Xin đừng làm tổn thương đến hướng dẫn viên

Thảo luận trong 'Nhật Ký' bắt đầu bởi Resort Phú Quốc, 10 Tháng sáu 2019.

  1. Resort Phú Quốc

    Bài viết:
    5
    "Cháu gái của cô cũng thích làm hướng dẫn viên du lịch tại Thiên Thanh Resort (HDV) như cháu vậy, nhưng bố mẹ nó nói nghề này thất đức nên quyết không cho nó theo!".

    1 cô khách tầm tuổi mẹ mình nói với mình, và tất nhiên là ngay sau đó thì mình cũng đã tặng cho cô cả 1 bài "thuyết minh" (phát sinh nhưng miễn phí) dài ngoằn, ngay lúc đó!

    Và nếu bạn cũng đang mơ hồ "hướng dẫn viên là gì?" thì để mình giải thích cho bạn:


    Cần những gì để làm 1 HDV?

    1. Học rất giỏi, biết hầu hết tất cả mọi thứ: Lịch sử, địa lý, văn hóa, ẩm thực, ngôn ngữ, kiến trúc, danh nhân. Nhiều lúc thậm chí còn có cả thiên văn, hóa học, vật lý.. Và tất nhiên là phải có tài ăn nói để truyền đạt lại những đề tài kia đến tai khách. Nhưng đó chỉ mới là điều kiện cần, để trở nên nổi bật hơn phần còn lại, nhiều anh em còn phải biết chơi nhạc cụ, tập luyện beatbox, ảo thuật hoặc 1 tài năng nào khác nữa.

    2. Có sức khỏe cực kỳ tốt, hoặc chí ít là sức chịu cực phải rất lớn vì "văn phòng" làm việc của họ thường không phải là phòng điều hòa mát lạnh, mà là mưa, là nắng, là gió ở ngoài đường. Là những buổi sáng phải dậy từ 2, 3 giờ sáng để chuẩn bị cho 1 chuyến tour khởi hành vào lúc mặt trời mọc. Là những bài nói luyên thuyên hàng giờ ở trên xe rồi ngồi xuống nóc thuốc ngay tại chỗ để bảo vệ cho thanh quản của mình để.. nói tiếp cho tới hết ngày làm việc. Và mình đã từng có lần nói từ 02: 00 tới 22: 00 các bạn ạ. Tất nhiên là cũng có những lúc nghỉ ngơi trên xe, nhưng không đáng kể.

    3. Là người phải luôn vì mọi người. Vì không phải lúc nào anh/chị ta cũng khỏe mạnh và có tâm trạng vui vẻ. Có thể là anh ta đang cảm thấy không khỏe và cũng đang có nhiều mối lo, nỗi buồn, niềm trăn trở gì đó ở trong lòng, nhưng kệ bà anh ta, chả ai quan tâm cả, việc của anh là phải làm cho mọi người vui và phải đáp ứng gần-như-tất-cả yêu cầu của khách.

    Ở đây mình liệt kê 3 điều kiện cơ bản nhất để trở thành 1 HDV chuyên nghiệp, tất nhiên là sẽ còn nhiều đòi hỏi khác nữa, những mục 4, 5, 6, 7.. khác nữa mà ở đây không thể liệt kê hết được. Túm lại, trên 1 chuyến xe, người HDV "được" kỳ vọng còn hơn cả Google, bởi lẽ Google thì làm gì biết buồn, biết mệt?


    Công việc của HDV?

    Là làm theo 1 chương trình tour đã được thỏa thuận bởi khách hàng và bộ phận bán tour. Mà thông thường thì do thu nhập cá nhân và doanh thu của công ty du lịch, sales tour thường đồng ý tất cả những yêu cầu của khách, chỉ là để khách đồng ý mua tour, bất chất là họ biết việc thực thi những điều đó gần như là không thể. Đó là còn chưa kể tới những sales tour chưa từng có kinh nghiệm đường tour, thích sao thiết kế vậy.

    [​IMG]

    Kết quả:

    1. Chương trình tour nhàm chán hoặc không thể thực thi, không chửi người thiết kế ra nó, chửi HDV.

    2. Nhà hàng cơm không ngon, lên đồ ăn muộn. Khách thường sẽ không chửi bếp của nhà hàng hay người đặt dịch vụ nhà hàng, mà chửi HDV.

    3. Khách sạn giao phòng muộn, nội thất phòng xấu, wifi yếu. Khách hàng không chửi lễ tân hay lãnh đạo khách sạn, mà chửi HDV.

    4. Xe đi lạc, không chửi tài xế, chửi HDV.

    5. Trời nắng, chửi HDV.

    6. Trời mưa, chửi HDV.

    7. HDV không thuyết minh, chửi. HDV thuyết minh sai, chửi. Mà ai chả có khi sai? Mà thậm chí là thuyết minh đúng quá thì cũng bị chửi các bạn ạ, ở cái nước Việt Nam này, nói lên sự thật là 1 cái tội đấy. À mà thuyết minh thì sẽ có người không quan tâm và tỏ ra khó chịu như thể đang bị làm phiền nữa, coi như là cũng bị chửi!

    8. Khách xả rác, khạc nhổ ở điểm tham quan. Ban quản lý chửi HDV.


    Quyền lợi của HDV?

    1. Như đã nói, được nghe chửi. Mà nếu bị chửi do lỗi của mình thì nói làm gì các bạn?

    2. Được.. hiểu nhầm. "HDV sướng lắm! Ăn ngon, ngủ đẹp, đi đây đó nhiều". Mà như 1 đồng nghiệp của mình từng nói "HDV ăn lúc nào cũng ngon thật, đói quá ăn cái gì chẳng ngon", đăng kèm là bức ảnh anh ta đang ăn mỳ ly trong khách sạn 4*. Thực tế là bạn có thể bấm vào comment đầu tiên ở bên dưới để thấy 1 bữa sáng của HDV khi khách của anh ta đang ăn buffet của 1 Resort 4 có tiếng, bấm vào comment thứ 2 & 3 để xem xem là khi khách của anh ta ở trong 1 khách sạn tiêu chuẩn 5* thì anh này ở đâu? Bấm comment thứ 4 để xem trong lúc khách hàng tham dự 1 cuộc hội nghị sang trọng thì HDV phải vật vờ chờ đợi như thế nào? Và nếu bạn là 1 hành khách du lịch, bạn đang cảm thấy những ngày ở Dalat thật tuyệt vời và nghĩ rằng anh HDV kia thật may mắn vì được lên đây hàng tháng, thì hãy nhớ rằng, ngay lúc đó, có thể là mẹ anh ta đang ốm ở nhà mà không có ai chăm sóc, là sinh nhật của cô người yêu mà anh ta không thể ở nhà để đưa đón cô đi chơi, là anh ta vừa bị bồ đá ngay bữa tối trước đó và điểm tham quan ngay lúc đó chính là 1 nơi đầy ắp kỷ niệm của 2 người, anh ta đang rất rất lạc lõng ngay giữa thành phố mà nhắm mắt cũng thấy tình yêu! Nhưng trước mặt mọi người, anh ta phải cố gắng tỏ ra vui vẻ. Hoặc nếu đó là những ngày lễ, Tết.. thì bạn phải hiểu rất nhiều điều.

    Những chuyến tour thành công, nhiều người sẽ suýt xoa rằng anh này thật hạnh phúc vì được nhiều người yêu mến. Nhưng ít ai biết rằng anh ta đang bị bạn bè lãng quên dần dần vì hầu hết các buổi họp lớp, cưới hỏi đều diễn ra vào cuối tuần, tức là cùng thời điểm của những tour du lịch. Và cô người yêu của anh ta thì hàng ngày vẫn nghe con bạn cùng phòng hoặc con đồng nghiệp cùng cơ quan rỉ vào tai "mày đừng yêu HDV, mấy người đó lăng nhăng lắm". Nhưng có thật là anh HDV sẽ được mọi người yêu mến hay không? Câu trả lời là: Chỉ ngay thời điểm đi tour thôi, những trường hợp ngoại lệ thì đúng là cũng có, nhưng chắc không quá 5%.

    3. Được trải nghiệm. Điều này đúng, nhưng nếu đã đi Nha Trang lần thứ 30 mà bạn vẫn gọi đó là "trải nghiệm" thì bạn bị điên rồi.

    Đánh đổi lại tất cả, người ta gọi HDV là 1 "nghề thất đức"! Vì sao? Có phải cô ấy đang ám chỉ việc HDV sẽ nhận những khoản tiền ở những nơi mà anh ta đưa khách vào mua sắm? Nếu mà không phải thì mình cũng chẳng biết là vì động cơ gì nữa, nhưng nếu đúng là vì điều đó thì để mình giải thích tiếp cho mấy bạn nghe.

    Chuyện 1 HDV sẽ nhận được 1 khoản tiền nếu đưa khách của mình vào mua sắm ở 1 chỗ nào đó là có hay không? Xin thưa, có! Nhiều hay không? Xin thưa, nếu nhiều thì ai cũng làm HDV rồi.

    Đưa khách vào tham quan, mua sắm đôi khi cũng là phục vụ cho nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng. Đôi khi là anh này làm theo thỏa thuận giữa cty du lịch và đối tác kinh doanh, tức là hầu như anh ta không chủ động làm việc đó. Như đã nói, anh làm theo 1 chương trình tour đã được thiết kế sẵn. Và chuyện người ta trả công cho mình vì mình mang lợi nhuận tới cho họ là điều không có gì phải thắc mắc. Nhưng bạn có biết, để đưa khách của mình đến điểm A, lắm lúc anh ta phải từ chối vô số lời mời gọi hấp dẫn hơn nhiều lần từ điểm B, điểm C nào đó. Và chuyện giang hồ địa phương vác dao đến tận phòng tìm HDV để ép anh đưa khách đến chỗ của họ là chuyện vẫn đang diễn ra hằng ngày mà hành khách chắc sẽ không bao giờ nhìn thấy. Nói thẳng ra là vào bên A sẽ vừa ít tiền, vừa đối mặt với những đe dọa từ bên B, bên C, vậy vì sao các HDV và các cty du lịch vẫn thường chỉ tới lui 1 vài địa điểm? Vì hàng hóa ở đó chất lượng, vì uy tín trong kinh doanh, nói rộng ra là vì muốn đảm bảo cho quyền lợi của hành khách của họ! OK fine, khách gọi đó là thất đức!


    HDV phải hy sinh những gì?

    Như đã nói:

    1. Đó là thời gian dành cho gia đình và bè bạn, những buổi tụ tập cuối tuần ở phố Tây như vô số anh em thanh thiếu niên khác hầu như không bao giờ diễn ra với họ. Những ngày lễ đưa cô người yêu đi chơi cũng xa xỉ.

    2. Đó là danh dự: Những yêu cầu quá đáng, những câu chửi rủa tàn nhẫn từ trên trời rơi xuống. Đối với HDV nữ, danh dự của họ sẽ còn bị đe dọa hơn nhiều.

    3. Sức khỏe: Leo đèo, lội suối, đội nắng, giăng mưa..

    4. Nhan sắc: .

    5. Tính mạng: Bất trắc xảy ra, nghĩa vụ của HDV là bảo vệ đến cùng cho khách hàng. Chuyện HDV phải bỏ mạng trên sông, biển, đường nhựa.. để cứu khách hàng của mình xưa nay cũng chẳng hiếm đâu các bạn ạ.

    6. Mùa cao điểm, lễ Tết: Mọi người nghĩ đó là thời điểm bội thu của HDV, nhưng thực tế là.

    + Nhà hàng: Về nguyên tắc thì phải lo cho khách ăn đến món tráng miệng rồi HDV mới được dùng bữa, tức là khi mọi người ăn gần xong thì HDV mới bắt đầu bữa ăn của mình. Nhiều khi gặp khách cũng "dễ thương", ăn vừa xong là đòi đi luôn, nhiều anh em đành mang bụng đói lên xe gào rú các kiểu tiếp.

    Lễ Tết, các nhà hàng đều quá tải, HDV phải làm luôn công việc của phục vụ bàn ở đó. Bàn cho khách ngồi nhiều khi còn chả có, món của khách cũng chả biết bao giờ mới "lên mâm" chứ đừng nói gì tới bàn nội bộ hay ăn nội bộ. Nhiều anh em đồng nghiệp phải nhường luôn cả bàn nội bộ, suất ăn nội bộ của mình cho khách. Khách vừa ăn đồ ăn của HDV, vừa ngồi chỗ của HDV, vừa chửi HDV. HDV vừa nhịn đói, vừa không được ngồi, vừa nghe chửi.

    (Nói tới đây, nếu ai có ý kiến "biết vậy thì đừng đặt ăn ở nhà hàng làm ăn chụp giật đó nữa!". Thì câu trả lời là như đã đề cập: Hướng dẫn viên không phải là người quyết định sẽ ăn ở đâu)

    + Khách sạn: Cháy phòng, hoặc giá phòng phi mã, HDV phải ngủ qua đêm trên xe với vô số khó khăn trong việc đi lại, tắm rửa, đái ỉa.. vì không thể kiếm được phòng bình dân cho mình. Chấp nhận thuê phòng giá cao thì coi như tour đó đi làm không công.

    **Hiện mình đang cộng tác cho 1 đơn vị đầu ngành, nên những khó khăn về nhà hàng, khách sạn như vừa nêu đã được giải quyết đi nhiều, nhưng nhiều anh em freelancer hiện vẫn còn chịu cảnh đó khi cộng tác với các cty nhỏ lẻ vào mùa cao điểm. Mình thì ổn rồi, nhưng họ thì vẫn đang hy sinh ngày Tết với gia đình để bôn ba vừa ăn bờ, vừa ngủ bụi, vừa nghe chửi đấy các bạn ạ.

    Nhắc lại: HDV là những người học rất giỏi, rất rất giỏi, để rồi đổi lại vô sô sự tệ bạc như này!

    Tất nhiên, không phải chuyến tour nào của vất vả và bất công đầy ắp như vậy đâu, chắc anh em HDV bỏ nghề hết mất. Và khách hàng thì cũng có nhiều người rất dễ thương và tạo cho HDV rất nhiều niềm vui trong công việc, nhưng thật lòng mà nói, nhóm này không quá 50% đâu các bạn ạ. Và đúng là cũng có những anh em HDV đã có những việc làm trái với đạo đức nghề nghiệp khiến rất nhiều người có cái nhìn không mấy thiện cảm đến cả 1 "bó đũa" cũng là điều dễ hiểu, nhưng mình cũng không nghĩ là số ấy lại đủ đông để hôm nay toàn bộ anh em cùng "được" lên báo như này và cùng nghe/chịu những cái nhìn hay suy nghĩ lệch lạc trên mỗi đường tour. Đó là lý do mình viết cái bài dài ngoằn này, không phải là để khóc nhè cho mình, mà là để thanh minh cho công việc mình đang làm, để đòi lại công bằng cho đa phần anh em đồng nghiệp vẫn đang cống hiến một cách chuyên nghiệp cho nghề nghiệp của mình và kêu gọi phần còn lại làm việc có tâm hơn.

    Về bài báo, mình cũng chưa có dịp cầm bài báo trên tay để đọc từ đầu tới cuối, nên cũng mong rằng đó chỉ là dòng "giật tít câu view". Nhưng người Việt mình thường có thói quen chỉ đọc title bài báo, nên giật vậy cũng ác quá các bác nhà báo ạ. Em đọc mà tổn thương đến phát khóc đấy

    Cảm ơn mọi người đã đọc bài!
     
    chiqudoll, Cỏ Orient, Lagan2 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 13 Tháng sáu 2019
  2. Lagan

    Bài viết:
    635
    Bài viết tuyệt quá!

    Mình tự nhận là chưa từng coi thường HDV, cũng không chửi bới, trách móc gì nhưng sau khi đọc bài của bạn, mình thấy những hành động mình làm là chưa đủ.

    Xin kể một chút vể trải nghiệm của mình. Hồi đi Phú Quốc, mình có gặp được 1 người hướng dẫn viên khiến mình nhớ đến bây giờ. Mình vẫn liên lạc và gọi là ông, bởi ông cũng hơn 60 tuổi rồi, không con cái, người thân bên cạnh, vì kinh tế long đong nên vẫn phải bôn ba làm HDV du lịch. Mình thấy người HDV này như ông của mình vậy. Vì sự hiểu biết, sự từng trải trong hành động và lời nói của ông làm mình kính nể, quả thật như bạn nói, HDV là những người rất giỏi.

    Mình nhớ đã hỏi ông một câu hỏi ngu ngốc khi thấy ông nói tiếng anh trôi như gió rằng: "Do you use formal or informal English?" và bạn biết không, câu trả lời mình nhận được là: "No matter formal or informal, the important thing is you are using English" - Bất kể trang trọng hay không trang trọng, điều quan trọng là con đang sử dụng Tiếng Anh? Lúc đó mình đã đơ người luôn, nghĩ lại mới thấy buồn cười, và lúc đó mình mới nhận ra, mình đã hiểu sai về bản chất của ngôn ngữ. Và trong suốt 3 ngày đó, mình đi theo ông, chỉ nói tiếng anh và mình phát hiện ra, mình chẳng có thứ gì đáng tự hào về vốn tiếng anh của mình cả.

    Mình thấy ông rất dẻo dai, ông đi bộ phăng phăng mấy tiếng liền vẫn được trong khi mình nhỏ hơn ông gần 4 giáp (48 tuổi) mà đi có chút xíu đã thở phì phò. Tiếp xúc có 3 ngày thôi nhưng mà mình rất quý, bởi sự hiếu khách, sự trẻ trung, sự yêu mến và năng lượng tích cực mà ông truyền tải. Ông dạy mình rất nhiều thứ, từ cách học tiếng anh, cách nói chuyện, hành xử, cách đặt vấn đề, và một bài học quý về chuyên ngành của ông - dịch vụ mà mình vẫn áp dụng cho đến giờ. Đó là cách ứng xử với bất kì khách hàng nào và được gói gọn trong 4 từ "không" :

    - Never say "no" to customers

    - Never say "excuse me" to customers

    - Never say "sorry" to customers

    - Never say "ok" to customers

    Chỉ nói chút đó thôi vì mình muốn giữ lại kỉ niệm về người đàn ông tuyệt vời đó cho riêng mình.

    Bài viết sâu sắc của bạn khiến mình có thay đổi trong suy nghĩ về tầm quan trọng của người HDV.

    Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã đem lại nhiều bài học bổ ích.

    Chúc bạn và những người HDV được thuận buồm xuôi gió, và một câu từ người HDV đáng kính của mình: "Trước khi đi ngủ, hãy nhẩm lại vài lần: FORGET! FORGET! FORGET"
     
    LieuDuongchiqudoll thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...