Xóm Đê Ngày Ấy - Phan Thị Thanh Nhàn

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi sadaka, 7 Tháng hai 2021.

  1. sadaka

    Bài viết:
    11
    Tên: Xóm đê ngày ấy

    Tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn

    Thể loại: Đời thường

    Trích Xóm đê ngày ấy:

    ".. Côi chưa bao giờ đứng cao đến thế. Chưa bao giờ cô bé được ôm gọn cả một vùng sông nước ngoại ô. Thành phố trải dài dọc triền đê, những hàng cây cũng xao động như mặt nước sông Hồng, mái phố nhấp nhô như sóng. Những điều làm Côi vừa sững sờ kinh ngạc vừa cảm động thấy thành phố trở nên gần gũi, thân thiết, là những lá cờ.. Dọc theo con đường ấy xuống tận cầu Long Biên, rồi xa, xa nữa, vượt lên những mái phố và những hàng cây vòng quanh Hồ Tây, cả một rừng cờ đã vút lên.."
     
    THG Nguyenconheochemgio thích bài này.
    Last edited by a moderator: 18 Tháng hai 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. sadaka

    Bài viết:
    11
    Chương I

    BÀI VÈ ĐÁNG GHÉT


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cái Côi mới về miếu Hai Cô này chưa được một tuần, nó cũng chưa hề ló mặt đi đâu. Ấy thế mà sáng nay, lúc một mình ngồi trong hậu cung dán những thoi vàng giấy, nó đã nghe bọn con trai đi kiếm râu dại ở bãi tha ma quanh miếu hát toáng lên, cố ý cho nó nghe qua cái ô cửa nhỏ:

    Côi là Côi ơi

    Mày thời nhút nhát

    Chẳng cười chẳng hát

    Tao thương mày ghê

    Bố mày rượu chè

    Mẹ mày đồng bóng..

    Côi vẫn thường tì trán để cho ô cửa nhỏ ấy ôm gọn cả khuôn mặt của mình, lắng nghe tiếng ríu rít của bầy chim trên những vòm cây trong vuờn, nên bây giờ tiếng hát của bọn con trai lúc xa lúc gần đều đập chan chát vào trái tim cô đơn và nhảy cảm của nó. Côi ngồi thu mình cho nhỏ nữa, như không muốn ai nhìn thấy. Nó ôm mặt khóc.

    Làm sao mà bọn trẻ con ở cái xóm đê xa lạ này lại biết về nó rõ ràng và nhanh đến thế? Tuần lễ trước, nó còn ở mãi mạn chùa Hương. Mọi năm, suốt từ rằm tháng giêng cho đến hết hội, ngôi đền nhỏ của mẹ nó lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Mùi nước hoa, phấn sáp trộn với mùi mồ hôi của các cô đến xin thẻ, lên đồng, lễ bái làm cho nó muốn ngạt thở. Mỗi mùa hội như vậy, mẹ nó kiếm không biết bao nhiêu tiền mà kể. Chả vậy mà bố nó chỉ rượu chè cờ bạc, quanh năm chẳng phải làm gì. Những năm nay, giữa ngày hội cũng chỉ thưa thớt người đến với ngôi đền. Chẳng còn đâu những mâm xôi gấc trong đầy. Chẳng còn những con gà vàng ngậy, mỏ ngậm một bông hồng nằm nguyên trên đĩa. Cả những phẩm oản đủ màu, những nải chuối ngự vàng xuộm cũng thưa đi. Mẹ nó bảo người ta còn lo chạy. Nghe nói Việt Minh đánh to lắm, sắp chiếm cả các nơi. Mà Việt Minh là cấm chuyện lễ bái, cấm cả thờ cúng tổ tiên. Phen này may ra chỉ chạy về Hà Nội là còn có người lễ bái. Đâu chứ Hà Nội thì Việt Minh khó mà chiếm được! - Mẹ nó và mấy bà bạn xì xào như vậy.

    Thế là cả nhà nó khăn gói về đây, đúng lúc bà cô họ xa của mẹ nó vẫn hương khói ở miếu Hai Cô này già yếu quá, muốn về tĩnh dưỡng.

    Miếu Hai Cô nằm chơ vơ bên con đường chạy từ ô Yên Phụ lên dóc Nghi Tàm, hai bên đường là bãi tha ma với những cây táo dại lúp xúp. Xa hơn, phía trước miếu là Hồ Tây mà Côi chỉ mới nhìn thấp thoáng qua những vòm táo bên vệ đường. Và phía sau miếu là con đê nâu chạy dọc sông Hồng, ngăn không cho nó nhìn thấy bãi dâu xanh và xóm chài dưới ấy. Ngôi miếu hoang vắng với cây đa cổ thụ, các hang hốc trên thân cây đặt đầy những ông bình vôi và những bát nhang làm cho Côi sợ ngay từ hôm đầu. Người ta vẫn gọi cả khu này là "vườn táo", nơi đổ rác và chôn cất người chết của cả xóm ngoại ô này, nơi trẻ con vẫn đến kiếm rau dền gai, rau sam, rau má về ăn và cho lợn, kiếm rau dền gai, rau sam, rau má về ăn và cho lợn, kiếm quả dại trên các cây ổi còng, cây roi, cây mận mọc hoang lác đác giữa những lùm táo rậm.

    Bọn con trai vừa hái rau dại vừa tìm ổi cuối mùa đã đi xa ô cửa và đồng thanh hát những câu vô tội khác. Nhưng Côi vẫn cứ thấy vang lên bên tai nó những câu hát vừa như châm chọc vừa như xót thương:


    ...Côi là Côi ơi

    Mày thời nhút nhát

    ...Bố mày rượu chè...


    Nó úp mặt xuống gối, thổn thức.

    Đã 12 tuổi rồi, nhưng Côi chưa bao giờ có bạn. Người ở mạn chùa Hương vẫn xì xầm rằng nó không phải là con đẻ của ông bà đồng Toàn. Trong dịp hội, một người nào đó đã bỏ nó còn đỏ hỏn trước cửa đền rồi đi mất. Ông bà đồng không có con, nhặt nó về nuôi.. Nó chẳng bao giờ dám nghĩ xa hơn những lời xì xầm ấy, cũng chẳng bao giờ dán hỏi bố mẹ một câu. Nó sống đầy đủ với những lễ vật ngon lành và số tiền mẹ nó thu được của những người đến cúng bái. Nhưng nó chưa khi nào thấy vui. Bố nó, mà người ta vẫn gọi theo vợ là "ông đồng", khi nào không say rượu thì cũng bảo ban nó ngọt ngào. Nhưng lại chẳng mấy lúc ông tỉnh táo. Chai rượu và những giấc ngủ mệt đã cướp hết ngày tháng của ông. Mẹ nó thì còn mải mê với khăn chầu áo ngự, với những buổi lên đồng, những hội hè ở chùa này đền khác, cũng ít khi ngó ngàng tới nó.

    Ôi chao, nếu cái bọn trẻ con xóm đê này lại biết cả chuyện nó là con nuôi nữa, thì không biết chúng còn đặt vè tai ác đến đâu! Côi tủi thân, khóc tấm tức mãi. Nó chả có ai để tâm tình. Mẹ nó đi lễ ở đền Quan Thánh từ sớm tinh mơ. Bố nó uống rượu đêm qua, giờ còn đang ngủ. Mà giá có hai người ấy ở bên, hẳn nó cũng chẳng khi nào nói chuyện gì. Nó đã quen một mình sống âm thầm giữa những pho tượng câm lặng và những hình nhân bằng giấy chỉ gợi sự sợ hải huyền bí chứ chẳng thể muốn gần.

    - Côi, Côi ời!

    Bố nó đã tỉnh, lè nhè gọi từ nhà trên. Côi lấy mu bàn tay gạt nước mắt, chạy lên. Nhưng ông đồng Toàn đã lại nhắm mắt, chỉ lấy tay ra hiệu. Quen lệ, Côi mang đến một cốc nước ấm. Bố nó nhấp xong lại đặt mình xuống chiếu. Côi lấy chậu nước và khăn bông, nhẹ nhàng lâu sạch rớt dãi chảy ướt cả bộ râu và khoang áo ngực của bố của bố rồi khép của quay ra. Phải đến bữa cơm, ông cụ mới lại trở mình.

    CÒN TIẾP
     
    THG Nguyen thích bài này.
    Last edited by a moderator: 18 Tháng hai 2021
  4. sadaka

    Bài viết:
    11
    Chương II: NGƯỜI BẠN MỚI

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Côi nắm một nắm đậu xanh, ngồi xổm xuống sân rồi xòe bàn tay trái thả một ít mảnh đậu vào đấy. Lập tức, một con chim bồ câu có bộ lông màu nâu sáng với cái ức điểm một khoang trắng như chiếc khăn quàng, sà xuống. Con chim từ nãy vẫn vừa canh cho con mái ấp vừa cần cù kiếm mồi tha về tổ, bây giờ nũng nịu gù lên những tiếng thật trầm, cọ cả đôi cánh vào vạt áo của Côi, thoăn thoắt mổ những mảnh đậu trong lòng tay cô chủ nhỏ.

    Côi thả hết nắm đậu xanh vào tay trái; tay phải nó vuốt nhẹ lên cái đầu tròn trĩnh và bộ lông mượt của bồ câu, thầm thì: "Mày ăn đi, ăn đi rồi tí nữa ấp thay cho vợ mày". Đôi chim Côi mang từ chùa Hương về vừa đẻ được hai trứng, đang thay nhau ấp. Đó là tất cả sự chăm chút và niềm vui của cô bé nhút nhát cô đơn.

    Bỗng Côi giật mình nghe ai đó gọi trống không:

    - Cho xin hớp nước với!

    Một cía đầu tóc cháy nắng nghển lên ngoài hàng rào duối. Côi mở cửa miếu, thấy một đứa con gái đen nhẻm và chắc nịch, cao hơn nó đến một cái đầu, lại đội cái thúng to tướng. Cọn bé nhìn Côi nhoẻn cười, thoắt một cái đã hạ cái thúng xuống đất, lấy tay áo gạt ngang mặt, lau mồ hôi. Cái thúng lỉnh kỉnh rặt những vỏ đồ hộp, chai vỡ, giày dép hỏng làm Côi ngạc nhiên. Nhưng cô bé lạ mặt đã vồn vã nhìn vào tận mặt Côi và hỏi sỗ sàng như hai đứa thân nhau đã lâu:

    - Mày làm sao thế? Khóc sưng cả mắt lên rồi!

    Côi ngượng, quay mặt đi. Nhưng lòng nó bỗng ấm lạ lùng. Xưa nay, nó ít được ai hỏi han, săn sóc.

    Côi mở rộng cánh cửa, nói khẽ:

    - Ấy vào mà uống nước.

    Cô bé nhanh nhẹn cắp thúng vào theo. Côi vào nhà mang được cốc nước ra thì thấy cô ta đã đứng bên bể nước, ngửa cổ, mắt lim dim, chiếc gáo dừa kề sát môi, uống một hơi dài. Nước mát lạnh chảy tràn cả xuống chiếc cằm nhọn rám nắng, cô bé không lau mà còn khum hai bàn tay nhờ Côi giội nước vào, vả lên khắp mặt.

    Lúc cô bé ngẩng lên, lông mi đẫm nước, chưa mở được mắt đã cười, thì Côi vui lây. Nó tròn miệng nghe cô bạn mới nói:

    - Mày tên là Côi phải không? Tao biết nhá. Còn tao là Gái, tên chán nhỉ. Con gái mà lại.

    Một lúc sau, hai đứa đã ở ngoài vườn. Cây roi đang mùa. Vạt cỏ dưới gốc lác đác quả rụng từ đêm. Gái định nhặt, nhưng Côi đã mang ra một chiếc sào dài, trên ngọn buộc chặt một chiếc rọ tre hình bầu dục. Gái tranh lấy cái sào, rướn gót, vươn tới những chùm quả hồng hào chín mọng lẫn trong vòm lá rậm. Ngọn sào động tới đâu, roi chín lại rơi vào rọ, có quả rụng lộp bộp trên cỏ. Bầy chim chào mào và chim sẻ từ nãy vẫn nấp trên nhưng cành cao nghe động bay ra kêu chiu chít.

    Thấy Côi cúi nhặt một quả rụng và lau vào vạt áo, Gái kêu lên:

    - Ấy, đừng ăn vội. Phải nói thế này đã cơ: "Quả chín rồi, tao hái được, chim ăn trước, ta ăn sau, cái ốm cái đau mày chịu cả". Thế, nói đi.

    Côi chưa khi nào vui thế, mặt nó tươi như quả roi vừa hái, miệng cứ mủm mỉm. Nó ăn rất ít và nói cũng rất ít, chỉ ngồi nhìn cô bạn mới vừa ăn ngon lành vừa ríu rít chuyện trò.

    - Tao nghe thấy bọn nó hát rồi. Úi cha, ai ở xóm mình cũng có vè hết. Việc quái gì phải khóc, nhiều bài còn ác hơn ấy chứ. Buồn cười nhất là bài vè thằng Quăn. Nó chả là Tây lai mà. Hôm mới nghe, nó đã xông vòa đánh tụi đang hát đấy!

    Rồi Gái đứng lên, e hèm lấy giọng và đọc:

    Nghe vẻ vè ve

    Cái vè quăn tít

    Mặt mày đen kịt

    Tóc mày loăn xoăn

    Mày là Tây ăn

    Ăn rau muống luộc

    Ai mà biết được

    Bố mày ở đâu

    Mày cút cho mau

    Về Tây mà ở..
    Cái Côi lấy tay che mặt, mắt đã cay cay. Dường như những lời độc ác ấy đang nhằm vào khuôn mặt nó mà đánh xuống. Nhưng Gái không để ý điều đó, vẫn cười:

    - Lúc nó mới đến, chúng tao ghét ghê lắm, nhưng bây giờ tao chơi với nó rồi, cả bọn kia cũng chơi.

    Rồi Gái ghé vào tay Côi, thầm thì:

    - Nó là con chú Ròn quét chợ đấy. Vợ chú ấy bị Tây bắt, về đẻ nó xong rồi ốm yếu, buồn bực, chết mất. Ai cũng bảo đem cho nó đi, nhưng chú Ròn gửi nó về quê, nhờ bà ngoại nó nuôi. Chú ấy bảo: "Trẻ con có tội tình gì mà ghét bỏ". Chú ấy mới đón nó lên đây được vài năm. Nó chịu khó lắm, buổi sáng sớm đi đưa báo rồi đi bán bánh tây, buổi chiều với buổi tối thì bán kem. Chả là chú Ròn có con lớn, nhưng anh ấy không ở nhà, chú lại ốm yếu..

    - Thế anh lớn đi đâu? - Côi hỏi.

    Gái tròn mắt, vẻ quan trọng và bí mật:

    - Ở ngoài kháng chiến nhá. Nghe nói anh ấy là chỉ huy nữa cơ.

    Rồi gái đột ngột hỏi:

    - Mày có biết chữ không? Thằng Quăn được chú Ròn với anh nó dạy, học võ vẽ rồi. Nhiều cái hay lắm nhớ. Việt Minh sắp về rồi đấy.

    - Gái thầm thì, đôi mắt đen lanh lợi sáng lên.

    Côi sợ hãi thu mình, im lặng. Nó đã nghe nói đến kháng chiến, Việt Minh, nhưng chỉ toàn là những điều đáng sợ. Nó hình dung qua câu chuyện của bố mẹ và các ông cung văn, các bà đồng khác, thì Việt Minh là bọn người không có nhà cửa gia đình, không thờ cúng ông bà cha mẹ, chuyên cướp của giết người. Thế mà gái lại nói về anh thằng Quăn nào đó, về Việt Minh với giọng âu yếm tự hào..

    Nghĩ vậy nhưng Côi vẫn ngồi im. Nó quen giấu kín mọi suy nghĩ, mọi vui buồn. Gái là đứa bạn đầu tiên nó chuyện trò, nhưng thực ra nó cũng chỉ nghe thôi. Con bé tội nghiệp sống trong một gia đình sung túc nhưng thiếu tình thương yêu và thiếu cả những lời chỉ bảo đúng đắn nên hoàn toàn xa lạ với những hiểu biết của đưa bạn mới quen. Côi cũng không biết rằng nó về miếu Hai Cô đúng vào dịp hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam vừa được ký kết. Hà Nội, thành phố từ nay gắn bó với nó, đang trải qua những ngày sôi động chuẩn bị cho cuộc đổi đời lớn lao của cả dân tộc. Nó không biết rằng bây giờ đâu đâu người dân Hà Nội cũng nói đến Bác Hồ, đến hòa bình với lòng tin yêu và niềm mong chờ khắc khoải. Nhưng giặc Pháp trong con giãy chết đang cố tạo một không khí hỗn loạn, lo âu, cố gây hoang mang mà tìm mọi cách dụ dỗ người dân Hà Nội bỏ thành phố theo chúng vào Nam.

    Gái không để ý đến vẻ tư lự của Côi, nó nhìn bóng cây roi đã thu tròn dần, đứng lên:

    - Thôi tớ về đây, nắng to rồi.

    Côi vừa nhấc cái thúng lỉnh kỉnh lên đầu giúp bạn, vừa hỏi:

    - Gái nhặt những thứ vớ vẩn này về làm gì?

    - Vớ vẩn à? - Gái giảu môi cãi. - Cả nhà tớ trông vào đây đấy. Mẹ tớ còn lấy cả lông gà giẻ rách nữa kia. Cái gì người ta vứt đi, nhà tớ nhặt hết. Bọn em tớ cũng thế, cứ kiếm đầy thúng mới được về ăn cơm. Hôm nay tớ gặp may, qua chỗ nhà "Đăng-xinh" đúng lúc họ đổ rác, kiếm được ối vỏ hộp sữa. Thôi, về nhá!

    Gái tong tả bước đi rồi lại ngoái nhìn Côi, toét ra cười:

    - Hôm nào mẹ ấy lên đồng, đánh chết tớ cũng nhót đến xem.

    CÒN TIẾP.
     
    THG Nguyensans22 thích bài này.
    Last edited by a moderator: 28 Tháng mười một 2021
  5. sadaka

    Bài viết:
    11
    CHƯƠNG III: Tai bay vạ gió

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bà đồng Toàn đã có đủ thời gian làm quen với các đền chùa quanh vùng, nên buổi chiều đầu tiên bà "hầu bóng thánh" ở miếu Hai Cô, các con công đệ tử kéo đến ngồi chật cả gian điện lớn. Lại mùi nước hoa phấn sáp trộn lẫn mùi mồ hôi làm Côi buồn nôn. Nhưng nó vẫn phải đi ra đi vào chuyên nước và trầu cau cho các bà các cô. Gái cũng nhanh nhẹn giúp bạn pha trà ở chỗ mấy ông cung văn. Bà đồng Toàn vừa chuẩn bị "lên giá", vừa không quên liếc mắt theo dỗi từng cử chỉ của con bé lạ mặt. Bà gọi Côi, nói nhỏ để không ai nghe thấy, nhưng giọng vẫn rít lên:

    - Mày đưa con ranh nào vào đây thế hả? Coi chừng nó mà tắt mắt cái gì thì mày chết đòn, nghe chưa?

    Mẹ cái Côi nói khẽ, nhưng một người ngồi bên vẫn nghe tiếng, bà ta phụ họa:

    - Đúng đấy, cháu phải để ý chứ trẻ con cái đất Hà Nội này là gian lắm!

    Côi thấy cổ họng nghẹn lại, nó tức thay cho bạn nhưng không giám nói gì. Tự nhiên nó thấy ghét người đàn bà kia quá! Bà ta trạc ngoài ba mươi, có đôi mắt lá răm sắt và nhanh, tóc vấn trần, răng trắng, cổ tay đeo đồng hồ, rõ ra vẻ sang trọng khác hẳn lối vấn khăn, răng đen của các bà khác. Trông bà ta gọn gàng, nhanh nhẹn và có lẽ là người trẻ đẹp nhất trong số các bà ngồi quanh mẹ nó. Vậy mà Côi cứ cảm thấy ghê ghê thế nào ấy mỗi khi đến gần bà ta. Rồi không hiểu do cái gì xui khiến, nó không muốn mà cứ phải đưa mắt nhìn bà ta luôn, và càng nghe những câu nói của bà này với mẹ nó, nó càng thấy ghét. Mụ ta vuốt ve tà áo nhiễu đỏ của bà đồng Toàn, Xuýt xoa:

    - Bà chị may bộ này khéo quá. Gớm trông hàng khuy đã đẹp chưa, mà có lẽ khuy bằng vàng thật hay sao thế này?

    Mắt bà đồng Toàn sáng lên, tự đắc:

    - Thì bà chị tính, bao nhiêu tiền của, tôi dồn cả vào hòm khăn chầu áo ngự mà lại! Bà chị xem này, cả vòng vàng, hoa hột, xuyến, nhẫn đeo khi hầu Thánh đều là của thật. Tôi có ở Hà Nội đâu mà biết dùng hàng mỹ ký (hàng vàng giả) như người ta..

    Mẹ cái Côi cười giòn tan, cho là mình pha trò có duyên. Các bà khác đều lè lưỡi lắc đầu trước bộ lễ mặc khi lên đồng của mẹ nó. Mụ đàn bà kia trầm trồ:

    - Cả đời em chưa thấy ai sang như bà chị, quý hóa thật. Mặc vào, trông bà chị trẻ hẳn ra.

    Rồi mụ cười thân thiện:

    - Bà chị cứ coi em là bậc đàn em thôi, em còn ít tuổi, mà lại cùng con cháu các ngài cả, ta coi nhau như người trong nhà cho nó thân, phải không các bà?

    Lời mụ nói ngọt xớt. Chẳng mấy chỗ mẹ cái Côi đã chị chị em em và có vẻ quý mụ ta nhất so với các bà khác ngồi cùng "hầu Thánh'.

    Chờ mẹ cái Côi trang điểm và mặc xong bộ khăn áo lòe loẹt, các ông cung văn bèn cùng một lúc dạo đàn. Một ông cất tiếng chua như giấm, nỉ non:

    Cô Thượng Ngàn xe giá xuống trần

    Cô xinh cô đẹp cô trong giá trắng ngần..

    Trên chiếc chiếu hoa trải dưới chân điện thờ, bà đồng Toàn chân đi giày vải thêu hoa, tay cầm quạt lụa, nhún nhảy hết sang phải rồi sang trái, ra bộ đang chèo đò. Các bà ngồi hầu xuýt xoa, rõ nhất là tiếng con mụ trẻ đẹp:

    - Tấu lạy cô, cô phù hộ cho lành đến nạn đi, cho ăn nên làm ra, cho cả nhà mát mẻ..

    " Cô Thượng Ngàn "liếc nhìn người đàn bà ây, mủm mỉm cười ra ý hài lòng.

    Múa may chèo đò xong, mẹ cái Côi bèn xòe rộng chiếc quạt che mặt và hơi ngả đầu, ra bộ còn miên man chưa thoát hẳn cõi tiên. Mụ kia liền rón rén kính cẩn hai tay nâng chén nước kề vào tận miệng bà, nói như hát:

    - Gớm, bà chị đây nhập đồng khéo quá, cứ như cô Thượng Ngàn mười tám đôi mươi ấy thôi. Cái tay múa sao mà dẻo, cái miệng cười sao mà duyên..

    Bà đồng Toàn vẫn ngồi xếp bằng tròn, khẽ đảo thân người phía trên như còn nửa mê nửa tỉnh, nhưng mắt vẫn liếc qua khe quạt, rất vừa ý với bộ mặt thành kính và những lời nịnh nọt của mụ đàn bà trẻ tuổi. Bất thình lình bà đồng Toàn lắc đầu mạnh, hú lên một tiếng lảnh lót rồi ngã ngửa ra, làm như đến lúc này" cô Thượng Ngàng "mới thực thoát khỏi cái xác trần tục của bà!

    Con mụ mắt lá răm chỉ chờ có thế, nhanh nhảu giơ cả hai tay đỡ lấy tấm thân phốp pháp của bà đồng, thán phục kêu lên:

    - Tôi chưa thấy ai nhập đồng và thoát xác khéo như cô Thượng Ngàn đây. Lạy cô giáng trần làm phúc, cô chọn mặt gửi vàng..

    Các bà khác cũng cúm vào quạt lấy quạt để cho mẹ cái Côi, vì sau chừng một giờ múa may nhảy nhót trong mớ khăn áo lùng bùng, mồ hôi đã chảy ròng trên mặt và ướt đẫm cả lưng áo bà đồng. Thế mà như không hề mệt nhọc, vừa mở mắt, bà đã tươi tỉnh:

    - Có bà chị nào muốn hầu cô một giá nữa không?

    Rồi bà trìu mến nhìn con mụ trẻ đẹp:

    - Chị nói thật nhá, em mà hầu bóng cô thì hợp lắm đấy!

    Bộ mặt tươi cười của bà ta xịu ngay xuống. Mụ thở dài:

    - Chả nói giấu gì chị, em trốn nhà em lên đây một buổi, trước là hầu Thánh, sau là được làm quen với chị, chả dám mang khăn chầu áo ngự theo. Nhà em nó ác lắm kia, nó mà biết em ở đây thì thật chết. Với lại, em hầu cô chả được khéo như chị đâu. Chị nhiều tuổi hơn em mà sao còn dẻo dai tươi tắn thế..

    Bà đồng Toàn nở nang mày mặt, đâm ra dễ tính. Bà cởi áo ân cần đưa vào tận tay mụ ta:

    - Thì đây, cô em dùng tạm khăn áo của chị xem sao, toàn hàng chị gửi mua mãi tận bên Tàu kia đấy!

    Mụ đàn bà ngần ngừ:

    - Quý hóa quá! Nhưng mà sắp tối rồi còn gì, chị để cho em đến khi khác.

    Các bà ngồi hầu đồng thấy mụ từ chối thì mỗi người một câu khuyên mụ nên" hầu cô "ngay, kẻo phụ lòng bà đồng chủ điện; trời tối càng đỡ nồng nực," cô "càng mát mẻ nhẹ nhàng..

    Những cây nến và ngọn đèn bão được thắp lên, dù mặt trời chưa lặn, làm gian điện thờ sáng choang. Mụ đàn bà tháo chiếc đồng hồ mạ vàng đeo ở cổ tay đưa cho mẹ cái Côi:

    - Vâng, thôi thì em cũng liều lĩnh ý các bà chị." Cô "hay làm dáng thật, nhưng đeo đồng hồ sợ" cô "quở, chị cho em gửi tạm một lúc.

    Bà đồng Toàn đỡ lấy chiếc đồng hồ với vẻ cảm kích. Và như để đáp lại sự thân mật mỗi lúc một tăng giữa hai người, bà tháo chiếc vòng vàng trao lại:

    - Thế thì em đeo tạm cái vòng cho đẹp, chứ ai lại hầu cô mà cổ tay nhẵn nhịu thế kia!

    Cái Côi thấy mẹ nó hôm nay lạ quá. Xuă nay đừng có ai hòng đụng đến hòm khăn áo và những vòng xuyến hoa hột của bà. Nó càng tháy vừa ghét vừa sờ sợ con mụ có đôi mắt sắc và cái miệng mỏng dính đã làm mẹ nó thay đổi đến thế.

    Cũng như Côi, Gái cứ chăm chú nhìn mụ ấy, hình như ngờ ngợ điều gì. Nó chạy ra ngoài, chỗ bọn trẻ con đang bám chặt song cửa sổ, đứa nào cũng cố nghển đầu thật cao để xem cho rõ. Gái nhìn ngay thấy Quăn, thằng bé lai đen cao ngỏng gầy gò. Gái kéo Quăn ra xa, thì thầm gì đó rồi lại vào trong điện. Chỉ có nó vì quen Côi nên mới được vào đây, còn bọn trẻ khác thì đã có ông đồng Toàn lăm lăm cái phất trần ngồi chắn ngay bậc cửa, không cho loó đầu ào.

    Mù đàn bà trẻ đã xúng xính trong chiếc áo đỏ có bộ khuy bằng vàng, cổ tay sáng lấp lánh chiếc vòng to tướng của mẹ cái Côi. Mụ ta uốn éo múa may trên chiếu. Ông cung văn tốt giọng laạioéo von:

    Cô Thượng Ngàn lên ngược về xuôi

    Cô bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng..

    Cuộc hương đồng đang như mê đi trong hương khói, trong ánh nến bập bùng linh hoạt, trong tiếng đàn hát nỉ non bỗng nhốn nháo vì sự xuất hiện của một người đàn ông dữ tợn. Ông ta từ đâu xông thẳng vào điện, tay cầm cái roi dài cứ nhắm thẳng vào" cô Thượng Ngàn "đang chèo đò mà phang chí tử:

    - A, mày đây rồi! Ông đã cấm cơ mà, cho mày nhảy nhót này! Đồng cô bóng cậu này!

    " Cô Thượng Ngàn "rú lên, ôm mặt chạy thục mạng ra lối cổng sau. Cái roi trong tay người đàn ông quật theo không trúng" cô "mà lại trúng vào chiếc dền bão treo lơ lững trước điện. Choang. Đèn tắt. Mảnh thủy tinh rơi loảng xoảng. Các bà các cô cuống cuồng bỏ chạy mỗi người một nơi. Ông cung văn đang hát không hiểu chuyện gì, sợ hãi nhảy tót vào gầm điện thờ. Bọn trẻ con ở ngoài qua phút đầu bất ngờ đã hiểu ra chuyện cô đồng bị đánh, khoái chí la hét ẫm ĩ. Ông đồng Toàn bực mình vác gậy ra đuổi. Nhốn nháo. Loạn xạ. Ầm ĩ mất một lúc.

    Đến khi người đàn ông hung hãn đã lên xe đạp đi thẳng, mẹ cái Côi mới hốt hoảng kêu lên:

    - Cái cô gì đang hầu bóng đâu rồi? Khăn áo, vòng xuyến của tôi! Giời ơi là giời!

    Lúc ấy mọi người mới nháo lên. Mới đầu cái Côi ngỡ bà ta bị chồng đánh đã chui vào trốn ở xó nào ngoài vườn. Nhưng ông cung văn ra vẻ thạo đời, chép miệng:

    - Hẳn vợ chồng mụ đóng kịch thế để lừa ta rồi. Tôi là tôi nghi con mụ ngay từ đầu kia!

    Mẹ cái Côi nghe vậy càng tiếc của, hết rên rỉ lại quát chồng quát con ầm ầm. Ông đồng Toàn luống cuống như cháy râu, cứ đi ra đi vào soi đền vào từng hốc cây, vạch từng bụi cỏ, nhưng nào thấy ai! Bà đồng T

    Oàn tóm được Côi, bao nhiêgu iận dữ trút cả vào những nắm đấm, những cái tát tai:

    - Cái con ranh lúc nãy đâu rồi, hả? Mày đưa nó vào đây làm gì? Hẳn nó cũng dính vào chuyện này chứ chẳng không. Muốn sống lôi nó về đây ngay, không thì chết với tao!

    Côi choáng váng vì chuyện xảy ra quá đột ngột khiến nó chưa kịp hiểu, lại bị cơn giận điên người của bà đồng Toàn trút vào đầu, mếu máo chạy ra cửa. Bóng đêm đã phủ xuống dày đặc. Cô bạn mới của nó, cả lũ trẻ con và các bà các cô hầu đồng cùng mấy ông cung văn đều đã biến mất trước tai hoa bất ngờ của gia đình nó. Côi thấy giận Gái quá. Lẽ ra Gái phải ở lại cùng tìm con mụ kia, thế mà Gái về mất! Giận thì giận, Côi không bao giờ nghĩ về Gái như mẹ nó. Nó chỉ tiếc không có bạn ở đây, để nó đỡ sợ, đỡ cô đơn. Tuy mới quen Gái nhưng Côi đã yêu mến người bạn nhỏ hồn nhiên, tháo vát và vui tươi ấy. Dường như mọi tính tình của Gái lại ngược với Côi, thế mà Côi vẫn nhình tấy ở bạn tất cả những gì nó vẫn thiếu thốn. Chưa hiểu câu chuyện đã xảy ra có phải thực là moột ụ lừa đảo không, nhưng Côi tin chắc Gái không bao giờ dính dáng gì vào đấy. Bằng những linh cảm kỳ lạ của tuổi thơ, nó đã tin yêu Gái và không dễ dàng để mất tình cảm ấy, dù người xúc xiểm và nghĩ xấu về gái lại chính là mẹ nó.

    Biết tìm Gái ở đâu bây giờ? Côi lo lắng nhìn con đường tối om phía trước. Con đường vắng tanh. Mới chập tối nhưng giữa cảnh Hà Nội nhốn nháo vì nạn trộm cướp, tống tiền, chả ai dại gì còn đi qua con đường chạy dài giữa bãi tha ma ngoại ô này. Côi sợ, không dám bước đi. Nhưng quay vào trong miếu, nghĩ đến bộ mặt giận dữ của mệ, nó cũng sợ khổng kém. Con bé tội nghiệp đành đi lên vài bước. Lập tức, những cây táo dại chìa cánh tay khẳng khiu ra tận mặt đường, chạm cành lá đầy gai góc vào người, khiến nó hoảng hốt tưởng như có ai nấp trong bụi rậm, muốn kéo tuột nó xuống dưới những ngôi mộ nhấp nhô.

    Trống ngực Côi đập thình thình. Nó nghĩ đến chiếc chõng tre trong gian hậu cung với ngọn đền dầu và những quyển sách dày cộm ông đồng Toàn kiếm ở đâu về mà nó vẫn tha hồ đọc mỗi tối. Côi lượng lự chỉ muốn quay về, chui tọt vào đấy và tắt đèn, thế là bố mẹ nó sẽ không ai hỏi đến nữa.

    Đúng lúc ấy, một chiếc ô tô chạy ngược lại, chiếu ánh sáng dọc con đường vắng. Côi giật mình nhìn rõ một bóng đen vừa trườn lên khỏi bụi rậm bến lề đường. Cái bóng khó nhọc đứng lên, khập khiễng đi về phía Côi. Chiếc ô tô đã vụt qua cùng với ánh đèn pha chói lào, nhưng cũng đủ để Côi kinh ngạce êu leenn:" Gái"Nó vừa kịp nhận ra mái tỏ đỏ bẻm và chiếc quần đen bạc phếch dưới ánh đèn, chiếc quần bao giờ cũng chỉ dài quá gối. Côi chạy bổ về phái bạn.

    CÒN TIẾP.
     
    THG Nguyensans22 thích bài này.
    Last edited by a moderator: 28 Tháng mười một 2021
  6. sadaka

    Bài viết:
    11
    CHƯƠNG IV: CHUYỆN XẢY RA TRONG BÓNG TỐI

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đúng là Gái thật. Nó lấm bê bết, vạch áo rách toạc và bị sai khớp xương chân trái. Côi ôm bạn, khóc thành tiếng. Hình như bao nhiêu lỗi lo sợ của nó từ nãy đến giờ cộng với nỗi đau của bạn và nỗi mừng gặp nhau cùng một lúc dâng thành nước mắt. Nhưng Gái vẫn cười:

    - Giá một mình con mụ ấy thì chẳng làm gì được tớ. Nhưng sau cả thằng chồng nữa, thành ra tớ phải chạy. May mà lúc chiều đi bới rác, tớ biết chỗ đó có cái huyệt mới đào, chứ không thì..

    Côi quên cả nhưng cây táo dại, bóng đêm và bãi tha ma. Nó ngồi xuống bên Gái, nhè nhẹ xoa nắn những chỗ đau rồi phủi bụi đất trên tóc và quần áo bạn. Gái đau và mệt, nhưng vẫn vừa thở vừa thuật lại mọi chuyện.

    Thì ra Gái đã ngờ ngợ ra mụ đàn bà mắt lá răm vào lúc mẹ cái Côi cởi áo dài đưa cho mụ. Mụ là tay chuyên lừa đảo, đã nhẵn mặt ở phía bãi rác chạy dọc từ hồ Ha-le xuống nhà thương Bạch Mai. Mới đầu, Gái chỉ nghe nói. Nhưng tuần trước, chính nó đã gặp mụ lảng vảng ở bãi rác trước cửa đền Quang Thánh. Hẳn là mụ đã bị người ở phía nam thành phố biết mặt nên mới chuyển lên mạn bắc này. Gái bới rác gần đấy, thấy chuyến tàu điện nào mụ cũng ngong ngóng như chờ ai, nhưng nó không để ý. Lúc ấy nó tưởng mụ ra bến tù điện đón người nhà. Mãi mới có một cô ở trên chuyến tàu điện Bưởi xuống, rẽ vào đường Cổ Ngư, có lẽ đi cúng bái gì ở chùa Trấn Quốc hay đền Quan Thánh, vì tay có cầm một thẻ hương. Cô này trạc ngoài hai mươi, trông ngơ ngác đúng ra bộ mới ở quê ra tỉnh, nhưng lại đeo dây chuyền có hình quả tim vàng chóe lủng lẳng trước ngực, rồi hoa tai vào nhẫn mặt ngọc nữa. Con mụ không đợi cô ta đến gần, bất ngờ nhảy xô tới, túm ngực áo rồi cứ vừa đấm đá vừa chửi rủa kêu khóc:

    - Tao rình mãi mới bắt được mày. Ối các ông các bà ơi nó cướp chồng tôi, nó bòn rút của cãi nhà tôi!

    Nhưng cô gái quê khỏe mạnh qua phút bất ngờ đã trấn tình lại và nổi giận, mặt đỏ bừng. Cô xông vào, cũng đấm đá mụ kịch liệt. Hai người nắm tóc, xé áo nhau ngay trước cửa đền. Gái và những người đứng xem đều tưởng đó là một vụ đánh ghen nên chẳng ai muốn can thiệp. Khi chiếc tàu điện trở lại, con mụ đột ngột bỏ cuộc, nhảy phắt lên tàu và quay lại đe:

    - Lần này hãy thế đã. Giờ hồn đấy con ạ!

    Tàu đã chạy xa. Cô gái vừa sửa lại quần áo đầu tóc vừa phân bua với mọi người:

    - Nó láo thế chứ tôi ở mãi Cổ Nhuế vào, tối biết chồng nó là ai!

    Tuy thế, cũng chẳng người nào tin cô. Chỉ đến khi cô ta thấy mất cả dây chuyền lẫn hoa tai và ngỡ là bị rơi trong khi đám đá nhau, hốt hoảng bới đất tìm, nhưng trên con đường nhẵn lì chỉ còn vương lại những que hương gãy nát và vài sợi tóc rụng, mọi người mới ngã ngửa ra!

    Mụ ta đến miếu Hai Cô hầu đồng ăn mặc chải chốt, lại vấn tóc trần chứ không búi tóc như lần trước nên Gái không nhận ra ngay. Lúc đã ngờ ngờ, lại nghe cái giọng phỉnh phờ rất chướng tai của mụ, Gái bèn ra nói chuyện với Quăn. Quăn cũng nhận ra ngay mụ đàn bà mà bọn trẻ con bán báo, đánh giày vẫn kháo nhau đủ chuyện ly kỳ về những thủ đoạn cướp vừa láu cá vừa trắng trợn của mụ và thằng chồng đầu trộm đuôi cướp..

    Gái kể xong, chống tay vào đầu gối, nhăn nhó đứng lên:

    - Tớ định lê về nhà nhưng sợ mẹ đằng ấy nóng ruột nên lại cố đi lên miếu. Khiếp, đói đói là..

    Côi đã nín khóc từ lúc nghe Gái kể chuyện, giờ nghe bạn nói thế, sóng mũi nó lại cay lên và những giọt nước mắt vừa sung sướng vừa tủi cực lại thánh rót rơi xuống. Nó sung sướng vì lòng tốt và sự can đảm của Gái, tủi cực vì mẹ nó đã xúc phạm đến người bạn mà nó mến yêu.

    Côi dìu Gái quay về miếu Hai Cô.

    Khi bà đồng Toàn nghe thủng mọi chuyện và biết rằng Gái đã theo hút mụ kia ngay sau khi mụ tuồn cửa sau chạy xuống bãi tha ma, đã vật lộn với mụ và sau đó nếu nó không nhanh trí lăn xuống cái huyệt mới đào đến nỗi sai khớp chân thì có thể nguy to, bà vẫn giữ nguyên cái bộ mặt lạnh lùng tức giận. Dường như chiếc áo vá, cái quần bạc phếch ngắn cũn cỡn lộ ra vẻ nghèo khổ của Gái không đủ chứng minh cho việc làm dũng cảm vô tư mà bà không hiểu nổi, mặc dù những viết tím và cái chân đau của Gái còn sờ sờ ra đó. Gái không biết những ý nghĩ tối tăm của bà đồng Toàn về mình, nó vẫn hồn nhiên kể:

    - Bà biết không, lúc chạy, mụ ta vẫn mặc cái áo đỏ có bộ khuy bằng vàng của bà. Cháu biết thế nên trời tối như mù, cháu vẫn cứ tóm vạt áo mà xé ngược lên trên nách ấy. Cháu nghĩ làm thế khuy nhất định phải rời ra hết.

    Bây giờ mắt bà đồng mới sáng lên, bà vồ lấy hai bàn tay của Gái:

    - Đâu, đâu, những khuy ấy đâu rồi?

    Gái vẫn hào hứng kể lại những phút nguy hiểm mà nó đã vận dụng hết sức lực và sự thông minh:

    - Nhưng mà cánh tay mụ ấy cứ kẹp chặt vào bên nách có đơm khuy. Với lại bà đơm chắc quá hay sao, cháu chẳng làm gì được. Lúc đó vật nhau nhá. Ối giờ, mụ ta khỏe lắm. Giá không bận giữ của thì mụ đánh cháu bánh đi ấy chứ. Cháu sờ thấy cái vòng ở tay mụ ta, cháu lôi ra ngay, nhưng mụ cứ gập bàn tay vào, giữ lại. Cháu biết đúng là vòng của bà rồi, vì lỏng lẻo lắm. Mụ ta chả còm hơn bà còn gì!

    Bà đồng Toàn nín thở, hai bàn tay béo mẫm cứ siết chặt bàn tay gầy của con bé nhà nghèo. Bà thở hổn hển:

    - Thế rồi làm sao, làm sao, nói đi!

    - Thế rồi cháu cứ cố sức lôi ra, mụ ta cố sức giữ lại. Cháu mới cắn mạnh vào bàn tay ấy, mụ ta đâu, duỗi ra. Thế là cháu kéo tột một cái, lẳng ngay ra xa. Cháu nghĩ, mụ có đánh chết cháu cũng khó mà tìm lại đucợ cái vòng ấy đêm nay. Đứng lúc ấy chồng mụ ở đâu xông đến, cháu nghe mụ rít lên: "Đánh chết nó cho tôi!" Nhưng chồng mụ chả đánh đucợ cái nào, vì cháu biết chỗ cái huyệt mới đào lúc chiều, cháu bèn buôn mụ ta ra, lăn về phía ấy ngay.

    Không hỏi han một câu nào về những chỗ đau trên thân mình cô bé, bà đồng Toàn đứng bật lên:

    - Giời đất, thế mà mày không nói ngay, còn kể lể cà kê mãi! Ông ơi, đốt đèn mau lên, đi tìm ngay chứ còn ngồi ngây râu ra đấy à?

    Côi bây giờ mới rụt rè lên tiếng:

    - Mẹ ơi, Gái nó đói lắm rồi, chân lại đau thế thì đi ngay làm sao được ạ?

    Bà đồng Toàn ngẩn ra một thoáng, chừng như cũng ngượng vì sự đối xử và những ý nghĩ của mình về cô bé lạ lùng này. Bà giục Côi đi lấy oản và các loại hoa quả lúc nào cũng sẵn trong miếu rồi ngọt nhạt dỗ Gái:

    - Thôi chịu khó một tí, đưa bác đi tìm, vừa đi vừa ăn cũng được chứ gì. Hay là cháu mệt thì tao bảo ông ấy cõng.. Thế nào rồi bác cũng đền công cho cháu.

    Gái nhoẻn cười:

    - Cháu chỉ lo về khuya quá, u cháu chửi chết. Với lại sắp đến giờ thiết quân luật rồi đấy. Bà mới về không biết chứ, đến giờ cấm mà còn lớ vớ ngoài đường là không sơi kẹo đồng cũng bị tóm ngay.

    Nghe thế, bà đồng Toàn càng rối lên. Bà đưa chiếc đồng hồ của con mụ kia vào tận mặt Gái, giục:

    - Thế bây giờ là mấy giờ rồi?

    Gái nhìn và kêu:

    - Đồng hồ chết từ tám mươi đời còn đâu.

    - Mẹ cha nó, lúc nó đưa mình nghe thấy tích tắc hẳn hoi.

    Bà đồng cáu kỉnh chửi rồi quay vào gọi chồng:

    - Ông thử ngó cái đồng hồ quả lắc xem nào! Người đâu có thứ người cái gì cũng phải bảo đến tận nơi!

    Lúc ấy mới gần tám giờ tối, thế mà gái tưởng như đã nửa đêm. Chỉ còn hơn hai tiếng nữa là đến giờ tiết quân luật, cấm không đi lại ngoài đường. Theo sự thúc giục của bà đồng Toàn, Gái chảng kịp ăn, tất tưởi, khập khiễng dẫn hai ông bà đi xuống bãi tha ma, nơi mà khoảng nửa giờ trước nó đã vật lộn giằng lại đucợ chiếc vòng vàng và nhanh trí quẳng lẫn vào bóng tối. Cái Côi cũng muốn đi, nhưng mẹ nó bắt ở lại trông nhà.

    CÒN TIẾP.
     
    THG Nguyen thích bài này.
    Last edited by a moderator: 28 Tháng mười một 2021
  7. sadaka

    Bài viết:
    11
    CHƯƠNG V: MỘT MÌNH

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dạo ấy, theo lệnh của thực dân Pháp và bọn bù nhìn, các báo hàng ngày ở Hà nội hôm nào cũng đưa lên trang nhất nhưng tin tức làm như "chính quyền quốc gia" của chúng còn vững vàng lắm. Chả thế mà bên cạnh những tên tống tiền, cướp của giết người, báo nào cũng trưng lên nào là "nhật lệnh" của trung tướng tư lệnh lục quân Bắc Việt Cô-nhi kêu gọi quân lính giữ vững tin thần anh dũng, nào là "thông cáo' của bà trung tướng quân đội quốc gia Nguyễn Văn Hinh, giám đóc Sở xã hội và văn hóa, cấp tốc tuyển mộ nữ trợ tá quân y và nữ nhân viên điều dưỡng hàng không. Rồi bên cạnh mười địa điểm ghi tên đi vào Nam là danh sách và ảnh những người bị nghiêm trị vì đã treo cờ đỏ, rải truyền đơn ngay trong thành phố..

    Nhưng dù ra vẻ thế này thế nọ, thì chính những thông tin ấy cũng vẫn phản ánh sự giãy chết tuyệt vọng của địch sau thất bại ở Điện Biên Phủ, đại diện của Pháp đã phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ và công nhận chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và cam kết rút khỏi Hà Nội đúng thời gian quy định.

    Những ngày cuối tháng tám của mùa hè sôi động năm 1954 ngày ấy, giặc Pháp ra lệnh thiết quân luật. Từ mười giờ tối đến bốn giờ sáng, ai ra đường phải có giấy của Phủ thủ hiến hoặc của Nha cảnh sát. Nhưng trên con đường chạy qua miếu Hai Cô thì từ chập tối đã vắng ngắt. Thỉnh thoảng chỉ có tiếng xích sắt của xe thiết giáp chạy nặng nề, làm cả nền đất trong gian hậu cung của Côi cũng rung bần bật. Tuy thế, từ hôm đến đây, Côi chưa khi nào phải ở nhà ban đêm một mình. Ánh nến bập bùng làm lay động bóng những bức tượng trên tường. Những bó hương cháy dỡ tỏa khói và mùi thơm kỳ ảo. Tiếng giun dế rền rĩ ngoài vườn. Tiếng gió đập tàu cau vào mái hiên như có ai gõ cửa.. Giá hôm khác thì Côi đã sợ phát khóc. Nhưng những việc xảy ra từ chập tối tới giờ vẫn còn làm nó xúc động, băn khoăn.

    Con mụ nói rằng" trẻ con Hà Nội gian lắm "lại chính là kẻ gian tham nhất. Gái một mình dám theo sát con mụ ấy giữa bãi tha ma và đánh nhau để lấy lại bằng được chiếc vòng vàng không phải của mình. Mẹ nó sao phải tin mến con mụ ấy và ngờ oan cho đứa bạn nghèo của nó?

    Cô bé lần đầu tiên tiếp xúc với" Hà Nội phồn hoa "dường như choáng váng trước những con người và sự việc khó hiểu. Tâm hồn nó vừa nhóm lên ngọn lửa ấm áp của lòng tin và tình bạn, lại vừa hoảng hốt lo sợ trước cơn gió phũ phàng của sự lừa đảo, tính bạc ác và lối đối xử giảo hoạt của con người với nhau.

    Những lúc bối rối, buồn khổ như thế này, Côi thường tìm đến người bạn bao giờ cũng yên lặng. Đó là những cuốn sách nát, cuốn thì mất bìa, cuốn thì mối xông, có cuốn rách hàng mấy tranh liền, mà bố nó vẫn tha ở đâu về. Chả là ông đồng Toàn cũng có chút ít chữ nghĩa, trước kia cũng từng là một ông cung văn đàn ngọt hát hay. Những khi rỗi rãi, ông đã dạy cho Côi biết đọc biết viết. Cô bé được cái chăm chỉ lại sáng dạ nên chả mấy lúc đã lấy hết vốn quốc ngữ của ông.. Kể về chữ nho thì nó có học đến hai năm thì ông cũng vẫn dạy được, nhưng ông không muốn bắt nó nhớ thứ chữ rắc rối ấy làm gì.

    Côi mê tất cả các cuốn sách đủ loại của bố, mặc dù có khi nó chẳng hiểu gì mấy. Còn ông đồng Toàn thì không hề biết rằng những cuốn sách linh tinh mà ông mang về đọc cho đỡ buồn khi tỉnh ruouej đã tác động mạnh đến tâm hồn đứa con gái mười hai tuổi. Côi thường khóc cười theo số phận của các nhân vật. Lúc thì nó muốn đi tu và chịu mọi điều khổ hạnh như Kinh Phật dạy, lúc muốn trở thành người nghĩa hiệp tung hoành ngang dọc như các nhân vật trong thủy hử, Tam quốc, Đông Chu. Khi khác, nó lại mong chỉ nhìn các ngôi sao mà biết được thời thế và số phận con người như sách chiêm tinh vẫn nói.. Hôm nay, nó lại chọn trong đống sách nát một cuốn mỏng nhất, không còn bìa, in chữ to trên giấy bản, gồm nhiều mẩu chuyện xúc dộng về tình cảm giữa con cái với cha mẹ. Đó là cuốn" Nhị thập tứ hiếu "mà nó đã thuốc lòng.

    Con bé bị bỏ rơi ấy vẫn âm thầm khao khát tình mẹ. Nó kính nể và biết ơn bà đồng Toàn, nhưng không yêu bà. Tình cảm này đối với một đứa trẻ thật đáng sợ. Bởi vì dù cho là con đẻ đi nữa, thì làm sao nó yêu được một người mẹ say mê đồng bóng và tiền bạc hơn là chú ý đến gia đình? Làm sao nó thấy sung sướng ấm cúng bên cạnh một người mẹ chuyên quát tháo chồng, ghẻ lạnh với con, ưa phỉnh nịnh và đối xử với người chỉ qua bộ quần áo mặc?

    Côi thèm được sống trong một gia đình ấm êm thuận hòa với những con người biết chăm lo cho người khác đến quên mình như cuốn sách này nói tới.

    Đó là chuyện ông Mẫn Tôn mồ côi mẹ, cha lấy vợ kế được thêm hai người con nữa. Hai người này đucợ mặc áo bông ấm áp, còn ông chỉ phong phanh chiếc áo dệt bằng cỏ lau suốt mùa đông. Khi biết người vợ kế tàn ác, cha muốn đuổi đi, ông đã quỳ xuống xin rằng:" Mẹ ở, mình con khổ; mẹ đi thì cả con và hai em đều đói rách". Người mẹ kế biết chuyện ấy, bèn sửa đổi tính tình, thương yêu Mẫn Tôn như con đẻ. Lại còn chuyện bà Đường Thị hằng ngày tắm rửa sạch sẽ rồi cho mẹ chồng bú vì cụ đã già không ăn được cơm. Nhờ thế, cụ đã sống thêm được vài năm.

    Nhưng Côi thích nhất là tình mẹ con của ông Tử Dư. Sách kể rằng khi ông vào rừng kiếm củi, mẹ ở nhà có việc nhưng không biết làm sao để gọi ông về, bèn cắn vào ngón tay út của mình cho chảy máu. Ở trong rừng, người con bỗng động lòng sốt ruột, biết mẹ mong, bèn quảy gánh về ngay.

    Côi đưa ngón tay út lên miệng, cắn. Mẹ ơi, mẹ ở đâu, mẹ có đau lòng không?

    Đáp lại sự mong mỏi tuyệt vọng của nó, tiếng súng vẫn đột ngột vang lên từng tràng dài dọc sông Hồng. Côi sợ hãi ngồi phắt dậy. Côi sợ hãi ngồi phắt dậy, bịt chặt tai bằng cả hai bàn tay xòe rộng. Nó ngơ ngác khồn hiểu gì cả và bắt đầu run. Cùng lúc ấy, đèn pha từ đâu không rõ quét những vệt sáng trắng dữ dội và khó hiểu trên nền mây đen. Côi cũng đã nghe Gái kể chuyện Tây bắt lính ban đêm và thường bất ngờ khám nhà dân để tìm truyền đơn, cờ đỏ, ảnh Cụ Hồ. Bây giờ chỉ có một mình, nó run rẩy nghe tiếng súng, tưởng như tất cả điều nhằm vào ngôi miếu, vào chính nó mà nhả đan!

    CÒN TIẾP.
     
    THG Nguyen thích bài này.
    Last edited by a moderator: 28 Tháng mười một 2021
  8. sadaka

    Bài viết:
    11
    CHƯƠNG VI: RA KHỎI NHÀ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Côi đang còn đứng ngồi không yên, thì bố mẹ nó và Gái đã về. Cả ba đều lấm lem, quần áo và bàn tay nhiều chỗ bị gai cào xước. Nhưng nhìn nét mặt của mẹ, Côi cũng biết là Gái đã tìm lại đucợ cái vòng vàng. Bà đồng Toàn chưa khi nào dễ dãi, ngọt ngào và ân cần đến thế. Tự tay bà múc nước cho Gái rửa mặt. Bà giục Côi:

    - Bắt con gà mái mơ làm thịt ngay cho mẹ. Nhanh tay lên!

    Gái mệt. Nó ngồi dựa lưng vào tường, cái chân đau duỗi trên phản, mặc cho bà đồng Toàn nhẹ nhàng xoa nắn và dỗ dành. Người ta vẫn đồn là bà biết một vài môn thuốc và cách chữa mẹo. Cái chân trái bị sai khớp của Gái nằm trong hai bàn tay béo múp nhưng mềm dẻo của bà. Con bé ngả đầu, mắt lim dim bỗng "ối" lên một tiếng cùng bà đồng Toàn thở ra.

    - Xong rồi. Cháu thử co duỗi xem nào.

    Côi loay hoay với con gà dưới bếp. Lòng nó như muốn hát cùng với ngọn lửa bập bùng. Tiếng súng vẫn nổ chát chúa ngoài xa, nhưng bao nhiêu nỗi lo sợ và tủi cực của Côi đã biến đi đâu cả. Không phải vì mẹ nó đã thấy lại chiếc vòng vàng. Có một cái gì hơn thế nhiều làm cho nó thấy ấm áp, yên tĩnh, sung sướng quá. Nó muốn làm thật nhanh thật ngon để mang con gà lên. Hẳn là bạn nó đói lắm rồi.

    Bà đồng Toàn trịnh trọng đặt con gà luộc còn bốc khói len điện thờ, thắp hương rồi xuýt xoa khấn vái:

    - Na mô Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Đức Phật Quan Âm. Na mô thánh hiền Bồ tát chư tăng, con nguyện lớn nhỏ Quan Âm độ trì. Đội ơn Đức Phật từ bi, con có nạn gì Giời Phật cứu cho..

    Cái chân đau của Gái đã đỡ, đồng hồ treo tường trong buồng cũng đã buông chín tiếng được một lúc lâu. Cô bé muốn về. Bà đồng Toàn giục Côi dọn mâm, ngọt ngào:

    - Cháu ngủ lại đậy với em, rồi mai bác xuống nhà bác nói với mẹ cho. Sung đạn ùng oàng thế kia, chớ có dại.

    Gái nghiêng tai nghe tiếng súng, Tiếng xe xích sắt vẫn chạy ầm ầm rồi quả quyết đứng lên:

    - Cháu cũng tưởng chân đau đành ở lại, nhưng giờ đỡ rồi, cháu về kẻo ở nhà u cháu mong.

    Thấy cô bé nhất định về mà lại không chịu ăn nhưng mắt vẫn để vào chiệc mâm đồng dọn đầy của ngon, bà đồng Toàn hiểu Gái muốn gì. Bà chặt đôi con gà, gói một nửa rồi bỏ xôi, oản, chuối vào chiếc bị con, đưa tận tay cô bé lạ mặt mà bà chịu ơn.

    - Cháu không ăn thì đêm về vậy. Một miếng lộc thánh bằng một gánh quà đời đấy, cháu ạ.

    Côi thấy bạn nhất định về thì muốn khóc. Nó vẫn tưởng hôm nay nó sẽ không phải ngủ một mình. Nó sẽ kể với Gái bao nhiêu chuyện..

    Côi đánh bạo nói với mẹ:

    - Hay là mẹ cho con về với nó. Chân nó còn đau, lại tối lâu rồi.

    Bà đồng Toàn ngạc nhiên nhìn đứa con nuôi gầy gò nhút nhát xưa nay chưa từng ra khỏi nhà, lẳng lặng gật đầu.

    Gái tránh đường cái lớn. Nó dẫn Côi xuống con đường mòn sát mép nước phía hồ Tây, khuất sao những lùm táo dại và những ngôi mộ. Đó là con đường của những người đánh giậm, của bọn trẻ đang mò ốc và úi tôm những hôm trở giời. Côi thấy gái cả người khi đứng len lỏi giữa những mô đất nhấp nhô mà nó biết rõ phía dưới là những chiếc quan tài đã mục nát. Gái chẳng chú ý gì đến nỗi sợ của bạn. Nó kéo tay Côi, đi thẳng xuống mép hồ. Vừa đặt chân xuống con đường mòn đẫm nước, cả hai bỗng dừng lại. Một mùi thơm tinh khiết nồng nàn bay đầy khoảng không gian mênh mông. Sen. Hoa sen đang độ nở. Trong ánh sáng mờ ảo của những ngôi sao và ánh đèn pha loang loáng, Gái nhanh nhẹn lôi sau xuống nước. Nó quờ quạng hái đầy một chét tay những bông hoa kiêu lãnh nở trên chiếc cuống dài gai góc. Chẳng hề thương tiếc, Gái bẻ ngay một nụ hoa bé nhất, mới cum cúp như một ngón tay búp măng. Nó vứt bỏ vài chiếc cánh ngoài rồi đưa cả cho Côi:

    - Ăn đi. Ngon lắm.

    Côi rụt rè đưa nụ hoa lên miệng. Và nó thấy tan ra trên đầu lưỡi vị lạ lùng của những giọt mật đang hứa hẹn làm nên chất bùi của hạt, mùi thơm của hương, sắc hồng của cánh hoa mỏng mảnh.

    Đêm trải rộng, lung linh ánh sao và hương thơm. Nhưng trên đường, những vệt đường ô tô sáng trắng cùng với tiếng xích sắt nghiến rào rạo chốc chốc lại nối đuôi nhau lừ lừ lên hướng bắc. Tiếng súng vẫn nở rất xa và trên nền mây, những vì sao tái nhợt đi như bị chiếc chổi lớn bằng ánh đèn pha quét khỏi bầu trời. Thế mà Côi không sợ nữa. Đi bên nó bây giờ là một người bạn can đảm. Nó không còn cô đơn như trước đây một giờ, lúc ngồi một mình cắn vào ngón út với một nỗi mong mỏi cay đắng và tuyệt vọng.

    Gái nắm tay Côi, rẽ theo lối mòn vào phía sau của một túp lều nằm ngang bên bờ hồ, chỉ cách bãi tha ma một hàng rào râm bụt. Nó bấm vào tay Côi, làm hiệu im lặng. Nhưng khi hai đứa vừa nhấc tấm liếp che cửa, thì như đã theo dỗi chúng từ lâu, một giọng khàn khàn cất lên:

    - Gái hả? Còn ai nữa đấy?

    Gái không trả lời, nó chạy về phía có tiếng người, sờ soạng quẹt diêm, thắp lên ngọn đèn bằng hạt lạc. Côi nhìn thấy một ông già nằm co trên manh chiếu cũ. Đang mùa hè mà ông cụ phải đắp ngang mình một chiếc bao tải rách. Cụ quờ quạng muốn ngồi lên, nhưng Gái đã quỳ xuống. Nó đưa cả hai tay đỡ cụ già gầy yếu ngồi dậy và thì thầm với vẻ vui thích:

    - Ông ơi, cháu có cái này biếu ông cơ.

    Bây giờ Côi mới nhìn rõ cụ già bị mù, hai tròng mắt bất động đục lờ cứ nhìn trân trân về phía nó. Côi vẫn đứng im. Nó chưa bao giờ thấy một cụ già nghèo khổ và cô đơn như vậy. Ông cụ cười móm mém:

    - Mày lại hái trộm búp sen cho ông ăn chứ gì? Nhưng giá mày cũng biết tẩm quất thì tốt hơn. Người ông đau như dần..

    Rồi ông bỗng thở dài:

    - Ông nghĩ mà giận đời, cháu ạ. Kẻ nào đau lưng mỏi mệt hay là cứ ườn ra, muốn giãn xương giãn cốt, ông cũng đám bóp cho, thế mà đến lượt mình, thì hai bàn tay ông lại không thể tự tẩm quất vào lưng ông được.

    Gái cười, hẳn nó muốn an ủi ông già:

    - Sao mà ông giống thầy cháu thế. Thầy cháu thỉnh thoảng lại ca cẩm: Chính tay mình làm ra điện, thế mà nhà mình thì tối om om!

    Rồi như muốn cho ông già quên chuyện đó, Gái mở cái bị buộc chặt từ nãy, đặt vào tay ông nửa con gà gói trong lá chuối. Mùi béo ngậy sang trọng ấy làm ông già kinh ngạc. Đôi mắt không hồn của của ông mở to hướng về phía Gái như xoáy một dấu hỏi. Cô bé vãn cười:

    - Người ta cho cháu đấy. Mẹ cái Côi ấy mà. Nó đi cùng cháu đây này. Cháu đang vội, mai rồi cháu kể ông nghe, hay lắm cơ.

    Ông cụ vẫy Côi lại gần, xoa bàn tay gầy guộc lên mái tóc nó và nói dịu dàng:

    - Ra là cái Côi đây. Ông đã nghe trẻ nó hát rằng cháu nhút nhát, có phải không?

    Côi không nói gì. Nó cảm động vì cử chỉ của ông già không quen biết.

    Gái đỡ ông cụ nằm xuống rồi nhè nhẹ đấm lưng cho ông.

    Côi ngồi xuống bên bạn. Nó cũng muốn làm một việc gì đó giúp đỡ cụ già, nhưng không dám. Nhìn hai nắm tay nhỏ bé của Gái đang gượng nhẹ đám dọc sống lưng ông già, Côi cảm thấy người bạn nghèo khỏe mạnh hồn hậu ấy đem lại cho cuộc sống của nó một ý nghĩa mới, những niềm vui và những khao khát mới: Nó cũng muốn được chăm lo cho người khác.

    Ngồi trước đống mảnh chai, giày dép hỏng, giẻ rách và hàng chục thứ linh tinh khác mà các con nhặt ở bãi rác về, mẹ Gái, một người đàn bà vạm vỡ trạc ngoài bốn mươi tuổi, thoăn thoắt lựa thứ nào ra thứ ấy. Bà chỉ đeo hờ hững một chiếc yếm nâu che bộ ngực đã sệ xuống vì bầy con, chiếc lưng trần cuối xuống. Một mùi khăn khẳn ẩm mốc từ những thứ mà bà đang chọn lựa xông thẳng lên mũi, tỏa ngập căn nhà nhỏ.

    Côi vừa theo Gái bước vào đã họ sặc sụa. Bà mẹ ngẩng lên. Nhìn thấy con, chẳng kể nó đi cùng một cô bé lạ, cũng chẳng kể đêm khuya, bà tru tréo:

    - Con giời đánh thánh vật, mày chết rấp ở đâu giờ mới mò về, hả?

    Côi sợ hãi lùi lại một bước. Nó tưởng bà mẹ sẽ chồm dậy đánh bạn nó ngay. Nhưng dường như đã thuộc tính mẹ, Gái cứ kéo tay Côi vào qua lưng bà, chạy tuột vào chiếc buồng con tối om. Quả nhiên bà mẹ không có vẻ gì muốn đứng lên. Hai bàn tay thoăn thoắt quẳng miếng kính vỡ vào góc này, vứt chiếc vỏ hộp sữa sang góc kia, bà ca cẩm:

    - Tao hơi sức đâu mà hầu hạ dạ vâng chúng mày suốt đời chứ! Thật khổ vì con. Đầu tắt mặt tối đến giờ chưa ngơi việc, mà nó bỏ đấy nó đi biệt tăm. Gà đói đằng gà, lợn kêu đằng lợn, em lăn ra ngủ, chi bỏ đi chơi.. Mày đã sướng thân chưa? Cơm đậy trong rá ấy, thắp đèn lên chứ định bốc mò hả?

    Trong bóng tối, Côi thấy Gái cười nhe chiếc răng khểnh. Hai đứa thở phào, nhẹ cả người. Gáo thắp đèn, cất cái bị vào một chiếc nồ to, đậy vung rồi chèn cả một hòn gạch lên trên. Xong đâu đó nó mới bê rá cơm nguội và bát cà dầm tương ra ngồi bên mẹ. Làm như bà chưa hề mắng mỏ tí nào, nó nhoẻn cười:

    - U này, con đố u biết hôm nay con mang gì về đấy?

    - Mang cái mả mẹ mày! Tao đùa với mày đấy hả?

    Bà chửi thế, nhưng giọng mới âu yếm sao. Gái không mời Côi cùng ăn. Nó vừa nhai ngon lành vừa trách móc:

    - U chán ghê cơ. Con chả mang thêm một đứa con gái về cho u đây thôi? Thế mà u mắng sấp mắng ngửa, làm cho nó chẳng dám chào u nữa.

    Lúc này bà mới ngẩng nhìn Côi. Bà cười, cái cười thật rộng, nhưng vẫn chửi:

    - Cha mẹ mày chứ, thêm mười đứa con gái nữa tao cũng nuôi được tất.

    Rồi bà quay sang Côi, kể lể:

    - Chả là bác đẻ nó xong lại đẻ liền bốn đứa em gái nữa, bác cũng mong một thằng cu. Nó trêu mẹ nó thế đấy.

    Côi cười. Nó sà xuống giúp bà nhặt nhạnh trong đống rác, mũi đã quen với mùi hôi. Gái vừa ăn vừa kể với mẹ những chuyệ đã xảy ra với nó từ chiều. Nó cũng không quên chuyện ghé thăm ông già mù cuối xóm và biếu nửa con gà, mặc dù ông không muốn nhận.

    - Con để cả mấy bông sen ở đấy, u ạ. Ông chỉ ngửi mùi sen là biết ngay con đến. Ông nghiện đấy. Người già mất ngủ mà ăn thế là ngủ được, u nhỉ. - Gái liến láu vừa kể vừa bàn vào.

    Mẹ nó chép miệng:

    - Tội nghiệp ông cụ nằm đấy không đi làm được, chắc đói mấy hôm rồi. Ừ, kể ra ăn nõn sen với hạt thì mới ngủ tốt, nhưng chẳng có thì ăn tất cả cánh lẫn nhị cũng được. - Rồi bà cười. - Cha mẹ con ăn cắp hoa..

    Côi im lặng vừa làm vừa nghe bạn trò chuyện, xen vào là những lời nhứng yêu của bà mẹ. Những lời nói mang vẻ ngoài ghê gớm, nhưng nhờ cái giọng gắt gỏng riêng của bà mẹ, lại có nội dung khác hẳn. Côi chưa bao giờ đucợ mẹ mắng yêu. Khi bà đồng Toàn chửi mắng nó, khuôn mặt bà đanh lại, tối sầm. Còn mẹ Gái chửi đấy mà miệng lại cười. Và Gái thì không hề sợ những lời rủa sả ấy. Nó trêu chọc mẹ, nũng nịu, vòi vĩnh làm Côi phát tủi thân.

    Gái đã ăn xong. Nó kết thúc câu chuyện bằng cách nói như dọa mẹ:

    - U không được chia hết phần cho các em đâu đấy. Con phần thầy phần u đĩa xôi. Oản với chuối là phần chúng con. Mai hãy chia, u nhỉ. Còn chèn kỹ trong nồi ấy.

    Côi muốn đánh đổi bộ quần áo lành lặn và những bữa ăn đầy đủ ở miếu Hai Cô lấy một buổi tối đầm ấm trong cảnh nghèo. Nhưng biết làm sao được? Nó cố nén một tiếng thở dài.

    Từ hôm mất hụt cái vòng vàng, bà đồng Toàn đâm ra nghi ngờ taatscar mọi người. Bà chẳng thiết mở những cuộc lên đồng ồn ã ở ngay miếu nhà nữa. Thảng hoặc có nhớ cái không khí mê hoặc, say người trong tiếng đàn hát, trong mùi trầm hương và bộ khăn chầu áo ngự sặc sỡ, thì bà cũng đóng cửa miếu, chỉ mời những nơi quen biết, hoặc đi hầu giá ở nơi khác. Bà cũng chẳng dại đeo vòng xuyến, hoa hột nữa. Thời buổi loạn lạc nhố nhăng, đến hầu thánh cũng không yên. Mong sao các ngài vật chết tươi con mụ đã cướp sống của bà chiếc áo ngự có bộ khuy vàng. Bà đòng Toàn tiếc của xuýt xoa mãi.

    Nhưng cũng từ hôm ấy, Gái được ra vào miếu Hai Cô tự do. Côi cũng được mẹ cho phép xuống dưới ô, khi thì để mua vài thứ lặt vặt, khi thì chỉ để chơi với đứa bạn nó mà bà đồng đã tin mến. Thỉnh thoảng, bà còn bằng lòng cho Côi ngủ lại ở dưới ấy, cũng như Gái vẫn thường ngủ lại ở miếu Hai Cô, những hôm cô bé đánh vần chưa thông ấy muốn nghe Côi đọc truyện, đã xin phép u nó từ lúc sắp ra khỏi nhà.

    Hai đứa trẻ rất khác nhau tính tình và hoàn cảnh ấy bây giờ chẳng mấy hôm không gặp nhau.

    Ban ngày Gái phải đi bới rác. Côi cũng phải cơm nước, quét dọn giúp mẹ, chăm sóc đôi bồ câu đang ấp trứng và dán những thoi vàng giấy. Nó cũng bận suốt ngày. Hai cô bé chỉ còn những buổi tối.

    Quãng đuocngừ từ miếu xuống ô, Côi vẫn không dám di một mình khi trời tối. Những cây táo dại gai góc và bụi bặm cùng với bãi tha a làm nó sợ. Nhưng Côi nghiệm thấy khi nào nó nghĩ đến Gái và những bữa tối ấm cúng trong cái xóm nghèo ấy, là nó quên cả sợ.

    Ở đây, nó đã quen biết thêm nhiều người. Đó là bà Tư Lò, mẹ Gái, người đàn bà lam lũ hay quát tháo chửi mắng các con nhưng lại có tấm lòng hiền hậu bao dung đầy tình nhân ái, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho những ai nghèo khổ hơn mình. Bốn đứa em của Gái cũng đã quen với Côi. Bốn cái "hĩm" ấy- như bà Tư Lò vẫn gọi- giống nhau không chỉ ở khuôn mặt bầu bĩnh, nước da đen nhẻm, mà còn ở cả những chiếc áo vá lúc nào cũng lấm lem như chân tay, đầu óc của chúng. Hai đứa bé nhất, tròn trĩnh như hai củ khoai thì suốt ngày cởi truồng, vì những chiếc áo các chị chúng mặc chật thải ra, miếng vá đè lên nhau, chúng mặc vẫn dài quá gối.

    Côi cũng đã nhiều lần đến túp lều của ông già mù cùng với Gái. Ông già đã khỏe lại, và đêm nào không đi xuống Khâm Thiên hoặc xuống chợ Đồng Xuân được, ông cũng vẫn đến tẩm quất ở ngay cạnh túp lều của mình: Bà Tuyết "me Tây" và các cô hầu bàn ở nhà "Đăng- xinh" - ngôi nhà đẹp và to nhất xóm đe Yên Phụ- thường vẫn gọi ông sang.

    Côi rất thích đucợ xuống ô chơi và ngủ lại. Ở đấy có biết bao điều thú vị. Nó thích thú dành suốt cả tối ngồi bên đống rác mà Gái và các em thu nhặt về, Vừa lựa thứ nào ra thứ ấy, vừa nghe bà mẹ Gái kể chuyện. Toàn về chuyện những cô gái tài sắc mà khổ, như cô Kiều, cô Cúc Hoa, cô Tấm. Mẹ Gái thuộc lòng các truyên cổ. Bà đọc lên như hát và có lúc bà dừng lại chấm một giọt nước mắt xót thương người trong truyện, làm cho Côi và lũ em gái ngồi quanh cũng nghẹn ngào.

    CÒN TIẾP.
     
    maile68THG Nguyen thích bài này.
    Last edited by a moderator: 28 Tháng mười một 2021
  9. sadaka

    Bài viết:
    11
    CHƯƠNG VII: GÁI TẬP VIẾT

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nhiều buổi tối như thế, không có Gái ngồi bên mẹ. Không phải vì nó đã được nghe tất cả những chuyện ấy, mà vì nó còn phải học. Ông bà Tư đều không biết chữ, lũ em của Gái cũng chẳng đứa nào được đến trường. Gái đang học đánh vần là nhờ có chị Chi, con một bà Phán góa chồng mới từ dưới phố dọn về đây. Chị Chi là học sinh đệ tứ trường Trưng Vương. Nhà chỉ có hai mẹ con và u già. Gái vẫn đến nhà bà Phán xin nước gạo về nuôi lợn và nhận đổ rác hộ u già. Mới đầu nó cũng tưởng là sẽ vớ được những thứ mà các nhà giàu ngày nào cũng vứt đi: Những vỏ chai thuốc, vỏ hộp sữa, có khi cả những nải chuối quả cam chỉ hơi bị thối, những chiếc kẹo chảy còn nguyên giấy gói.. Nhưng con bé thất vọng khá nhanh. Vại nước gạo và sọt rác nhà bà Phán tuy hơi sang hơn các nhà trong xóm nhưng cũng chỉ có cuộng rau, cơm cháy, vỏ trứng là cùng. Đến cả những mảnh giấy gói kẹo đủ màu nó hi vọng nhặt về cho lũ em chơi, cũng chẳng khi nào tìm được. Thì ra dù với vẻ ngoài sang trọng, nhà bà Phán cũng không giàu. Chả mấy chóc, mụ Tuyết "me Tây" đã vênh cái mặt bự phấn lên, rêu rao ở chợ:

    - Ối dà, còn được cái vỏ thôi. Ngày nào cũng phi hành tỏi thơm điếc mũi hàng xóm. Tưởng nem công chả phượng gì, hóa ra là cái món sĩ diện hão, rặt những vịt giời, hươu sao, gà làng Hồ.. cả!

    Chẳng ái hưởng ứng những lời xới móc vô duyên ấy, nhưng không khỏi có người cười thầm cái tính sĩ diện của bà Phán. Chính Gái cũng đã thấy u già kho đi kho lại mấy miếng giò lụa, và lọ ruốc trong chạn lúc nào đặt cạnh mâm cũng đầy nguyên. Hình như bà Phán chỉ e có người đến đúng bữa thôi, chứ chính bà chẳng mấy khi động đũa. Tội nghiệp chị Chi. Chị thật hiền, thật chăm, chẳng mấy khi ra khỏi nhà và cũng chưa bao giờ vênh váo như mấy cô con nhà giàu khác trong xóm.

    Một hôm thấy chị ngồi đọc tờ báo ảnh, Gái đặt thùng nước gạo, ngây người nhìn cái cô thật xinh ngoài bìa. Chị Chi cười, bảo rằng nó thích thì chị cho mượn đem về mà đọc. Con bé ngượng ngập thú thật là nó chỉ xem ảnh thôi, chứ không biết chữ. Từ hôm ấy chị Chi cho Gái một cuốn vở và một cái bút chì, dặn nó buổi chiều sang lấy nước gạo sớm một tí, chị dạy cho, chỉ ba tháng sẽ biết đọc những chữ to trên báo.

    Gái học chểnh mảng, mãi mới biết đánh vần. Nhưng từ hôm chơi với Côi và nghe bạn đọc những mẩu chuyện trong cuốn "Nhị thập tứ hiếu" cho nghe, Gái bỗng khao khát được như Côi. Có thể là bên cạnh lòng ham hiểu biết, Gái còn có chút tự ái, không muốn mình thua kém bạn. Khi đã là bạn, người ta không chỉ chia sẻ với nhau mọi niềm vui nổi khổ, mà còn muốn vươn tới những điều tốt đẹp hơn ở bạn mà mình chưa có, với một quyết tâm bền bỉ.

    Tối nay, bà Tư kể "Phạm Tải, Ngọc Hoa", nhưng Gái vẫn học ở trong buồng. Ngồi bệt lên một chiếc chổi; trước mặt, trên chiếc chõng tre là lọ mực và ngọn đèn dầu, Gái cẩn thận mở rộng cuốn vở. Chị Chi đã thôi không bắt nó viết bút chì. Hôm nay, lần đầu tiên Gái được tô mực lên hàng chữ mẫu, rồi cũng bằng bút mực, nó viết theo từng dòng.

    Côi không biết điều quan trọng ấy của bạn nên vẫn ngồi ở nhà ngoài, ngẩn ra nghe bà Tư kể ngân nga như hát. Trong số sách của ông đồng Toàn, chẳng có cuốn nào viết bằng quần dễ nghe đến thế.

    Trong buồng, Gái chấm mực vào lọ mực, trịnh trọng nghiên đầu, mắm môi, bắt đầu tô. Dòng đầu, chị Chi viết hai chữ "Việt Nam". Gái đã đucợ chị giảng cho nghe nên bây giờ nó mới thấy xúc động. Gái thầm thì: Bắt đầu chữ "V" là chỗ Mục Nam Quan, chữ "i" là xuống thêm một tí, đến chữ "ê" hẳn là Hà Nội của mình rồi đây.. Cứ thế, Gái thả trí tưởng tượng của những chữ cái ghép thành tên đất nước. Nó đã đến Huế, đến Sài Gòn, và đây rồi, nét cuối cùng của chữ "m" đã xong. Mũi Cà Mau đấy. Chị Chi bảo, mũi Cà Mau xa lắm, là mỏm đất cuối cùng ở phía nam. Nước ta đến đấy thì gặp biển vây quanh. Nhưng đất ở đấy biết lấn biển; do những cồn cát di dộng và phù sa của các dòng sông, mỗi năm mũi Cà Mau nhô ra biển vài trăm mét.. Bao giờ Gái viết thạo rồi, chị Chi sẽ cho vẽ bản đồ và học cả sử ký, cả địa lý, cả làm tính nữa. Còn bây giờ, chị mới cho Gái xem nước Việt Nam hình chữ S nằm ở góc quả địa cầu trên bàn học của chị. Gái đã xoay đi xoay lại quả cầu ấy. Kinh ngạc thấy cả nước Việt Nam chỉ bé không bằng một ngón tay út. Ôi chao, Gái chỉ ao ước được đi đến chỗ mũi Cà Mau ấy một lần thôi, mà chắc cũng chẳng bao giờ được. Thế mà chị Chi bảo có người đã đi gần khắp quả địa cầu mênh mông để tìm cách đánh đuổi Tây khỏi nước mình, làm cho dân mình đỡ khổ. Chị Chi không nói, nhưng Gái biết chứ. Người đó là Bác Hồ. Anh Quang, anh của thằng Quăn, đã kể cho Gái và Quăn nghe nhiều chuyện lắm..

    Gái vừa nghĩ thế vừa cặm cụi viết xuống dòng dưới, theo mẫu của chị Chi, hai chữ "Việt Nam" thân thiết. Nhưng viết tô thì dễ; viết lấy, sao mà khó. Bàn tay rám nắng đầy vết xước của nó lóng ngóng làm rách cả giấy. Gái chấm mạnh ngòi bút vào lọ mực, nhưng điều đó cũng chẳng giúp gì thêm cho nó, mà chỉ làm cho một giọt mực rơi thành hình cái mạng nhện đặc sệt, tòe ra xung quanh những sợi dây vô hình. Gái kiên nhẫn tô lại mẫu một lần nữa rồi viết xuống dòng dưới. Nét chữ của nó đổ nghiêng, ngòi bút cắn vào giấy một cách khó nhọc.

    Viết hết một dòng, Gái thở phào, sung sướng ngắm công trình của mình. Càng những dòng dưới, nó viết càng ngay ngắn hơn. Giấy không rách, mực không nhỏ giọt nữa. "Việt Nam.. Viết Nam.." tên đất nước thân yêu lặp đi lặp lại trên trang vở, mỗi lúc một nắn nót, tươi đẹp hơn dưới bàn tay vụng về của cô bé mười ba tuổi.

    Gái quên hết mọi việc xung quanh. Ngay cả giọng kể chuyện trầm bổng du dương của mẹ ở nhà ngoài cũng không lọt vào tai nó.

    Viết tập xong, đến bài tập đọc thì Gái lúng túng. Nó không thể nào đánh vần được chữ "gương" trong câu ngạn ngữ: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương- Người trong một nước phải thương nhau cùng" mà chị Chi đã viết rõ to. Gái đành cầm vở, chạy ra gian ngoài. Lúc ấy bà Tư đang kể đến đoạn Phạm Tải đỗ trnagj nguyên, bị vua ép gả công chúa. Hai đứa em lớn cảu Gái, cái Tý lớn và cái Tý con, vẫn chưa di ngủ. Chúng ngồi chồm hỗm quanh đống rác, mắt đứa nào đứa nấy như treo vào miệng mẹ. Côi có vẻ "người lớn" hơn, nó và bà Tư vẫn không quên làm việc, có điều là tay bà mẹ thoăn thoắt, còn tay Côi thì có lúc ngừng hẳn lại, như cũng biết nghe.

    Gái đến sau lưng bà Tư vòng cả hai tay quanh cổ mẹ. Nó bịt miệng bà và kêu:

    - Thôi, thôi đi u. Hôm khác u hãy kể, cho con nghe với chứ.

    Bà Tư phì cười, lắc đầu hất tay Gái ra trong khi cái Tý con nằng nặc:

    - U kể nốt đi, kệ chị Gái, ai bảo không nghe. Con Tý lớn ra vẻ dỗ dành:

    - Bỏ u ra kìa, để cho u kể, rồi mai em kể lại cho mà nghe.

    Gái buông mẹ ra, cười giòn:

    - Ối giời, nghe mày kể ý à? Tao thà tao hỏi chuyện em bé còn hay hơn.

    Côi theo Gái vào buồng. Hai cô bé cùng nằm sấp tren chiếc chõng tre, chụm đầu bên ngọn đèn có trang vở mở rộng. Bốn bàn chân nghịch ngợm giơ cao, đập đập vào nhau theo nhịp của cái miệng đánh vần.

    Bà Tư cũng đã nghỉ tay, giục Tý lớn Tý con đi ngủ. Đứng tựa lưng vào chiếc cột tre ngoài cửa buồng, bà nghe Gái tập đọc theo Côi: "Bê â bớ âu bâu huyền bầu- Bầu ơi thương lấy bí cùng".

    Trong bóng tối, không ai nghe thấy bà thở dài, và cũng không ai nhìn thấy đôi mắt chớp liên hồi của bà. Thế ra Gái cũng biết đọc rồi! Cái cô Chi quý hóa và con bé Côi hiền ngoan này đã thương mến gái, giống như những quả bí quả bầu trong câu ca bà thuộc từ xưa ấy, nhưng không thể đánh vần lên được.. Rồi đến lượt cái Tý lớn, Tý con, Thêm, Nếm, các con gái của bà, lệu chúng nó có được cắp sách đến trường không? Bà cũng đã nghe nói chuyện đổi đời, chuyện Cụ Hồ về. Nhưng sao xa vời quá. Đây kia, ngay ngoài phố vẫn nghênh ngang cái bốt Tây đen, và trong đêm, tiếng nhạc nhảy xập xình từ chỗ nhà "Đăng-xinh" của con mụ Tuyết vẫn vọng đến, nghe mà lợm..

    CÒN TIẾP.
     
    maile68THG Nguyen thích bài này.
    Last edited by a moderator: 28 Tháng mười một 2021
  10. sadaka

    Bài viết:
    11
    CHƯƠNG VIII: THẰNG QUĂN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ở xóm đê của mình, Gái có nhiều bạn, nhưng nó thân nhất với thằng bé lai đen con người quét chợ- Thằng Quăn. Khi chú Ròn mới đón Quăn ở quê ra, bọ trẻ trong xóm chế giễu, trêu chọc và không thèm chơi với thằng bé. Gái cũng vậy. Nó vẫn bị bọn Tây đen rạch mặt ở bốt Yên Phụ đá đít, bạt tai và xùy chó đuổi, mọi khi nó tùy nhặt vỏ đồ hộp vứt bừa bãi quanh hàng rào gai thép gai của chúng. Trong đầu óc Gái và lũ trẻ ở cái xóm nghèo này, bắt cứ cái gì của Tay cũng đáng ghét cả. Thế mà thằng Quăn lại là một đứa con lai Tây hẳn hoi! Không biết từ đâu mà ngay buổi chiều Quăn đến, bọn trẻ đã hát suốt từ đầu ô đến cuối xóm bài vè mà Gái đã đọc cho Côi nghe:

    Nghe vẻ nghe ve

    Cái vè quăn tít

    Mặt mày đen kịt

    Tóc mày loăn xoăn..

    Rồi bọ trẻ không dừng lại ở những câu hát chế giễu. Chúng ném đất đá, bàng thối, hạt sấu.. vào Quăn, và kéo cả một lũ theo sau thằng bé mà "ê, ê" không mỏi miệng. Mới đầu, thằng bé lai đen cố nhịn nhục, lầm lũi đi từ nhà ra chợ. Nhưng chỉ một lát, nó bất thần quay lại, hai tay nắm chặt và trợn đôi mắt trắng. Những chùm tóc trên đầu cũng dựng ngược cả lên, sẵn sàng xông tới. Lũ trẻ lau nhau trạc tuổi thằng bé nhưng chẳng đứa nào cao bằng, bèn giạt cả về phía sau. Nhưng rồi cậy đông, chúng lại ào lên như một đợt sóng. Đám đánh nhau đã xảy ra giữa lũ con trai xấp xỉ lên mười. Gái là đứa con gái độc nhất xông vào. Rắn chắc và nhanh nhẹn, nó gạt lũ trẻ trong xóm ra, lao đầu húc vào ngực "thằng Tây con". Nếu lúc đó chú Ròn không từ trong chợ vác cả cái chổi tre có cán dài chạy tới, thì không biết còn xảy ra những gì giauwx lũ trẻ ấy.

    Gái đã "làm quen" với Quăn như thế, cách đây hai năm. Lúc ấy, nó chỉ biết Quăn là con Tây, thế thôi. Những ngày ấy, không phải chỉ bọ trẻ ngoài khổ thất học ở xóm đê cứ thấy con Tây là thù ghét, mà giữa học sinh trường Bưởi với lũ con Tây trường An-be Xa-rô cũng xảy ra đánh nhau luôn. Chính Gái vẫn thường nán lại ở bãi rác góc đường Cổ Ngư, trước của đền Quan Thánh, chờ giờ tan học để đánh hôi. Giữa những chiếc cặp học sinh và những chiếc thước kẻ vung lên loạn xạ, Gái vẫn ném rất trúng vỏ đồ hộp vào những mái tóc vàng và hét "xà-lù" đến khản giọng. Nó chẳng hiểu vì sao học sinh hai trường đánh nhau, nhưng sẵn lòng căm ghét Tây, nó cứ tin chắc rằng cần phải nện cho cái bọn vênh vang khinh người ấy một trận. Mãi sau, người ta phải đổi giờ học, một trường tan trước, một trường tan sau, chuyện đánh nhau ở góc phố mới bớt đi.

    Ấy thế mà bây giờ nó lại thân với Quăn, khi biết rõ "thằng Tây con" cũng nghèo khổ như mình, cũng ăn đói mặc rách và phải tự kiếm sống bằng đủ thứ nghề vất vả chẳng kém gì đi bới rác, lại là con chú Ròn, thì Gái đã làm lành trước. Tự cho mình là kẻ khỏe mạnh, lại thông thạo những đường ngang ngõ dọc ở Hà Nội, Gái thấy cần che chở, bảo ban Quăn, một thằng bé nhà quê ra tỉnh lớ ngớ và hay bị bắt nạt. Những ngày đầu, mùa đông, Gái dẫn Quăn đến bán bánh tây cho học trò ở trước cửa trường Bưởi. Mùa hè, nó lại đưa Quăn đi bán kem ở cửa chợ Đồng Xuân và các phố xa, trong khi nó bới rác quanh đó. Khi đã thân rồi, Gái mới biết Quăn cũng tinh nghịch như phần lớn bọ trẻ trong xóm.

    Côi đã quen với Quăn ngay sau hôm xuống nhà Gái lần đầu. Sáng sớm, lúc xuống cái cầu tre của xóm giặt giũ cùng với Gái, Côi sợ hãi hét to khi đột ngột thấy nhô lên từ dưới nước một cái đầu đen ngòm. Thì ra đang tắm, Quăn đã lặn xuống nước để trêu hai cô bé. Nếu không bám kịp vào chiếc cọc tre đầu cầu thì hẳn Côi đã ngã nhào xuống hồ Tây. Thằng Quăn khoái, nhe hàm răng trắng ra cười làm Côi không thể nào bực được mà chỉ thấy ngượng vì sự nhút nhát của mình. Nhận ra Côi ở miếu xuống, Quăn bèn sôi nổi kể cho hai đứa bạn nghe nổi ấm ức của nó, khi bà đồng Toàn suýt mất cái vòng vàng.

    Lúc Gái ra thì thầm về con mụ lừa đảo, Quăn đã nhận ra ngay. Bọn trẻ bán kem bán báo như Quăn vẫn gặp mụ luôn, mỗi lần một kiểu tóc và quần áo khác, nhưng vẫn chẳng giấu đi đâu được đôi môi mỏng như môi cá và ánh mắt gian giảo.

    Quăn bỏ không xem cuộc lên đồng. Nó chạy một mạch xuống đồn cảnh binh. Nhưng tên cảnh sát nghe xong bèn cười ha hả, vung tít chiếc dùi cui:

    - Một con mụ đi lừa hả? Có. Tao biết nó. Bao nhiêu đơn kiện đây. Nhưng thời buổi này, thân ai người ấy lo. Chính tao lo cho con tao còn chưa xong, hiểu chưa nhóc con?

    Gái xắn chiếc quần bạc phếch lên tới bẹn, lội dưới nước, vừa nghe vừa giặt chiếc chiếu rách em nó đái dầm đêm qua. Nó dùng chiếc chổi xể cùn cọ theo chiều dọc của mạch chiếu và gấp dần lại. Cuối cùng, bằng cả hai tay, nó giơ chiêc schieeus đã gấp lên quá đầu rồi cứ nhè về phía Quăn mà đập bồm bộp xuống mặt hồ, làm nước bắn vung lên. Thằng Quăn tránh những giọt nước tung tóe ấy bằng cách lặn ngay một hơi dài sang tận cái cầu xây bên cạnh. Bên ấy có cành ổi là sát mặt nước. Quăn bám một tay vào cành ấy, rướn người đu lên, nhanh nhẹn và đen trũi như một con vượn nhỏ. Lúc ở sân nhà ấy có tiếng đàn bà the thé chửi và tiếng chân chạy xuống hồ, thì Quăn đã lao từ trên cạnh rậm xuống nước. Côi chưa hết hoảng hốt vì chỗ Quăn nhào xuống cứ xủi tăm mà vẫn chưa thấy thằng bé đâu, thì cậu ta đã nhô lên ngay trước mặt Côi, lắc lắc cái đầu đẫm nước và nhe răng cười. Trong bàn tay đen đủi giơ cao của cậu ta là một quả ổi chín vàng, nước hồ chảy tong tong.

    Trong vườn miếu Hai Cô chẳng thiếu gì ổi, trên những chiếc đĩa lớn bìa trước điện thờ, các mùa lần lượt đi qua tầm tay cô bé với những quả ngon lành nhất. Nhưng Côi chưa từng thấy có thứ quả nào ngon như quả ổi đào đẫm nước mà ba đứa ăn chung trên chiếc cầu tre hôm ấy.

    CÒN TIẾP.
     
    maile68 thích bài này.
    Last edited by a moderator: 28 Tháng mười một 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...