Ý nghĩa câu đối: Bảo kiếm được rèn trong lửa đỏ - Hoa mai hương tỏa lúc trời đông

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Bách Tuế Miêu, 26 Tháng mười một 2021.

  1. Bách Tuế Miêu Bách Tuế Miêu - Bách tuế cô miên

    Bài viết:
    222
    Ý nghĩa câu đối: "Bảo kiếm được rèn trong lửa đỏ - Hoa mai hương tỏa lúc trời đông".

    [​IMG]

    (Nguồn ảnh: Internet)​

    Kiếm là loại vũ khí được sử dụng ở thời xưa. Để làm ra một thanh kiếm tốt phải trải qua một quá trình đầy khó khăn. Người thợ rèn phải cực kì cẩn thận, tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu, luyện kim cho đến đập, cán, mài, dũa để nó có thể trở thành một thanh kiếm tốt, tức bảo kiếm.

    Còn về hoa mai, lại là loài cây được xếp vào trong hàng "tứ quân tử (gồm tùng – trúc – cúc – mai)" trong quan niệm của Nho giáo bởi những đặc trưng của nó: Cây cao, cánh mỏng, hương thơm trang nhã, trong giá rét vẫn vươn mình tỏa hương góp sắc cho đời.

    Có thể thấy, quặng thô muốn thành bảo kiếm, hoa mai muốn thành danh hoa, đều phải tự mình trải qua trăm cay nghìn đắng. Người đời không nên chỉ nhìn thấy kết quả mà không xét đến cả quá trình.

    Nhìn chung, câu đối trên vừa có nghĩa khuyên răn chúng ta không nên ganh tị với người thành công hơn mình mà hãy lấy họ làm động lực để vươn lên vừa có nghĩa khuyến khích chúng ta không bỏ cuộc, chùn bước trước khó khăn. Con người cũng giống như kiếm báu hay hoa mai, phải trải qua trui rèn, tôi luyện, chịu đựng khó khăn gian khổ mới có thể đạt được thành tựu.

    Hi vọng ngữ liệu mình cung cấp sẽ giúp cho các bạn có thêm cơ sở khi sử dụng câu đối này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng mười một 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...