tưới để đất hơi khô.

    Cách Tết độ vài ngày, hoa đào bắt đầu nở lác đác. Những cánh hoa hồng thắm chi chít khắp cành. Từng chùm lá nõn xanh như ngọc bích rung rỉnh trước gió. Sáng mồng Một Tốt, hoa đào nở rộ, hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng. Một màu hồng rực bao phủ khắp cây đào, tạo nên vẻ đẹp có sức quyến rũ lạ lùng. Nhìn hoa đào nở, lòng người hân hoan xúc động trước linh hồn của mùa xuân.


    1. Sự tích cây đào ngày Tết

    Người thì bảo đào có nguồn gốc từ Ba Tư, nhưng cũng lại có ghi chép cho rằng tổ tiên của đào là từ Trung Quốc, tên khoa học là Prunus persica thuộc họ Rosaaceae. Đào được nhắc đến không chỉ là một loại cây phổ biến ở vùng châu Á mà còn gắn liền với câu chuyện tín ngưỡng giải thích tại sao đào là loại cây không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền.

    Tương truyền, trên ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào cổ thụ cành lá xum xuê che phủ một vùng đất rộng lớn. Ở đó có hai vị thần là Trà và Uất Lũy cư ngụ, dùng quyền năng của mình bảo hộ người dân khỏi sự quấy rối của ma quỷ, do đó chỉ cần nhìn cây đào thôi cũng đủ khiến tà ma phải khiếp sợ bỏ chạy. Vì thế, dân làng nơi đây quanh năm có một cuộc sống bình yên và sung túc. Nhưng đến những ngày cuối năm, hai vị Thần phải về thiên đình trình báo Ngọc Hoàng thì bọn yêu ma được dịp hoành hành can nhiễu tới cuộc sống người dân. Khi hai vị Thần quay lại, sau khi nghe dân làng kể lại sự tình, Thần bảo con người ngày Tết hãy chặt những cành đào rồi cắm trong nhà, nhìn thấy đào cũng như thấy Thần, tà ma sẽ khiếp sợ cũng phải tránh xa. Do vậy, cứ đến Tết, hầu như nhà ai cũng có cành hoặc cây đào, không chỉ để trang trí mà còn vì ý nghĩa sâu xa này.

    2. Ý nghĩa của hoa đào

    Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm rất nhiều tầng ý nghĩa.

    Trước hết, đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc.

    Không chỉ vậy, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Ai cũng mong muốn có một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài, gia đình vui vẻ. Hoa đào như gieo vào lòng người niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai.

    Hoa đào đem đến nguồn sinh khí mới, mọi người trong gia đình dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý.

    Vẻ đẹp của loài hoa này còn tượng trưng cho người con gái xứ Bắc: Dịu dàng, e lệ, kiều diễm..

    Hoa đào còn gợi người ta nhớ tới tình nghĩa thủy chung. Trong Tam quốc, ba vị: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ và nguyện: "Không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng." Vườn đào là nơi đã chứng kiến cho tình bạn thắm thiết thật đáng khâm phục của ba con người.

    Thời gian cứ dần trôi qua, không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của loại cây này, chỉ biết rằng, vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cây đào, cành đào đã trở thành một tục lệ.


    [​IMG]
     
    Hoa Kim thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng mười một 2020
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...