Xác định tọa độ văn hóa Việt Nam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gà con chiu chiu, 30 Tháng một 2023.

  1. Gà con chiu chiu

    Bài viết:
    3
    Xác định tọa độ văn hóa Việt Nam.

    Giống như một điểm trong không gian, vị trí của một nền văn hóa trong xã hội phải được xác định bởi một hệ tọa độ. Một hệ tọa độ ba chiều: Thời gian văn hóa, Không gian văn hóa và Chủ thể văn hóa.

    - Không gian văn hóa Việt Nam:

    + Không gian gốc của văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Nam - Á (Bách Việt). Một hình tam giác với cạnh đáy là sông Dương Tử và đỉnh là vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam

    + Không gian tồn tại của văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Indonésien lục địa. Một tam giác rộng lớn hơn trùm ra ngoài hình tam giác thứ nhất với cạnh đáy vẫn là sông Dương Tử ở phía Bắc nhưng đỉnh thì kéo tới vùng đồng bằng sông Mê kông ở phía Nam

    - Thời gian văn hóa Việt Nam được chia thành các giai đoạn:

    + Giai đoạn văn hóa tiền sử (vài nghìn năm trước CN) của cư dân Nam Á với sự hình thành nghề nông nghiệp trồng lúa nước.

    + Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc (giữa thiên niên kỷ thứ III TCN). Thành tựu chủ yếu là nông nghiệp lúa nước; luyện kim đồng (Đông Sơn). Giai đoạn này đã tạo nên đỉnh cao rực rỡ trong lịch sử văn hóa dân tộc và có ảnh hưởng đến toàn khu vực.

    + Giai đoạn văn hóa thời Bắc thuộc (TK I TCN đến năm 938) : Chống lại sự đồng hóa của Trung Quốc; Sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc; bắt đầu giao lưu, tiếp nhận văn hóa Trung Quốc và khu vực.

    + Giai đoạn văn hóa Đại Việt (TK 10 – 14) : Văn hóa bản địa tiếp sức với văn hóa Phật giáo, chuyển sang văn hóa Nho giáo.

    + Giai đoạn văn hóa Đại Nam: Từ thời Trịnh – Nguyễn đến thời kỳ Pháp thuộc: Có sự thống nhất về lãnh thổ và tổ chức hành chính; Nho giáo được đưa lên làm quốc giáo và suy tàn; Khởi đầu của sự xâm nhập văn hóa phương Tây bắt đầu cho thời kỳ hội nhập văn hóa nhân loại.

    + Giai đoạn văn hóa hiện đại: Từ năm 1945 đến nay.

    - Chủ thể văn hóa là các dân tộc Việt nam

    + Cách đây khoảng 10 ngàn năm, chủng tộc Melanesien đang sinh sống trên khu vực Đông nam Á, tính từ phía nam sông Dương Tử trở xuống. Một dòng người du mục thuộc đại chủng Á từ phương Bắc thiên di xuống, vượt qua sông Dương Tử, dừng lại và hợp chủng với dân Melanesien nông nghiệp bản địa, tạo ra một chủng mới gọi là chủng Indonesien (Mã lai cổ), nước da ngăm đen, tóc hơi quăn, tầm vóc thấp.

    + Cách đây khoảng 5000 năm (thời đồ đá mới, đầu thời đại đồ đồng), tiếp tục diễn cư Indonesien bản địa, tạo ra chủng mới là chủng Nam-Á .

    + Thời kỳ sau đó, chủng Nam-Á được chia tách thành một loạt các chủng tộc mà trong cổ thư Việt Nam và Trung Hoa được gọi bằng danh từ Bách Việt.

    ******************************

    Tài liệu tham khảo: Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (Cái nhìn hệ thống - loại hình), NXB. Tp. HCM
     
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng hai 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...