Ý nghĩa câu bút sa gà chết là gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Kiến Thức, 7 Tháng bảy 2019.

  1. Kiến Thức The Very Important Personal

    Bài viết:
    22
    Vì sao nói bút sa gà chết?

    Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam của Việt Chương - NXB Đồng Nai, 1995 có giải thích về thành ngữ này như sau:

    Đây là một hủ tục của thời xa xưa. Khi người dân đến cửa quan thì lúc nào cũng có khay trầu rượu và một con gà trống thì may ra mới mong được việc. Điều này đã giúp cho người trong cuộc có một ý nghĩa hài hước, cay đắng: Hễ ngòi bút của các quan ký xuống đơn từ là y như một con gà phải chết! Nghĩa bóng câu thành ngữ này cho rằng, khi đặt bút viết một câu gì thì ta phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mình đã viết ra. Với lời nói suông thì còn có thể chối cãi được, nhưng chữ viết với nét mực rành rành thì ta còn chối cãi cách nào?

    [​IMG]

    Một số nguồn và tác giả khác cũng có cách giảng tương tự như sau:

    Khi người dân có việc phải ra làng xã xin chữ ký của lý trưởng, xã trưởng, thì phải có cái gì để biếu cho người đã ký giấy tờ cho mình, do ở vùng quê nên con gà thường là thứ đồ được dùng làm quà biếu, có thể là một con gà hay một cặp gà tùy theo sự quan trọng của giấy tờ xin ký. Vậy nên khi đã được lý trưởng đặt chữ ký, tức là bút sa, thì gà sẽ phải mang biếu, con gà sẽ bị giết thịt, gà chết. Con gà bị giết là do hậu quả của việc ký tên của ông lý trưởng. Chỉ một chữ ký nhưng đã lấy đi sinh mạng của con gà.

    Trang này còn cho biết thêm hai thực trạng xã hội có thể được cho là đã sản sinh ra câu đang xét:

    Hoặc có người nói rằng, khi thầy bùa được mời đến nhà để cúng vái thần linh, trước hết thầy bùa phải vẽ bùa - bút sa, sau đó gia chủ phải giết gà - gà chết để cho thầy bùa cúng vái.

    Ngày xưa, người dân quê ít học cho nên muốn viết đơn từ gì thì mướn mấy nho sinh viết giùm - bút sa và trả công bằng một con gà - gà chết.

    Tuy nhiên trang này còn đưa ra 2 cách giải thích khác:

    Thời xưa, đầu bút được làm từ lông gà, nên phải giết gà thì mới có lông để làm bút viết.

    Cũng có ý kiến cho rằng cho hai từ "sa" và "gà" trùng âm "a" nên được ghép với nhau để nói cho xuôi tai.

    Hai cách giải thích cuối hoàn toàn không thuyết phục, vì loại bút được xét đến ở đây là bút lông mao, thường làm bằng lông thỏ, lông dê là chính, còn bút lông gà là thứ rất hạn hữu không thể lấy làm đại diện được. Nói chỉ vì sa và gà trùng âm nên có câu này thì lại càng vô lý, vì có rất nhiều từ khác cũng đồng âm.

    Vậy người xưa, trễ nhất là người của thế kỷ XIX, đã nói gì về câu Bút sa, gà chết?

    Trong Đại Nam quấc âm tự vị, Huỳnh Tịnh Paulus Của đã giảng:

    Viết sai đi một chữ thì có tội vạ. Dân có việc kiện thưa, làm đơn trạng, thường phải chịu tiền cho đại thơ, kêu là tiền gà. Đại thơ là người viết thay.

    Hễ có viết mướn thì có ăn tiền, hễ có chữ phạm phép thì có tội vạ.

    Vậy, căn cứ vào lời giảng của Việt Chương, vào những chỗ khả dụng của Lazi.vn, rồi vào lời giảng rất xác đáng của Huỳnh Tịnh Paulus Của, ta có thể suy ra như sau:

    Thời xưa, con gà là lễ vật mà người dân thường dâng biếu cho quan để dễ được việc hoặc vật thù lao mà người không biết chữ dùng để trả công cho người viết thuê. Với thời gian, nhất là trong mối quan hệ giữa người thuê viết và người viết thuê, để cho tiện lợi, thay vì con gà bằng xương bằng thịt, người thuê sẽ trả cho người viết một món tiền ước tính hoặc theo thỏa thuận bằng giá thị trường của một con gà, gọi là tiền gà. Có lẽ câu "Bút sa, gà chết" bắt nguồn từ thực tế này.
     
    LieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 27 Tháng sáu 2020
  2. Đăng ký Binance
  3. trongmxh

    Bài viết:
    1
    Thông tin bạn chia sẽ rất hữu ích
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...