Hỏi đáp Xã hội sẽ thế nào nếu đạo đức giả tồn tại?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 22 Tháng tư 2021.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,595
    Chào mừng các bạn quay trở lại với Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba?

    Để tuần cuối cùng của tháng 4 trôi qua một cách ý nghĩa, mình xin phép được gửi đến các bạn câu hỏi của tuần này

    Theo các bạn, xã hội của chúng ta sẽ như thế nào nếu tồn tại đạo đức giả?

    Hãy bình luận câu trả lời của các bạn ở bên dưới và đừng quên đánh giá 5 sao và like cho gameshow cũng như cau hỏi để ủng hộ mình nhé!
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng tư 2021
  2. lindadameomeo

    Bài viết:
    79
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Không phải nếu tồn tại đạo đức giả mà ngay hiện nay nạn đạo đức giả vẫn đang hoành hành bá đảo tung chảo.

    Đạo đức giả là gì thì mình tin các bạn ở đây đều biết nó là gì rồi. Nói nôm na dễ hiểu thì đạo đức giả là: Bề ngoài nhân từ, thiện lương, hiền lành tử tế, bên trong là cả một bầu trời oán hận, tàn bạo, ngang ngược, hống hách, vv.. v.


    Để cho bạn hiểu thì mình xin phép được có ví dụ này:

    Ông J làm quan ở huyện G, ông nổi tiếng vì lòng nhân ái của mình đối với bà con cô bác xa gần trong huyện, ai cũng ca tụng ông nhưng ẩn sau vẻ ngoài đó, ông J thường mua chuộc người để truyền tai nhau danh tiếng của ông, bóc lột người khác. Có thể nói ông J đội lốt Thỏ bên trong thân xác Sói.

    Tác hại của đạo đức giả rất đa dạng, một là xã hội sẽ loạn lên, mọi người chung sống với nhau rất khó hòa hợp, hai là không phân biệt được ai là người thật, ai là Sói.

    Tại sao lại nói thế?

    Tại vì đạo đức giả cũng giống như một con dao hai lưỡi vậy. Nó mặc dù sẽ đem danh tiếng đi xa, đi cao hơn một bước nhưng khi biết được bộ mặt thật của người đó thì mọi người sẽ nghĩ như thế nào về họ? Họ còn cơ hội để sửa chữa lỗi lầm ấy hay chỉ đơn giản là bước tiếp trên con đường đầy máu đỏ?

    Xã hội loạn lên vì ngay cả những người nổi tiếng đình đám trong Showbiz cũng vậy, chỉ là họ chưa đủ dũng cảm để nói lên, để vạch trần bộ mặt gian xảo của họ - những người nổi tiếng.

    Đạo đức giả tồn tại biểu hiện cho sự thống trị của những linh hồn xấu xa, quỷ quyệt hay là ma, là quỷ, chúng sai khiến họ để đạt được những điều mong muốn.

    Chẳng ai muốn xem/nghe/biết những người đạo đức giả; bởi lẽ họ xem cũng chẳng có lợi ích gì cho họ, thay vì những người thân thiện như trước đây, xã hội sẽ toàn là giả tạo.

    Những người thân có còn tin tường nhau? Họ hàng đấy, quen biết đấy, có còn nhận ra nhau không?

    Xã hội dần sẽ đi vào sự bế tắc vĩnh viễn..


    => Nếu đạo đức giả tồn tại trong xã hội, loài người sẽ sớm bị hủy diệt!
     
  3. Na1110

    Bài viết:
    15
    Xã hội hiện nay đang tồn tại rất nhiều lcái xấu, người tốt thì ít mà người xấu thì nhiều.

    Và đạo đức giả là một trong những cái xấu ấy.

    Đạo đức giả là sống không thật thà, bên ngoài một đằng bên trong một nẻo ví dụ như miệng thì nói lời ngon tiếng ngọt, khen ngợi người ta nhưng lại thầm chê bai khinh thường trong lòng.

    Vấn đề này vô cùng phổ biến trong xã hội loài người mà không phân biệt độ tuổi, già có, trẻ có.

    Đạo đức giả vốn là do bản tính xấu xa của phần "con" trong tâm tính con người mà ra, nó bắt nguồn từ lòng tham, sân si, ghen ghét đố kị..

    Và xã hội sẽ ngày càng suy đồi đạo đức nếu quá nhiều người đạo đức giả, ta sẽ không thể biết được đâu là thật đâu là giả. Mà khi xã hội này đạo đức bị suy đồi đến tận cùng thì cũng là lúc trái đất bị diệt vong, và nguyên nhân là do con người tự hủy hoại chính mình.
     
    Last edited by a moderator: 12 Tháng chín 2023
  4. Guava Sitinhboi:3

    Bài viết:
    69
    Nếu đạo đức giả tồn tại à?

    Chẳng phải xã hội ngoài kia vẫn tồn tại đấy thôi? Chỉ là nó không đủ lớn mạnh để phá hủy đức tính của những con người thật sự tốt bụng.

    Nếu 100% xã hội này là đạo đức giả thì ta hoàn toàn mất lòng tin vào hai từ "người tốt"! Ta sẽ chẳng tin được bất kì ai, người nào cũng tỏ ra sự tốt bụng và lương thiện nhưng bên trong đầy những rắp tâm xấu xa cặn bã. Mỗi lời nói ra như mật rót vào tai nhưng khi biết được bụng dạ cứ như nọc rắn. Bên ngoài chỉ là lớp sơn trông có vẻ sạch sẽ nhưng lại thối nát mục rữa biết bao nhiêu. Đầy sự lợi dụng nhau qua lại, đơn giản vì đồng tiền và quyền lực. Nếu hợp tác tốt sẽ cười cười nói nói nhưng vẫn đem phần lợi về mình. Không hợp tác tốt hoặc hết giá trị lợi dụng sẽ gạt sang một bên. Công lí không còn! Những lời biện hộ cho sự thật thà bị những thứ giả tạo che mất.

    Tiền tài và quyền lực tạo nên một "đạo đức giả". Khiến ta ngu muội vì tất cả để có được chúng. Biết rằng không tiền sẽ chẳng ai xem trọng nhưng có những con người dùng mọi thủ đoạn vì đối với họ không gì là hơn được đồng tiền.

    Đạo đức giả ấy có thể biến mất nếu con virus ấy quá lớn mạnh. Một con người thật thà chất phác nhưng nếu sống ở một xã hội đầy sự che giấu giả tạo thì sau cùng vẫn hòa nhập với xã hội đó bằng phần "con" trong bản thân mình.

    Đôi khi đạo đức giả ấy cũng chính là chiếc chìa khóa thành công để con người ta đứng trên đỉnh vinh quang. Thử tưởng tượng xem một xã hội vô tâm thờ ơ, một người cần giúp đỡ nhưng chẳng được gì! Bắt buộc người đó phải tạo nên những cái giả của mình để kiếm tiền sinh sống, nhờ đó vực dậy và thành công. Có thể họ nghĩ mình có thể kiểm soát cái giả đó nhưng sau một thời gian, chính người đó mới bị kiểm soát. Từ đó đạo đức giả đã được hình thành, chẳng phải do xã hội này đã xấu sẵn rồi sao?

    Con người chúng ta là động vật cao cấp hơn những loài còn lại trên hành tinh này. Ta có ý thức rõ ràng và độ thông minh vược bật, ta hiểu được những chuyện mà loài động vật khác không hiểu. Cũng chính vì quá hiểu quá thông minh mới sinh ra những cái xấu trong con người, sẵn sàng dùng đạo đức giả ấy để leo đến bậc cao hơn trong xã hội. Thử tưởng tượng xem, nếu ta là người tối cổ và mãi không tiến hóa thì làm gì có những thứ gọi là "đạo đức giả".
     
    Last edited by a moderator: 12 Tháng chín 2023
  5. Lam Triêu

    Bài viết:
    14
    Đạo đức giả là sự xuất hiện đầy chất giả tạo của đức tính hay lòng tốt, trong khi che giấu những bản chất xấu xa thực sự, đặc biệt là đối với niềm tin tôn giáo và đạo đức; do đó, trong một ý nghĩa chung, đạo đức giả có thể liên quan đến sự phân tán, giả vờ hoặc một sự giả tạo.

    Tuy đạo đức giả được nhiều người nhận định đó là một sự xấu xa và nó chỉ tồn tại trong mặt xấu.

    Nhưng thực chất, mọi thứ sinh ra đều có hai mặt mâu thuẫn của nó, chính vì vậy mới tạo nên sự phát triển và vận động không ngừng của xã hội.

    Điều mà tôi đang nói đến là việc đạo đức giả cũng có mặt lợi và mặt hại của nó.

    Vậy chúng ta thử đi đến suy nghĩ đầu tiên của tất cả mọi người khi nhận định về vấn đề đạo đức giả.

    Mặt hại của đạo đức giả trong xã hội.

    Các nhà tâm lý học xã hội thường xem đạo đức giả như một sự khởi tạo của sự không nhất quán về thái độ hoặc hành vi.

    Lấy một ví dụ dễ hiểu, những doanh nhân thành đạt khi được mời phát biểu để đưa ra những định hướng những kim chỉ nam dành cho các bạn trẻ để có thể đi tới thành công như họ. Như việc phải có đạo đức của người kinh doanh, làm ăn một cách lương thiện, phục vụ cho nhu cầu đời sống của người dân. Xong, lời nói hoa mỹ thốt ra về những lí lẽ sống nhưng khi mọi chuyện được khám phá và vỡ lở ra, ta mới biết rằng những đồng tiền họ kiếm ra được đều từ những sự lừa lọc, làm ăn bất hợp pháp mới được tạo thành.

    Nhà báo chính trị Mỹ Michael Gerson nói rằng đạo đức giả chính trị là "việc sử dụng mặt nạ có ý thức để đánh lừa công chúng và thu được lợi ích chính trị"

    Giải thích cho câu nói trên ta sẽ lấy ví dụ điển hình ngày nay, những 'anh hùng đường phố' hay những người làm từ thiện vì lương tâm và sự đồng cảm xót xa trước những mảnh đời bất hạnh. Ta đã được xem ở đâu nào, bạn đã được chứng kiện tận mắt tất cả những việc làm đó chưa? Hay thứ mà chúng ta thấy được chỉ qua màn ảnh của những chiếc ti vi, máy tính, điện thoại.

    Đúng vậy, là màn hình của những phương tiện truyền thông và việc họ làm có thật sự xuất phát từ cái mà họ gọi là 'lòng hảo tâm' hay chỉ là 'diễn xuất trên màn ảnh' nhưng đằng sau là những thứ đầu cơ trục lợi, lợi dụng việc đó để đánh bóng tên tuổi?

    Theo nhà triết học chính trị người Anh David Runciman, "Các loại lừa dối đạo đức giả khác bao gồm tuyên bố về kiến thức mà người ta thiếu, tuyên bố về sự nhất quán mà người ta không thể duy trì, tuyên bố về lòng trung thành mà người ta không sở hữu, tuyên bố về một bản sắc mà người ta không nắm giữ"

    Mặt xấu trong con người chính là việc vạch áo cho người khác xem lưng nhưng mà họ sẽ chỉ cho chúng ta xem những mặt tốt của họ thôi hoặc họ sẽ sử dụng những 'ám hiệu đặc biệt' để chứng minh cho mọi người thấy được họ 'vĩ đại' đến nhường nào. Họ sẽ không chấp nhận việc bản thân có những khiếm khuyết hay chấp nhận chính sự ngu dốt của mình và dùng những lời nói hoa mỹ để dấu đi cái ngu dốt ăn sâu trong não bộ của họ.

    Một số thanh thiếu niên học sinh, những người nhỏ tuổi trong xã hội, nhưng lại có mầm mống của đạo đức giả trong xã hội, bằng vào việc che đậy những hạn chế của bản thân, sự thiếu hụt về kiến thức. Giống như câu nói trên của David Runciman, một trong các loại đạo đức giả bao gồm tuyên bố về kiến thức mà người ta thiếu, những bạn trẻ đó là những con ngựa non háu đá, họ không chấp nhận việc bản thân thua kém nhưng lại không biết tiếp thu kiến thức và nhận ra sự yếu kém của bản thân.

    Tôi cũng là học sinh và tôi đã chứng kiến qua nhiều kì thi trôi qua, mỗi lần bước chân ra khỏi phòng thi họ sẽ đều thốt lên những câu che đậy cho việc yếu kém của bản thân là do không cẩn thận, đến cuối kì thi mới nghĩ ra hay đổ lỗi cho lí do bất kì như bản thân lười nếu chăm chỉ hơn thì điểm còn cao hơn nữa hay là nói những lời đầy 'kiến thức' nhưng bên trong lại sáo rỗng lại càng chứng minh cho sự ngu dốt của họ.

    Mầm mống của đạo đức giả chỉ đơn giản là xuất phát từ những điều nhỏ nhặt và nó bám rễ trong con người từng chút một.

    Tại sao họ phải làm thế, hay chúng ta chỉ có thể lí giải cho việc đó bằng việc sử dụng yếu tố thần thánh..

    Trong Kinh Cựu Ước có câu chuyện về con rắn dụ dỗ Eva ăn trái cấm. Ban đầu, con rắn dụ dỗ Eva, nó khôn khéo không xúi giục Eva rằng hãy ăn trái cấm đi, mà tạo nên một sự nghi ngờ Thiên Chúa trong lòng Eva, tạo cho Eva ham muốn ăn trái cấm để mình định được đúng sai như Thiên Chúa. Eva và Adam đã ăn trái cấm còn con rắn đã đạt được mục tiêu của mình: Khiến cho con người sa ngã.

    Con rắn đó là hiện thân cho đạo đức giả, nọc độc của nó ăn mòn chúng ta khiến cho mối quan hệ giữa con người chỉ tồn tại sự dối trá.

    Nhưng thật may mắn rằng, trên thế giới còn vô vàn những người tốt, họ là liều thuốc mạnh để chống lại nọc độc chết người đó. Ý tôi là môi trường sống, nếu chúng ta được giáo dục và sống trong môi trường tốt và được giáo dục toàn diện hơn về mặt đạo đức thì có lẽ hiện trạng trên sẽ giảm xuống.

    Chúng ta đã 'bóc trần' về mặt hại của nó vậy thì đến mặt còn lại..

    Mặt lợi của đạo đức giả

    Nghe thì thật vô lý nhưng nó thực chất có mặt lợi, giống như minh chứng về một số doanh nhân thành đạt. Nếu không phải đạo đức giả thì họ sẽ không thành công như ngày nay nhưng nếu vỡ lở thì mũi rìu dư luận sẽ chĩa về họ.

    Thực chất, nếu chúng ta sống với nhau bằng việc nghĩ gì thì cứ nói thẳng, tôi biết ai cũng thích những người trung thực nhưng thử hỏi một chút.

    Nếu một người có ngoại hình xấu xí thì liệu có muốn một người nói thẳng với mình rằng 'Mày thật là xấu xí ". Làm gì có chứ, dù cho sự thật mất lòng nhưng cái điều thẳng tính ấy lại là cái chúng ta gọi là vô duyên.

    Những con người thẳng tính lại luôn dè bĩu cái sự giả tạo và đạo đức giả nhưng nếu sống trong xã hội này, họ chỉ biết nói thẳng những gì mình nghĩ như việc cái áo kia xấu, đứa kia đểu cáng hay tôi không thích bạn..

    Liệu họ có thể ' tồn tại' được hay không?

    Vậy chẳng lẽ ta chỉ có thể 'đạo đức giả' thôi sao?

    Có người nói với tôi về việc trong xã hội ai cũng có hai mặt cả thôi..

    Nhưng tôi lại nghĩ khác, không phải ai cũng có hai mặt, tôi nghĩ suy nghĩ của những người nghĩ việc" Ai cũng có hai mặt"là một suy nghĩ sáo rỗng và buồn cười.

    Hai mặt là chỉ những kẻ mà chúng ta nói là bản chất của đạo đức giả nhưng những người mà mặc dù biết người kia xấu nhưng vẫn chơi cùng họ một cách hòa hảo thì lại không.

    Đừng nhầm lẫn như vậy, cái đó chúng ta gọi là 'nghệ thuật sống', miễn là bạn không làm theo những gì mà chúng ta nêu như ở phần về mặt hại của nó và sống một cách bình thường mà khi đối mặt với những thứ như việc bạn không thích một ai đó. Đừng nói thẳng trước mặt họ nhưng cũng đừng đâm chọt sau lưng họ, hãy hòa hảo với họ đó là nghệ thuật sống.

    Ranh giới giữa 'đạo đức giả' và 'nghệ thuật sống' rất mong manh.

    Con người là những sinh vật thông minh, chính sự thông minh mới tạo nên con người. Hãy vận dụng cái tư duy của bạn mà quyết định suy nghĩ của bạn về nó, mỗi người có cách nghĩ khác nhau nhưng cái ta nên làm là nhìn vào tất cả các mặt của nó giống như việc ta bàn đến về ' đạo đức giả' sau đó rút ra những nhận định về nó.

    Hơn là việc bị bào mòn bởi những suy nghĩ về cái xấu về làm thế nào để tránh đạo đức giả hay để nhận biết những kẻ đạo đức giả.. Thay vì những việc vô bổ đó thì nên tự đánh giá lại chính bản thân sẽ tốt hơn.
     
    TuyettuyetlanlanMạnh Thăng thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng tư 2021
  6. hannavuive

    Bài viết:
    0
    Theo mình nghĩ, hiện nay xã hội của chúng ta có đạo đức thật hay giả thì ta cần phải tiếp xúc thì mới biết được. Không thể nhìn một người lạ rồi phán là đạo đức giả hay thật được. Xã hội hiện nay con người đều có cả hai mặt nên ta không thể biết. Cho nên tồn tại đạo đức giả thì khả năng con người chúng ta sẽ bị suy vong hay tiếp tục bước trên con đường này.
     
    TuyettuyetlanlanMạnh Thăng thích bài này.
  7. Tuệ Di

    Bài viết:
    120
    Cuộc sống mà tồn tại đạo đức "không thật" thì đúng là rất nguy hiểm.

    Nếu có thật, sẽ có những người là nạn nhân của họ.

    Haizz.

    Làm thế chỉ làm mình thấy mất niềm tin vào cuộc sống. Đôi khi chỉ là 1 lời đề nghị giúp đỡ mà có thể khiến ta băn khoăn, phân vân xem sâu xa có ý gì ngoài ý tốt không?

    Đạo đức "pha ke" này chỉ khiến xã hội đi xuống, con người với nhau mà chỉ toàn mờ ám, dối trá.

    Nếu như thế cũng dễ khiến ta đánh đồng lên cả những người có tấm lòng tốt thật sự, bất công lắm.
     
    Tuyettuyetlanlan thích bài này.
  8. Tuyettuyetlanlan

    Bài viết:
    268
    Theo mình thấy đạo đức giả có lúc có lợi thì có lúc có hại. Nhưng đa số trường hợp bị mọi người biết đến đều là gây hại cho người khác.

    Bởi vậy nghe nói tới đạo đức giã người ta sẽ nghĩ ngay ai đến mặt ngoài chính nhân quân tử còn bên trong thì là tiểu nhân xấu xa, quỷ quyệt, là một cái mua danh chuột tiếng hạng người.

    Ví dụ như một cô công chúa muốn có một danh tiếng tốt cô sai người hầu lấy gạo trong kho của mình phát miễn phí cho những người nghèo đói.

    Những tay sao của cô đã lan truyền tin tốt này khiến cho tất cả mọi người trong đất nước đều biết nơi đây có một nàng công chúa hiền lành thiện lương như thế nào.

    Trong ví dụ này mà có ích cho xã hội là cô công chúa đó đã phát gạo cho rất nhiều người, đã cứu được rất nhiều người nghèo, đói.

    Vì muốn có danh tiếng tốt mà cô đã làm điều tốt dù cô không thích cho lắm hay cũng không muốn làm nhưng cô đã làm ra chuyện có ích cho xã hội cho những người nghèo đói kia.

    Như vậy mặt không tốt trong câu chuyện này là là những lương thực mà cô công chúa này lấy ra vốn dĩ là của vua cha cướp bóc từ những người dân nghèo đó thôi.

    Cô công chúa này chẳng cần phải vất vả lao động chẳng vất vả trồng trọt dãi nắng dầm sương để có những hạt gạo quý giá ấy cho nên cô có thể tùy tiện tặng người để đổi lấy danh tiếng.

    Cô sẽ chẳng biết được những người ngoài kia đã phải vất vả bao nhiêu đổ ra bao nhiêu mồ hôi nước mắt để làm ra những hạt gạo đó.

    Bất cứ chuyện gì tồn tại cũng có mặt tốt và mặt xấu kể cả đạo đức giả.

    Nhiều khi làm chuyện tốt lại hóa ra chuyện xấu có lúc không muốn làm chuyện tốt lại làm chuyện xấu mà lại lại thành chuyện tốt.

    Đạo đức giả chả có gây hại hay không không cho xã hội thì tùy theo người có đạo đức giả đó hành động.

    Đừng đổ lỗi lên đạo đức giả. Cứ mỗi lần gặp người nào xấu xa thì nói người đó đạo đức giả rất là phiến diện.

    Xã hội chúng ta tồn tại đạo đức giã đã từ xưa tới nay không bao giờ thiếu và cũng sẽ không thiếu trong tương lai.

    Đạo đức giã là một thành phần không thể thiếu trong xã hội và chúng ta sẽ không bao giờ loại bỏ nó được.

    Chỉ cần những người đạo đức giã không có những hành vi gây ảnh hưởng tới người khác thì sẽ không ảnh hưởng gì đến xã hội cả.
     
  9. tatsuno jin

    Bài viết:
    127
    Xã hội sẽ thật tồi tệ nếu đạo đức không tồn tại

    Sẽ luôn có những người xấu xa, sẽ có những trộm cướp, tỷ lệ tội phạm tăng cao, không có đạo đứa con người sẽ trở nên vô tội bạ, làm gì cũng không cần để ý. Vứt rác bừa bãi, phóng hóa đốt nhà, cướp của, giết chóc, những ngọn núi rác chất thành đống, những dòng sông trong xanh sẽ chỉ còn màu đen đục ngầu của chất thải, cả thế giới sẽ đi vào hỗn loại không lối thoát, từ đó dẫn đến diệt vong

    Qua đó ta có thể thấy được tác hại khi con ngươi không có đạo đức, khi xã hội không có đạo đức, vì vậy mỗi con người cần nên giữ gìn những đạo đức tốt đẹp của bản thân mình.
     
    Tuyettuyetlanlan thích bài này.
  10. Tác giả Trà Anh

    Bài viết:
    538
    Mình nghĩ rằng xã hội vẫn đang tồn tại song song với đạo đức giả mà. Vậy nên nếu đạo đức giả tồn tại thì xã hội vẫn sẽ tồn tại như bây giờ mà thôi. Vẫn sẽ có kẻ xấu người tốt và vô số vấn đề như ngày nay mà thôi.

    Trên đời này 8 tỉ người nên thật khó để ai cũng là người tốt. Mỗi người sẽ có một khiếm khuyết riêng, có người xấu hại người nhưng có những kiểu ném đá giấu tay. Họ thích tỏ ra tử tế dạy đời người khác nhưng lại đi làm nhiều chuyện xấu. Đó chính là loại đạo đức giả. Và tất nhiên không thể tránh được việc ta gặp những người như vậy trong cuộc sống. Vậy nên ta hãy tránh xa họ ra và ở cạnh những người tốt thôi.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...