Tự Truyện Xóm Nghèo, Khu Biệt Thự, Và Bệnh Viện - Trang Sach

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi TRANG SACH, 20 Tháng tư 2020.

  1. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Xóm nghèo, khu biệt thự, bệnh viện.

    [​IMG]

    Tác giả: Trang sach

    Thể loại: Tự truyện, hiện đại.

    Link thảo luận:

    [Thảo Luận - Góp Ý] Các Tác Phẩm Sáng Tác Của TRANG SACH

    Văn án: Tôi may mắn (hay rủi ro không biết nữa) có một cuộc đời trôi nổi. Bây giờ có nhiều chuyện trải qua muốn ghi lại.​

    Có thể bạn thấy mình trong đó, hoặc sắp thấy mình trong đó trong tương lai.

    Hy vọng là có ích cho bạn, khi bạn gặp hoàn cảnh tương tự trong cuộc sống này.

    * * *

    Vài lời của tác giả:

    Anh trong truyện là nhân vật Thằng bé trong truyện ngắn "Thằng bé" của TRANG SACH.

    Đa số chúng ta được sinh ra trong sự mong ước của cha mẹ, sự chờ đợi của ông bà.

    Sự ra đời của bạn được chúc mừng của bà con, làng xóm..

    Còn anh, thằng bé, gần năm mươi năm trước, Anh có mặt trên đời này không ai mong muốn, không ai chờ đợi. Anh xuất hiện trong hoàn cảnh trớ trêu, éo le một cuộc tình!

    Có những "thằng bé" trách cha mẹ vì đã sinh ra mình mà không đầy đủ như chúng bạn. Có những "thằng bé" hận cha, hận mẹ sinh ra lại bỏ rơi mình.

    Còn anh, vẫn cám ơn mẹ đã sinh ra mình, dù mẹ anh không ôm ấp, không vuốt ve trìu mến "thằng bé" bé bỏng ngày nào như bao người mẹ khác. Mẹ không nuôi anh một ngày nào..

    Thế nhưng, anh nghĩ mẹ vẫn luôn trông ngóng về anh. Anh nghĩ thế! Anh vẫn luôn sống tốt, sống có ích để mẹ vui và không ân hận về ngày xưa của mẹ lầm lỗi!

    Xóm nghèo.

    - Mai bác phải đi thăm thằng cháu trên trại.

    - Bác yếu vậy, lại lưng đau, hơn tám mươi tuổi rồi, làm sao ngồi xe máy tận tám mươi cây số.

    - Biết vậy, cha nó bị tai nạn chết sớm, mẹ bỏ cho bác nuôi từ nhỏ.

    - Mấy cô, chú nó phụ bác chứ

    - Tụi nó lo cho vợ con cũng mệt lắm rồi.

    Bác già chăm sóc nó không tốt. Nó lêu lỏng theo bạn xấu.

    Giờ nghiện. Bác chết rồi, nó sẽ thế nào.

    Những giọt nước mắt ứa ra trên đuôi mắt nhăn nheo, héo úa của bà.

    * * *

    Thằng bé ba tuổi, da trắng ngần hồn nhiên bi bô, chạy nhảy.

    - Ba cháu mất rồi bác ạ! Mẹ thằng bé với vẻ mặt buồn rủ.

    - Bác mới gặp bố nó tháng trước mà!

    - Hôm đó bố cháu đi làm về bình thường. Mười giờ đi ngủ, khuya than nhức đầu, càng lúc càng dữ dội, rồi trên đường tới bệnh viện bố cháu không qua khỏi.

    Ba tháng trước bà ngoại thằng bé cũng mất do bị tai biến.

    Thật là họa vô đơn chí.

    * * *

    - Mai thằng Tư chở bà Thẻo đi thăm thằng Bo, thằng Ba đưa má lên bệnh viện Q khám mắt. Mắt má mờ quá.

    Mấy đứa ở nhà, bên cô Hoa có gì phụ thì giúp cô ấy. Mới ba mươi tuổi mà đã góa phụ.

    Ba tháng mất hai người ruột thịt, thật tội.

    Bà tư Thoa năm nay sáu mươi sáu tuổi. Chồng mất sớm. Mình bà nuôi sáu người con thật vất vả. Giờ trong xóm nghèo ai gặp khó bà cũng bảo con bà đỡ đần cho họ. Bà cũng không khá gì. Nhờ trời, con cháu bà khỏe mạnh.

    Chim vẫn hót, bầu trời vẫn xanh trong trên xóm nghèo này.
     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng ba 2022
  2. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Chương 1: Khu biệt thự

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khu biệt thự.

    Anh ngồi trong phòng làm việc. Cửa sổ phòng nhìn ra khu xóm nghèo. Nơi mà anh đã lớn lên, đã học hành, đã có nhiều kỷ niệm của tuổi thơ, của tình yêu ngây dại.

    Bên kia là cánh đồng, nơi anh cùng lũ bạn bắt dế, thả diều.

    Có người khi thành đạt, muốn đi thật xa, đến nơi mà không ai biết thân phận nghèo hèn của họ trước đây. Anh có những người bạn như thế.

    Với anh, anh sống thật với chính mình, không giấu giếm.

    Buổi sáng thứ bảy thảnh thơi sau một tuần vất vả. Anh nhìn khu xóm nghèo, hồi tưởng về những năm tháng trước đây.

    Điện thoại báo có cuộc gọi đến.

    "A lô, Tân nghe"

    "Chiều nay rảnh không, mình gặp ở nhà hàng Đông Phương nhé?" Hoàn, bạn anh gọi.

    "OK, cậu."

    "Có nhóc nào về nghỉ đông không? Cho đi luôn gặp mấy nhỏ con nhà tớ."

    "Hai nhóc nhà tớ không về, tụi nhỏ có đi làm thêm nên ngại xin nghỉ."

    "Để tớ gọi thêm Tánh, lâu rồi không gặp nó."

    "OK, chiều gặp lại."

    Tân, Hoàn, Tánh là bạn thân, cùng lớn lên với nhau ở xóm nghèo này.

    Hoàn giờ là chủ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Lấy vợ có gốc lớn nên phất lên rất nhanh. Có ba con, hai đứa lớn cho đi du học Anh. Đứa út đang học lớp hai. Hoàn gần như chưa về lại xóm nghèo đã hơn mười lăm năm. Có thể vì bận việc, có thể không có việc gì liên quan cần về.

    Tánh thân với anh hơn. Hai vợ chồng đều là luật sư. Vợ chồng Tánh có hai con. Con trai lớn mười chín tuổi, đang ở Úc học ngành quản trị, đứa nhỏ lớp chín đang ở nhà với hai vợ chồng.

    Tánh thỉnh thoảng qua anh chơi và đôi khi thăm vài người quen còn ở xóm nghèo.

    Hồi này ít đưa đón con cái anh và Tánh thường gặp nhau, gần như hàng tháng.

    So với bạn bè, anh nghèo nhất. Nhưng hai con cũng được đi du học ở Mỹ nhờ nỗ lực lấy được học bổng.

    Vợ chồng anh đều là giáo viên. Căn nhà của anh nằm trong khu biệt thự, nhưng nhỏ nhất và view xấu nhất, nên có giá mềm.

    Ông Tuấn, chủ căn biệt thự đối diện nhà anh có diện tích gấp ba của anh, có sân vườn rộng, có hồ bơi, ao cá.

    Thằng út Lãm con trai út bà tư Thoa đang dạy kèm thằng Bom con ông ấy. Hôm ông Tuấn đang uống cà phê với anh, vợ gọi chì chiết ". Ông về mà dạy thằng Bom con ông. Cô giáo gọi bán vốn tui. Lớp chín cuối cấp sắp thi tới nơi mà điểm văn ba bốn, toán hai ba thì làm sao?"

    Ông kể "Hai vợ chồng ông cãi vã nhau suốt mấy tháng nay về việc thằng Bom."

    "Ông đi suốt ngày đêm, tui không dạy nổi con ông".

    "Thì tui đi làm kiếm tiền nuôi cái nhà này."

    "Con người ta học giỏi, học trường chuyên này nọ, tự hào rôm rả khoe, tui ngồi im thin thít."

    "Thế bà ở nhà, quản hai đứa nó."

    "Không, thì tui cũng đi làm như ông. Ông ở nhà mà quản lấy, tui không quản nổi

    Thằng Bom, tuổi dậy thì, ngang bướng như cua, ông ở nhà quản nó đi"

    "Thế đó, anh muốn mệt mỏi với bà ấy. Bà ấy cũng cho thằng Bom học thêm suốt. Mấy năm lớp sáu, bảy, tám đều là học sinh xuất sắc. Đầu năm lớp chín, lại tuột dốc thê thảm như thế". Ông Tuấn hơn anh chừng ba bốn tuổi, làm ăn lớn, quen biết rộng.

    Ông lấy vợ muộn. Vợ ông, bà Hoàng thua ông gần hai mươi tuổi. Bà trẻ trung, xinh đẹp, nhưng phải cái điệu đà, sửa soạn hơi quá. Bà tham gia hội tennis, hội nhảy đầm..

    Anh cũng giới thiệu chị Hoa bên xóm nghèo, chồng mất vì đột quỵ, giúp việc cho nhà ông Tuấn. Anh là thầy giáo, có uy tín và tình cảm với cả bên xóm nghèo và cả bên khu biệt thự.

    Từ hôm đó, anh giới thiệu thằng Lãm dạy thằng Bom.

    Lãm con bà Thoa, nhà nghèo nhưng học rất giỏi. Đang học năm thứ nhất y khoa. Gia đình bà Thoa được cả xóm nghèo yêu thương và kính trọng.

    Anh cũng giúp thằng Tùng, học kỹ thuật điện làm bảo trì trong khu biệt thự

    Anh là cầu nối hai bên với nhau. Hai khu cách nhau chỉ một vách tường, và con đường đất nhỏ, nhưng cách biệt nhiều. Bên thì dư thừa, của ăn của để, nhà cửa sân vườn rộng rãi. Bên thì thiếu thốn, chật chội, cống rãnh hôi hám, chuột dán nhởn nhơ chạy nhảy. Nhưng cũng tựa vào nhau. Có những lúc, nhất là sau Tết, những osin về quê chưa trở lại, khu biệt thự như bấn loạn. Vợ chồng cãi vã, anh chị em nạnh nhau. Nhà cửa bộn bề. Áo quần chất đống.

    Đàn ông đi làm, áo quần không được bảnh bao. Chị em phụ nữ ra ngoài không kịp chải chuốt. Mọi người nói vui, khu này mà không có osin như không khí thiếu o xy vậy. Nên những lúc đó anh cũng làm cầu tìm người giúp. Anh làm thầy giáo, lại lớn lên từ xóm nghèo, dạy ở đây cũng lâu. Anh biết nhiều người nghèo cần giúp. Anh cũng biết những người giàu cần người biết việc. Vì bây giờ tìm được người tin cậy đâu dễ. Thế là họ tựa vào nhau, giúp nhau.

    Người giàu, kẻ nghèo cũng cần đến nhau. Dù có lúc phân biệt đối xử, chia tách đẳng cấp..

    Hai bên cùng nhau nhìn chung một bầu trời, mưa cùng mưa, nắng cùng nắng!

    Nhưng ở dưới mặt đất, trần gian của vạn vật này thì mưa nắng khác biệt nhau lắm.. Bên lầy lội, bên xanh sạch.

    Bên trong lành, bên bụi mù sương..

    Đang chìm đắm trong suy tư, điện thoại reo, lại là Hoàn, nhắc lại cuộc hẹn hay có thay đổi gì đây.

    "A lô, Tân nghe."

    Anh nghe âm thanh bên kia ồn ào. Giọng Hoàn lo lắng và gấp gáp "Tân quen bác sĩ ở bệnh viện Q không, bà nội tụi nhỏ khó thở và rất mệt, phải đi cấp cứu, bà rất nhiều bệnh".

    "Cậu cứ cho đưa vô cấp cứu bênh viện Q, Tớ sẽ liên hệ cho, cứ bình tĩnh nhé!"

    Chim vẫn hót, bầu trời vẫn xanh trong trên khu biệt thự này!..

    (Còn nữa)
     
  3. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Chương 2: Tình xưa- Bệnh viện về khuya.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    [​IMG]

    (Ảnh từ internet)

    Tình xưa- bệnh viện về khuya.

    Ông nằm đó, trên giường bệnh, tấm drap trắng làm da mặt ông như xanh xám, nhợt nhạt hơn. Hơi thở mệt, có lúc như muốn dừng lại, rồi lại gấp gáp thở dốc. Cô lo lắm. Bác sĩ cho biết ông đã qua cơn nguy kịch, nhưng có thể nguy hiểm bất cứ lúc nào.

    Tâm, bạn của ông và cô báo "Tuấn bị đột quỵ, em vào giúp anh với. Vợ con đi du lịch nước ngoài cả rồi." Thế là thu xếp nhanh, cô vào viện ngay. Đã ba ngày ông chưa tỉnh. Cô lặng lẽ nhìn ông trong suy tư. Cô là gì của ông? Bạn? Không phải. Người tình? Cũng không phải. Vợ ông? Càng không phải. Người yêu cũ, cũng không đúng lắm. Cô không là gì với ông cả, mà lúc này đây, lúc mà ông cô đơn nhất chỉ có cô. Cô nhớ về ngày xưa ấy. Nếu cho thời gian quay trở lại, cô và ông có dám thay đổi cuộc đời mình. Cuộc đời ông và cô, vợ ông, chồng cô, các con.. sẽ..

    Không ai biết có tốt hơn không. Còn giờ, cô chỉ thấy nỗi buồn, nỗi đau. Cô nhìn ông và gặm nhấm nỗi buồn đau của mình.

    "Cuộc sống luôn vội vã.

    Với bao nghiệt ngã

    Xô cuốn ta miệt mài.

    Một bước chân trượt ngã đã trôi thật dài

    Lạc mất nhau ngày mai.

    Còn mãi khung trời đó,

    Mình gặp nhau lúc đầu

    Ngày tháng thơ mộng đó.." *


    Bài hát cứ văng vẳng da diết cho nỗi lòng của cả cô và ông.

    Lỗi tại cô? Không dám đấu tranh cho tình yêu của mình. Lỗi tại ông? Tự ái quá cao, không đủ nhẫn nhục để thuyết phục được mẹ cô?

    Lỗi của mẹ cô? Mẹ đã làm đời cô khổ? Cô là tình yêu, là núm ruột thương yêu nhất của mẹ. Cuộc đời mẹ hy sinh cho con, mọi thứ mẹ luôn muốn tốt cho cô nhất, muốn cô hạnh phúc.

    Cũng quá khó để phán xét thế nào.

    Hoàn cảnh kinh tế, xã hội khó khăn lúc đó.

    Vấn đề hôn nhân truyền thống, môn đăng hộ đối lấn át tình yêu lãng mạn lứa đôi.

    "Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở." Nhà thơ Hồ Dzếnh phải ngậm ngùi thốt lên an ủi giùm cho bao thân phận nuốt đắng cay khi tình yêu bị chia xa. Hồi đó, người ta cho tình yêu đôi lứa chỉ là hương hoa trong cuộc đời chứ không bao giờ thành thân cả. Tình yêu của ông và cô lớn dần sau mỗi năm đại học.

    Năm thứ nhất, những khuôn mặt ngây ngô, những giọng nói lạ lẫm khắp mọi miền đất nước về với ngôi trường đại học. Thời đó, trường đại học là một ngôi trường vĩ đại, đáng tự hào khi được gọi là sinh viên. Trường cô hàng năm tốt nghiệp trung học hơn sáu trăm học sinh thì chỉ gần hai mươi người được vinh dự ngồi vào giảng đường đại học. Tuổi mười tám thật đẹp với bao ước mơ và hoài bảo. Cô gặp ông ở đó, ở cái tuổi tươi trẻ nhất, đẹp nhất của đời người.

    Giờ, cô vẫn còn trong ký ức về hình ảnh của ông, trẻ trung, chu đáo, nhiều đam mê, lãng mạn và đằm thắm!

    Sân trường, căn tin, công viên, thư viện, ghế đá.. đều lưu dấu bao kỷ niệm một thời say đắm và mộng mơ.

    "Cuộn mình trong nỗi nhớ

    Cho đến bao giờ, mình mới quên ngày xưa
    " *

    Bài nhạc "Để nhớ một thời ta đã yêu" Lệ Quyên hát,

    Cô thấm từng chữ, từng câu, từng nốt nhạc..

    Có lẽ, cuộc tình nào tan vỡ, chia ly cũng để lại cho người trong cuộc những hoài niệm buồn đau!

    "Hạnh phúc trong tầm với.

    Đã không còn tới, khi vắng anh trong đời.

    Tìm đến chân trời mới, vẫn thương một thời, giờ đã xa ngàn khơi.

    Ngày đó ta lầm lỡ, để mặc nhau hững hờ.

    Để tiếng yêu rạn vỡ,

    Rồi thời gian xóa mờ.

    Để đến bây giờ,

    Nhận ra

    Hai đứa không còn nhau."
    .. *

    Đang chìm đắm trong ký ức ngày gặp ông, cô giật mình khi y tá bước vào:

    "Chị mua liền cho em toa thuốc này."

    "Bệnh viện không có hả cô?"

    "Thuốc đặc trị mắc tiền, anh rất nặng nên bác sĩ cho mua thêm."

    Cô nhờ chị y tá trông giúp anh.

    Bệnh viện ban ngày đông đúc ồn ào, nhưng giờ khuya này thật vắng lặng, yên tĩnh đến lạ. Cô khoác vội cái áo ngoài cho đỡ lạnh.

    Hành lang khoa đột quỵ ánh sáng mờ nhạt. Người nhà bệnh nhân trải chiếu nằm sát vách, chỉ chừa lối đi. Cô đi thang máy xuống tầng trệt. Bình thường thang máy chen chúc mười lăm hai mươi người, giờ mình cô, nó như rộng thênh.

    Ra khỏi thang máy, bên trái, hành lang rộng và dài như mất hút trong bóng đêm, không một bóng người. Bên đó, sau khu xét nghiệm, X quang, cuối hành lang là nhà xác bệnh viện. Sáng nay khi đi tìm phòng bệnh của ông, cô thấy. Lúc đó chen lấn đông người, cô thấy tấm bảng ở cuối đường NHÀ XÁC BỆNH VIỆN.

    Giờ khuya tỉnh mịch, ánh sáng yếu ớt của mấy bóng đèn vàng khu thang máy tỏa ra trong một bán kính hẹp, còn hành lang dài hun hút một màn đêm tối đen. Bất giác, cô ớn lạnh sống lưng, da thịt như nhột nhạt.

    Cô quay phải, đi nhanh về phía cổng trước bệnh viện. Từ thang máy đến khu cấp cứu trước cổng bệnh viện chừng năm mươi mét, sao mà xa quá! Cô bước đi.. như có tiếng bước chân sau lưng, cô không một lần ngoái lại. Tim như loạn nhịp.. Tới được khoa cấp cứu, đèn điện sáng choang, người ra kẻ vào liên tục. Cô mới như thở lại được, hít hơi thật sâu, lấy lại bình tỉnh.

    Còn quay về lại thì sao, chân như khuỵu xuống khi cô chỉ vừa nghĩ đến. Ra cổng cấp cứu, bên trái có quầy thuốc sáng đèn. Cô đưa toa, tính tiền, chờ nhận thuốc. Cô đang nghĩ giờ làm sao về phòng bệnh của anh trong tình trạng chân tay bủn rủn thế này.

    Lấy hết can đảm, hai tay nắm chặt đi trở lại. Lúc nãy đi ra cổng về phía ánh sáng, giờ đi ngược lại về phía ánh sáng nhòe nhoẹt và sau thang máy là màn đêm tối đen. Hành lang đến thang máy rộng, ánh sáng vàng vọt, yếu ớt với bóng của những bức tường chập chờn.. chập chờn lay động. Cô sợ bóng tối. Cô tưởng tượng đủ hình hài.

    Cô chờ đợi, xem có ai đi lên lầu để cùng đi. Nhưng năm phút trôi qua chẳng có ai đi ra cả. Qua cửa kính khoa cấp cứu, những bóng người di động liên tục, như xem phim tắt âm thanh.

    Thôi, cô không chờ được. Ông đang cần thuốc, cần gấp, chị y tá bảo vậy.

    Cô cố đi thật nhanh, như chạy về phía thang máy, trong thanh vắng và hành lang thênh thang vàng vọt. Vẫn như có bước chân sau lưng.

    Cuối cùng, cô cũng đến được thang máy. Khi chân tay còn run rẩy, tim đập thình thịch, cô nhắm mắt trấn tỉnh bước vào thang máy. Cô nhấn lầu sáu.

    Vừa quay lưng lại, tim cô như ngưng đập. Một băng ca trắng toát, một xác người được trùm kín trong tấm drap trắng, phía dưới chỉ hai bàn chân bạc thếch thò ra ngoài. Quá sợ, cô nhấn mở thang, thang mở cũng chậm nữa, phóng nhanh về phía ánh sáng của khoa cấp cứu. Cô chạy mà như có người chạy theo sau lưng. Cô tưởng như mình không di chuyển được bước nào, hai chân như quàng vào nhau.

    Đến nơi, cô như ngất đi, ngồi thụp xuống bên ngoài khoa cấp cứu, thở dốc dồn dập.

    Mắt nhoè đi.

    Những bóng trắng lướt đi qua lại liên tục bên trong, không nghe âm thanh như những phim câm.

    * * *

    Bên ngoài nhìn vào, khoa cấp cứu yên tỉnh, chỉ có đèn rất sáng.

    Còn khi bước vào nơi đây với rất nhiều âm thanh và mùi vị. "Mời bác sĩ Thành, tai mũi họng về khoa cấp cứu, mời bác sĩ Tâm khoa tim mạch về khoa cấp cứu, mời người nhà bệnh nhân Nguyễn Văn Mười vào bàn nhận bệnh khoa cấp cứu.. Tiếng loa phóng thanh liên tục át hết các âm thanh hổn tạp, ổn ào khác.

    Tiếng la hét, tiếng khóc, tiếng rên..

    " Bệnh nhân tên, tuổi, địa chỉ, tên thân nhân liên hệ, điện thoại.. "

    " Bệnh nhân giường mười ba ói, khó thở.. "

    " Bệnh giường mười bảy đi chụp MRI.. "

    " Bệnh nhân giường ba ba tai biến mạch máu não, chuyển khoa đột quỵ, lầu sáu.. "

    Mùi thuốc sát khuẩn, mùi máu tanh, mùi thum thủm của mủ, mùi mồ hôi chua, nồng..

    Khoa cấp cứu như cái chợ đông đúc, nhưng là chợ nhiều âm thanh, mùi vị của nổi đau, nổi buồn của con người.

    " Cô, cháu hỏi, bà cháu vào cấp cứu từ chiều.. "

    " Tên gì, nhiêu tuổi, ở đâu? "

    Cậu trai trẻ ngẩn ra, quay lại hỏi cô gái đi cùng" chị, nội tên gì? "

    Cô gái, chị cậu trai cũng sờ đầu ra chiều suy nghĩ." Nội tên.. L.. cũng không nhớ được đâu, cứ gọi nội chứ bao giờ dám gọi tên nội mà nhớ được. "

    " Thanh niên thời nay sao vô tâm, tên người sinh ra cha mình cũng không biết là sao? "

    Cô y tá bực bội.

    Thật tội cho hai cô cậu lúng ta lúng túng. Đang họp mặt bạn bè sau một năm đi du học, được báo là nội bệnh cấp cứu vào viện nên chạy về.

    Cô cậu giờ chẳng biết làm sao, cứ bấm điện thoại liên tục.

    * * *

    Cuối cùng, họ nhận được cuộc gọi.

    " Ba.. bà nội tên.. L.. "

    " Nội tên Phan Thị Lu, 82 tuổi.

    Khoa đột quỵ, Lầu sáu, giường số 9. "

    " Cám ơn cô! "Quay lại cô y tá họ lễ phép cám ơn rồi tất tả ra khỏi khoa cấp cứu, đi về thang máy để lên lầu.

    * * *

    Ngoài khoa cấp cứu, cô bủn rủn ngóng trông có người đi lên lầu để theo mang thuốc lên cho ông Chưa được mười phút mà cô cảm thấy như hàng giờ trôi qua. Cô lo lắng cho ông. Chị y tá thì nhiều việc làm sao ngồi trông ông được..

    Rồi!

    Cửa khoa cấp cứu mở ra.

    Một đôi nam nữ đi nhanh vào hành lang về phía thang máy.

    Cô gấp gáp chạy theo. Đúng là tuổi trẻ, họ đi nhanh, nhẹ nhàng mà sao chị lúp xúp chạy theo còn không kịp.

    Mình quá già rồi sao?

    Khi gần đến thang máy, ánh sáng vẫn vàng vọt yếu ớt, cô thấy nặng ngực, khó thở, tim đập nhanh. Cô mong là lúc nãy vì sợ nên cô tưởng ra cái băng ca và cái xác người trắng toát đó. Cô gần như chen vào giữa hai cô cậu ấy dù không quen biết nhau.

    Khi cậu thanh niên nhấn nút bấm thang máy, cô như nín thở. Thang máy từ từ mở ra..

    " Ô My god!"..

    Cả ba người cùng thốt ra..

    Cô như ngất xỉu. Cô cậu thanh niên dìu cô. Da tay họ cũng lạnh ngắt!..

    * (Để nhớ một thời ta đã yêu)

    (Còn nữa)

    [​IMG]

    (Ảnh từ internet)
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng bảy 2020
  4. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Chương 3: Tìm em!

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Cũng thời gian khuya khoắt đó, khi mà Thùy, người thiếu phụ ngất xỉu ở thang máy bệnh viện Q, Linh đáp xuống sân bay thành phố.

    Tâm trạng ông rất khó đoán định. Lúc bồi hồi hạnh phúc, lúc đau khổ não nề, phấn chấn mong chờ, lại chuyển sang lo sợ mơ hồ. Ông không ở được trạng thái hạnh phúc phấn chấn lâu hơn vài phút. Mọi trạng thái của ông luôn trở lại với tâm trạng buồn, lo, sợ.. cái gì đó mơ hồ. Ông chuẩn bị rất chu đáo kế hoạch và tài chánh cho chuyến đi.

    Ông mong chờ chuyến trở về này từ rất lâu, từ ngày ra đi cách đây gần bốn mươi năm. Thời gian qua nhanh quá.

    "Con phải thu xếp về càng sớm càng tốt. Chú của con đã ngoài tám mươi. Có thể chú con còn minh mẫn giúp con tìm lại các em."

    Cha ông luôn nhắc ông.

    "Cha nhận nuôi con khi đó con mười ba tuổi, chưa lớn nhưng cũng phụ giúp cha được."

    Cha ông kể ông nghe nhiều về quê hương, về con người ở đó.

    Dấu ấn ký ức buồn đau quá lớn đã hằn sâu trong tâm trí ông.

    * * *

    Mùa hè năm đó, Linh vào rừng phụ cha đốt than. Hai cha con phải vất vả chặt cây đến hai ba ngày mới đủ một hầm than. Ngoài làm rẫy, cha phải làm than để năm cha con đủ khoai sắn qua ngày.

    Hôm đó, trời chiều âm u nhiều mây. Trời sắp chuyển mưa.

    Cha sẽ đốn cây này là cuối cùng. Thợ rừng đốn cây luôn có kỹ năng muốn cho cây ngã hướng nào tùy mình chọn.

    Lúc cây sắp ngã, bất ngờ gió lớn nổi lên xoay cây ngã về phía cha Linh.

    Cha thét lên kinh hoàng khi tiếng "rầm", cây ngã đè lên ngực cha.

    "Cứu cứu cứu" Linh la to nhất có thể, nhưng như tiếng ông tắc lại trong cổ họng.

    Mọi người xúm lại, nhưng thân cây quá nặng không kéo cha ra được. Cha đã tắt thở..

    Hai hàng nước mắt chảy dài trên má Linh. Ông không khóc nổi thành tiếng. Ruột đau như cắt, ngực không thở được.

    "Bốn anh em Linh sẽ ra sao nếu không còn cha."

    Mất một giờ những chú cùng đi dùng mọi cách, đào đất, bẩy gốc cây lên mới đưa xác cha Linh ra được.

    Ngày đưa tang, xóm làng xúc động, ai cũng không cầm được nước mắt khi nhìn bốn đứa bé mồ côi. Linh lớn nhất, cao gầy, đen nhẻm mới mười ba tuổi, Long mười một tuổi, Lanh tám tuổi. Lợi, thằng bé út ốm yếu mới ba tuổi chạy lúp xúp trên nền đất quanh quan tài.

    Hình ảnh cái chết thảm của cha và hình ảnh bốn anh em trong đám tang, nhất là bé Lợi hằn sâu trong ký ức ngày ấy giờ như hiện rõ. Hai mắt ông nhoè lệ. Ông quay mặt lau những giọt lệ đã nuốt sâu vào lòng ông mấy chục năm nay.

    "Bác về đâu?" Tài xế taxi chờ hơn ba phút cho xúc động của người khách qua đi mới lên tiếng. Anh thường đón khách lâu ngày về thăm quê nên gặp nhiều người như vậy. Họ quá xúc động khi đặt chân xuống nơi họ được sinh ra và lớn lên.

    "Cho bác về khách sạn Thanh Xuân."

    Đèn sáng rực con đường lớn vắng vẻ từ sân bay vào trung tâm thành phố, vài bác xe ôm ngủ gục trên xe chờ khách bên vỉa hè..

    Việc đầu tiên là về quê ngay gặp chú. Không biết chú còn đủ tỉnh táo và minh mẫn. Chú là người duy nhất biết về thông tin các em của ông.

    Ký ức lại tràn về..

    Sau khi tang cha ông xong, vấn đề bốn anh em của nhà ông là khó khăn cho mọi người. Ai cũng quá nghèo.

    Chú thím phải nuôi sáu đứa con nheo nhóc. Không ai đủ sức nuôi thêm bốn đứa còn quá nhỏ như vậy. Nhưng tách chúng ra để tìm người có thể cưu mang từng đứa thì quá đau lòng. Chúng như bầy chó nhỏ, co quắp ôm nhau trên chiếc giường tre trong căn nhà tranh, vách lá rách nát. Làng xóm chỉ biết khóc thương!

    Cuối cùng, chú cũng phải quyết. Linh đủ lớn để hiểu bốn anh em buộc phải xa rời nhau.

    Tối nào ông cũng ôm các em khóc hết nước mắt. Ông xin chú tìm chỗ cho các em trước, ông là người đi sau cùng.

    Chú lặn lội khắp nơi, tất cả những chỗ quen biết chú đều tìm đến. Ba đứa lớn có thể có người nhận. Bé Lanh tám tuổi cũng có thể ẵm em, trông nhà.

    Linh, Long thì phụ giúp công việc ruộng rẫy được. Nhưng thằng bé Lợi, ba tuổi ỏng eo phải có người trông coi lại tốn thêm một miệng ăn trong thời buổi khó khăn không tìm được người nào nhận.

    Tiễn Long, Lanh đi trong nước mắt, Linh và Lợi tá túc nhà chú một tháng nữa, Lợi cũng chưa có ai nhận.

    Nhà chú quá khó, không thể kham thêm hai cái miệng nữa.

    Lại thêm bên nhà nhận Linh đang lúc vào mùa rẫy cần người phụ, thế là Linh ra đi.

    Ba anh em, ở những vùng cách biệt xa xôi. Ông còn quá nhỏ để hình dung được đó là đâu.

    Tiếng vó ngựa lộc cộc vang lên trên đường đất trong tảng sáng mờ sương lạnh buốt nghe khô khốc và thê lương ngày ông đi.

    [​IMG]

    (Ảnh: TMH)

    Lúc ông rời nhà, Lợi đang ngủ. Thằng bé co quắp trên giường thật quá đơn côi!

    Chắc sáng mai Lợi sẽ đi tìm ông.

    * * *

    Nước mắt ông chảy dài ngày đó như bây giờ.

    Em giờ ở đâu, đời em ra sao sau đó?

    Chừng một năm sau ông mới có tin. Sáng hôm sau ngủ dậy Lợi tìm ông mãi, em khóc suốt ngày đêm. Không khóc sao được khi mà tất cả người thân yêu nhất, nhất là Linh cũng bỏ em mà đi. Một thằng bé ba tuổi chắc chắn là quá buồn đau.

    Một tháng sau đó, chú buộc phải gởi em vào cô nhi viện.

    Rồi thời gian qua đi..

    * * *

    Giờ này khuya lắm, nhưng linh tính làm người ông khó ở. Ông bấm điện thoại "a lô"

    "Anh xin lỗi, vì anh không đừng được. Có gì đó buộc anh gọi cho em ngay."

    "Anh Linh hả, em cũng đang thức, chờ cuộc gọi của anh."

    Tý, con chú anh trả lời.

    "Cha em bệnh nặng, có vẻ ngóng anh lắm, tin anh về, cha hỏi anh suốt ngày."

    "Cha em ở bệnh viện tỉnh một tuần hôn mê, bác sĩ khuyên chuyển vào bệnh viện Q ở thành phố có khoa chuyên trị đột quỵ."

    "Cha tỉnh được hai hôm nay, tỉnh là hỏi anh ngay, cha sợ chết mà không kịp gặp anh."

    "Mừng quá, anh về khách sạn thay đồ rồi vào viện ngay."

    Linh thở phào một hơi thở dài, lồng ngực như nhẹ hẳn đi.

    Anh không thể để trễ hơn, chú mong anh từng khắc. Chuyện của bốn anh em nhà ông làm chú cũng quá đau lòng. Chú đã làm hết khả năng của mình. Linh may mắn nhất, được gia đình bạn thân của chú nhận. Chú và Cha nuôi Linh cùng đơn vị trong quân đội.

    Ông đến bệnh viện Q trong đêm khi thành phố còn ngủ im..

    * * *

    Thùy tỉnh lại sau chốc lát. Thang máy đã đóng lại. Ánh sáng lù mù. Cả ba người còn đang tay lạnh, chân run. Không gian thanh vắng. Khoa cấp cứu sáng đèn, những hình người không âm thanh di động trong đó khi nhìn từ chỗ thang máy.

    Mọi người sáu mắt nhìn nhau, nghe như đâu đó có bước chân nhẹ, như có như không.. từ trong thang.. máy.

    Rồi tiếng bước chân càng rõ dần rõ dần..

    Mấy phút sau nghe rõ tiếng bước chân hơn, phía cầu thang bộ bên trái. Một bóng trắng thoắt hiện thoắt mất. Một phút sau, một dáng người mảnh mai đi xuống, cả ba cùng nhìn về cầu thang..

    (Còn nữa)
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng năm 2020
  5. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Chương 4: Người thân!

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thùy tỉnh lại sau chốc lát. Thang máy đã đóng lại. Ánh sáng lù mù. Cả ba người còn đang tay lạnh, chân run. Không gian thanh vắng. Khoa cấp cứu sáng đèn, những hình người không âm thanh di động trong đó khi nhìn từ chỗ thang máy.

    Mọi người sáu mắt nhìn nhau, nghe như đâu đó có bước chân nhẹ, như có như không.. từ trong thang.. máy.

    Rồi tiếng bước chân càng rõ dần rõ dần..

    Mấy phút sau nghe rõ tiếng bước chân hơn, phía cầu thang bộ bên trái. Bóng trắng thoắt hiện thoắt mất. Một phút sau, một dáng người mảnh mai đi xuống, cả ba cùng nhìn về cầu thang..

    "Ôi" Thùy thở hắt ra khỏi lồng ngực căng cứng. "Y tá Thơ!"

    "Chị đi lâu quá, hơn mười phút rồi, em không chờ được."

    "Khoa có người mất lúc tối, lúc nãy em cho thi thể bà vô thang máy, tính chị lên trông anh là em xuống theo ngay."

    "Em phải đưa thi thể bà ra nhà xác bệnh viện để bảo quản lạnh."

    Y tá Thơ đến nhấn mở cửa thang máy. Mọi người trấn tỉnh hơn khi đó. Cô chị tay để trên ngực trái lo lắng hỏi "bà tên gì vậy chị?"

    "Phan Thị Lan."

    "Dạ chị" cô chị thở hơi lên, hồi hộp "em nghe không rõ"

    "Phan Thị Lan."

    "Dạ chị!" Cô thở ra hết lồng ngực. Cô sợ bà của cô..

    Thiếu chút nữa cô đã lấy hết can đảm mở tấm drap trắng trên băng ca.

    "Chị Thùy lên nhanh nhé, ông Tuấn đang ở một mình."

    "Sao chị Thơ không đi thang máy mà đi thang bộ?" Thùy hỏi.

    "Thường về khuya, tụi em không dám đi thang máy một mình, lạnh lắm!"

    Cả ba nhìn Thơ cùng băng ca trắng khuất dần vào hành lang tối đen về phía NHÀ XÁC BỆNH VIỆN. Âm thanh bước chân nhẹ dần nhẹ dần mất hút vào màn đêm..

    Y tá Thơ vừa khuất trong màn đêm phía nhà xác, ba cặp mắt không nhìn về hướng đó nữa.

    Khi cùng quay nhìn lại, trên tường thang máy thấy bốn bóng người. Sáu mắt nhìn vào nhau, lại như ngây dại, sửng sốt.

    Cũng trong tích tắc, sáu mắt cùng ngoái nhìn lui sau lưng mình. Một người đàn ông cao, da trắng sáng hổng, tóc hơi dợn sóng, đường ngôi về bên phải tầm sáu mươi tuổi đứng sau lưng họ tự lúc nào. Đôi mắt ông mệt mỏi, thâm quầng như thiếu ngủ.

    Ông mặc quần kaki trắng, áo trắng sọc xanh nhạt, tay xách một túi du lịch cỡ trung.

    Dù thấy mệt mỏi, trông ông có phong thái, dáng đi nhẹ nhàng. Ông gật đầu chào họ.

    Cả bốn cùng bước vào thang máy. Họ cùng lên lầu..

    Ông Linh thấy ba người nhìn mình ngây ra, có vẻ hốt hoảng. Có thể do ông xuất hiện đột ngột trong đêm vắng. Ông gật đầu chào. Người phụ nữ, có một nét gì đó mà ông thấy quen. Nhưng chắc chắn cô ấy hoàn toàn xa lạ với ông. Ông xa quê hương gần bốn mươi năm, lúc đó cô ấy không chừng chỉ là một bé gái vì giờ cô tầm ngoài bốn mươi tuổi thôi. Cô có dáng hình cao cân đối, da mặt trắng, mái tóc dài, đôi mắt long lanh đen u buồn.

    Lên lầu sáu, cả ba người đi về cuối hành lang. Ông dừng lại ở sảnh lầu để gọi cho em ông.

    Trong ánh đèn điện ít ỏi ban đêm ở khoa đột quỵ, chỗ chú ông đang nằm điều trị, ông len vào lối đi trên hành lang đầy người trải chiếu nằm trên sàn để đến chỗ chú ông đang nằm. Ông cẩn thận để không đụng dẫm lên những bàn chân, bàn tay thò ra ngoài.

    Tý, con chú ông, người nhỏ, khuôn mặt đen, hốc hác. Trong ông không nhớ nổi hình ảnh gì người em con chú này, vì ông xa quê lúc Tý còn bé, ngày ông xuất cảnh cũng lặng lẽ, không người tiễn đưa.

    Hai anh em tay bắt mặt mừng. "Cha ngủ được hai tiếng, từ tối đến giờ hỏi anh Linh hoài."

    Ông nhìn chú, sống mũi cay, nước mắt ông ứa ra. Tiếng vó ngựa lốc cốc, khô khốc trong tảng sáng ngày chú đưa ông đi năm ông mười ba tuổi như vẫn còn nghe rõ. Ngày đó chú cũng đã khóc khi ông bước lên xe. Chú bất lực, đành lòng buộc bốn đứa cháu chia xa, không biết ngày gặp lại nhau.

    Chú thở đều, nhẹ nhàng ngon giấc. "Cha tỉnh lại, biết anh sắp về nên vui vẻ lắm."

    Qua Tý, ông biết được gia đình chú thím vẫn bình an, nhưng nghèo và khó khăn.

    "Lúc bệnh viện tỉnh đề nghị chuyển đi bệnh viện Q, cả nhà không ai đồng ý vì không kham nổi tiền bạc, tụi em đứa nào cũng nghèo, chỉ đủ ăn đủ mặc."

    "Cuối cùng, em vay mượn được mấy chục triệu, thôi thì cứ đưa cha đi, hết tiền thì về, tới đâu tính tới đó."

    "Với lại, trước đây, năm nào anh Tuấn về làng cũng ghé thăm cha, anh ấy quý cha lắm." Tý kể.

    "Cũng có thể anh Linh biết anh Tuấn, anh ấy cũng tầm tầm tuổi anh.

    Anh ấy khá giàu, nhưng về làng rất giản dị và gần gũi. Nhà nào mời gì anh cũng ăn, mà còn ăn ngon và nhiều nữa.

    Anh nói anh thèm những món ăn quê. Ở thành phố ăn không ngon bằng.

    Anh Tuấn đã làm cho làng hai con đường chính và một sân bóng đá cho tụi nhỏ."

    Tý đều đều kể về Tuấn nào đó. Linh suy tư, hồi tưởng lại tuổi thơ. Ông không hình dung được khuôn mặt nào rõ nét cả.

    "Anh Tuấn nói là nếu vào thành phố cứ gọi anh ấy, có việc cứ gọi không ngại gì cả."

    "Em cũng sợ lúc anh về mà cha không còn, lúc đó anh trách móc tụi em không đưa cha lên bệnh viện Q theo lời khuyên của bác sĩ thì không biết ăn nói làm sao."

    "Mấy ngày nay em cũng gọi cho anh Tuấn mà không được.

    Có lẽ anh ấy đi công tác nước ngoài."

    Tý kể đều đều. Linh chìm vào giấc ngủ, lưng dựa tường..

    * * *

    Tiếng người ồn ào, đi lại làm Linh tỉnh ngủ. Có thể ông chợp mắt được gần hai giờ, sau gần hai mươi giờ chập chờn trên máy bay. Ông thấy khỏe hơn.

    Hôm qua vào lúc khuya yên tĩnh, ông chưa thấy quang cảnh ở đây. Giờ thấy quá đông đúc và chật chội. Chú ông nằm chung giường với một bệnh nhân đột quỵ khác. Hai người quay đầu lại ngược chiều nhau.

    Dọc hai bên hành lang đều có băng ca, chỉ còn lối đi ở giữa.

    Tối người nhà trải chiếu trên sàn trong phòng và cả hành lang. Vừa sáng đã dẹp gọn tất cả vào dưới giường, dưới băng ca.

    Chú ông đã dậy từ lâu. Linh đến bên giường. Hai chú cháu nhìn nhau gần như không chớp. Họ sợ chớp mắt sẽ mất đi người thân yêu của mình.

    Rồi chú khóc. Ông cũng ứa lệ. Những giọt nước mắt mong chờ và đau thương. Chú đã khóc cho ông, những đứa cháu mồ côi bao lần!

    Hai chú cháu ôm nhau không muốn rời ra.

    "Đã đến giờ khám bệnh buổi sáng, mời người nhà ra ngoài." Tiếng loa phóng thanh thông báo.

    Linh nắm chặt bàn tay chú, nhăn nheo, khô héo, chai cứng vì thời gian và cực nhọc.

    "Chú nằm nghỉ, bác sĩ khám bệnh và làm thuốc xong chú cháu nói chuyện nghe chú."

    Ông và Tý cùng các thân nhân khác rời khoa.

    Buổi sáng, căn tin bệnh viện cũng rất đông. Ông và Tý gọi hai tô hủ tiếu và hai cà phê sữa đá.

    Ăn uống xong, hỏi qua một lượt các anh em của Tý.

    Ông mở lời "Em cầm tạm hai mươi triệu để trả viện phí và lo thuốc thang cho cha. Anh mới đổi chừng này lúc ở khách sạn. Anh cầm tiền về dù không nhiều lắm nhưng lo cho chú trước, còn nhiêu thì anh mới nghĩ đến việc khác. Chú như cha. Sau cha anh, chú là người anh kính và yêu nhất. Chú không nuôi được anh em của anh, nhưng chú đã làm mọi cách để tìm đường sống cho bốn đứa cháu. Nếu không có chú, lúc đó anh thực sự bơ vơ khi mười ba tuổi với ba đứa em bé bỏng!"

    "Vài hôm nữa đổi tiền anh gửi thêm, thiếu cứ báo anh biết."

    Tý kể ông Linh nghe những gì em biết. Long, em trai kế ông giờ bê tha rượu chè, khổ vợ con. Long cụt mất một chân bị cây đè khi chặt cây làm than. Giờ ở tận gần biên giới. Lanh giờ có chồng và ba con làm ruộng rẫy. Còn chú anh khổ tâm nhất là không biết được tin tức của anh Lợi.

    Mười giờ, hai anh em trở lại thang máy để lên lầu.

    Cả sảnh thang máy ken đặc người chờ lên lầu. Hai anh em đi thang bộ.

    Gặp lại chú, giờ đã bình tỉnh hơn sau phút đầu quá xúc động sáng nay.

    "Việc đầu tiên cháu phải tìm thằng Lợi. Lúc lọt lòng nó đã khổ, chẳng ai muốn thằng bé có mặt trên cõi đời này. Cuộc đời nó không biết đi về đâu. Đường cùng chú phải gửi nó vào cô nhi viện. Lúc đó chú quá bần cùng, thím thì nay ốm mai đau, sáu đứa con nheo nhóc, bữa đói, bữa no."

    "Cháu hiểu mà chú, cha con sức khỏe như voi mà quần quật nuôi tụi con vất vả lắm."

    "Chú còn vương vấn việc thằng Lợi. Giờ việc này có cháu. Chú yên tâm nhắm mắt, không cắn rứt gì nữa!

    Chú già, lại khó khăn không đủ sức đi tìm.

    Hơn hai mươi lăm năm trước, chú có quay lại cô nhi viện, nhưng ở đó không còn gì cả, chỉ là một vùng đất trống bỏ hoang. Những người gần đó nói, cô nhi viện trước đây đã bị hỏa hoạn thiêu rụi. May mà cứu được nhiều người, chỉ chết và bị thương mười mấy người thôi. Giờ cháu phải dành thời gian đi dò hỏi những người sống quanh đó, chính quyền địa phương ở đó may ra tìm được nó!" Chú khóc. Dòng nước mắt chảy dài trên hai gò má nhăn nheo của chú.

    Chú nói lại tất cả thông tin về cô nhi viện, về Lợi..

    Ông Linh ghi nhớ tất cả những gì chú ông bảo. May mắn sao lúc này chú ông rất minh mẫn.

    Tý nói "Có lẽ ông bà phù hộ anh để tìm được anh Lợi. Chứ hôm nay gặp anh cha tỉnh như hồi xưa chưa bệnh vậy."

    Lúc đi dạo quan sát cuối hành lang khoa, ông thấy sau cánh cửa nhôm kính có một khu sạch sẽ và yên tĩnh. Ông thấy người phụ nữ hồi khuya ông gặp đi vào trong đó.

    Ông hỏi Tý bên đó có bệnh nhân nằm không.

    "Khu dịch vụ đó anh, tiền phòng mắc gấp năm, gấp mười lần bên này. Người giàu và quen biết họ được nằm bển. Em quê mùa nên không dám bước qua xem. Nghe nói sạch sẽ, yên tĩnh, mát mẻ lắm."

    Linh muốn chú ông được thoải mái hơn, được điều trị tốt hơn, ông gặp lãnh đạo khoa.

    "Lúc này, khu dịch vụ khoa không có giường trống, nếu có chú ông sẽ được chuyển vào đó." Họ báo ông biết.

    Ông đăng ký trước, giữ chỗ một giường dịch vụ cho chú.

    Thời tiết oi bức, bệnh nhân và người thân chen chúc chật chội, bác sĩ và y tá làm việc trong không gian ngột ngạt ồn ào như vậy, ông cảm thấy thương họ.

    Rồi ông cũng phải chia tay chú để đi tìm thằng em út đơn côi. Cuộc đời con người quá bi thương trên cõi trần này. Long, Lanh, dù khổ ải vất vã, nhưng vẫn sống và tìm được người thân ruột thịt của mình sau mấy chục năm. Gia đình chú thím và các em đã gặp lại ông, Long, Lanh. Chú đã toại nguyện. Còn Lợi vẫn chưa biết đi đâu về đâu. Chú nói "chết chú không nhắm mắt được, khi chưa tìm ra em."

    Giờ Linh biết tìm em ông ở đâu.

    Cô nhi viện đã cháy, mà đã mấy chục năm rồi. Những người quản lý ở đó có người nào còn sống.

    Lợi ơi, em ở phương trời nào? Linh gọi tên em ông trong thổn thức, nước mắt ông lại muốn trào ra!..

    * * *

    Lúc mà ông Linh đang thổn thức vì không biết Lợi, em trai út của ông ở nơi nào sau khi anh em rời nhau trong thương đau gần năm mươi năm trước, thì anh, thầy Tân bước vào..

    (Còn nũa)

    Mời các bạn đón đọc chương 5: Sự thật và nỗi đau. Cám ơn các bạn đã theo dõi!
     
  6. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Chương 5: Sự thật và nỗi đau.

    [​IMG]

    [​IMG]

    (Ảnh từ internet)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sáng nay bận rộn với các bảng biểu phân công, sắp xếp hội đồng coi thi tốt nghiệp cho tuần sau, thầy Tân chưa bứt ra được để vào thăm bà Lu, mẹ của Hoàn, một trong những người thân thiết nhất của mình. Hôm nay, anh phải vào thăm bà. Chiều hôm qua đến giờ, không có mặt ở bệnh viện nhưng anh đã gửi bà cho bác sĩ Phúc, bạn anh chăm sóc bà chu đáo. Mọi thông tin về sức khỏe của bà anh nhận hàng giờ. Bà vào viện kịp trong cung giờ vàng của bệnh đột quỵ nên tai biến không nặng.

    Sắp xếp giấy tờ, công việc xong, anh ngồi nghỉ một lát, chuẩn bị vào thăm bà Lu.

    Anh nhìn ra cửa sổ, qua tán lá, bầu trời trong xanh, những đám mây trắng lười biếng lững lờ trôi, bên kia xóm nghèo là cánh đồng và con sông tuổi thơ của anh..

    * * *

    Hồi nhỏ, có khi Hoàn phân bì với anh. Có thứ gì mà duy nhất một cái, bà Lu để dành cho thằng Tân.

    "Má à, như thằng Tân là con má chứ không phải con là con má."

    "Tao thương nó mồ côi, không người ruột thịt." Bà nói riêng với Hoàn để Hoàn hiểu.

    Có lần, năm tụi nhỏ tầm mười một mười hai tuổi, Hoàn, Tân, Tánh đi học về ghé qua nhà bà, gần trường. Ba đứa đang hò reo cổ vũ hai con dế kim của Tánh, Hoàn đá nhau. Hai con dế nhỏ quần nhau ba hiệp chưa phân thắng bại. Bà Lu nhìn tụi nhỏ vô tư la hét, nhìn mặt của Hoàn, Tánh bà biết con dế nào đang yếu thế. Tân cũng hét la, nhưng trung lập vì không có dế của nó thi đấu. Nhưng trong các cuộc chơi, Tân luôn là người hòa giải giữa Tánh và Hoàn. Hoàn, con bà háo thắng, luôn không chịu thua ai. Tánh thì lý sự lớp lang. Khi Hoàn cải không lại Tánh nhưng không chịu thua đâm cay cú giận hờn. Tụi nhỏ là thế, thân thiết đó, cãi vã nhau có lúc tới mức đánh nhau, giận hờn vài ngày, có lúc hàng tuần. Những lần như thế, Tân là người hòa giải. Tân biết cách thu phục tính háo thắng của Hoàn, bẻ lại những lý sự vô lý của Tánh. Để rồi ba đứa lại thân thiết với nhau. Ba đứa là học sinh giỏi nhất của trường và của xóm nghèo này.

    Đang xem tụi nhỏ hò hét đến khản cổ, đột nhiên bà Lu buột miệng "Tân à, bác thấy mày chẳng giống ai trong nhà mày cả."

    Tân trợn tròn mắt nhìn bà, ngạc nhiên, trách móc, buồn đau..

    Bà Lu thấy mình lỡ miệng rồi. Nhưng bà rút lui không còn kịp nữa.

    "Con là con của cha, má con. Nếu cô còn nói câu đó lần nữa, con sẽ không gặp cô."

    Lần đầu tiên bà thấy thằng Tân nói với bà với cách nói đó. Nó quý bà như người thân thiết nhất. Chắc nó đau đớn lắm mới vậy. Lỗi của bà. Thằng bé chưa đủ lớn để hiểu và chịu đựng.

    Tân không nói một lời lấy cặp bỏ đi. Đôi mắt nó thật buồn, gần như muốn khóc.

    "Cô xin lỗi con!" Bà nói với theo.

    Sau đó cả tháng bà Lu không gặp thằng bé Tân nữa. Bà ân hận khi lỡ lời, chạm vào nỗi đau và mối nghi ngờ của nó.

    Đã từ lâu Tân đã nhận ra sự khác biệt giữa mình với cha mẹ và sáu đứa em, dù tình cảm anh thấy bình thường. Cha mẹ anh đông con, và nghèo nhưng hòa thuận và đầm ấm. Cha mẹ làm ruộng, hoa màu ngoài cánh đồng, chăn nuôi thêm heo và gia cầm. Đi học một buổi, về anh phụ giúp cha và chăm dạy các em.

    Cha mẹ có dáng thấp, đậm, chắc người, da ngâm đen, mạnh khỏe.

    Anh thì càng lớn càng dong dỏng cao, da trắng, mũi cao thanh tú, mắt tròn to, đen trong, tình cảm. Các em anh sáu đứa tròn trùng trục, khỏe mạnh, mắt nâu, nhỏ như cha mẹ anh.

    Hồi trước, nhiều người luôn xuýt xoa "ông Phiến bà Phấn cha mẹ cú đẻ con tiên."

    Ông Phiến bà Phấn là cha mẹ anh. Họ tự hào về anh, ngoan, học giỏi và phụ giúp cha mẹ.

    Nhưng càng lớn, nhiều người nhận thấy và nói vui, hoặc cạnh khoé cha mẹ "thằng Tân có phải con ông Phiến không?"

    Ông Phiến cho qua "ối dà! Thằng Tân nó giống ông nội y đúc ấy."

    "Tui giống chú tui, lại làm lụng vất vả, nên hết đẹp trai, mất vẻ thư sinh thôi."

    Nhưng ông biết, ngày ông nói sự thật cho thằng bé Tân, con trai nuôi của ông không còn xa. Ông muốn nó đủ lớn để đối diện sự thật mà không một đứa trẻ nào dễ chấp nhận. Cú sốc sẽ là nỗi đau quá lớn và sau đó con trai ông sẽ ra sao?

    Ông Phiến chưa biết thời điểm nào là tốt để ông nói chuyện với Tân về việc này và nói sao với nó. Ông bà yêu thương nó như con ruột, nhưng ông bà học ít, chất phác, không biết cách diễn đạt nội dung và tinh cảm của mình. Sợ không giữ được nó.

    Tân đã nghi nghi hoặc hoặc từ một năm nay khi mà anh có suy nghĩ. Trước đây người ta nói thằng Tân không giống nhà Phiến Phấn, anh nói người ta nói bậy, rồi chẳng để ý.

    Còn thời gian gần đây anh ghét ai nói vậy lắm.

    Vậy mà hôm nay bà Lu, người thân thiết và thương yêu nó cũng buông ra câu nói độc ấy. Nó buồn lắm và bỏ đi ngay.

    Suốt đường về nó nghĩ mãi. Nó không muốn gì khác cả. Nhà nó nghèo, nhưng nó thương cha mẹ và các em. Dù thiếu thốn, nhưng nó có cha mẹ, có các em, có bạn bè, có con chó vàng vui chơi và chạy đua với nó trên cánh đồng.

    Về nhà, nó cố gắng không để cha mẹ biết nó buồn.

    Nhưng ông Phiến nhận thấy con trai ông hôm nay vẻ mặt buồn, nhất là đôi mắt nó không giấu được nỗi niềm trong đó. Ông không sanh ra Tân, nhưng vợ chồng ông ẵm ôm nó từ ba tuổi, ốm yếu ỏng eo. Ông biết nó sống nội tâm và tình cảm, có trách nhiệm, dù còn nhỏ.

    "Ở trường đứa nào ức hiếp con à?" Ông hỏi.

    "Không, cha."

    "Sao dạo này con hay rầu rĩ!"

    Nó nhìn chỗ khác, hỏi tránh đi "má chưa về hả cha?"

    Tối nay ông phải nói sự thật với nó thôi. Dù có thế nào, ông muốn không có gì thay đổi trong nhà ông cả, nhưng thật khó. Ông đã tham khảo ý kiến cô giáo của Tân. Ông buộc phải nói với thằng bé, không chần chừ thêm được nữa.

    Cơm tối xong, bà Phấn dọn dẹp và cho mấy đứa em Tân đi ngủ.

    Trăng mười bốn tròn vành vạnh trên bầu trời xanh cao. Gió từ cánh đồng thổi vào mát rượi. Ông về cánh đồng này cất nhà lập nghiệp ở đây gần chín năm. Với đời người, chín năm không dài. Nhưng với một đứa bé, chín năm nó thay đổi thật nhiều!

    Ông dắt tay Tân đi dạo ra cánh đồng trước nhà. Lúa vừa gặt xong, mùi rơm rạ ngai ngái và ấm nồng. Tân cảm nhận tối nay, cha sẽ nói chuyện quan trọng với nó.

    Hai cha con ngồi trên bờ đê. Hai chiếc bóng bé nhỏ lặng lẽ trên đồng rộng mênh mông, bầu trời cao vời vợi..

    "Cha không biết bắt đầu như thế nào?" Cha anh mở lời.

    "Giờ cha nói chuyện với con như hai người đàn ông nhé." Cha khích lệ sự tự chủ, trưởng thành của anh. Ông nắm chặt bàn tay bé nhỏ của anh trong bàn tay thô kệch chai sạn ấm áp của ông. Ông kể về cuộc đời mình.

    "Trước đây cha ở miền duyên hải nghèo, cha mẹ mất sớm. Cha tự làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày. Cha mẹ lấy nhau đã bảy năm mà vẫn không có con. Mọi người khuyên xin con nuôi. Người ta nói khi làm phúc nuôi trẻ mồ côi sẽ có con đàn cháu đống.

    Nhưng cha mẹ lần lửa mãi. Vì vợ chồng làm lụng vất vã chưa đủ ăn, với lại trong làng có hai thằng con nuôi của phú ông và nhà ông Lý phá làng trên xóm dưới không ai chịu nổi. Mọi người thường nói đứa con nuôi khi biết mình không phải do cha mẹ nuôi đẻ ra thì rất khó dạy bảo. Nó nghĩ cha mẹ nuôi không thương nó khi la rầy chứ chưa nói là đánh đập nữa.

    Rồi đứa trẻ nghĩ mình là con rơi nên mặc cảm, tự ti về nguồn gốc của mình nên sinh ra tính khí bất thường. Đại khái là như thế, cha không biết diễn đạt thế nào. Nếu đứa con nuôi khi trưởng thành, đủ suy nghĩ, suy xét sâu sắc mới biết sự thật thì không ảnh hưởng nhiều đến tính cách và cuộc sống của mình.

    Vậy nên, cha mẹ muốn mãi mãi con là con ruột của cha mẹ. Cha mẹ nghĩ cách để con cũng như tất cả những người xung quanh chúng ta không ai mảy may biết được.

    Thế là cha mẹ bỏ quê miền duyên hải ra đi. Vì cha mẹ đều mồ côi, tứ cố vô thân, tài sản không có gì, nên ra đi không gì vướng bận.

    Cha mẹ đến cô nhi viện ở thành phố. Có hàng trăm đứa trẻ ở đó. Thứ nhất, đứa bé phải còn nhỏ để không có trí nhớ, tiềm thức gì về những người thân cũ của nó. Thứ hai quan trọng là nó đen ngâm chậm chạp chân chất như cha mẹ. Thế là cha mẹ đi qua nhiều đám trẻ thật lâu gần cả buổi vẫn chưa tìm được..

    Thế mà khi chuẩn bị bỏ cuộc lần đó, tự nhiên có cái gì đó buộc cha quay lưng lại, cha nhìn về phía con, bốn mắt hai cha con gặp nhau. Đôi mắt con nhỏ đôi dòng lệ. Sống mũi cha cay cay nồng. Cha đến ẵm con vào lòng. Cha biết đây đúng là đứa con thượng đế ban tặng cho cha mẹ. Mẹ đến ôm con, con đưa hai tay bé nhỏ của con về phía mẹ con, đôi mắt nhìn cha mẹ trìu mến chứ không sợ sệt.

    Bà Xơ ngạc nhiên khi con không khóc khi mẹ con ẵm con đến chỗ Xơ." Thằng bé Lợi bình thường rất sợ người lạ, sao hôm nay không khóc khi anh chị bồng nó! "Xơ bảo.

    Lúc đó con ốm ỏng eo, gầy đen như cha mẹ vậy.

    " Thằng bé thật giống anh chị, như là con anh chị đẻ ra vậy. "

    Khi làm thủ tục giao con Xơ nói. Còn con thì hết ôm cha, rồi ôm mẹ như quen hơi thân thuộc vậy. Lúc đó cha mẹ cũng cực khổ nên gầy đét như con vậy. Cả nhà gầy, đen nhẻm như nhau.

    Xơ nói" ở đây ít người đi xin con nuôi giống anh chị. Thường những người đến xin con đa số giàu có, sang trọng, áo quần thơm tho. Họ đầy đủ nhưng không có hào con.

    Vậy mà, những người đó đến gần là thằng bé Lợi khóc thét. "

    " Vậy Lợi là tên con ở cô nhi viện hả cha? "

    " Ừ, tên con lúc đó ở cô nhi viện là Lợi, không rõ ai đặt thì cha không biết.

    Thời buổi khó khăn, thủ tục cũng đơn giản. Chỉ cần có người ký tên nhận trẻ là họ cho đem đi, họ cũng không có kinh phí nuôi hàng trăm đứa bé. Ít hơn một đứa những đứa còn lại no thêm một tí! "

    Ở vùng này không ai biết nhau, đa phần dân các nơi đỗ về dựng lều trại canh tác.

    Thấy sống được dần dà cất nhà sinh sống lâu dài.

    Hồi đó dân cư thưa thớt, trước nhà mình, bên kia sông là cánh đồng, rồi đến rừng dừa nước bạt ngàn. Bên này sông lác đác vài căn nhà.

    Lúc đầu con rất khó nuôi, chỉ ăn được cơm cháo, khoai sắn. Ăn thịt cá, uống sữa là đi ngoài ngay. Cha mẹ tập dần. Sau nửa năm con mới ăn được thịt, cá và sữa.. nhưng chưa được nhiều.

    Cha mẹ đặt tên con là Tân, mong muốn mọi cái, mọi việc trong đời cha mẹ và con đều tất tần tật mới hết. Lúc đó cha định đặt tên con là Mới, nhưng thấy kỳ sao ấy. Ông giáo ngoài lộ nói cho cha biết Mới thì gọi tên là Tân. Cha mẹ đến lập nghiệp vùng đất mới để không ai biết con là con nuôi của cha mẹ. Nhà mới. Ruộng vườn mới. Quê hương mới. Dòng sông, cánh đồng, làng mạc, một cuộc đời mới.

    Sau đó con bắt đầu có da, có thịt, ăn uống được hơn, ít ốm đau. Cha mẹ có vụ mùa cây trái tốt tươi. Sau khi con về với cha mẹ, rồi Tiến, Tấn, Tới, Thêm, Thuận, Thảo lần lượt chào đời. Nhà mình rộn tiếng cười vui, các con bi bô ca hát, chạy nhảy thỏa thích trên đồng, bơi lội trên dòng sông trước nhà. Cha mẹ hạnh phúc, làm lụng không biết mệt là gì. Đó là nhờ có con. Trời đất đã cho cha mẹ gặp được con mới có được hạnh phúc đông vui như vầy!"

    Cha kể Tân nghe trong cảm xúc dâng trào. Tay cha nắm chặt tay anh như sợ mất anh..

    "Nhưng gần hai năm nay, con lớn lên, nhìn bề ngoài con dần khác đi. Có người nhận thấy, xấu miệng nhỏ to" thằng Tân trông không giống con nhà Phiến Phấn "cha bỏ qua, không để ý. Nhưng gần đây, chắc những lời đó cũng đến tai con. Cha thấy con còn nhỏ, nhưng không thể giấu được nữa. Cha nghĩ, khi biết chuyện này con sẽ buồn đau. Nhưng cha mẹ mong muốn sau khi biết chuyện này con vẫn là con của cha mẹ và anh của các em con như trước tới giờ và mãi mãi về sau."

    Mấy câu sau cha nói trong nước mắt, tay nắm chặt tay anh.

    Dù biết trước cha nói ra điều anh nghi hoặc qua cảm nhận bề ngoài mình khác với cha mẹ và các em, qua những đàm tiếu của người xung quanh, anh vẫn mong điều đó không phải là sự thật.

    Nhưng khi cha kể, anh vẫn mong cha đang kể chuyện thằng Tân thằng Lợi đâu đó chứ không phải là anh.

    Lòng anh thổn thức, rối bời. Cha mẹ ruột mình là ai, tại sao bỏ mình vô trại trẻ mồ côi.

    Người ta nói, và anh đọc nhiều sách nói về những đứa trẻ trong cô nhi viện.

    Đứa thì lạc cha, mất mẹ. Đứa thì con rơi con rớt bị người ta mang bỏ vào chùa. Đứa thì mẹ trẻ bị kẻ sở khanh lừa tình lỡ mang bầu. Đứa thì hậu quả của một cuộc tình lầm lỡ..

    Không biết mình từ đâu?

    Anh miên man suy tưởng, nước mắt tự chảy thành dòng trên hai gò má bé bỏng. Cha ôm anh vào lòng thật chặt như không rời xa được.

    Hai cha con ôm nhau như thế không biết bao lâu. Trăng sáng vằng vặc trên cánh đồng vừa gặt. Những đám mây trắng lững lờ trôi. Gió từ sông thổi vào mặt anh như làm những giọt nước mắt của cha con anh lạnh buốt hơn!

    "Cha mong muốn ngàn lần, cầu xin trời đất phù hộ, con vẫn mãi mãi là con của cha mẹ như trước tới giờ vậy. Con cố đừng suy nghĩ những gì không tốt."

    "Mình vào nhà thôi con."

    "Cha vào trước đi. Con nằm hóng mát một tí."

    Ông biết thằng bé Tân, con ông đang có xáo động trong lòng, muốn riêng một mình nên ông vào trước, nhưng sẽ canh chừng nó.

    Tân nằm ngửa trên bờ đê. Thường anh vẫn ra bờ đê nằm ngắm những vì sao trên cao trong những đêm không trăng. Bầu trời rộng lớn có hàng tỉ tỉ ngôi sao lấp lánh lung linh huyền ảo. Những đêm trăng sáng, anh và các em cùng con chó vàng chạy nhảy múa hát trên cánh đồng. Rồi khi tụi thằng Tánh, thằng Hoàn.. và một đám bạn nữa chơi trò trận giả, rượt bắt nhau. Mệt quá nằm ngửa nhìn bầu trời cao với bao hình ảnh của những đám mây trôi lững lờ. Mỗi đứa tự tưởng tượng ra hình hài khác nhau. Những chú ngựa đang phi trên cánh đồng, những cô gái với mái tóc dài buông xõa, những chiến binh.. những đám mây cứ thế trôi, gió miên man thổi. Cuộc sống vui và hạnh phúc làm sao!

    Hôm nay, cũng ánh trăng sáng, cũng mây trôi, cũng làn gió vậy sao anh thấy hình hài những đám mây u ám, kỳ dị, gió thổi thì lạnh buốt da thịt, đau nhói con tim anh. Nổi lòng cô đơn, buốt giá. Xa tít tận chân trời tây, mờ mờ một ngôi sao nhạt lẻ loi, lúc ẩn lúc hiện trông thật đơn côi. Mình đó sao. Mình từ đâu đến. Cha mẹ mình là ai, Người tốt hay kẻ xấu? Anh chị em mình có hay không?

    Hàng hàng câu hỏi anh chẳng trả lời được.

    Anh nằm, gió đêm lạnh từ sông thổi vào. Sương đêm bắt đầu rơi.. Anh chìm vào giấc ngủ mà lòng đau rát quặn thắt!..

    * * *

    "Không không không, bà không phải mẹ tôi. Không không không.." Anh la hét trong khiếp đảm, mồ hôi vã ra, tay chân lạnh ngắt, đầu nóng hổi.

    "Má đây, má của con đây."

    "Tân Tân con, tỉnh lại con, má đây, má đây." Bà Phấn ôm Tân trong vòng tay khỏe mạnh của bà. Bà khóc. Thằng Tân mơ giấc mơ gì khủng khiếp không biết. Đầu nó nóng hổi.

    Anh dần dần tỉnh lại. Người ướt đẫm mồ hôi. Anh thấy mình nằm gọn, ấm áp trong vòng tay bà Phấn, má anh.

    Nước mắt bà nhỏ xuống mặt anh mặn, nồng, ấm áp. Anh ôm bà như sợ bị người khác giằng đi mất.

    "Má má đừng bỏ con, đừng xa con!"

    "Con thấy người đàn bà lụa là sạch đẹp giằng con ra từ tay má. Con vùng vẫy, la hét và con rất sợ người ta bắt con đi khỏi nhà mình."

    Bà Phấn ôm anh chặt hơn. "Không ai bắt con được, cha và má sẽ ở bên con mãi mãi."

    Ông Phiến ngồi bên, mắt đăm chiêu, lo lắng.

    Anh bệnh sốt liệt giường hơn một tháng. Vì gió lạnh, sương đêm cộng với cõi lòng khổ đau làm phổi bị viêm nặng. Nhờ cha mẹ chăm sóc với tình thương vô bờ và sáu đứa em vây quanh đùa vui. Từ từ anh khỏe lại. Mỗi khi tỉnh, anh thấy má đều bên giường, đôi mắt lo lắng.

    Anh nghĩ, đây là nhà mình. Cha mẹ và các em mình ở đây. Dần dà anh nguôi ngoai nỗi buồn. May mà đã sắp vào hè và đã thi xong học kỳ hai nên anh bệnh không ảnh hưởng đến việc học. Đó là mùa hè cuối tiểu học, 198..

    Một mùa hè mãi mãi không bao giờ quên.

    Sau đau buồn và sốt do viêm phổi hơn một tháng anh thương và biết ơn cha mẹ nuôi của mình hơn. "Cha mẹ không sinh con ra nhưng cha mẹ đã dưỡng dục con từ tấm bé. Con được ăn no mặc ấm, được đi học, được cha mẹ thương yêu, được vui chơi, được hạnh phúc bên cha mẹ và các em. Con biết ơn cha mẹ thật nhiều. Con hứa sẽ hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương dạy bảo các em để cha mẹ yên vui, nhà mình hạnh phúc mãi mãi!"

    Ông Phiến và bà Phấn hạnh phúc dâng trào không thể tả xiết.

    Các em anh hò reo. "Anh Hai khỏe, anh Hai dzui dzẻ! Ha ha ha, ýe ye ye!".. Anh ôm từng đứa vào lòng cảm nhận như tình máu mủ.

    Vượt qua nổi đau anh đã trưởng thành!

    * * *

    Chìm đắm trong ký ức mùa hè năm ấy, anh giật mình khi điện thoại đổ chuông. "A lô, Tân nghe."

    "Tớ đang ở bệnh viện, má tớ tỉnh từ sáng đến giờ cứ hỏi thằng Tân con má đâu, tao phát ghen với mày đó Tân à!" Hoàn gọi. "Má nói khi ra viện về xóm nghèo ở, tao không cho. Bà nói ở chỗ tao kín cổng cao tường, buồn, không nói chuyện với ai được, tao nói không được. Bên xóm nghèo ở nhà bà Thẻo, bà Thoa tao không yên tâm."

    "Rồi bà đòi qua nhà mày, nhìn được qua xóm nghèo và thấy cả cánh đồng bên kia sông. Chiều chiều đi qua xóm nghèo tám chuyện với mấy bà bạn cũ."

    "Tớ nói má tỉnh dưỡng khỏe hẳn đi, thằng Tân vô rồi tính.

    Sáng nay xong việc nó sẽ vô viện thăm má. Nó đã điện thoại cho bác sĩ Phúc hàng giờ. Má yên tâm, thằng Tân thương má nhất mà vì má thương nó hơn thương cả con nữa mà."

    "Cái sọ mày, thằng con yêu, tao là thương hai đứa như nhau."

    "Má mong cậu vô."

    "Báo má sáng nay tớ vô thăm, hẹn gặp."

    Anh báo Hoàn rồi tắt máy.

    Chuẩn bị vào viện thăm bà Lu và thăm cả ông Tuấn nữa.

    Anh bước vào bệnh viện lúc 12 h trưa.

    (Còn nữa)
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng bảy 2020
  7. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Chương 6: Anh và Em .

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bịn rịn mãi, mười hai giờ trưa Linh mới chia tay được với chú ông. Từ bệnh viện ông trở về khách sạn tắm và nghỉ ngơi.

    Chiều, ánh nắng dịu bớt, đã hơn bốn giờ, nhưng mặt đường nhựa vẫn hắt hơi nóng như táp vào mặt. Ông gọi taxi đến cô nhi viện ngày xưa chú ông đã gửi Lợi vào đó. Chiều chủ nhật, đường phố vẫn đông đúc. Ngồi trên taxi đi từ trung tâm thành phố ra ngoại vi, ông nhìn ngắm phố phường. Lòng đường chật chội với rất nhiều xe lớn nhỏ. Xe bus, tải, taxi, xe du lịch năm chỗ, bảy chỗ, mười sáu, năm mươi chỗ được bu xung quanh với vô vàn xe máy. Ông ngắm dòng xe di chuyển lúc chậm lúc nhanh, nó giống như đàn kiến hồi nhỏ bốn anh em nhà ông nhìn ngắm rất thú vị những trưa hè. Chúng đi thành dòng liên tục không dứt và rất hối hả. Chẳng thấy con kiến nào lười biếng hoặc mệt nhọc ngồi nghỉ cả. Thằng Long nghịch phá cho một cái cây hoặc đào một cái rảnh sâu để cản đường của đàn kiến. Đôi khi mắc tè nó hứng chí tè luôn vào đường đàn kiến đang hành quân làm cho lũ kiến một trận lụt thất điên bát đảo. Nhưng chẳng bao lâu chúng cũng tìm cách lập một con đường mới để di chuyển. Không rõ chúng có nói chuyện và kỷ cương ra sao nhưng rất trật tự, không đánh lộn, không gây ùn tắc trên đường đi. Thằng bé Lợi thi thoảng bị những chú kiến đi lạc cắn vào của quý làm sưng phồng, đỏ hồng. Nó ngứa đến tội nghiệp vì thường ở truồng chơi trên nền đất. Ngồi taxi nhìn đường phố bao người hối hả về nhà, anh nhớ da diết tuổi thơ của bốn anh em vui đùa cùng nhau.

    Đường phố càng lúc càng đông vì đã gần năm giờ, người ta đỗ ra đường đi lại nhiều hơn. "Ngã tư trước kẹt xe rồi." Bác tài xế nói và rẽ vào một con hẻm đi ra đường khác.

    Hai bên đường vùng ngoại vi thành phố thông thoáng hơn, nhà cửa thưa dần, thỉnh thoảng có các khu chung cư cao tầng mọc lên giữa những cụm nhà thấp hoặc gần những khu đất trống.

    Năm giờ bốn mươi chiều, ông đến được chỗ địa chỉ cô nhi viện trước đây.

    Giờ, nơi đây là một khu biệt thự có tường rào cao bao quanh, cây cảnh xanh mát, được chăm sóc chu đáo đẹp xinh, có cổng bảo vệ kiểm soát người ra vào.

    "Bác xuống đây."

    Ông đi đến cổng khu biệt thự.

    Một bảo vệ trẻ đứng lên chào hỏi "bác tìm gặp ai?"

    "Cho bác hỏi, chỗ này trước đây có một cô nhi viện phải không?"

    "Thưa, cháu không rõ. Cháu mới làm đây ba năm. Khu biệt thự này xây cũng gần mười năm. Cháu không nghe ai nói đến cô nhi viện cả."

    "Khu này đa phần là

    Người mới đến. Nếu bác muốn biết ngày trước thì bên kia bức tường là khu cũ từ thời xưa, người ta gọi là xóm nghèo. Ở đó có người sinh ra và sống ở đó từ hơn bảy mươi năm."

    "Thế à, bác cám ơn cháu!"

    Ông Linh thả bộ về hướng xóm nghèo. Đúng là sự cách biệt quá lớn. Qua khỏi bức tường khu biệt thự, con đường nhựa lớn không còn nữa. Ông đi vào con đường đất còn đọng nhiều vũng nước của cơn mưa ngày hôm trước, cộng với nước thải từ những căn nhà lụp xụp hai bên đường chảy ra. Ông bước vào một quán tạp hóa bên trong hẻm nhỏ.

    "Cho bác chai nước suối lavie."

    Cô bán hàng trạc ngoài ba mươi tuổi lấy chai nước lễ phép đưa cho ông.

    "Cho bác cái ghế để ngồi được chứ?"

    "Dạ được bác." Cô đưa cho ông cái ghế mủ có lưng tựa.

    Đèn đường tù mù tỏa sáng yếu ớt trên đường đất. Quán tạp hóa nhỏ nhưng bán đủ thứ, từ cây kim sợi chỉ cho đến bia rượu, gạo, mì tôm. Người mua cũng vô ra liên tục. Người mua gói mì, người mua chai nước ngọt, người mua gói bột ngọt.. Họ mua lắt nhắt, ít tiền.

    Cách đó hai căn nhà có năm sáu người đang nhậu và hát karaoke ồn ào.

    Lúc vãn khách, ông bắt chuyện với cô bán hàng.

    "Cháu ở đây lâu chưa?"

    "Dạ bác, cháu về đây thuê nhà này gần sáu năm. Chồng cháu làm công nhân xây dựng."

    "Cháu bán cũng đông khách?"

    "Dạ bác, nhưng lời lãi không nhiều, lại bị ghi nợ và đôi khi không đòi được."

    "Cháu có biết ai ở đây từ trước đây hơn bốn năm mươi năm không?"

    "Dạ bác, ở đây ai cũng biết bà Thoa, bà Thẻo là dân gốc ngụ ở đây từ đời trước. Tí nữa con đưa bác qua đó. À, mà bác hỏi làm gì ạ."

    "Không giấu gì cháu, trước bác có người em trai út được gửi vào cô nhi viện, nay bác đi tìm."

    "Cháu có nghe, hồi xưa bên kia có cô nhi viện, nhưng bị cháy từ mấy chục năm rồi."

    "Khu đất này quy hoạch, từ khu biệt thự đến bờ sông ngoài xa tít tắp kia đã có dự án cả. Nghe đâu chung cư cao cấp, resort, biệt thự, siêu thị, trường học đủ cả."

    "Bé Ba trông quán, mẹ đưa bác đây đến nhà bà Thẻo."

    Cháu lấy ít trà, bánh, cà phê chia hai túi giúp bác.

    Xong, cô hàng dẫn ông Linh đi về phía cuối con đường. Càng vào sâu đường càng hẹp, tối và nhiều vũng nước. Hai bác cháu men theo phần đường khô ráo, sạch sẽ như một lối mòn, hai bên cũng nhiều cỏ dại như dưới quê ông ngày xưa vậy. Đi chừng năm mươi mét, cô hàng chỉ vào căn nhà bên phải, có sân rộng lát xi măng sạch sẽ "đây là nhà cô Thoa, cô ấy rất tốt. Ở xóm nghèo này ai cũng quý cô ấy. Còn đối diện, hơi xéo bên kia đường, căn nhà nhỏ thấp, mái tôn cũ là nhà bà Thẻo."

    "Cô Thoa ơi, có khách."

    Người phụ nữ khoảng hơn bảy mươi tuổi từ từ ra cổng "Hồng hả cháu? Mắt cô mờ, trời lại tối, nghe tiếng cháu thôi."

    "Cô à, bác trai đây muốn hỏi thăm về cô nhi viện ngày trước. Cô nhi viện đã bị cháy từ khi bọn cháu còn chưa sanh ra nữa là. Chỉ cô và cô Thẻo may ra còn biết chút gì. Cháu đưa bác đây gặp cô."

    "Cháu về đây."

    "Tiện thể cháu gọi giúp bà Thẻo qua cô chơi cho bác trai đây gặp luôn."

    "Dạ, bác trai ở chơi, cháu đi đây." Rồi cô Hồng tất tả đi ra.

    "Tư pha ấm trà cho má."

    "Thưa, cô ở đây đã lâu?"

    "Tui sinh ra ở đây. Năm mươi năm trước khu này dân ở thưa thớt lắm. Nhà này cách nhà kia cả mấy thửa ruộng và mấy bờ đê. Bên kia, bây giờ là khu biệt thự, ngày xưa ở đó là cô nhi viện, gồm tám dãy nhà nền xi măng, tường gạch. Họ nuôi từ sáu trăm đến tám trăm trẻ mồ côi mới sanh đến năm tuổi."

    "Bà Thẻo à, vô tui uống trà."

    Một bà già bước vào sân, người nhỏ, gầy guộc nhưng rắn chắc, đi lại nhẹ nhàng.

    "Chú đây muốn tìm một người em trai ở cô nhi viện thất lạc gần năm mươi năm. Bà còn biết ai hồi xưa làm ở đó không? Giờ tui chẳng nhớ người quen nào hồi xưa làm ở đó cả." Bà Thoa vừa nói vừa kéo ghế mời bà Thẻo ngồi uống trà.

    "Cháu chào cô." Ông Linh nhìn bà Thẻo. Thấy bà khắc khổ và đáng thương.

    "Hồi trước tui cũng quen biết nhiều người trong đó, nhưng từ ngày cô nhi viện giải tán đến giờ chẳng còn liên lạc với ai. Vì mưu sinh mỗi người mỗi ngã. Để hỏi thăm coi còn tìm được ai làm ở đó giờ còn sống. Tụi tui giờ trên dưới tám mươi tuổi cả rồi."

    Nói chuyện, hỏi thăm gia cảnh và cuộc sống hai bà một lúc, ông xin phép ra về.

    "Cháu gửi ít trà bánh hai cô nhâm nhi, có tin gì báo giúp cháu." Ông để lại danh thiếp của mình.

    Ông trở lại quán tạp hóa của cô Hồng mua thêm ít trà bánh, cà phê, ông cũng đề lại danh thiếp của mình.

    "Để cháu hỏi thăm giúp bác, khách cháu cũng nhiều. Cháu nhớ rồi, em của bác là Lợi, gần năm mươi tuổi, đã từng ở cô nhi viện này.

    Gặp ai cháu cũng sẽ hỏi thăm, có tin gì cháu gọi bác ngay."

    "Cám ơn cháu!"

    Ông Linh thấy sao mà họ chân tình quá đổi. Ông là người lạ, mới gặp lần đầu, họ chẳng nghi ngờ, ngăn cách, khách sáo gì cả. Ông đã từng nghèo khó, nên gặp những người nghèo ông cảm thông và thấy như là ruột thịt với họ vậy.

    Ông quay lại chỗ khu biệt thự. Trời tối hẳn. Chỉ mấy bước chân mà ông như đi qua một khung trời cách biệt. Quán cà phê trước cổng khu biệt thự đẹp, yên tĩnh và thơ mộng.

    "Đi về đâu hỡi em..

    Một đời em mãi lang thang

    Lòng lạnh băng giữa đau thương..


    Đời gọi em về giữa yêu thương

    Để trả em ngày tháng êm đềm
    " *

    Tiếng hát Khánh Ly từ quán phát ra, như nỗi lòng của ông đang mong mỏi gọi người em trai thất lạc của mình.

    Ông vào quán, gần bảy giờ tối.

    Chắc ai cũng đang quây quần bên gia đình nên quán vắng khách. Ông chọn bàn ở một góc yên tĩnh gần hòn non bộ.

    "Có gì ăn không cháu?" Ông hỏi cô phục vụ.

    "Giờ quán chỉ bán nước bác ạ."

    "Có mì tôm không, làm giúp bác tô mì tôm vậy."

    "Dạ được bác, bác đợi cháu tí nhé, bác uống gì không?"

    "Cho bác cà phê sữa đá."

    "Dạ bác!"

    Tô mì tôm được bưng ra, bốc hơi nghi ngút và mùi thơm của sa tế cay nồng thật kích thích bao tử của ông. Ông ăn ngon miệng như là tuổi thơ của ông trở về vậy. Ngày ấy, gói mì tôm như là đặc sản, món ăn xa xỉ. Hiếm khi anh em ông được ăn. Một gói mì tôm, ông cho nước sôi thật nhiều. Ông chia cho Lợi nhiều mì nhất, rồi đến Lanh, Long. Phần ông chỉ nước mì loãng, ông bỏ cơm nguội vào ăn cũng hít hà, nước mắt, nước mũi. Cả bốn anh em chén sạch không còn một giọt nước mì nào. Giờ ăn tô mì một mình, nước mắt ông ứa ra nhiều hơn.

    * * *

    Thầy Tân vào bệnh viện thăm bà Lu và ông Tuấn từ trưa, lúc về ghé qua siêu thị mua ít đồ. Anh đến cổng khu biệt thự cũng đã hơn bảy giờ tối. Khi xuống xe đi vào cổng, có gì đó buộc anh nhìn qua quán cà phê.

    "Đời gọi em về giữa yêu thương

    Để trả em ngày tháng êm đềm.
    " *

    Tiếng hát Khánh Ly da diết.

    Anh nhìn về góc hòn non bộ của quán. Quán vắng. Một người đàn ông ngồi ở bàn đó nhìn ra đường, vẻ trầm tư.

    Như mọi khi thư thả, giờ này anh cũng bước đến cái bàn đó. Anh và ông Tuấn thường chọn bàn này, vào giờ này để nhâm nhi tách cà phê, tách trà buổi tối. Chỗ đó đẹp mà ở góc không ai qua lại quấy rầy. Cái bàn gần hòn non bộ đó như ông Tuấn đặt riêng cho mình vậy. Giờ ông ấy đã hôn mê hơn hai mươi ngày rồi.

    Hôm nay gặp Thùy, anh cảm nhận cô ấy thật gần gũi. Đôi mắt cô to, đen tròn, đằm thắm đầy yêu thương khi nhìn ông Tuấn. Có lẽ cô ấy thấy mình có lỗi với ông ấy.

    Anh nhìn lần nữa, chỗ ông Tuấn thường ngồi mỗi chiều tối mà lòng thấy thật buồn, thương ông, thương cuộc đời ông. Anh vào nhà xe và lên nhà.

    * * *

    Cà phê nhỏ những giọt đen sánh vào sữa đặc bên dưới đều đều, chầm chậm như cái kim giây của đồng hồ treo tường kia bước từng bước nhỏ. Cứ sáu mươi bước, trở lại bước đầu tiên. Ông Linh cũng thế, vừa qua tuổi sáu mươi. Ông hy vọng những năm sau này của ông sẽ hanh thông hơn!

    Ông trở lại cổng khu biệt thự, chỗ thầy Tân mới đi vào.

    "Gửi cháu ít trà, cà phê nhâm nhi khi rảnh rỗi nhé, có biết ai về cô nhi viện cũ gọi cho bác."

    Việc tìm thằng bé Lợi em ông như tìm đường leo lên núi cao, nhưng ông quyết không nản chí. Ông vẫn tìm kiếm những thông tin dù mong manh, nhỏ bé nhất.

    Ông để lại danh thiếp rồi lên taxi về khách sạn.

    [​IMG]

    (Ảnh: TMH)

    (* Đời gọi em biết bao lần-Trịnh Công Sơn)

    (Còn nữa)
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng sáu 2020
  8. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Chương 7: Tình và nghĩa.

    [​IMG]

    (Ảnh: Từ internet)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hôm sau, Linh đã đi suốt ngày thứ hai đến khu phố, phường, quận mà trước đây cô nhi viện tọa lạc. Các công chức trẻ ở đó hứa tìm kiếm thông tin về Lợi ở cô nhi viện, nhưng họ không hy vọng gì, vì nghe nói cô nhi viện cháy hết giấy tờ và các đơn vị hành chánh chia tách nhiều lần nên việc lưu trữ nếu có cũng dễ thất lạc. Ông cũng để lại danh thiếp. Dù mong manh, ông cũng cố hy vọng. Bốn giờ chiều, ông trở lại bệnh viện. Cũng đông đúc, chật chội ở khoa đột quỵ, Không thấy chú. Ông gọi cho Tý.

    "Cha được đưa vô khu dịch vụ rồi anh, phòng mười hai." Tý báo.

    Ông len theo lối đi hẹp của hành lang giữa các băng ca người bệnh để đến khu dịch vụ. Bước chân vào, ông thấy yên tĩnh hẳn, chỉ cách cánh cửa nhôm kính mà như cách âm với bên ngoài. Chú được nằm trên giường riêng, rộng rãi. Phòng có ba bệnh nhân đột quỵ, có toilét ở trong phòng, rất tiện và sạch sẽ.

    "Hai hôm nay, cháu đã đi hết các nơi cần đến và la cà hết hang cùng ngõ hẻm quanh cô nhi viện, nhưng không có một manh mối nào về Lợi cả chú ạ. Vì đã hơn bốn mươi năm, vả lại cô nhi viện đã cháy và giải tán từ lâu. Vùng đất đó phát triển quá nhanh, gần như toàn người mới đến ở."

    "Cũng phải cố tìm cháu ạ, biết đâu trời đất phù hộ cho nhà mình tích đức nhiều đời tìm được thằng bé Lợi."

    Chú nói nhưng biết cũng rất vô vọng!

    Tý giúp chú đi vệ sinh.

    Linh bước ra hành lang quan sát. Gặp thiếu phụ đêm trước đi lên cùng thang máy, ông cũng như thấy gì quen thuộc ở người phụ nữ này. Ông mạnh dạn hỏi thăm. Biết đâu, cô ấy cùng làng quê với ông, ông quen biết mẹ hoặc chị cô ấy vì như tiềm thức ông thấy đã quen thuộc vậy.

    "Chào cô."

    "Chào bác."

    "Tôi thấy cô quen quen, hình như đã gặp hay biết nhau từ trước."

    "Tối kia em gặp bác lúc khuya!"

    "Ý tôi không phải, tối hôm kia tôi cảm thấy như đã gặp cô từ trước. Thế quê quán cô ở đâu?"

    "Em sinh ra và lớn lên ở thành phố này."

    "Thế, có thể người giống người rồi. Xin lỗi, có gì không phải cô bỏ quá cho." Ông thất vọng.

    Thùy thấy ông ấy hỏi chân chất thật lòng, chứ không phải hỏi bâng quơ làm quen. Cô cũng thấy ông ấy đôn hậu, dáng người, nhìn phía sau rất giống thầy Tân. Trước đây cô nhiều lần nghe ông Tuấn kể về thầy Tân, hôm qua mới gặp. Lần đầu, nhưng cô rất có cảm tình, thân thuộc và tin cậy. Giờ ông Tuấn hôn mê hơn hai tuần. Con cái, nhà cửa, người làm thầy đều giúp ông ấy cả. Thằng Bo cháu bà Thẻo, Lịch con bà Thoa, thầy bàn với quản lý của ông Tuấn cho về chăm sóc ông Tuấn và đón đưa con ông. Thằng Bo và Lịch thay phiên trực bên cạnh ông Tuấn, cô cũng đỡ vất vả. Cô cầu trời khấn Phật sao cho ông Tuấn tỉnh lại..

    * * *

    Bà tư Thoa hôm nay tái khám sau hai tuần mổ mắt. "Mắt bà tốt rồi." Khám xong bác sĩ nói.

    "Bà là nhất sướng, khi nào đi khám bệnh cũng có con, rể đi theo hai người, hơi dư thừa. Có người già cả đi lại khó khăn cũng lủi thủi lê lết một mình thật tội."

    "Không giấu gì bác sĩ, tui nghèo nhưng con cái hiếu thảo, dù không được học hành, chỉ có thằng út đang học y khoa. Nhờ sáu anh chị nó đi làm phụ vào. Mỗi tháng mỗi đứa gửi tui hai triệu" má muốn tiêu xài gì tùy má. "Tụi nó dâu rể thuận hòa, tui khỏe! Mắt tui sáng, giờ mới thấy bác sĩ đẹp trai lắm, hôm vào khám chỉ thấy bóng bác sĩ."

    "Thôi bác về, giữ vệ sinh mắt cho tốt nhé."

    "Chào bác sĩ."

    "Hai bây đưa má lên lầu sáu thăm ông Tuấn và bà Lu. Hơn nửa tháng rồi, bận mổ mắt nên không thăm họ được." Bà nói.

    "Bà Lu là bạn thân từ hồi mới sinh tụi bây. Giờ con bà ấy, thằng Hoàn giàu có mua nhà mới, đưa má nó theo mười mấy năm rồi."

    "Ông Tuấn là ân nhân nhà mình. Cả nhà mình không thiếu thốn là nhờ vào ông ấy.

    Ông ấy là người quá tốt, nhưng sao người ta nói ông ấy lạnh lùng, khó gần. Má chỉ thấy ông ấy hiền lành và làm toàn điều tốt. Sao ông trời nỡ phụ ổng. Bệnh nặng mà vợ coi như không. Bà Hoàng vẫn nhởn nhơ đú đởn với đám sồn sồn, trai trẻ, vẫn hội này nhóm kia đi suốt, không chăm sóc chồng con gì cả."

    Nhờ thầy Tân giúp và thằng út Lãm kèm cặp, thằng Bom con ông Tuấn ngoan, học giỏi hẳn lên. Giờ ông Tuấn nằm hôn mê đã nửa tháng, thật tội ông ấy. Cô Hoa vừa dọn dẹp nhà cửa, ăn uống cho hai đứa con ông Tuấn, rồi tối cô ấy về nhà với con nhỏ.

    Thằng Bo đi trại giáo dưỡng một năm rồi về. May mà chưa dính vào ma túy, chỉ mới theo bạn hút cần sa. Lúc đó ông Tuấn nói với thầy Tân ông cần người dọn dẹp ngoài khu resort biển của ông ấy. Thầy Tân muốn đưa thằng Bo tránh xa bạn xấu ở xóm nghèo và có việc làm để nó không lêu lổng. Sau khi nói chuyện với nó, thầy giới thiệu cho ông Tuấn ra làm ở resort.

    Giờ nó và nhà bà Thẻo mang ơn ông ấy lắm. Đời nó có lối ra, làm việc và suy nghĩ rất có trách nhiệm.

    Hôm nay thằng Lịch trực chỗ ông Tuấn, thằng Bo chở bà Thẻo đi khám bệnh.

    Phòng ông Tuấn là số một, cuối hành lang, yên tĩnh, cửa sổ nhìn ra bầu trời trong xanh bên ngoài.

    Ba mẹ con bà Thoa nhẹ mở cửa bước vào phòng, họ đinh ninh Lịch con bà ở đó. Nhưng cả ba người đứng sửng lại, khó xử và ngạc nhiên.

    "Xin lỗi cô, tụi tui nhầm phòng!"

    Thiếu phụ ngồi cuối giường, hai bàn tay trắng mềm mại mân mê vuốt ve yêu thương bàn tay người đàn ông nằm bất động trên giường, mắt má lệ tràn không kịp lau khi họ bước vào. Đôi mắt cô to đen tròn u buồn nhìn lên trong phút chốc bỡ ngỡ.

    "Cô và anh chị thăm ai?"

    "Ông Tuấn, phòng số một."

    "Vậy đúng rồi cô ạ." Thiếu phụ lấy khăn giấy lau mặt.

    Thiếu phụ có khuôn mặt đẹp. Cả khuôn mặt ánh lên vẻ đẹp đôn hậu và dịu dàng. Ba người không biết cô ấy là gì của ông Tuấn.

    "Vậy à! Thật xin lỗi cô. Cứ tưởng thằng Lịch trong này tụi tui không gõ cửa."

    "Em Lịch qua đổi cháu bên phòng số ba, để dìu mẹ cháu ra hành lang hóng mát, cháu không dìu mẹ cháu nổi. Để cháu qua gọi Lịch."

    Cô Thùy nhẹ nhàng đi ra.

    "Người đâu đẹp nết na, dịu dàng. Không biết là gì của ông Tuấn. Chẳng bù cái bà Hoàng chảnh chọe, điệu đà, vô tâm. Thật buồn cho ổng!" Bà Thoa chép miệng.

    "Má à, mắt má bác sĩ khám sao rồi?" Lịch nhanh nhẹn bước vào. "Con giúp dìu cô Thanh, mẹ chị Thùy ra hành lang cho thoáng một tí. Cô Thanh yếu liệt một bên trái."

    Cả bốn mẹ con bà Thoa nhìn ông Tuấn nằm hôn mê trên giường, lòng họ thật buồn. Ông ấy là ân nhân nhà họ. Ông lo toàn bộ chi phí cho thằng út Lãm nhà bà. Bà ngại lắm. Nhưng ông ấy dứt khoát. Không ơn nghĩa gì với ông cả, mà là ông trả công xứng đáng cho việc dạy dỗ con ông, làm gương cho con ông. Nhìn út Lãm, ông nói nó là ngày xưa của ông.

    Con Năm và thằng Lịch được vào làm cho công ty ông ấy, được tin tưởng, có lương thưởng rất tốt. Thật phúc đức cho nhà bà khi gặp ông.

    Giờ nhà bà coi ông Tuấn như người thân vậy. Bà lo lắng cho ông. Sao ông ấy lâu tỉnh lại vậy. Bà nắm tay, vuốt khuôn mặt hiền hậu, mái tóc dài lưa thưa bạc của ông. Rồi bà khóc.

    "Lịch à, cô Thùy bà Thanh có quen biết với ông Tuấn à?" Bà hỏi Lịch.

    "Chị Thùy nói là bạn học thời đại học với ông Tuấn."

    "Má nghĩ họ có tình cảm hồi đó."

    "Con cũng nghi vậy, chị Thùy chắc hồi xưa đẹp lắm. Mới nhìn, chị có nét giống giống thầy Tân, nhất là sống mũi cao và đôi mắt đen tròn tình cảm và đôn hậu. Con thấy ngồi bên ông Tuấn khóc suốt. Con khỏe nên giúp cô Thanh đi lại, để chị ngồi canh ông."

    "Thôi Lịch ngồi với ổng, má và hai bây qua thăm bà Lu."

    Hai đứa lớn để Lịch ở lại chăm ông Tuấn, cùng bà Thoa qua phòng số chín cùng dãy hành lang này.

    Khi ngang qua hành lang, bà Thoa ngạc nhiên, mắt tròn xoe, sững người trong giây lát.

    "Chị Thanh!"

    Thùy tròn mắt nhìn bà Thoa rồi nhìn qua mẹ mình.

    "Ôi, chị Thoa à? Tui yếu, mắt cũng mờ. Nhưng thấy dáng và tiếng chị là nhận ra. Sao bà biết tui nằm đây mà vào thăm?"

    "Trời đất! Làm sao mà biết được. Bà mất dạng hai mươi mấy năm rồi, có gặp lại bà đâu. Tui đi thăm ông Tuấn, thằng Lịch là con tui. Hồi bà hay ghé qua xóm nghèo mấy con tui còn nhỏ chen chúc, đông đúc. Giờ lớn cả rồi bà không nhận ra đâu. Đây là thằng ba và vợ nó. Ba đứa con tui giờ làm cho công ty nhà ông Tuấn. Nhờ ông ấy nhà tui cũng khá lên, có dư giả. Bà Lu cũng đang nằm viện, phòng số chín dãy này luôn. Các con, bà đây đã giúp nhà mình và xóm nghèo mình ngày trước. Tụi bây cũng nhờ gạo và mì tôm bà ấy mà lớn đó."

    Bà Thoa lâu ngày gặp lại nói huyên thuyên.

    "Mẹ và cô đây quen biết nhau?" Thùy hỏi.

    "Ngày trước, mẹ có quen thân cô Thoa đây và mấy bà bạn tốt bên đó. Thỉnh thoảng gửi ít tiền, ít gạo, sách vở cho tụi nhỏ. Không đáng gì đâu chị Thoa."

    "Bây giờ thì không là gì, đúng vậy. Nhưng hồi đó, ba bốn mươi năm trước quý giá lắm.

    Giờ thằng Tân, thằng Hoàn, thằng Tánh đều đã thành tài. Ba đứa học hành được nên người cũng nhờ một phần công sức của bà. Thằng Hoàn, con bà Lu giờ kinh doanh giàu có lắm. Biết bà ở đây, tui phải đưa ba đứa đến tạ ơn bà. Hồi đó, cứ đầu năm học và đón tết là ba đứa giỏi nhất xóm nghèo có quà má Thanh gửi tặng. Tụi nhỏ thích lắm, hít hà mùi cặp da mới, bút tẩy mới thơm phức.. Ôi, giờ tụi mình già cả rồi!"

    Bà Thanh nhập viện tuần trước. Bác sĩ Tâm và bác sĩ Phúc khuyên Thùy nên đưa mẹ vào viện. Bà Thanh yếu liệt nửa người bên trái do di chứng tai biến mạch máu não lần thứ hai đã năm tháng nay, cả tuần nay huyết áp lại không ổn định. Nhà không có ai, chỉ mình Thùy là con gái út, vừa đi làm vừa vô ra chăm sóc ông Tuấn nữa. Hai con gái lớn bà Thanh là Thủy, Thúy đi lao động hợp tác ở Đông âu và định cư luôn bên ấy từ lâu.

    Bà Thanh tay phải luôn nắm chặt cuốn kinh dày bằng cuốn sổ tay nhỏ.

    Bà thấy sức lực bà ngày càng yếu, nhiều lần quyết phải can đảm nói ra điều sâu kín nhất trong tâm can bà, lần lữa mãi không biết bao nhiêu lần. Các con bà phải nhận anh em, dù chúng phán xét bà thế nào đi nữa. Cuộc đời bà có nhiều lỗi lầm, nhưng bà muốn được nhắm mắt khi rời cõi đời này. Bà mong các con bà tha thứ, nhất là Lợi, đứa con trai duy nhất của bà. Đó là bà mong ước thế, còn chắc là không thể. Thằng bé không một ngày có hơi ấm của mẹ, không một lần được ngậm bú giọt sữa nào trên bầu ngực của bà. Ngày ấy, bà cương cứng bầu ngực vì tức sữa, trong khi thằng bé khát sữa khóc đến khản cổ họng. Lỗi lầm bà quá lớn. Bà cảm thấy nhói lên trong ngực..

    (Còn nữa)
     
    Chỉnh sửa cuối: 6 Tháng ba 2022
  9. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Chương 8: Tình biển.

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ba giờ chiều thứ bảy, thầy Tân vào bệnh viện Q thăm ông Tuấn, bà Lu. Và như hẹn với Hoàn, Tánh và bà Thoa thăm bà Thanh, mẹ cô Thùy mà cũng là bạn thân cũ của các bà, là người đỡ đầu hỗ trợ ba học sinh giỏi của xóm nghèo hồi xưa.

    Ông Tuấn vẫn hôn mê. Bà Lu đã khỏe, tuần sau xuất viện. Thầy Tân thăm ông Tuấn, rồi qua phòng bà Lu. Anh thấy mọi người đã đông đủ ở đó.

    Chào hỏi thăm sức khỏe bà Lu xong, mọi người theo bà Thoa qua phòng số ba. Bà Thanh đang nằm trên giường. Mái tóc bà bạc trắng. Khuôn mặt bà phúc hậu, vầng trán rộng, mũi cao. Thùy chải tóc cho bà, bối gọn lại, cử chỉ đầy yêu thương, hiếu thảo.

    "Bà Thanh, ba thằng bé ngoan đến thăm và tạ ơn bà đây." Bà Thoa mở lời chào.

    "Chúng cháu chào cô ạ!" Cả ba anh cùng chào.

    Bà Thanh ra dấu muốn ngồi dậy. "Thôi thôi, bà cứ nằm." Bà Thoa cản lại.

    Sự thực, bà Thanh cũng muốn được nằm để che giấu cảm xúc đang dâng tràn và sợ quá xúc động làm bà mệt. Lần đầu tiên bà gần con trai bà chỉ hai bước chân. Bà cố gắng kìm nén và giữ bình tĩnh. Nhưng lồng ngực như bị trì nặng, hơi thở gấp hơn, lời chào đứt quãng "chào chào.. các các cháu.."

    Hoàn bước đến nắm tay bà "chúng cháu cám ơn cô thật nhiều, tiếc là không gặp cô sớm hơn!" Bà Thanh nhìn ba anh "Những.. thằng bé ngày nào.. giờ lớn thế này rồi à."

    Tánh cũng đến nắm tay bà Thanh nói "Tụi cháu không biết làm gì để tạ ơn sự giúp đỡ của cô đây. Những ngày bé tụi cháu nghe má Lu, má Thoa nói có quà của má Thanh, gửi tặng để tụi cháu phải học giỏi. Nhưng không biết má Thanh là ai. Tụi cháu cứ nghĩ má Thanh là một hình tượng bà tiên ông bụt mà má Lu và má Thoa đưa ra để tụi cháu ngoan và chăm chỉ học hành. Má Thanh gửi gắm những lời nhắn nhủ. Không ngờ hôm nay được gặp má!" Tánh rơm rớm nước mắt.

    Thầy Tân là người sau cùng, anh đến bên giường, anh nắm cả hai tay bà Thanh trong tay mình. Lúc nào cũng vậy, từ khi còn là ba thằng bé, bất cứ việc gì, Hoàn luôn là đứa đi trước, Tân là đứa sau cùng trong ba người. Anh luôn nhường cho bạn trước, từ thức ăn cho đến đồ dùng, công việc cũng nhận phần khó về mình.

    Lúc này, sau những lời cảm động của Tánh, không khí trong phòng như chùng xuống.

    Bà Thanh ứa hai hàng lệ. Bà khóc không vì những lời biết ơn cảm động của Tánh mà ngược lại, bà mang ơn những người này nhiều hơn. Cũng nhờ Trời Phật mà thằng Tân, con bà được gần gũi với những người hiền lành mộc mạc như thế. Bà khóc vì lần đầu tiên trong đời từ khi sanh Lợi, giờ bà mới được nắm bàn tay con trong tay mình. Bà cứ nghĩ đời này sẽ không được gần con. Thế mà tay nó đang nắm trọn tay bà, mân mê đầy tình yêu thương. Nó cũng đang khóc, hai giọt lệ ứa ra bên khoé mắt. "Con như vẫn còn nghe mùi tập vở, cặp da mới, mùi cục tẩy thơm. Mới đó mà đã hơn bốn mươi năm rồi. Tuổi niên thiếu của tụi con mong chờ và vui với quà của má, những cuốn sách hay má gửi luôn đi vào trong những giấc mơ!.."

    Anh thấy sao bà Thanh mới gặp lần đầu mà thân thiết, gần gũi đến vậy. Anh cảm động quỳ xuống bên giường cho gần bà hơn. Tuổi thơ của anh như trở lại với những đèn trung thu lấp lánh dưới ánh trăng rằm vằng vặc, xúng xính trong bộ quần áo thơm mùi vải mới khi Tết đến, hay ngày khai giảng đầu năm học mới. Những tập thơ, những cuốn sách, truyện hay còn thơm mùi giấy, mùi mực.. Tất cả những món quà vật chất quý giá ấy và đặc biệt là những lời nhắn gửi đầy yêu thương như của một người mẹ muốn nhắn nhủ đến những đứa con của mình. Anh, Tánh, và Hoàn thân thiết nhau hơn cũng nhờ những món quà và lời nhắn nhủ của má Thanh. Vì ba đứa lúc nào cũng được giống nhau như ba anh em trong một nhà, từ sách vở, áo quần, giày dép. Đúng là hồi đó ba đứa cứ nghĩ má Thanh không có thật, chỉ là cách mà các má nghĩ ra một hình tượng để răn dạy ba đứa yêu thương nhau, cùng phấn đấu để thoát cảnh nghèo cơ cực của cha mẹ chúng không được học hành.

    Hình tượng đẹp ấy khắc sâu vào ký ức tuổi thơ của ba anh giờ đang hiện hữu, một phụ nữ phúc hậu với mái tóc bạc phơ như một bà tiên. Bà đang quá xúc động. Mọi người nghĩ bà xúc động vì mãn nguyện khi ba người học trò nghèo đã thành đạt nhờ sự hỗ trợ, khuyến khích của bà giờ đang quỳ gối bên giường bệnh. Nước mắt chảy dài, bà mấp máy môi nhưng không nói nên lời. Bà nhìn từng người một, dừng lại trên khuôn mặt Tân, rồi bà nhìn Thùy, con gái út thương yêu của bà. Sao hai đứa chúng nó giống nhau đến vậy, vầng trán rộng, mắt to đen tròn đằm thắm, mũi cao với màu da sáng trắng. Vì bà là người mẹ với tình yêu con nên nhìn thấy thế hay sao! Những người khác nếu để ý sẽ nhận ra ngay chúng là anh em, bà nghĩ vậy. Bà cố nén cảm xúc, nắm chặt tay từng người, bà Thoa, Hoàn, Tánh, Tân. Với Tân bà giữ tay anh lâu hơn, vì anh là người sau cùng, bà có quyền làm thế mà không ai để ý. Bà nhìn Thùy. Cô đến bên mẹ. Bà nhìn cô trìu mến, cùng nắm tay cô và tay Lợi trong bàn tay yếu ớt và nhăn nheo của bà. Ai cũng xúc động cho sự gặp gỡ muộn màng này, nhưng đầy ý nghĩa. Ai cũng thấy thỏa nguyện lòng mình khi đã san sẽ tình yêu thương cho nhau. Bà Thanh nhìn Thùy rồi Lợi, Lợi rồi Thùy.. cứ thế nước mắt bà tuôn chảy. Sao hôm nay nước mắt bà nhiều thế, bà những tưởng nó đã khô từ lâu. Nước mắt bà chảy xuống ướt cả gối. Thầy Tân thấy bà Thanh nhìn mình và Thùy quá trìu mến, đặc biệt hơn những người kia. Phải chăng bà muốn gửi gắm Thùy cho anh khi bà có mệnh hệ gì, vì qua ông Tuấn, anh biết cô ít bà con thân thuộc, hôn nhân gãy gánh, hai con đã đi du học nước ngoài.

    "Má Thanh yên tâm, giờ đây chúng con xem má như một người mẹ nữa, và Thùy sẽ như cô em gái út cưng của ba đứa tụi con."

    Để bầu không khí bớt phần xúc động, anh pha trò thêm

    "Hai tụi bay OK không, không hả. Vậy thì Thùy chỉ là em gái của mình tao. Sau này đừng có mà ganh tị nhé!"

    Hai anh giãy nảy "không, không được, má chung thì em gái cũng của chung chứ."

    Thùy nở nụ cười thật xinh. Lần đầu tiên mọi người mới thấy nụ cười trên gương mặt luôn buồn của cô..

    Thùy cảm thấy gần gũi các anh quá, dù cũng mới gặp. Cô ước gì có ba ông anh như thế. Nhất là thầy Tân, cô thật quý mến anh, có tình cảm như với một người anh trai vậy. Cô ước sao không quen biết các anh sớm hơn. Những ngày buồn của cô có qua đi thật chưa..

    Chưa, cô chưa thể có nụ cười được. Ngoài mẹ, người thân yêu nhất, năm nay mẹ đã ngoài tám mươi tuổi rồi, hai con đang ở quá xa, hơn nửa vòng trái đất, có lẽ người thân yêu còn lại duy nhất của cô lúc này là ông Tuấn, mà ông hôn mê đã hơn hai tuần..

    Ông vẫn hôn mê hơn hai tuần rồi. Những lúc ngồi bên, cô cảm nhận trạng thái sắc mặt ông, lúc buồn, lúc tươi tắn hạnh phúc, có lúc ông ứa lệ hai bên khoé mi. Ông Tuấn như đang nằm ngủ, một giấc ngủ dài nhiều mộng mị. Ông đang lang thang đâu đó trong miền ký ức thẳm sâu, nhiều khổ đau, nhưng cũng nhiều hạnh phúc..

    * * *

    Ông Tuấn nghe rì rầm tiếng sóng biển, tiếng vó ngựa lốc cốc trên đường đất quê ông. Những đêm trăng thanh gió từ biển thổi vào mát rượi. Ánh trăng bàng bạc trong vườn nhà, không gian yên tĩnh. Ông nghe như mùi bắp luộc thơm ngọt. À, mẹ đang luộc bắp cho phiên chợ sớm mai. Ông nghe mùi khoai lang, mùi hạt điều nướng. Ôi, cái môi con Lanh sưng phồng làm méo xệch cái miệng xinh xắn của nó mất rồi. Tại nó tranh ăn hột điều nướng khi còn nóng hổi. Mùi mít chín trong vườn thơm nồng. Mùi bắp rang nhà ai, mùi hoa nguyệt quế trước sân nhà nồng nàn.. Trẻ con vui đùa trên đường đất. Tiếng nói chuyện xóm trên rôm rả. Trời trong xanh, mây trắng lững lờ trôi. Quê nghèo nhưng thanh bình, yên ả..

    Buổi sáng, bình minh ráng hổng phía đông, biển xa xanh thẳm.. Từng hình ảnh của dòng ký ức lộn xộn trong cái đầu trống rỗng của ông.

    Chiều mưa biển, lang thang trên bãi cát mềm dịu dàng dưới chân sao lòng ông đau đớn.

    "Mưa buồn mãi rơi trên biển xưa âm thầm.

    Ôi biển vắng đêm nao tình trao êm đềm

    Cơn sóng nào khơi lên nỗi đau trong em bao nhiêu chiều lang thang.. một mình."

    Nơi biển vắng này, chiều mưa như vậy, ông và Thùy đã trao tình yêu thắm thiết cho nhau. Tình yêu đằm thắm, mãnh liệt sau bao ngày bên nhau. Chiều mưa ấy em đã khóc, những giọt nước mắt hạnh phúc khi ông nói lời tỏ tình với cô. Nước mắt hòa cùng mưa biển mặn, nồng nàn khi ông hôn khuôn mặt đẫm nước của cô. Chiều mưa ấy quá đỗi hạnh phúc trong ông.

    Ngọc Lan hát lên nỗi lòng của người con gái bị tình phụ, hay người cô yêu ra đi không trở lại, để cô mãi lang thang bao nhiêu chiều mưa trên biển vắng với cô đơn lạnh lùng như thế. Còn ông, tình phụ, hay ông phụ tình? Ông và Thùy, ai phụ ai? Ngày Thùy lên xe hoa ông buồn đau ứa lệ, một mình trong chiều mưa biển vắng này.

    Sau ba năm ra trường, ông vẫn lang thang. Tương lai mù khơi. Thùy chờ ông đến bao giờ. "Con gái có thì" mẹ cô ấy nói thế. Thùy có can đảm về nhà ông, một mái lá nghèo, một vùng quê xa, một anh chồng với đồng lương còm cõi. Cha mẹ cô ấy có cho con gái về nơi gió cát với một tương lai bất định như thế không? Ông và cô với khoảng cách, với thời gian dần xa nhau dù luôn nghĩ về nhau..

    "Em giờ đã như mây dạt trôi phương nào.

    Anh còn mãi nơi đây ngồi ôm kỹ niệm.

    Ôi cát mềm đêm nao bước chân đôi ta in hằn.

    Sóng đã xóa nhòa những bước êm..

    Ngày tháng lênh đênh

    Bờ bến nơi đâu!" (*)

    Sau tin Thùy lấy chồng, ông lấy công việc làm vui.

    Ông băng rừng lội suối, lên ngàn xuống biển, ghi ghi chép chép. Đất đai, động cát cứng mềm, cỏ cây thổ nhưỡng.. v. V trong tỉnh ông thuộc như lòng bàn tay. Ông vẫn nghèo sau sáu năm đi làm đo đạc bản đồ ở sở điền địa. Ba năm sau, ông dành nhiều thời gian cho việc khai phá những vùng đất hoang. Ông thích và yêu biển, yêu vùng gió cát. Mùa nắng, trời xanh trong vắt, không một đám mây, ánh mặt trời chói chang, biển xanh sậm, mặt biển sáng lóa ánh bạc, phản chiếu ánh mặt trời. Trời biển thanh vắng, thỉnh thoảng có một chiếc thuyền nhỏ chạy ngoài khơi xa. Đến gần biển mới nghe tiếng sóng rì rào dịu êm. Mùa mưa, trời tối sớm. Có ngày mưa từ trưa đến tối. Mưa biển buồn, chân trời như gần hơn, biển hẹp lại, bầu trời cũng thấp. Có hôm mưa như trút nước, biển gầm gừ sóng mạnh lướt cao. Có hôm mưa lất phất, một màn trắng nhạt, sóng biển rào rào.

    Ông yêu gió cát, yêu trời xanh trong vắt, yêu mặt biển ánh bạc, yêu nắng chói chang, yêu mưa..

    Mưa biển thật buồn. Nhưng sao ông thích những chiều mưa trên biển vùng gió cát quê nghèo của ông đến thế. Phải chăng đất, gió, cát, trời, biển ở đây đã thấm vào da thịt, thấm đẫm nước mắt trong ký ức buồn vui của ông.

    Buổi trưa phụ mẹ mót cá khô sau đoàn người đông đúc trên cát biển nóng bỏng chỉ với đôi chân trần trên đầu không mủ nón. Những tối cào nghêu cùng tiếng nói chuyện rì rầm với chúng bạn trong biển đen thăm thẳm. Rồi chiều mưa, trên biển vắng, lời tỏ tình đầu tiên. Mưa biển cùng nước mắt em hạnh phúc mặn nồng..

    "Bao ngày tháng nên thơ tình yêu đâu rồi.

    Nay tình đã xa xăm mù khơi phương trời.

    Ôi nỗi buồn như mây kín che đôi ta bao ngày. Cô đơn, lạnh lùng.

    Em còn nhớ hay quên tình xưa êm đềm

    Em còn nhớ hay quên vòng tay ân tình.." (*)

    Ông đào hồ nuôi tôm, trồng những hàng dừa xanh dài tít tắp. Ông làm những chòi lá trú mưa, cho khách bộ hành nghỉ chân tránh cái nắng gắt ban trưa. Rồi khu đất dọc biển của ông theo năm tháng rộng dài thêm.

    Ông chìm đắm trong trời biển mênh mông, sóng biển rì rào hát đêm ngày, cỏ cây hoa lá tốt tươi khoe sắc..

    Sáu năm lặn lội lang thang, ba năm trồng cây, đào đầm nuôi tôm dọc bờ biển, và bao chiều mưa thấm đẫm nỗi buồn trong cô đơn.

    Giờ ông có một dải đất dài xa mút tầm mắt, có đầm tôm, ao cá, có tiểu cảnh bồng lai, có rừng dừa xanh ngát, chòi lá đơn sơ, có bãi cát mịn màng..

    Ông thuê tám người ở làng ra phụ giúp chăm sóc ruộng vườn, đầm tôm, ao cá. Chưa giàu có nhưng cũng dư dã, thoải mái. Mẹ ông không còn vất vả. Lòng buồn nhưng thời gian cũng dần xa. Ông thanh thản hơn với mây trời, gió biển, tán dừa xào xạc, sóng biển rì rào êm êm trong giấc ngủ của ông. "Má không sống đời với con được, Tuấn à. Con coi có cô nào mà lấy làm vợ, có con cho vui cửa vui nhà!" Mẹ ông nói thế không biết bao nhiêu lần.

    Cứ thế ngày tháng qua..

    Một ngày, có một xe con sang trọng đến nhà ông bên biển.

    Người khách là một doanh nghiệp nước ngoài chuyên về khai thác cát làm thủy tinh cao cấp. Qua người thông dịch, người khách muốn thuê một phần dải đất của ông với rất nhiều tiền, gấp năm mươi lần huê lợi trên đất hiện tại ông kiếm được hàng năm.

    "Để tôi xem." Ông trả lời họ.

    Tối đó ông lên mạng tìm hiểu về khai thác cát trong công nghiệp làm thủy tinh cao cấp. Ông biết họ thu lời nhiều, và ông cũng có nhiều tiền. Nhưng ông cân nhắc, đắn đo mãi về việc phá hủy môi trường trên khu đất của ông, mất đi bình yên thanh vắng trong những chiều mưa của ông, làm nhiễu đi tiếng sóng biển rì rào êm đềm trong giấc ngủ và ký ức của ông.

    Một ngày, tháng sau đó, có một khách đầu tư nước ngoài nữa đến gặp ông bên bờ biển. Mới gặp ông có thiện cảm với người này. Qua trao đổi, ông biết khách là nhà đầu tư về khách sạn và du lịch biển. Họ muốn thuê đất làm resort. Đúng theo mong muốn của ông.

    Thế là hai bên bắt tay vào hợp tác. Sau bốn năm, một phần trên đất ông trở thành resort cao cấp nghỉ dưỡng đầu tiên. Đa số nhận khách du lịch nước ngoài từ công ty mẹ của nhà đầu tư gửi sang. Một số khách trong nước giàu có cũng đến ở resort của ông.

    Ông Tuấn trở thành tỉ phú có trong ngân gần năm mươi tỉ chỉ sau năm năm hợp tác làm resort.

    Cũng thời gian này ông gặp và lập gia đình với Hoàng, một sinh viên ngành du lịch mới ra trường, trẻ trung, xinh đẹp. Ông nghĩ, tuổi đã lớn, mẹ già mong có cháu ẵm bồng. Hoàng thì mê ông như điếu đổ, một doanh nhân thành đạt, có uy tín trong ngành du lịch. Đã gần bốn mươi, nhưng ông trẻ trung, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát.

    Thằng Bom chào đời trong sự chờ đợi của gia đình, nhất là mẹ ông. Dù bà không hài lòng với con dâu của mình, nhưng thằng Bom là nam châm cho ba người lớn trong nhà gần nhau hơn. Bốn năm sau đó, bé Ti, con gái ông được vợ ông sinh ra trên mảnh đất yêu thương này. Gió cát giờ đây cũng hết khô cằn trên dải đất của ông, nhờ cây cối tốt tươi vì được chăm sóc chu đáo.

    Năm thằng Bom lớp bốn, gia đình ông về thành phố để thuận lợi cho việc học của con.

    Ông mua căn biệt thự lớn trong khu biệt thự, có bảo vệ, có tường rào bao quanh, có camera an ninh. Ông chọn khu này vì gần ngoại thành, bên kia xóm nghèo là cánh đồng và dòng sông nên rất mát.

    Về khu biệt thự, ông ít giao du với mọi người. Trái lại, vợ ông trẻ trung, xinh đẹp, như cá gặp nước. Nhiều dịch vụ cao cấp có trong khu biệt thự cũng như gần đó, nhiều câu lạc bộ thể thao, thầm mỹ.. bà Hoàng đều tham gia và giao lưu rộng.

    Sau gần năm năm ở khu biệt thự, ông Tuấn chỉ quen biết xã giao với ít người. Chỉ với thầy giáo Tân là ông gần gũi, như người thân thuộc. Ngày hai anh em gặp nhau ở quán cà phê trước khu biệt thự, hai người có cảm tình và quý mến nhau ngay. Thầy Tân có màu da trắng sáng, vầng trán rộng, nhất là đôi mắt, to, đen tròn, hiền và đôn hậu toát ra từ đó. Ông Tuấn ngày càng thân thiết với thầy Tân, nhiều chuyện ông đều tâm sự với anh. Cũng qua đó, thầy Tân đã giúp ông nhiều. Như việc thằng Bom, có thầy Tân và thằng út Lãm con ông mới nên người. Qua thầy Tân ông có được cô Hoa quán xuyến nhà cửa cơm nước cho nhà ông. Mấy đứa con bà Thoa bên xóm nghèo đáng tin cậy và chịu khó nên trở thành như người nhà giúp ông biết bao việc. Đôi mắt thầy Tân chứa đựng tình yêu thương, tin cậy trong đó. Nhưng trong đôi mắt ấy ông còn cảm nhận một điều gì khác lạ, như là ông đã gặp anh từ đâu đó trong tiềm thức của mình.

    Rồi ông nhớ về đôi mắt cũng to, đen tròn đằm thắm, sâu lắng của người con gái ông yêu. Có lẽ tình yêu ấy trong ông không đổi thay. Ông đã gặp nhiều cô gái khác sau đó nhưng chẳng rung động được.

    Đôi mắt đen tròn, tình cảm và chất chứa bao nỗi niềm của Thùy theo ông mãi trong những chiều mưa biển quê ông, trong tiếng sóng biển rì rào bao đêm đưa ông vào giấc ngủ. Giờ đây, ông thấy đôi mắt ấy như hiện hữu gần bên ông!

    Ông Tuấn như cảm nhận bàn tay mềm mại của Thùy đang mân mê, xoa nắn yêu thương trong tay ông. Hình như cô ấy đang khóc, những giọt nước mắt buồn tràn xuống đôi má trắng mờ. Cô lau mắt, tay vén những sợi tóc mai trên vành tai trắng sáng, cử chỉ thân thuộc mà ông yêu thương. Ông như nghe tiếng bà Thoa, tiếng nói chập chờn. Bà nói thương ông, bà vuốt tóc ông như mẹ ông ngày xưa. Bà sụt sùi.. Rồi ông chìm vào giấc ngủ dịu êm với sóng biển rì rào, rì rào. Gió biển mơn man tóc, mặt ông.. Sóng biển rì rào êm dịu, dịu êm.. lá dừa xào xạc. Xào xạc.. Ông ngủ, giấc ngủ dài..

    "Còn mãi khung trời đó

    Mình gặp nhau lúc đầu

    Ngày tháng thơ mộng đó.." (*)

    (*) Mưa trên biển vắng- nhạc Pháp, lời Việt: Nhật Ngân.

    (Còn chương cuối: Mời các bạn đón đọc)
     
    Chỉnh sửa cuối: 6 Tháng ba 2022
  10. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Chương cuối: Biển tình

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thùy ngồi phía cuối giường, mái tóc buông bờ vai gầy, dáng người thon gọn, vẻ mặt buồn như đã từng trải qua nhiều khổ đau.

    Thùy thấy khoé mắt ông Tuấn hai lần ngấn lệ. Nước mắt cô tự ứa ra cháy dài xuống má, môi cô mặn chát. Cô lo lắng. Ông Tuấn đã hôn mê hơn ba tuần rồi. Nước mắt ông ứa ra như thế là dấu hiệu xấu hay tốt. Cô gọi bác sĩ Phúc ngay.

    "Tốt em, có thể anh ấy sắp tỉnh. Anh ấy khóc chứng tỏ bắt đầu có cảm xúc, buồn hoặc vui. Anh ấy đang dần hồi phục. Các kỹ niệm, ký ức buồn vui lộn xộn được hồi phục và sắp xếp lại.

    MRI não tốt, các máu tụ đã tan gần hết. Em yên tâm nhé! Tí anh sẽ khám lại."

    "Em cám ơn anh lắm!"

    Cuộc đời cô là một chuỗi nỗi buồn. Chỉ có một đoạn ngắn hạnh phúc mấy năm trong tình yêu đầu tiên với Tuấn. Người thanh niên nghèo của một vùng quê gió cát nhưng có một tâm hồn trong sáng, một tấm lòng rộng mở, ông có nghị lực. Nhưng sao mẹ cô lại không thấy cái tốt ở ông mà chỉ thấy trước mắt lúc ấy ông chẳng có gì cả. Thùy đâu biết là bà Thanh, mẹ cô có bao mối dằn vặt riêng tư.

    * * *

    Sau khi rời làng trong khổ nhục, bà Thanh không dám ngẩng lên nhìn mặt ai từ khi mang bầu thằng bé Lợi. Luật bất thành văn của làng quê thật khắc nghiệt với đàn bà không chồng mà chửa như bà. Không ai có thể sống nổi với ánh mắt khinh khi, những câu đàm tiếu, những lời cảm thông móc mé của người đời.

    Bà không dám về lại làng.

    Nhưng qua một người thân bà biết cha Lợi chết do bị cây ngã đè khi làm than trong rừng. Bà biết nhiều người bị nạn như vậy, nhưng cái rủi này sao lại cay nghiệt giáng xuống nhà ông, thằng Lợi sẽ ra sao!

    Lúc đó, bà đã sanh Thùy được một năm. Gia đình bà cũng rất khó khăn, sống lay lắt ở thành phố, làm đủ việc qua ngày tháng.

    Rồi thằng Lợi vào cô nhi viện. Bà lân la làm quen với các Xơ ở đó. Lúc rảnh bà vào quét dọn, lau chùi nhà cửa. Bà không được phép chăm trẻ, vì bà chỉ làm công quả một tháng một hai ngày. Bà nhìn Lợi từ xa, lẫn trong đám trẻ đông đúc, nuốt nước mắt vào trong. Bà bất lực. Thằng bé Lợi ốm yếu quá, nhút nhát quá chắc bị những đứa khác hiếp đáp. Làm sao nó sống nổi trong trại trẻ đông đúc, chật chội, thiếu thốn như thế này. Nó èo uột, bủng beo quá. Tội bà lớn quá. Bà biết làm gì. Nếu nó có mệnh hệ gì, thì..

    Thật phúc đức cho nhà bà khi Lợi may mắn được nhận làm con nuôi. Mong sao nó gặp được người tốt, đời nó đỡ khổ, thì tội của bà nhẹ đi.

    Khi Lợi về với nhà Phiến Phấn, ngày mỗi có da thịt hơn, họ không có con, bà mới tạm yên lòng. Bà cũng chỉ dám nhìn Lợi từ xa, bà không đủ can đảm, hay bà lo sợ gì đó..

    Thời gian qua đi, ngày Lợi vào lớp một, thằng bé xúng xính trong bộ đồ mới, áo trắng ngắn tay, quần sooc xanh, tay xách cặp, mặt rạng ngời. Đôi mắt tròn to đen láy giống đôi mắt của bà, sóng mũi cao thanh tú. Nó, Lợi bây giờ là Tân cùng với Hoàn, Tánh học chung một lớp. Ba đứa chơi thân với nhau gần một năm từ lúc học mẫu giáo. Qua bà Thoa bà gửi ba phần quà đầu năm học mới cho ba đứa trẻ. Bà không giàu có gì lúc đó, nhưng bà cố gắng để con trai bà giống những đứa trẻ khác.

    Sau đó, như thành lệ đầu năm học và Tết đến bà gửi bà Thoa cho ba đứa những phần quà giống nhau. Bà mua những sách, truyện, thơ hay để ba đứa cùng đọc..

    Thời gian dần trôi, yên ổn, Tân vào đại học sư phạm..

    * * *

    Không biết kiếp trước bà gây ra nghiệp chướng gì mà kiếp này bà gặp nhiều đau khổ.

    Chuyện thằng bé Tân tạm yên lòng bà thì Thùy, con gái út thương yêu của bà lại gặp thằng Tuấn. Hai đứa tâm đầu ý hợp, yêu đương mặn nồng.

    Gần ngày tốt nghiệp đại học, chúng nó muốn chính thức ra mắt gia đình bà. Khi Thùy cho biết quê quán Tuấn ở làng Hòa L, xã Đức T, huyện Đức L. Bà như chết lặng. Oan nghiệt cứ bám riết lấy bà không tha.

    Bà không thể về làng..

    Gia đình của thằng Tuấn khi biết Thùy là con gái bà họ có chịu cưới con bà không?

    Sao mà oái ăm, cả mấy triệu người trong thành phố đông đúc này, cả ngàn sinh viên trong trường đại học, hàng chục ngàn thanh niên cùng tuổi với Thùy, nó lại không gặp ai mà gặp rồi yêu thằng Tuấn không biết nữa.

    Bà không thể cho chúng lấy nhau. Tiếng xấu ô nhục của bà ở làng sẽ làm thằng Tuấn và họ hàng nó coi khinh Thùy và gia đình bà, làm sao con bà có hạnh phúc.

    Chưa nói đến việc thằng Tuấn cũng nghèo làm sao đảm bảo cuộc sống. Mà khi thiếu thốn mọi bề, tình yêu thơ trẻ sẽ dễ rạn nứt khi gặp thực tế cuộc sống khó khăn. Khi đó, cuộc sống hôn nhân dễ bị moi móc những điều tiếng cũ..

    Ôi, không thể, không thể!..

    Thế là bà ngăn đôi trẻ đến với nhau. Hy vọng đó như là tình học trò, sẽ dễ dàng phai nhạt theo năm tháng và khoảng cách xa xôi khi Tuấn ra trường về quê.

    Gia đình ông bà Xuân Bích, bạn của nhà bà gần mười năm nay là một doanh nghiệp xây dựng có cậu con trai hơn Thùy một tuổi rất yêu Thùy từ lâu. Cậu ấy sẽ tiếp quản công ty của bố, một tương lai sáng sủa và bảo đảm. Bà quá sợ cái nghèo. Nếu Thùy lấy Tuấn, tụi nó sẽ nghèo, tương lai sẽ ra sao. Bà đã trải qua hơn nửa cuộc đời để thấm thía cái nghèo, cái đói đã hủy hoại nhân cách, đạo đức, phẩm giá, và cả tình yêu thơ mộng đẹp đẽ cũng không là ngoại lệ. "Một túp lều tranh hai quả tim vàng" giờ chỉ còn trong tiểu thuyết.

    Năm đầu, bà cũng đau lòng khi Thùy héo úa, buồn khổ, thao thức khi xa Tuấn. Nhưng dần dần, thời gian, công việc cùng với việc Tuấn không liên lạc, gặp gỡ cũng làm Thùy vơi đi nỗi buồn. Trung, con trai ông bà Xuân Bích có cơ hội đón đưa, đến nhà bà gần như mỗi ngày. Hai gia đình thân nhau, đôi trẻ được thuận lợi gặp nhau. Mới đầu Thùy miễn cưỡng, dần dần có tình cảm tốt hơn nhờ sự kiên nhẫn của Trung và sự vun đắp của hai gia đình.

    Khi trước, lúc bà không muốn Thùy lấy Tuấn, nhưng bà không cấm ngay, bà sợ con gái bà sốc, bà chỉ mong muốn Tuấn có công việc và một tương lai chắc chắn bảo đảm cho Thùy thì hãy nói chuyện cưới xin. Nhưng bà biết trong thời buổi khó khăn, một thanh niên hai lăm tuổi trắng tay, học tổng hợp toán làm sao gây dựng được sự nghiệp. Sự tự ái của Tuấn khi không làm nên trò trống cộng với khoảng cách và thời gian rồi tự hai đứa xa dần nhau. Bà mong thế, và chắc chắn như thế.

    * * *

    Ngày ông Tuấn cưới Hoàng, Thùy biết.

    Cô vẫn dõi theo ông. Biết ông gần bốn mươi vẫn chưa lập gia đình, cô thấy mình có lỗi. Vì cô, cô biết thế. Ông mãi một mình, gặm nhấm nỗi buồn vì cuộc tình của cô và ông. Ông lao vào làm việc, có thể vì muốn quên đi tất cả. Cô muốn ông lấy vợ, để tội lỗi phụ tình của cô với ông vơi bớt đi phần nào. Nhưng ngày ông lên xe hoa lòng cô đau thắt. Cô ích kỷ sao. Cô phải mừng cho ông chứ. Từ đây, ông có người đầu gối tay ấp, lo cho ông miếng ăn giấc ngủ, thuốc thang khi trái gió trở trời.

    Thế mà cô lại buồn, lại đau. Cô khóc trong quán vắng một mình!

    Khi đó cô đã lấy Trung, con trai ông bà Xuân Bích gần mười hai năm, có hai con. Bề ngoài, gia đình cô thật lý tưởng. Vợ chồng không một lần lớn tiếng, kinh tế vững vàng, con trai con gái khỏe, ngoan. Hai gia đình sui gia vui vẻ.

    Thế nhưng, trong lòng cô không yêu Trung và Trung cũng biết vậy. Trung quá yêu Thùy trước đó. Khi Thùy xa Tuấn mới có cơ hội cho Trung chinh phục Thùy. Trung nghĩ, thời gian, gia đình sẽ làm cho Thùy quên Tuấn. Trung tự tin tạo dựng một gia đình hạnh phúc với Thùy. Vậy mà, lòng cô ấy còn góc khuất không khơi mở được.

    Cuộc sống vợ chồng không tránh khỏi lúc buồn vui, lúc mệt mỏi, căng thẳng bao vấn đề, từ nuôi dạy con cái, ứng xử trong xã hội luôn có bất đồng..

    Khi va chạm, nóng nảy thì không kiểm soát lời nói thoát ra, nhất là khi có hơi men bia rượu Trung nặng lời, xỉa xói. "Cô lấy tôi vì tiền." "Nhà cô lợi dụng gia đình tôi." "Cô mà lấy thằng khố rách đó chỉ có nước ăn mày, chứ có được như giờ nhà cao cửa rộng, xe đón xe đưa."

    "Anh chửi rủa tôi sao cũng được vì tôi là vợ anh, đã sai lầm khi lấy anh. Nhưng xin anh đừng xúc phạm anh ấy."

    Lúc đó ông Tuấn đang cô đơn trôi nổi ở quê nghèo, một chân cán bộ sở điền địa lang thang.

    Ông Tuấn cũng đâu biết rằng bà Thanh, mẹ Thùy là người làng của ông. Người phụ nữ lỗi lầm sinh ra Lợi, đứa con trai ngoài giá thú và đã bỏ làng ra đi gần năm mươi năm trước. Ông có nghe tin Linh từ Mỹ về thăm chú ruột đột quỵ và đi tìm Lợi, đứa em trai út thất lạc khi anh em lìa xa sau ngày cha Linh mất trong rừng. Trước đây, mỗi lần về làng ông đều thăm và ở lại nhà chú của Linh.

    * * *

    Ông Linh sau bốn tuần về nước, ông đã về thăm lại làng quê, thăm gia đình chú thím, gặp hai em Long và Lanh. Long là một biểu hiện của sự chán nản, làm bạn với rượu. Nó không muốn gặp ông. Nó trách ông, tại sao ngày cha mất, ông cũng bỏ đi.

    "Cuộc đời của một người do chính bản thân người đó quyết định. Dĩ nhiên, mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, dòng đời đẩy đưa, tự mình phải thích nghi và vượt qua, tự mình chịu trách nhiệm với bản thân, chứ trách móc hoàn cảnh, đỗ thừa cho người khác thì sẽ không thể làm gì được." ông nói với các cháu của mình. "Bác cũng đã vượt qua biết bao nghịch cảnh, giờ cũng đang làm việc, con còn nhỏ, chưa được nghĩ ngơi. Còn chú Lợi của các cháu, vào cô nhi viện, giờ chưa biết ở phương trời nào, còn sống hay đà mất. Ngày mai bác phải trở lại Mỹ.." Ông lấy khăn giấy thấm nước mắt ứa ra trên khóe mi. Ông đã trở lại nhiều lần các nơi quanh cô nhi viện, nhưng những nổ lực của ông cũng chưa có một manh mối nào về Lợi. Việc tìm Lợi giờ ông thấy như mò kim đáy biển, gần năm mươi năm, biển đời đổi thay. Về làng, ông cũng có hỏi thăm thông tin về gia đình bà Thanh, mẹ đẻ của Lợi, nhưng không có thông tin gì về họ cả. Bà Thanh không trở lại làng lần nào kể từ ngày đó.

    * * *

    Bà Thanh nằm lúc tỉnh lúc mê. Tay phải luôn nắm chặt cuốn kinh dày bằng cuốn sổ tay nhỏ.

    Trong phòng máy lạnh chạy rì rì êm dịu, yên ắng.

    "Thùy, con gọi thầy Tân cho mẹ." Bà thều thào trong hơi thở khó nhọc. "Đến gấp nhé."

    Khi thầy Tân đến, bà Thanh nhìn anh, nước mắt chảy thành dòng ướt đẫm hai má. Bà nhìn anh, đằm thắm yêu thương, như người mẹ lúc lâm chung. Bà đưa cuốn kinh bằng cuốn sổ tay nhỏ mà bà luôn nắm chặt cho anh. Bà lấy tay Thùy đặt trong tay anh gửi gắm như hôm ở bệnh viện cách đây gần ba tháng. Bà mấp máy môi trong nổ lực muốn nói điều gì đó nhưng không nói được..

    Mắt bà từ từ nhắm lại, hơi thở, mạch đập yếu dần, yếu dần..

    Anh gật đầu, nắm chặt tay Thùy và tay bà trong hai tay mình..

    (Hết)
     
    Chỉnh sửa cuối: 6 Tháng ba 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...