Xác định anion clorua trong đất bằng Bạc nitrat- Phương pháp Mohr 1. Nguyên tắc: Xác định Cl- trong dung dịch đất dựa trên nguyên lí chuẩn độ kết tủa trong môi trường trung tính với chất chỉ thị là K2CrO4: NaCl + AgNO3 -> AgCl (kết tủa trắng) + NaNO3 K2CrO4 + 2AgNO3 -> Ag2CrO4 (kết tủa đỏ gạch) + 2KNO3 Như vậy một lượng dư rất nhỏ của AgNO3 sẽ kết hợp với K2CrO4 thành kết tủa màu đỏ gạch cho phép xác định điểm tương đương khi chuẩn độ Cl- bằng AgNO3. Phương pháp này thường dùng cho đất có độ mặn vừa phải, có hàm lượng Cl- lớn. Sự có mặt của lượng lớn ion SO42- có ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp. 2. Hóa chất - Dung dịch AgNO3 0, 01N - Dùng dung dịch NaCl hoặc KCl chuẩn có nồng độ chính xác 0, 01N để kiểm tra lại nồng độ dung dịch chuẩn và kiểm chuẩn kết quả phân tích. - Dung dịch K2CrO4 10% 3. Phân tích mẫu Hút chính xác 25ml dịch chiết đã chuẩn bị trên (Dịch lọc có thể cho thêm vài tinh thể KNO3 để chống đục). Thêm 1ml K2CrO4 10% rồi chuẩn độ bằng AgNO3 0, 01N. Lúc đầu xuất hiện kết tủa AgCl màu trắng, sau đó chuẩn độ đến kết tủa màu đỏ gạch (V1). Chú ý, quá trình xuất hiện kết tủa đỏ gạch trong nền kết tủa trắng rất khó quan sát đặc biệt là khi nồng độ Cl- trong dung dịch lớn. Do đó, khi tiến hành phân tích cần thử mẫu sơ bộ để dự đoán nồng độ clorua trong mẫu và tiến hành pha loãng mẫu hay cô đặc mẫu nếu cần thiết. 4. Tính kết quả Cl- (%) =((V1*CN*35.5V) / (W*Vcđ)) * k*100*0.001 Trong đó: K: Hệ số khô kiệt V: Thể tích dung dịch chiết rút W: Khối lượng đất (g) Vcđ: Thể tích dung dịch hút để chuẩn độ. CN: Nồng độ đương lượng của AgNO3.