Ý nghĩa 3 lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến Dễ Hiểu, Ngắn Gọn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi The Calantha, 22 Tháng mười một 2021.

  1. The Calantha Hãy Cho The Calantha 1 like nếu thấy truyện hay...

    Bài viết:
    92

    Lần thứ nhất:

    +. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với động cơ đập đầu ăn vạ và có bao hàm cả sự trả thù. Qua đây, Nam Cao cũng hé mở cho người đọc thấy được bao điều.

    + Về phía nạn nhân, qua lần "gặp gỡ" đầu tiên này, tính cách tha hóa lưu manh của Chí Phèo đã bộc lộ một cách khá đầy đủ trước mặt dân làng Vũ Đại. Đâu còn hình ảnh anh canh điền khoẻ mạnh về thể xác, lành mạnh về tâm hồn như mới ngày nào. Sau 7, 8 năm biệt tích trở về, Chí Phèo không còn là con người hiền lành như xưa nữa, mà đã trở thành một tên côn đồ, hung hẵn, sẵn sàng đâm chém, rạch mặt ăn vạ. Nhìn cảnh Chí Phèo vừa rạch mặt, vừa kêu làng, chúng ta càng thấm thía một sự thực: Nhà tù của chế độ thực dân đã làm tha hóa biến chất con người lao động một cách khủng khiếp.

    + Về phía bọn thống trị, kẻ thủ phạm mà hiện thân là Bá Kiến, qua cảnh này và cũng là cảnh đầu tiên Bá Kiến xuất hiện trước người đọc. Quan sát việc lão ứng xử với Chí Phèo, chúng ta thấy Bá Kiến hiện nguyên hình là một tên cường hào, địa chủ, một tên cáo già lọc lõi, lắm mưu nhiều kế và rất thâm hiểm. Sự ngọt ngào và cách cư xử khôn khéo của cụ Bá đã xoa dịu được cơn giận của Chí Phèo làm cho "Chí Phèo mềm nhũn". Chí Phèo từ chỗ hung hăng xông đến nhà Bá Kiến tuyên bố quyết liều chết với bố con lão, đến chỗ "hả hê ra về", trở thành chỗ đầy tớ tay chân cho Bá Kiến.

    + Hiện tượng nói trên cũng là một hiện tượng khá mỉa mai chua sót mà có thật trong xã hội cũ. Nhiều người lao động bị áp bức khi đã trở thành lưu manh thì chỉ biết phản ứng một cách mù quáng, liều lĩnh và dễ bị bọn thống trị mua chuộc lợi dụng. Vạch ra được điều đó chứng tỏ ngòi bút của Nam Cao thật giàu tính hiện thực.

    Lần thứ hai:

    + Thiếu túng cờ bạc đến đòi nợ

    + Về phía nạn nhân: Ở lần gặp gỡ này, ta thấy tính cách Chí Phèo đã có một bước biến đổi. Đó là Chí Phèo càng dấn sâu vào con đường lưu manh và trở thành công cụ lợi hại cho lão cường hào cáo già độc ác. Nhưng mặt khác trong lời cầu khẩn của Chí Phèo: "Xin cho đi ở tù.. đi ở tù còn có cái mà ăn, bây giờ về làng, một thước đất cắm dùi cũng không có chả làm gì nên ăn", ta có thể thấy trong đáy sâu tâm hồn Chí Phèo luôn luôn chất chứa một nỗi xót xa cho thân phận mình. Qua chi tiết này, tác phẩm cũng đã nói lên được tình trạng cùng cực không có lối thoát của người nông dân lao động nghèo. Ở tù về, tứ cố vô thân, vô điền thổ, cảnh ngộ đã đẩy người dân vào vòng tội lỗi.

    + Về phía bọn thống trị: Cũng ở lần gặp gỡ thứ hai này, bản chất gian hùng, nham hiểm của con cáo già Bá Kiến đã được tô đậm thêm một mức nữa. Khi biết được Chí Phèo đến để xin đi ở tù, và nếu không được thì sẽ đâm chết dăm ba thằng, con cáo già đó đã có một giải pháp rất cao tay. Bằng một vài lời khích bác nhẹ nhàng, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào một cái bẫy: Mượn tay Đội Tảo để giết Chí Phèo và ngược lại. Đó là một thủ đoạn rất gian hùng.

    Lần thứ ba: Đòi lương thiện

    + Quặn quại trong đau khổ và tuyệt vọng, Chí Phèo càng thấm thía tội ác của kẻ đã cướp cả nhân tính lẫn nhân hình của mình là Bá Kiến. Nên hôm nay Chí Phèo ra đi với sự thôi thúc của lòng căm thù, của thái độ kiên quyết đòi lại gương mặt và tâm hồn đã bị xã hội cuớp mất. Trước Bá Kiến, lần này Chí Phèo có một tư thế và cách nói năng chững chạc, quyết đoán và chủ động hơn. Bá Kiến ngạc nhiên đến sửng sốt: "Thôi cầm lấy vậy! Tôi k hông còn hơn". Chí Phèo lại vênh mặt lên, nói một cách rất kiêu ngạo: "Tao đã bảo tao không cần tiền". Bá Kiến nói mỉa mai và hỏi Chí: "Giỏi! Hôm nay mới thấy anh k hông đòi tiền. Thế thì anh cần gì?". Chí Phèo dõng dạc nói: "Tao muốn làm người lương thiện". Bá Kiến lại mỉa mai "Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ".

    + Hành động giết Bá Kiến hôm nay của Chí Phèo không phải là hành động giết người của một Chí Phèo lưu manh, mà là hành động lấy máu rửa hờn của một người nông dân đã thức tỉnh về quyền sống. Như thế là Nam Cao đã nhìn thấy dưới đáy tâm hồn con quỷ dữ làng Vũ Đại vẫn chưa tắt hết ngọn lửa căm thù giai cấp. Khám phá ra điều ấy chứng tỏ con mắt nhân đạo của Nam Cao rất tinh đời. Giết xong Bá Kiến, Chí Phèo cũng quay lại tự sát. Bởi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí Phèo không bằng lòng kiếp sống thú vật nữa. Chí Phèo không chịu trách nhiệm về cái chết của mình, mà suy cho cùng thủ phạm chính là Bá Kiến, là toàn bộ cái xã hội thực dân phong kiến bất công tàn bạo vô nhân đạo lúc bấy giờ. Cái chết của Chí là một bản kết tôi sâu sắc cái xã hội đã bức tử sự sống, dồn ép sự sống.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...