Nói đến xấu hổ người ta lại tự gán cho mình câu: " Mình chưa bao giờ đủ tốt cả". Vậy tai sao bạn không tự thuyết phục mình đừng nghĩ theo chiều hướng đó bằng câu hỏi: " Bạn nghĩ bạn là ai?". Có thể hiểu một cách đơn giản là xấu hổ không phải là một cái tội. Xấu hổ là xuất phát từ trạng thái quá chú tâm vào chính mình. Còn tội lỗi là tập trung vào hành vi. Xấu hổ là: "Mình thật tệ". Tội lỗi là " Tôi đã làm phải điều gì tồi tệ rồi". Sự xấu hổ thường liên quan đến sự ham muốn, trầm cảm, bạo lực, gây sự, bắt nạt, tự tử, rối loạn ăn uống.. Và đấy là những điều bạn cần phải biết. Mặc cảm tội lỗi lại chẳng có liên quan đến cái nào trong đó. Xấu hổ đối với phụ nữ mà nói là vì không đạt được điều gì đó, là sự đối lập, sự kì vọng cạnh tranh cạnh tranh với mẫu người mà chúng ta hướng đến. Với đàn ông thì khác, họ xấu hổ vì không được nhìn nhận như cái gì đó, hay vì nghĩ bản thân mình yếu đuối. Nhưng sự thật là sự dễ tổn thương không phải là sự yếu đuối. Tôi định nghĩa sự tổn thương là do những đổ vỡ về tình cảm, tình trạng không rõ ràng về tình cảm. Điều này làm xáo trộn cuộc sống của chúng ta. Và từ đó, tôi đi đến một sự tin chắc rằng sự tổn thương là thước đo chính xác nhất về lòng can đảm của chúng ta. Nếu chúng ta đang tìm cách để quay lại với nhau, chúng ta phải hiểu và thông cảm cho nhau, bởi đó là thuốc giải cho sự xấu hổ. Xúc tác cho sự xấu hổ đó là im lặng, giấu giếm và tự phán xét mình. Nhưng nếu bạn bỏ ra một chút thông cảm thì tình hình sẽ thay đổi. Khi chúng ta đang căng thẳng với nhau, có ba từ có sức mạnh hòa giải nhất, đó là "Tôi cũng vậy". Nếu chúng ta đang tìm cách quay lại với nhau, thì sự tổn thương là điều không thể tránh khỏi