Wagashi là gì? Wagashi của các tháng

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi chenzi, 3 Tháng sáu 2021.

  1. chenzi cam

    Bài viết:
    201
    Đặt chân trên đất nước Nhật Bản, bạn sẽ là một trong những người ngắm nhìn mặt trời mọc sớm nhất trên thế giới, bạn được ngắm đám "mây tuyết" màu hồng của hoa anh đào, thưởng thức món sushi truyền thống không cần băn khoăn về nguồn gốc xuất xứ, nhâm nhi ly rượu sake nóng hổi hay thưởng thức bát mì trứ danh của người Nhật. Đương nhiên không thể thiếu món tráng miệng mang đầy tính nghệ thuật là bánh Wagashi rồi.

    Wagashi là một nét tinh tế và đong đầy niềm tự hào của người dân Nhật Bản. Wagashi được xem là nghệ thuật tinh hoa của người Nhật và không thể thiếu trong văn hóa trà đạo. Nối tiếp những văn hóa của Nhật, lần này ChengZi đưa bạn đi tìm hiểu bánh Wagashi trứ danh của người Nhật nhé!


    Wagashi là gì?

    Wagashi có danh xưng trong tiếng nhật là 和菓子.

    Trong từ "wagashi", "gashi" ám chỉ từ kashi, có nghĩa là bánh. Wagashi tên gọi chung của các loại bánh ngọt mang nét truyền thống đặc trưng của người Nhật, chủ yếu được làm từ bột gạo, các loại bánh này thường được thưởng thức cùng với trà. Do có các thành phần chủ yếu từ thực vật nên Wagashi có vị thanh, mát và không ngọt sắc quá, có mùi hương dịu dàng, quyến rũ không hề bị lẫn vào hương vị các loại đồ uống đi kèm

    Wagashi không chỉ được chú trọng về hương vị tuyệt hảo mà đến cách trang trí, nhào nặn bột cũng được xem là bộ môn nghệ thuật lâu đời của người dân Nhật Bản. Wagashi có nghĩa đen là "bánh hoa" và thực chất, mỗi chiếc bánh thường được trang trí giống một bông hoa, chiếc lá hoặc loại quả nào đó. Ban đầu Wagashi được dùng trong các buổi tiệc trà truyền thống nên tất nhiên được chăm chút hơn các loại bánh khác.


    [​IMG]

    Wagashi từ lâu đã trở thành đại diện văn hóa ẩm thực Nhật Bản không thể thiếu trong các ngày lễ và có vai trò quan trọng đối với đời sống hàng ngày của người dân xứ sở Phù Tang.

    Nguồn gốc của Wagashi

    Wagashi hình thành từ các loại bánh thời thời Yayoi (Di Sinh thời đại - 300 TCN–năm 300 SCN) được làm từ gạo kê, ngũ cốc, các loại hạt và trái cây. Đến thế kỉ thứ VII, Wagashi thực sự bắt đầu hình thành và phát triển khi đồ ngọt du nhập vào Nhật qua các con đường giao thương.

    Đến tận thời kỳ Edo bánh Wagashi mới đạt đến đỉnh cao của sự phát triển, các tiệm làm bánh được mở ra trên khắp đất Nhật và khu vực lân cận. Wagashi không chỉ dùng để tế thần mà còn được sử dụng như món tráng miệng sau những buổi tiệc trà thanh đạm trà như để bày tỏ lòng hiếu khách, góp mặt vào bữa ăn của quý tộc, được dùng như quà biếu trong các dịp trọng đại.. và trở thành bánh của giới thượng lưu Nhật Bản.

    Thời kỳ Minh trị cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nhờ chính sách mở cửa, Wagashi đã được người phương Tây biết đến như bóng hình văn hóa Nhật ẩn sau mỗi chiếc bánh.

    Wagashi có ảnh hưởng khá mạnh tới nền văn học cổ điển của Nhật Bản khi có nguyên một mảng thơ đã hình thành và được thực hiện để miêu tả hình dáng các loại bánh này khiến cho nó còn nổi tiếng hơn nữa.


    Ý nghĩa của Wagashi

    Ngoài là món bánh thể hiện sự đẳng cấp của giới thượng lưu vào thời xưa, Wagashi còn được nhiều người biết đến và yêu thích vì mang trong mình ý nghĩa triết học phương Đông sâu sắc.

    Wagashi có tên tiếng Hán là "Hòa quả tử" tức vẻ đẹp thiên nhiên. Mỗi loại bánh Wagashi nhỏ bé được ví như tiểu vũ trụ hội tụ hoa đào, hoa mơ, lá phong, bông tuyết.. Nhân bánh được làm từ đậu đỏ tượng trưng cho con người làm chủ đất trời. Con người và thiên nhiên chan hòa giữa vũ trụ bao la.


    Các món Wagashi

    Nếu muốn đánh thức hương vị của Wagashi, người dùng phải sử dụng "nghệ thuật của 5 giác quan". Từ thị giác (nhìn ngắm) đén thính giác (nghe tên gọi), xúc giác (sờ cảm nhận), khướu giác (ngửi mùi hương) và vị giác (ăn và cảm nhận).

    Hanabiramochi - Cánh cửa của sự khởi đầu




    [​IMG]

    Yakuyoke Manju - Xuân sang, vạn vật vươn sức sống



    [​IMG]

    Ohinagashi - Cây cối đâm chồi, anh đào nở rộ

    [​IMG]

    Sakuramochi - Thưởng trà, ngắm hoa

    [​IMG]

    Kashiwamochi - Tháng lễ hội, tuần lễ vàng

    [​IMG]

    Minazuki - Hạ tới, mưa rơi

    [​IMG]

    Kingyoku - Hè oi bức, mùa bão về

    [​IMG]

    Tsukimi dango - Thu qua, đón chị Hằng



    [​IMG]

    Kirizansho - Sắc đỏ lá phong, đông đến

    [​IMG]

    Maruyubeshi - Đông về, tuyết rơi

    [​IMG]
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...