Vụ án cưỡng hiếp tập thể ở miryang, hàn quốc

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi Bao_Ngan12, 4 Tháng hai 2020.

  1. Bao_Ngan12 WABI - SABI

    Bài viết:
    558
    Vụ Án Cưỡng Hiếm Tập Thể Ở Miryang, Hàn Quốc

    Chú ý: Ở đâu cũng có người này người kia, mình mong các bạn đọc sẽ không đánh đồng một bộ phận với toàn thể dân tộc

    * * *

    Người dịch: Ngọc Lan

    Vào mùa hè năm 2003, nữ sinh A 13 tuổi sống ở Ulsan trong một lần gọi cho bạn đã vô tình bấm nhầm số. Trong lúc A đang định cúp máy thì ở phía đầu dây bên kia truyền đến một thanh âm nam sinh dễ nghe: "Alo, tìm ai thế?", A theo bản năng trả lời: "Xin lỗi, tôi bấm nhầm số". Người bị gọi không những không thấy phiền mà còn khen: "Không sao, giọng bạn thật dễ nghe. Bạn là học sinh sao?". Khi được A xác nhận, bên kia tiếp tục "Hai chúng ta thật có duyên, có thể nghe được giọng của nhau, chúng ta có thể làm bạn không?" Tuổi nhỏ chưa hiểu chuyện, A đồng ý làm bạn với cậu ta. Qua nhiều lần nói chuyện, A biết cậu ta học trung học ở Miryang (mình gọi cậu nam này là B nha). Hai người còn trao đổi thông tin mạng xã hội cho nhau, thường xuyên nhắn tin trò chuyện về cuộc sống thường ngày, học tập. Trong lòng A đang ấp ủ một mối tình học trò nhưng nào biết được đây chính là mở đầu của ác mộng đời cô bé.

    Tháng 1 năm 2004, B gọi điện thoại mời A đến Miryang chơi. Tuy A muốn gặp mặt B, nhưng trong lòng vẫn còn rụt rè, sợ hãi khi đi một mình gặp người lạ. Biết được lo lắng của A, B nói A có thể dẫn bạn cùng đi. Câu nói này khiến A bớt lo lắng, mấy ngày sau cùng với em gái mình (13 tuổi), chị họ (16 tuổi) cùng nhau đi tàu đến Miryang.

    B đến đón 3 chị em dẫn đến một khách sạn đơn sơ. Thời khắc B đóng lại cửa khách sạn liền lộ ra bộ mặt quỷ dữ, bắt đầu cưỡng hiếp A. A kháng cự quyết liệt xong bị B dùng gậy sắt đánh đập. Lúc A tỉnh dậy, phát hiện trong phòng có 12 nam sinh cấp ba bao gồm cả B, giới thiệu họ ở Mỉryang thuộc "Tổ chức Miyang", yêu cầu A phải quan hệ với bọn họ, A vẫn tiếp tục không đồng ý, thế là A bị đánh đập tàn bạo, và bị 12 tên thay phiên cưỡng hiếp, chị và em của A cũng bị cưỡng hiếp (có nguồn tin thì cho rằng 2 người chưa bị). Mấy tên đó còn quay đoạn cưỡng hiếp A và uy hiếp nếu báo công an sẽ đem đoạn vid này phát tán lên mạng. Tiếp theo đó, A bị đưa đến các khách sạn khác nhau, công viên, phòng xông hơi, sân tennis, ở những địa điểm khác nhau bị từ người ngày đến người khác cưỡng hiếp, thậm chí còn bị nhét những vật thể lạ vào vùng kín và bị ngược đãi tệ bạc. Gần một năm bị cưỡng hiếp và ngược đãi, A mắc bệnh nghiêm trọng về phụ khoa phải đi bệnh viện. A cuối cùng cũng được trở về Ulsan, nhưng tinh thần và thân thể của A đã không còn vẹn nguyên, A muốn tự sát.

    Nhân tiện nói luôn về gia cảnh nhà A: A sinh ra ở Ulsan, có một em trai và một em gái, tuy nhà không giàu nhưng vẫn ấm no, hạnh phúc. Cho đến khi ba A tìm đến rượu vì làm ăn không được suông sẻ, ông ấy bắt đầu nghiệm rượu và đánh đập vợ. Vì không chịu đựng nổi nên mẹ A năm 2003 đã ly hôn, một mình rời đi. Vắng bóng vợ, ba A bắt đầu chuyển sang đánh đập A, khiến A rất ghét ở nhà, thường xuyên ở nhà bạn thân ngủ lại, ba A cũng không quan tâm A có ở nhà hay không. Về việc 3 chị em cùng đến Miryang mà vì sao chỉ có A được miêu tả kĩ thì không rõ lắm, vẫn rất mơ hồ.

    Quay lại câu chuyện, A lúc ở ngoài thì bị cưỡng hiếp tàn bạo, ở nhà thì bị cha đánh đập, nỗi uất ức cũng không dám nói, chỉ đành chôn sâu trong lòng. Cuối tháng 11, 2004, A đếm tiệm thuốc mua thuốc ngủ để tự tử. Nào ngờ dì A đến thăm ba đứa cháu, lúc vào phòng thấy A nằm bất tỉnh, trên bàn là hộp thuốc ngủ liền đem A vào bệnh viện, A được cứu sống. Dì của A cũng phát hiện phát hiện cháu mình có bệnh phụ khoa, lại có những vết thương trên thân thể nên mới dò hỏi A. A biết giấu không được, vừa khóc vừa kể lại hết mọi chuyện, sau khi nghe xong dì của A liền gọi cho mẹ A và báo công an.

    Sau khi báo công an, ngày 6/12 công an của Ulsan và Miryang hợp tác điều tra, bắt đầu thẩm vấn 44 nghi phạm hiếp dâm đến từ bốn trường trung học ở Miryang. A cũng nhận được lời gọi hợp tác điều tra từ phía cảnh sát. Nhưng cảnh sát làm trái quy định, không làm theo yêu cầu của A là cho nữ cảnh sát dò hỏi, mà phái nam cảnh sát đến. A phải mặt đối mặt với nam cảnh sát kể rõ quá trình mình bị cưỡng bức. Hơn nữa nam cảnh sát còn châm chọc A: "Do bị cô câu dẫn nên đối phương mới tìm được cô", "Thanh danh của Miryang bị cô làm vấy bẩn hết rồi". Không chỉ thế, A còn bị cảnh sát gọi mấy lần để nhận mặt những người đã từng cưỡng hiếp cô, mỗi lần 7 đến 8 tiếng. A vừa phải nhìn những người đã từng làm nhục cô, bên cạnh cảnh sát còn hối thúc: "Cậu ta vào mấy lần?", "Cậu ta có vào không?", Khiến A không cảm thấy mình được bảo vệ mà chỉ toàn hổ thẹn, nhục nhã. Ra khỏi cửa A lại phải chịu đựng tiếng mắng nhiếc từ cha mẹ bên nghi phạm "Mày là đồ gái điếm, câu dẫn con trai tao, tao sẽ không tha cho mày đâu"

    Một thời gian sau khi điều tra, cảnh sát chưa được sự cho phép của người nhà và A đã cung cấp cho báo chí truyền thông tin về vụ án, bao gồm ảnh chụp và tư liệu, cũng không đáp ứng yêu cầu của mẹ A là không công khai điều tra.

    Cứ như thế, hành vi vô lí khi điều tra và thẩm vấn của cảnh sát bị rất nhiều tờ báo đưa tin. Đối mặt áp lực của dư luận, cảnh sát phải thỏa hiệp, đầu tiên giải tán tổ cảnh sát lúc trước, tiếp theo xử phạt 8 vị cảnh sát chịu nhiều tranh luận nhất (nhưng chưa đến 1 năm đã được phục chức), sau đó cục trưởng cảnh sát Ulsan cũng đưa ra lời xin lỗi công khai, thành lập Đội điều tra đặc biệt, tiến hành điều tra những hành vi trái quy định của cảnh sát.

    Nhưng đội điều tra đặc biệt không những ngăn chặn hành vi của cảnh sát, mà còn tiếp tục làm những hành động đó. Trong quá trình thẩm vấn, không ngừng hỏi mấy câu bắt A tường thuật kĩ càng việc mình bị xâm hại, còn hỏi mấy câu như: "Vì sao người khác không bị xâm hại, còn cô thì bị?", "Nếu bị thế thì sao không trốn về Ulsan đi? Vì sao?" Khiến A cảm thấy bản thân giống phạm nhân, cảnh sát thì giống như giúp hung thủ tìm chứng cớ vô tội. Đã thế, sau mấy ngày từ khi thẩm vấn A, đội điều tra đặc biệt lại công bố kết quả điều tra một cách qua loa: Về hành vi cảnh sát tiết lộ nơi ở, trường học, tư liệu ảnh chụp của nạn nhân phải bồi thường. Nhưng về vấn đề xâm hại nhân quyền, vì không có cách xác nhận những hành vi trái pháp luật nên chứng cứ không đủ thành lập.

    Thời điểm cảnh sát điều tra vụ của A, truyền thông cũng bí mật điều tra về tổ chứ Miryang, phát hiện ra tổ chức này gồm những tên côn đồ cấp ba, từng có tiền án cướp bóc, cưỡng hiếp.. Nhưng bởi vì trong nhóm có một số thành viên gia đình có thế lực nên cảnh sát nhắm mắt làm ngơ. Trước vụ của A cũng có một vụ tương tự xảy ra, 2 nữ sinh bị cầm tù và bị cưỡng hiếp bởi gần 70 người. Sau khi báo chí liên tục đưa tin, cảnh sát đã xác nhận được danh tính 2 nữ sinh này, nhưng người nhà và nữ sinh từ chối hợp tác vì nhìn thấy cách làm sai trái của cảnh sát về vụ của A.

    Trở lại vụ án của A, vì bị báo chí tiết lộ thông tin cá nhân nên A đi đâu cũng bị soi mói, khiến tinh thần của A sụt giảm nghiêm trọng. Hết cách A cùng với mẹ và em gái phải chuyển lên Seoul vào tháng 1/2005. Nhưng tin tức đã phát tán lên cả mạng, cả nước đều biết đến vụ của A. Kể từ khi lên Seoul, A phải chuyển trường gần 10 lần. Áp lực quá lớn khiến A một lần nữa chọn cách tự sát, nhưng lại được phát hiện kịp thời đưa đi bệnh viện. Bệnh viện kê đơn những căn bệnh A mắc phải: Mệt mỏi quá độ, trầm cảm, sợ hãi người ngoài, chứng biếng ăn.. kiến nghị nằm viện lâu dài để điều trị.

    Tháng 3/2005, cảnh sát Ulsa đem 44 nghi phạm chuyển lên tòa án. Người nhà nghi phạm không ngừng quấy rầy, bắt A phải kí đơn hòa giải. Mặc kệ ngày hay đêm, họ còn tìm đến trường học, ép A phải trốn trong buồng vệ sinh, nhưng A vẫn quyết tâm không nhân nhượng. Người nhà nghi phạm không thuyết phục được A, bèn tìm đến người thân của A. Cha của A bị tiền làm cho mờ mắt, ép A kí vào đơn hòa giải, rồi một mình ổng đem 50 triệu won tiền bồi thường chạy mất, A, mẹ A cùng với em trai em gái không nhận được một cắc nào. Sau khi hòa giải người nhà nghi phạm còn tìm đến bệnh viện của A để chế nhạo, mắng nhiếc, khiến A hối hận vì đã kí vào đơn hòa giải.

    Tháng 4/2005, sau khi xuất viện A chuyển đến một ngôi trường hẻo lánh ở Seoul, muốn quên đi những kỉ niệm đau thương nhưng số phận lại một lần nữa trêu ngươi. Người nhà của những nam sinh bị bắt vào trại cải tạo tìm đến nơi A học tập, bắt A phải kí vào đơn giảm hình phạt, nếu không sẽ nói chuyện A bị cưỡng hiếp cho toàn trường biết. Quá phẫn nộ và sợ hãi, bệnh trầm cảm của A phát tác: Nôn mửa không ngừng, ngất xỉu, phải vào bệnh viện lần nữa. Vài ngày sau, A tạm thời nghỉ học, nói với mẹ muốn đến một nơi không người, từ lúc đó mất tích.

    Có 44 nghi phạm nhưng chỉ có 20 người được công tố trình lên tòa án. Bởi vì còn tuổi vị thành niên, tinh thần chưa được phát triển, nên xử phạt tiền cảnh cáo 10 người, 10 người còn lại được đưa đến trại cải tạo ở Busan, cuối cùng trại cải tạo nhận 5 người, 5 người còn lại được phóng thích, bị trường phạt 3 ngày lao động. Sau này, một số nghi phạm đã trở thành bác sĩ, kĩ sư, cảnh sát, công tố viên.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...