Nhân viên y tế và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có cần phải hiểu nhau? Tác giả: Trang sach . Nhiều người hiểu không đúng các từ, ngữ thường dùng trong khám chữa bệnh, ngay cả một số nhân viên y tế. Mình hiểu không đúng dẫn đến xử trí, ứng xử với nhau không hợp lý, đưa đến hiệu quả điều trị không như ý.. vv.. và vv. Bấm để xem Gọi là bệnh sốt, bệnh đau đầu, bệnh đau bụng, bệnh ngứa.. là không đúng. Từ đó cho thuốc trị sốt, trị đau đầu, trị đau bụng.. là sai và có khi có hại, rất có hại, nhưng lại thường gặp trong cuộc sống. Nếu chẩn đoán được bệnh và cho thuốc đúng là bệnh sẽ lành. Còn chưa tìm ra bệnh mà cho thuốc là sai và đôi khi có hại dẫn đến biến chứng hoặc tử vong. Có trường hợp bệnh nhân trước khi mổ người chồng được bác sĩ báo là cô vợ bị viêm ruột thừa, nhưng sau mổ lại được báo là bệnh thai ngoài tử cung vỡ. Vậy là bệnh nhân, thân nhân không biết là mình bệnh gì, chẩn đoán trước sau mổ khác nhau như vậy chắc là cuộc mổ không như mong muốn.. Từ đó mất niềm tin, cái gì cũng nghi ngờ nên sẽ khó hợp tác tốt với bệnh viện.. Ví dụ: 1-Đau đầu: Cho thuốc giảm đau đầu. Bệnh nhân giảm đau đầu, tưởng là hết bệnh. Đau lần nữa cho thuốc, có khi tăng liều dần, bệnh nhân dễ chịu, cứ thế.. Trong khi đó bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp không được điều trị thuốc huyết áp nên có những biến chứng: Suy tim, suy thận.. Nặng là tai biến mạch máu não gây yếu liệt.. và có thể tử vong. 2-Đau bụng: Cho thuốc giảm đau bụng, kháng sinh.. Bệnh nhân giảm đau. Hai ngày sau đau dữ dội, sốt.. uống thuốc không giảm phải đến bệnh viện. Lúc này ruột thừa viêm đã vỡ gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng, nhiễm độc.. Do uống thuốc làm che mất dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa nên bệnh nhân đến bệnh viện trễ. Và rất nhiều ví dụ khác.. Mình hiểu về y học phổ thông và thực tế để khi thầy thuốc xử trí mình hiểu và nếu cần thảo luận với họ cũng dễ dàng và hiệu quả hơn, tránh hiểu lầm và đưa đến hậu quả không như ý. *Ví dụ thường gặp ở bệnh viện: Khi đưa người nhà đau bụng quằn quại vào khoa cấp cứu hơn cả tiếng rồi mà bác sĩ chỉ khám chẳng có một viên thuốc, ống thuốc nào cả. (Ở đây tôi chưa bàn đến việc một vài nơi tắc trách. Chủ đề này sẽ đề cập trong bài khác) Nhiều gia đình bức xúc cho thân nhân của mình không được điều trị, cộng với mất niềm tin sẵn có về bệnh viện từ dư luận nên phản ứng dữ dội. Nếu mình hiểu là chưa chẩn đoán bệnh được nên bác sĩ không thể cho thuốc giảm đau được, vì sợ mất dấu hiệu cơ năng. Dĩ nhiên là bác sĩ sẽ cho thuốc vào lúc nào là hợp lý nhất, đó là nhận định, khả năng của bác sĩ và sự hợp tác tốt giữa nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tôi xin phép đưa ra những khái niệm, từ ngữ hay dùng trong thực tế: 1. Triệu chứng cơ năng: bệnh nhân khai: Đau đầu, đau cơ, đau bụng, mệt, khó thở.. Các triệu chứng này khai thác được đầy đủ rất quan trọng, tuỳ thuộc vào khả năng và sự kiên nhẫn, khéo léo của thầy thuốc. Đặc biệt là những cas bệnh khó. (Ngày nay nhiều người bỏ qua điều này do bệnh nhân đông + chủ yếu dựa vào cận lâm sàng: Xét nghiệm, siêu âm, ct) Triệu chứng cơ năng phần lớn phụ thuộc vào cảm nhận của người bệnh và khả năng khai thác, đánh giá của thầy thuốc. 2. Triệu chứng thực thể: Có được qua thăm khám của thầy thuốc trên bệnh nhân thực tế. Thăm khám càng kỹ lưỡng càng phát hiện được những triệu chứng giá trị. Điều này phụ thuộc vào khả năng và cảm quan của mỗi thầy thuốc. Khám nhanh, chậm cũng tuỳ người. Thời hiện đại cũng bị cắt ngắn thời gian khám lâm sàng này nên có thể bỏ sót những triệu chứng thực thể. Triệu chứng thực thể không phụ thuộc vào bệnh nhân nên khách quan, chỉ phụ thuộc vào khả năng khám xét của thầy thuốc. (Còn nữa) Link thảo luân: [Thảo Luận - Góp Ý] Các Tác Phẩm Sáng Tác Của TRANG SACH
3. Chẩn đoán sơ bộ: Bấm để xem Sau khi khám lâm sàng khai thác được các triệu chứng cơ năng và thực thể bác sĩ đưa ra chẩn đoán sơ bộ (chưa chắc chắn, có thể đúng hoặc chưa đúng) Từ chẩn đoán sơ bộ này bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm chứng minh rõ ràng hơn cho chẩn đoán của mình để đi đến chẩn đoán xác định. Nhiều người tự đi làm xét nghiệm mà không theo chỉ định của bác sĩ, cứ nghĩ là mất công chờ khám, nhưng thực chất những xét nghiệm bệnh nhân tự làm rất ít khi có giá trị cho bác sĩ chẩn đoán. Như vậy vừa tốn tiền, tốn thời gian vô ích, chưa nói là có người nhìn kết quả càng phát bệnh nặng hơn do không hiểu cặn kẽ. (xin xem câu chuyện thực cô TTM bị bệnh tim giả tại nkpmbc) Bác sĩ có chẩn đoán sơ bộ, từ đó định hướng cho làm những cls bệnh lý giúp ích cho việc tìm ra bệnh. 4. Triệu chứng cận lâm sàng (cls) : Xét nghiệm máu, nước tiểu, XQ tim phổi, ECG (điện tim), CT, MRI.. Ngày nay nhờ các kỹ thuật xét nghiệm hiện đại đã giúp ích rất nhiều cho thầy thuốc chẩn đoán bệnh sớm và chính xác hơn. Nhưng mặt trái của xét nghiệm hiện đại là lạm dụng thái quá của cả bệnh nhân và thầy thuốc nên đôi khi tốn tiền, tốn sức, tốn thời gian không cần thiết. Và có khi tin quá vào kỹ thuật mà dẫn đến chủ qua và nhận định sai lệch. *Phần cls đọc thêm Xét nghiệm CLS có: A. Xét nghiệm thường quy (cơ bản) gồm: - Công thức máu (tổng phân tích tế bào máu) - Đường/ máu (glycemie), - Tổng phân tích nước tiểu, -BUN/ urea, creatinine - Điện tim (ECG) - XQ tim phổi thẳng Các Xét nghiệm thường quy này là bắt buộc khi bệnh nhân nhập viện và chỉ trong vòng 15-30 phút là có để giúp bác sĩ hướng xử trí nhanh chóng. B. Xét nghiệm bệnh lý: - Siêu âm bụng tổng quát. - AST, ALT (men, gan) - Mỡ/ máu (Triglyceride, cholesterol, HDL-c, LDL-c) - Uric acid - Ion đồ - CT, MRI: Đầu, cột sống, bụng.. tuỳ theo bệnh lý cơ quan nào. C. Xét nghiệm chẩn đoán: Có những xét nghiệm giúp bác sĩ xác định chẩn đoán chính xác. Ví dụ: - Bệnh nhân có khối u ở bụng: Bệnh nhân đau bụng, sờ thấy khối u, siêu âm, ct, mri xác định và đo được kích thước khối u, u nằm trong đại tràng Bác sĩ chẩn đoán: U đại tràng nghi k (mặc dù tất cả những triệu chứng cơ năng, thực thể, CLS đều cho bác sĩ kết luận hơn 90% là ung thư. Nhưng bác sĩ chờ kết quả sinh thiết mới trả lời chắc chắn là k) Ở đây xét nghiệm sinh thiết là xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định cuối cùng. - Bệnh nhân có dịch màng phổi nghi lao: Xét nghiệm tìm vi khuẩn lao là xét nghiệm chẩn đoán. (Còn nữa)
5. Chẩn đoán xác định: Bấm để xem Khi có đủ các dữ liệu: Cơ năng, thực thể, cận lâm sàng bác sĩ sẽ xác định được bệnh và đưa ra phác đồ điều trị. Trong y khoa, chẩn đoán bệnh là khó nhất. Tìm được bệnh là đa số trị được (chỉ trừ một số bệnh nan y và bệnh quá nặng). Vì đã có phác đồ điều trị cứ thế áp dụng. Tìm chưa ra bệnh mới là khó khăn, lúc đó không biết trị thế nào. 6. Chẩn đoán phân biệt: Chẩn đoán phân biệt sẽ đi kèm sau chẩn đoán sơ bộ và chẩn đoán xác định. Chỉ khác là khi mới tiếp xúc khám sơ bộ bệnh nhân, bác sĩ chưa có nhiều dấu hiệu và xét nghiệm nên nghi ngờ số bệnh gần giống nhau nhiều hơn. Còn sau khi có đủ các thông tin thì đi kèm sau chẩn đoán xác định chỉ còn một hoặc hai chẩn đoán phân biệt. Mặc dù đã có đủ các chứng cứ: Triệu chứng cơ năng, thực thể, cận lâm sàng để đi đến xác định chẩn đoán. Nhưng dù chắc chắn đến 99% bác sĩ vẫn nghĩ đến những bệnh khác có thể nhầm lẫn, có phương án dự phòng trong điều trị để không bị động, lúng túng. 7. Chẩn đoán nguyên nhân: Tìm ra được nguyên nhân gây bệnh là bước cuối cùng quyết định thành công của trị bệnh. Cũng nhiều trường hợp chẩn đoán được bệnh là trị ngay, tìm nguyên nhân sau, đôi khi không thể tìm được nguyên nhân gây bệnh. 8. Điều trị triệu chứng: Khi đã tìm ra được bệnh (chẩn đoán xác định), bắt đầu điều trị bệnh, đồng thời điều trị triệu chứng để bệnh nhân dễ chịu (trong thời gian chờ bệnh thuyên giảm và lành). Dĩ nhiên là trong lúc chờ xác định được bệnh chính xác mà có những triệu chứng quá nghiêm trọng, hoặc triệu chứng làm bệnh nhân mệt thầy thuốc cũng có thể can thiệp tuỳ theo đánh giá của mình. - Sốt: Cho thuốc giảm sốt, lau mát bằng khăn ấm.. - Đau: Cho thuốc giảm đau, vật lý trị liệu.. - Ngứa: Cho thuốc giảm ngứa.. - Ho: Cho thuốc giảm ho.. 9. Điều trị nguyên nhân: - Bệnh viêm ruột thừa: Mổ lấy ruột thừa viêm. - Bệnh viêm phổi do lao: Thuốc kháng vi khuẩn lao. - Bệnh tiểu đường: Thuốc trị bệnh tiểu đường - Bệnh viêm ống mật do sỏi: Trị bệnh sỏi mật.. Chúc mọi người luôn luôn có sức khỏe thật tốt để cuộc sống luôn vui vẻ và hạnh phúc! (Còn nữa)