ĐAU BỤNG Bấm để xem (Ảnh: Từ internet) Tác giả: Trang sach . Đau bụng là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống (có thể chỉ sau đau đầu). Mọi người nên biết xử trí hợp lý để không đến bệnh viện khi không thật sự cần thiết (nhất là trong mùa dịch covid này), biết trường hợp nào nguy hiểm cần đến bệnh viện ngay để cấp cứu. Sau đây là bảng tóm tắt ngắn gọn để khi gặp tình huống đột xuất mọi người có cái nhìn nhanh và khái quát mà xử trí đúng và kịp thời. •Phần bụng ngoại khoa, bảng này xếp theo thứ tự bệnh hay gặp và dễ nhầm lẫn trước. Mong mọi người không mắc bệnh. Còn khi bị bệnh thì thật bình tĩnh xem xét nhanh và xử trí hợp lý đem lại hiệu quả cao nhất. • Bụng ngoại khoa là các trường hợp bệnh lý vùng bụng cần phẫu thuật cấp cứu. • Bụng nội khoa là Đau bụng cấp tính do bệnh lý nội khoa nguy hiểm cần thiết phải nhập viện. • 1. Viêm ruột thừa: Thường gặp nhất trong các bệnh gây ra bụng ngoại khoa. Nếu được phẫu thuật sớm thì vô cùng đơn giản, sau hai ngày bệnh nhân đã đi lại bình thường. Còn chậm trễ thì hậu quả rất nặng, nhiều biến chứng và có thể tử vong. Bệnh dễ bỏ qua vì đôi khi dấu chứng ban đầu không rõ ràng mà chỉ như một trường hợp đau bụng do rối loạn tiêu hóa đơn giản. Thói quen của chúng ta hay tự dùng thuốc (giảm đau và cả kháng sinh) càng làm cho bệnh viêm ruột thừa có thể mất hết dấu hiệu. +Thông thường viêm ruột thừa có biểu hiện: +đau bụng hố chậu phải, có thể đau bụng quanh rốn lan dần xuống hố chậu phải. (bệnh nhân nằm ngửa, co hai chân, mình dùng hai ngón tay nhấn mạnh dần điểm nối rốn và gai chậu trước trên bên phải, rồi đột ngột thả nhanh tay làm bệnh nhân đau nhói: Điểm Mac-Burney: Điểm đau ruột thừa) + Sốt+Vẻ mặt nhiễm trùng (môi khô, lưỡi dơ, hơi thở hôi, mệt mỏi, mắt lờ đờ). Vì vậy chưa nên tự dùng giảm đau, kháng sinh khi chưa loại trừ khả năng bệnh viêm ruột thừa. • Xin cám ơn mọi người đã đọc và hy vọng bài viết ngắn gọn, dễ hiểu. Bài sau tôi xin giải thích rõ hơn và thêm những ghi chú quan trọng. Ghi chú: Vì lúc này đang giãn cách do dịch covid 19, mọi người chỉ nên đi khám bệnh khi thật sự cần thiết. Tôi đã đăng hai bài ĐAU ĐẦU, HƯỚNG DẪN PHÒNG BỆNH COVID thật ngắn gọn ở chủ đề Đi Khám Bệnh Sao Cho Hiệu Quả, Ít Tiền, Ít Thời Gian . Ngoài ra tôi có ghi chép ngắn những câu chuyện đã gặp khi chăm sóc bệnh nhân trong chủ đề Nhật ký phòng mạch buổi chiều, mọi người tham khảo và rút kinh nghiệm cho mình và gia đình. (Còn nữa)
ĐAU BỤNG (tiếp theo) Bấm để xem *1+Xin mọi người lưu ý bệnh viêm ruột thừa là cấp cứu ngoại khoa rất thường găp, rất đơn giản trong điều trị khi đến bệnh viện sớm. Nhưng rất nguy hiểm vì nhiều biến chứng và có thể tử vong nếu đến viện trể. Trước đây vì điều kiện giao thông khó khăn, y tế vùng xa chưa phát triển nên những ai phải đến đó làm việc được khuyến cáo mổ ruột thừa trước dự phòng. · 2. Thủng tạng rỗng: Hay gặp ở người có tiền sử bệnh dạ dày, tá tràng; người có dùng thuốc giảm đau vd như dexa, aspirin ; người uống nhiều bia rượu; xuất hiện một vài giờ sau ăn. · 3. Tắc ruột, xoắn ruột chưa có biến chứng có thể là cấp cứu nội khoa: Bệnh thường gặp ở trẻ em nhỏ, người có tiền sử đã mổ vùng bụng, chấn thương. · 4. Thai ngoài tử cung vở: Ở đây lưu ý các cháu gái vị thành niên thường sợ nên giấu người nhà và cả nhân viên y tế việc có quan hệ với bạn trai làm chậm trễ chẩn đoán. Việc khai thác bệnh sử nhanh và khéo léo vô cùng quan trọng. · 5. Viêm phúc mạc: Bệnh có nhiều nguyên nhân như viêm ruột thừa vỡ mủ do đến bệnh viện quá trễ, thủng tạng rỗng.. (Các trường hợp này xếp vào Bụng ngoại khoa cần phẫu thuật cấp cứu, Ngoài ra có một số trường hợp viêm phúc mạc do tại chỗ màng bụng, dịch báng ở bênh nhân xơ gan.. thì điều trị nội khoa) · 6. Hoại tử ruột: Thường gặp ở trẻ, nhất là trẻ sinh non. Người lớn cũng có thể bị do viêm ruột vi khuẩn. Thường điều trị nội khoa, nhưng phải phẫu thuật khi thủng ruột hoặc dọa thủng đáp ứng điều tri nội khoa kém. · 7. Vỡ phình động mạch chủ bụng tử vong rất cao ngay cả khi được đến bênh viện. Nhưng ngày nay ít găp hơn nhờ phát hiện sớm do khám sức khỏe và đã điều trị dự phòng trước. · 8. Cơn đau quặn thận: Đa số điều trị cấp cứu nội khoa. Khi có nguy cơ biến chứng thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến phẫu thuật. · 9. Tiêu chảy cấp: Tiêu chảy nhiều, nôn ói, mất nước rối loạn điện giải có nguy cơ nhiều biến chứng, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời · 10. Viêm gan; viêm đường mật (túi mật, ống mật) ; viêm tụy: Ở đây xếp chung nhóm vì các bộ phận này liên quan nhau: · Viêm gan; viêm đường mật (túi mật, ống mật) ; Đau đột ngột hoặc âm ỉ từ trước đó, sau đó có xuất hiện sốt, vàng da. · Bệnh viêm tụy cấp rât nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao, thường xuất hiện sau một bữa ăn thịnh soạn, uông nhiều bia rượu: Đau đột ngột, dữ dội, liên tục hoặc từng cơn, lan ra sau lưng, hoặc lan xuống dưới, dễ nhầm lẫn với cơn đau dạ dày. · 11. Ghi chú thêm: Bệnh nội khoa có đau bụng cần cấp cứu là · Xuất huyết đường tiêu hóa: Ói ra máu tươi nhiều (vỡ tĩnh mạch thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng xuất huyết) ; tiêu phân đen, tiêu ra máu tươi nhiều (Trường hợp xuất huyết tiêu hóa nặng nếu điều trị nội khoa không cải thiện có thể cần thiết phải can thiệp phẫu thuật) · Cám ơn mọi người đã xem. Nếu có câu hỏi hoăc ý kiến khác xin mọi người nêu ra trong chủ đề. · Bài sau tôi xin gửi đến mọi người phần đau bụng mà có thể tự nhận biết và xử lý ở nhà được. (Còn nữa)
ĐAU BỤNG (tiếp theo) Các bệnh gây đau bụng có thể xử trí tại nhà. Tôi xin xếp theo thứ tự thường gặp gọn trong 3 bảng sau: Bấm để xem Lưu ý quan trọng; Bệnh gây tiêu chảy không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy khi chưa cần thiết. Điều này nhiều người thường sai do muốn ngừng việc đi ngoài nên uống nhiều loại để cầm ngay. 1. Việc đi ngoài giúp cơ thể thải hết các thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn và các chất độc trong ống tiêu hóa. Nếu giữ lại, cảm nhận là cầm được việc đi tiêu ngay để yên tâm nhưng cơ thể mệt hơn do chướng bụng, đầy hơi, khó thở.. 2. Trong bệnh lý gây tiêu chảy, nguyên tắc là bù nước, điện giải bị mất; ăn uống thật nhẹ nhàng để ống tiêu hóa nghỉ ngơi; bổ sung men, chất xơ (antibio, preobiotic) và các thuốc băng niêm mạc (smecta, enteric) 3. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc cầm tiêu chảy: Các thuốc giảm đau, giảm co thắt ống tiêu hóa chỉ dùng trong trường hợp tiêu chảy quá nhiều và chỉ trong thời gian ngắn (1-2 ngày), khi đau ít và lượng đi tiêu không ồ ạt thì chưa nên sử dụng. Loperamid (imodium), spasmaverin: Làm giảm co thắt ống tiêu, giảm nhu động ruột, làm giảm sự gấp gáp trong phản xạ đại tiện không kềm chế. Những thuốc cầm tiêu chảy này sau đó có thể gây sình bụng, chướng hơi, khó thở do không trung tiện, đại tiện được (giảm và mất nhu động ruột). 4. Ở bệnh viêm đường tiết niệu (bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) : Do quan hệ tình dục không an toàn, thường xuyên nhịn tiểu, vệ sinh cá nhân không đúng (sau đại tiện phụ nữ có thói quen chùi sau ra trước làm vi khuẩn từ hậu môn vào vùng kín gây nhiễm khuẩn vùng kín, vệ sinh kinh nguyệt không tốt), những người bị sỏi đường tiết niệu dễ bị viêm nhiễm. Điều trị: Loại trừ nguyên nhân+giảm đau, giảm co thắt. Ở đâylà hướng dẫn áp dụng cho các trường hợp không cấp cứu. (xem bài trước đã nói về các trường hợp cấp cứu). 5. Các bệnh lý viêm gan, túi mật và đường mật: Khi sốt, vàng da, đau bụng nhiều nên gặp bác sĩ. *Đau bụng: Cần nhất là xác định được các bệnh cần cấp cứu trong 2 bảng ở bài 1. Bài 3 ở trên là hướng dẫn xử trí, theo dõi các bệnh tại nhà. (Còn nữa) Bài cuối tôi sẽ nói về những bệnh ít gặp hơn trong cuộc sống. Nhưng những ai biết được thì cũng không bỡ ngỡ khi gặp phải.
ĐAU BỤNG (tiếp theo) Bấm để xem Những bệnh lý gây đau bụng ít găp hơn: Ở đây lưu ý thêm là ít găp chứ không phải không gặp và không cảnh giác, có khi có bạn đã bị. 1. Thoát vị: Chú ý có thể thường gặp ở người lớn, nam giới, lao động nặng, cũng có trường hợp phải cấp cứu. Thoát vị là tạng trong ổ bụng (thường là ruột và mạc treo ruột) đi qua thành bụng ở những điểm yếu tạo ra túi phình dưới da. Thường gặp nhất ở nam giới trên 50 tuổi là thoát vị bẹn. Ở phụ nữ và trẻ em ít gặp hơn. Nguy hiểm trong bệnh thoát vị là túi thoát vị bị nghẹt gây hoại tử (trường hợp này phải cấp cứu). Triệu chứng của bệnh thoát vị bẹn là khối nhô lên dưới da vùng bẹn, bìu ; ấn mềm, đau tức nhẹ; mất đi khi nằm xuống hoặc lấy tay đẩy lên. Thường bệnh thoát vị phải phẫu thuật để sửa chữa vị trí thành bụng bị yếu ngăn ngừa biến chứng nghẹt và hướng dẫn người bệnh loại trừ các yếu tố nguy cơ gây bệnh (gây áp lực trong ổ bụng: Lao động nặng, táo bón, ho kéo dài) 2. Viêm tụy mạn tính: Cơn đau âm ỉ kéo dài, đau vùng thượng vị hoặc dưới sườn trái rồi lan ra sau lưng. Có thể khởi phát sau bữa ăn linh đình, nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu. Kèm theo chán ăn, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, cơ thể gầy sút. 3. Lao ruột: Ít gặp, đau bụng âm ỉ, kéo dài, vị trí không cố định, sôi bụng, mót đại tiện, thường xuyên tiêu chảy, táo bón. Vì hiếm gặp nên nhiều người (ngay cả bác sĩ) đã không chú ý, vì biểu hiện như một rối loạn tiêu hóa kéo dài. Nếu bệnh kéo dài, giảm cân, ăn uống kém, sốt ấm nhẹ nên test kiểm tra thêm về lao vì cũng đơn giản và có thuốc đặc trị. Bệnh kéo dài bệnh nhân suy kiệt, mất công suất lao động, đôi khi nguy hiểm. 4. Khối u trong ổ bụng: Đau bụng âm ỉ kéo dài, không có cơn đau dữ dội. Mệt mỏi, chán ăn. Đặc biệt gầy sút nên chú ý. Giai đoạn đầu có thể không nhìn sờ thấy. Vậy nên những người trên 40 tuổi nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm, nhiều trường hợp phát hiện sớm khối u trong ổ bụng qua siêu âm định kỳ. Ghi chú: 1. Biến chứng của viêm đường tiết niệu (ở cả nam và nữ), viêm phần phụ ở phụ nữ: Có thể gây ra suy thận, vô sinh. Vậy nên điều trị càng sớm càng tốt. 2. Ngoài hệ tiêu hóa ; hệ tiết niệu thì vùng bụng còn có các cơ, thần kinh, mạch máu, màng bụng, mạc treo ruột. Các cơn đau của các thành phần này cũng hay gặp. Ví dụ: Đau cơ bụng, cơ lưng do ngồi lâu hoặc vận động bất thường hoặc đôi khi chỉ do quá lạnh. Mọi người chú ý tính chất cơn đau và các biểu hiện đi kèm. Ví dụ: Đau do tạng rỗng thường co thắt. Bệnh dạ dày ruột thường có rối loạn tiêu hóa. Bệnh đường tiết niệu thường có tiểu gắt kèm theo. Đau do tạng đặc thường âm ỉ kéo dài (gan, thận) ; còn co căng cơ thường không hoặc ít biểu hiện đi kèm khác.. Hãy lắng nghe cơ thể mình, bạn sẽ hiểu nó hơn cả bác sĩ. (Còn nữa)
Bệnh chắp và lẹo. Bấm để xem Chắp và lẹo là bệnh sưng mí mắt có mủ. Trong thời gian giãn cách, phong tỏa mọi người thiếu thực phẩm tươi và nhiều bạn ăn quá nhiều mì gói sẽ rất dễ bị chắp và lẹo. Điều trị tại nhà: 1. Chườm lạnh 3-4 ngày khi sưng. Hết sưng thì thường xuyên day và massage mí mắt nhẹ nhàng. 2. Thuốc: - Col Tobrex 1 giọt x 6 lần - Cefixim 200mg 1v x 3 - Prednisolon 5 mg (nếu sưng nhiều, tối đa 5 ngày) 1 v sáng, 1 v trưa sau ăn. - Panadol 500mg 1 v x 3 - Telfast 60mg (hoặc cetirizin 10mg, khi có ngứa, xốn mắt) 1 v x 2 Thuốc nhỏ và uống ở trên sử dụng trong 7 ngày. 3. Tuyệt đối không đắp lá cây.. vào mắt, không dụi mắt, không tự ý chích lẹo. 4. Tuyệt đối không ăn đồ ăn ngọt (sô cô la, sầu riêng, nhãn, vải), mì gói; không uống nước ngọt. Nên uống nhiều nước (lọc, cam) (Các thuốc trên đều có trong tủ thuốc gia đình) Note: Nếu bị nhọt mủ trên da các bạn cũng thực hiện như trên: Chườm lạnh, thuốc uống, thực phẩm. (chỉ không dùng thuốc nhỏ mắt). BS. Cao Trang Sach (Còn nữa)
GIÁ TRỊ CỦA VACCINE. Phân tích số liệu tử vong do covid ở Anh. Theo thông tin về covid của chính phủ Anh, BBC, và báo mới. Mỗi ngày # 30, 000 ca -33, 000 ca nhiễm/ngày. Tỉ lệ tiêm chủng mũi 1: # 90%, mũi 2: # 80%. Tỉ lệ tử vong: Xem bảng trích dẫn từ báo mới. Vậy: *#1.000.000 ca nhiễm covid/ tháng ở Anh có đáng lo. *Tử vong: 0, 3%x 1.000.000 = 3.000 ca /tháng. Trong đó: 1/•98% chưa tiêm: 2.940 ca Trong số này có: 90% trên 60 tuổi: 2.646 ca Và <= 60 tuổi: 294 ca 2/•0.9% tiêm 1 mũi: # 30 ca Trong số đó: 90% trên 60 tuổi: 27 ca Và <= 60 tuổi :3 ca 3/•0.4% tiêm 2 mũi: # 10 ca Trong số đó: 90% trên 60 tuổi: 9 ca Và <= 60 tuổi: 1 ca *Vậy người dưới 60 tuổi tiêm đủ 2 mũi: Tỉ lệ tử vong chỉ là: 1/3.000 ca tử vong/ 1.000.000 ca nhiễm bệnh. (Nhưng vẫn nhiễm và bị bệnh nhé, nặng nhẹ tuỳ người) Và người trên 60 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine là # 10/3.000 ca tử vong/ 1.000.000 ca nhiễm bệnh covid. Như vậy, trong một cộng đồng tiêm chủng như ở Anh, đạt # 90% (1 mũi), # 80% (2 mũi) thì: •Người dưới 60 tuổi tỉ lệ tử vong gần bằng Zero ở người tiêm đủ 2 mũi (1/ triệu ca nhiễm). •Ở người dưới 60 tuổi tiêm một mũi, tỉ lệ tử vong là 3 người/ 1 triệu người nhiễm covid. •Tử vong đa số là ở những người chưa tiêm mũi nào, # 98%. (2.940 người/ 1 triệu người nhiễm/ 1 tháng; trong đó có 294 người <= 60 tuổi). *Vậy: Để cuộc sống của chúng ta trở về bình thường mới: Tiêm vaccine 1 mũi đạt trên 90%, tiêm 2 mũi đạt trên 80%. Thực hiện 5k. (Ở Anh không bắt buộc. Nhưng nếu chúng ta thực hiện được 5 k thì chắc chắn số nhiễm bệnh sẽ không cao. Khi đó ít ảnh hưởng đến năng suất lao động hơn). Cuộc sống lành mạnh cả thể chất và tinh thần (Như trong phòng ngừa các bệnh khác, khi bị bệnh sẽ rất nhẹ và chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn). BS. Cao Trang Sach. (Còn nữa)