Đọc hiểu: Tổ quốc nhìn từ biển - Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 19 Tháng năm 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,908

    Đọc đoạn thơ sau:

    Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

    Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

    Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

    Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

    Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

    Những chàng trai ra đảo đã quên mình

    Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

    Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

    Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

    Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

    Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

    Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

    (Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến)

    [​IMG]

    Chọn 01 đáp án đúng:

    Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

    A. Thể thơ tám chữ

    B. Thể thơ lục bát

    C. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

    D. Thể thơ thất ngôn

    Câu 2. Đề tài của đoạn trích là:

    A. Chiến tranh

    B. Người lính

    C. Biển đảo, Tổ quốc

    D. Truyền thống văn hóa đất nước

    Câu 3. Có bao nhiêu từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên?

    A. 2 từ láy

    B. 3 từ láy

    C. 4 từ láy

    D. 5 từ láy

    Câu 4. Những từ ngữ nào biểu đạt sự hi sinh mất mát của những con người ngã xuống vì Tổ quốc?

    A. máu đã đổ, sóng mặn vùi thân, mất mát, máu xương

    B. bóng giặc vẫn chập chờn, khuất

    C. quên mình, nằm dưới sóng, không chịu khuất

    D. bao mất mát, mãi đinh ninh

    Câu 5. Nội dung chính của đoạn thơ trên là:

    A. Tự hào về những người dân bình dị vô danh mà anh dũng

    B. Tình yêu với biển đảo, quê hương, đất nước

    C. Tình cảm gắn bó với quê hương nơi chôn rau cắt rốn.

    D. Tình yêu, nỗi nhớ quê hương khi xa cách

    Câu 6. Giá trị biểu đạt của từ láy dằng dặc trong câu thơ Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời là:

    A. Nhấn mạnh chiều dài lịch sử đất nước

    B. Nhấn mạnh chiều dài địa lý đất nước

    C. Nhấn mạnh sự tiếp nối liên tục của những thế hệ người

    D. Nhấn mạnh những mất mát, hi sinh chồng chất, liên tiếp của con người.

    Câu 7. Dòng nào không biểu đạt thái độ, tình cảm của tác giả trong đoạn trích?

    A. Vừa xót thương, vừa cảm phục và biết ơn những con người, những thế hệ đi trước đã hi sinh vì sự bình yên của biển đảo quê hương

    B. Tình yêu, niềm tự hào về truyền thống bất khuất của quê hương đất nước.

    C. Gửi gắm lòng quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương

    D. Mạnh mẽ lên tiếng đòi quyền sống cho con người

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 8. Nêu tác dụng của phép điệp ngữ sử dụng trong các câu thơ in đậm.

    Câu 9. Nêu suy nghĩ của em về nội dung hai câu thơ sau:

    Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

    Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

    Câu 10. Từ nội dung đoạn trích, em hãy nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp gìn giữ, bảo vệ biển đảo quê hương.

    Gợi ý đọc hiểu:

    Câu 1. A. Thể thơ tám chữ

    Câu 2. C. Biển đảo, Tổ quốc

    Câu 3. C. 4 từ láy: Chập chờn, đinh ninh, mất mát, dằng dặc

    Câu 4. A. máu đã đổ, sóng mặn vùi thân, mất mát, máu xương

    Câu 5. B. Tình yêu với biển đảo, quê hương, đất nước

    Câu 6. D. Nhấn mạnh những mất mát, hi sinh chồng chất, liên tiếp của con người.

    Câu 7. D. Mạnh mẽ lên tiếng đòi quyền sống cho con người

    Câu 8.

    Phép điệp ngữ: Nếu Tổ quốc..

    Tác dụng:

    - Nhấn mạnh những suy tư, những góc nhìn đa chiều của tác giả về đất nước; từ đó mang đến cho người đọc những chiêm nghiệm sâu sắc, toàn diện về đất nước.

    - Tăng tính nhạc cho lới thơ.

    Câu 9. Nêu suy nghĩ của em về nội dung hai câu thơ sau:

    Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

    Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

    - Hai câu thơ ca ngợi tinh thần bất khuất từ ngàn đời của dân tộc ta trong chiến tranh vệ quốc; cả dân tộc sẽ mãi mãi hướng về biển đảo với tình yêu và ý chí quyết tâm bảo vệ, giữ gìn.

    - Từ đó, khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ sự bình yên cho biển đảo quê hương.

    Câu 10. Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp gìn giữ, bảo vệ biển đảo quê hương:

    - Thế hệ tẻ cần nhận thức được trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ biển đảo là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi người, nhất là thế hệ trẻ;

    - Học tập để nâng cao hiểu biết về chủ quyền biển đảo; tích cực lao động, hoạt động cộng đồng để xây dựng đất nước;

    - Phải dũng cảm, mưu trí, chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường, sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự; sẵn sàng hy sinh xương máu, kiên quyết đứng lên bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

    - Tuyên truyền về lịch sử dân tộc trong đấu tranh bảo vệ biển đảo đến mọi người;

    - Tích cực đấu tranh với những phần tử xấu chống phá Đảng, nhà nước..
     
    Last edited by a moderator: 7 Tháng một 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...