Xung đột của vở kịch Hamlet

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anh Dao, 24 Tháng sáu 2021.

  1. Anh Dao

    Bài viết:
    30
    Xung đột của vở kịch:

    - Xung đột vốn là đặc trưng tiêu biểu của kịch.

    => Phát hiện ra xung đột kịch góp phần quan trọng trong việc tìm ra chìa khóa để làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

    - "Hamlet", xung đột bao trùm toàn bộ, chi phối mọi hành động kịch và tư tưởng của tác phẩm là xung đột giữa hai quan niệm sống, hai lối sống đối lập nhau ở cuối thời Phục hưng. Được thể hiện qua cuộc đấu tranh gay gắt giữa những người theo lí tưởng nhân văn chủ nghĩa với những thế lực phản nhân văn.

    - Hamlet là đại biểu cho con người nhân văn thời đại Phục hưng phương Tây, điều khiến chàng luôn trăn trở suy nghĩ không chỉ là việc trả thù cho cha mà là những vấn đề có ý nghĩa lớn lao.

    + Hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ: Nhân loại đang ở ngã ba đường, thời đại Phục hưng tốt đẹp đang ở giai đoạn cuối của nó với sự khủng hoảng của lí tưởng nhân văn chủ nghĩa.

    + Hamlet đặt ra vấn đề "Sống hay không sống", rồi bộc lộ rõ quan điểm của mình về lẽ sống: "Con người còn có ra gì nếu đem tất cả phần tinh túy và giá trị đời mình vào việc ăn, việc ngủ? Đó chỉ là con vật không hơn" (Hồi IV, cảnh 4).

    ð Lời Hamlet buộc mỗi người phải suy nghĩ, lựa chọn thái độ sống đúng, xứng đáng gọi là sống, sống thế nào để xứng đáng với danh hiệu Con Người.

    ð Là cách đặt vấn đề rất mới và tích cực của Shakespeare.

    • Với việc đề cao quan niệm sống tích cực, nhân văn, với niềm tin yêu con người và cuộc đời:

    + Hamlet đã say sưa nói về con người với niềm tự hào kiêu hãnh: "Kì diệu thay là con người! Con người mới cao quý làm sao về mặt lí trí. Vô tận sao về mặt năng khiếu! Hình dung và dáng điệu mới giàu ý nghĩa và đáng kính làm sao! Trong hành động thật như thần tiên, về trí tuệ ngang tài Thượng đế! Thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài!" (Hồi II, cảnh 2).

    • Horatio kể lại là chàng đã gặp hồn ma Hamlet tiên đế và khẳng định đó "thật là một Đức vua đường bệ"

    + Hamlet đã sửa lại: "Một con người về mọi phương diện".

    + Hamlet tự hào nói về người cha yêu quý của mình không phải với tư cách một bậc đế vương mà là một Con Người.

    ð Hamlet là hiện thân của nhà nhân văn thời Phục hưng đã lựa chọn và trung thành với lí tưởng cầm vũ khí bảo vệ Con Người, xây dựng thời đại.

    - Đối lập với tư tưởng nhân văn chủ nghĩa (đại biểu là Hamlet) là những thế lực phản nhân văn (đại biểu là Claudius). Trái ngược với Hamlet, Claudius có quan niệm sống vị kỉ dẫn tới sa đọa về nhân cách.

    + Nếu như vua Lear trong vở kịch cùng tên của Shakespeare tiêu biểu cho những ông vua thời phong kiến trung cổ: Độc đoán, gia trưởng, ưa phỉnh nịnh, coi quốc gia là của riêng mình (muốn chia quốc gia cho ba người con gái, nhưng chỉ vì người con út nói những lời chân thành không chút hoa mĩ như hai người chị nên bị vua Lear nổi giận truất phần thừa kế) thì đến Claudius lại không thuần túy mang những nét tính cách như vậy nữa.

    ð Claudius là hiện thân cho thói ích kỉ, ham danh vọng, độc ác (giết anh trai để cướp ngôi, lập mưu giết cháu ruột Hamlet) ; đầy ranh mãnh (trong khi mọi người đều tin Hamlet bị điên thì Claudius bán tín bán nghi, nghi ngờ sự điên dại của một chàng trai thông mình như Hamlet) ; đầy ngụy biện, xảo trá qua cách nói có vẻ rất hợp nghĩa hợp tình: "Tuy vương huynh Hamlet thân yêu của trẫm mất đi, kỉ niệm hãy còn tươi xanh, đáng lẽ chúng ta phải giữ niềm đau buồn trong lòng, cả đất nước phải rầu rĩ tang tóc; vậy mà lẽ phải với thường tình chẳng dung nhau, thương tiếc người là hợp tình nhưng cũng còn phải nghĩ đến bản thân chúng ta; chính vì thế mà chị dâu trước của trẫm, giờ đây là hoàng hậu, người kế tục ngôi báu của đất nước thượng võ này, trẫm đã cùng người xe duyên, lòng vừa mừng vừa đau, một bên mắt chói ngời hạnh phúc, một bên đau buồn rơi lệ, cười trong tang tóc, khóc trong hôn lễ, bắc cân lên, niềm vui và nỗi buồn thật quá đều nhau. Mà trẫm vẫn không làm gì trái với những lời khuyên rất sáng suốt của các khanh đã tự ý phò trẫm trong việc này. Trẫm cảm ơn tất cả.." (Hồi I, cảnh 2).

    ð Claudius vừa mang bản chất của những ông vua thời phong kiến trung cổ, vừa mang những nét tính cách của giai cấp mới hình thành, là nhân vật điển hình của vua chúa ởhậu kì Phục hưng khi chủ nghĩa cá nhân tư sản bắt đầu phát triển.

    - Giữa những nhân vật đại diện cho hai đối cực nhân văn và phản nhân văn ấy còn có những nhân vật không rạch ròi bên đối cực nào như: Hoàng hậu Gertrude, Ophelia, Laertes.

    + Shakespeare giải quyết xung đột kịch trong Hamlet qua số phận các nhân vật. Cuộc đấu tranh giữa con người nhân văn chủ nghĩa với thế lực phản nhân văn diễn ra rất khốc liệt, tất yếu dẫn đến đổ máu. Kết thúc vở kịch là cái chết của nhiều nhân vật.

    • Claudius và bọn tay sai đắc lực của hắn dù gian ngoan, xảo quyệt và độc ác đến đâu, cuối cùng cũng phải chết vì sự trừng phạt.

    • Hamlet nhận thức được thế giới khách quan, dũng cảm chống lại thế lực đen tối của xã hội.

    + Hamlet lại phải chết vì đấu tranh đơn độc. Kẻ thù của chàng là cả triều đình Đan Mạch tàn bạo, quỷ quyệt câu kết với nhau thành một lực lượng khá mạnh. Hamlet trung thành với lý tưởng nhân văn chủ nghĩa, kiên trì đấu tranh cho mục đích lớn lao nhưng không tìm ra phương pháp hành động phù hợp.

    ð Cái chết của chàng là tất yếu, hợp quy luật.

    + Những kẻ ở giữa như Gertrude, Ophelia, Laertes. Họ cuối cùng cũng đều phải chết.

    =>Có thể nói rằng, cách giải quyết xung đột của Shakespeare rất triệt để.
     
    Admin thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...