Vỡ mộng khi biết rõ bộ mặt thật của Quan Vũ trong Tam Quốc

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi thachkimthu, 13 Tháng sáu 2022.

  1. thachkimthu

    Bài viết:
    207
    [​IMG]

    Vỡ mộng khi biết rõ bộ mặt thật của Quan Vũ trong Tam Quốc

    * * *

    Giai đoạn từ năm 220 cho tới những năm 280, được biết tới là thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Hoa. Thế nhưng quả thực đúng như câu nói: "Thời thế sinh anh hùng". Chính bởi thời gian lũng loạn khói lửa triền miên này, đã lần lượt sản sinh ra rất nhiều nhân vật kỳ tài xuất chúng, trở thành huyền thoại bất tử trong sử sách. Trong số những huyền thoại bất tử đó, có một vị danh tướng phải kể tới chính là Quan Vũ, luôn được dân gian coi là biểu tượng của những đức tính cao quý, "danh lợi không đổi lòng, giàu sang không dâm loạn, nghèo hèn không nhụt trí, oai vũ không khuất phục".

    Người này là ai? Hình tượng của người này trong lịch sử có đúng với những gì mà dân gian vẫn thường khắc họa hay không?


    [​IMG]

    Trong thời Tam Quốc nói riêng cũng như xuyên suốt lịch sử Trung Hoa nói riêng, vị tướng quân uy trấn hoa hạ Quan Vũ vẫn luôn được người đời xưng tụng. Quan Vũ tự Vân Trường, là người ở Vận Thành, Sơn Tây, sinh ra vào năm 160 mất năm 219. Quan Vũ là danh tướng cuối thời Đông Hán, được liệt vào nhóm "Ngũ Hổ Thượng Tướng" của nhà Thục Hán do Lưu Bị sắc phong. Trong tay sở hữu ngựa "Xích Thố" cùng "Thanh Long Yểm Nguyệt Đao", sức chiến đấu của Quan Vũ mạnh đến mức người đời thường gọi ông là một chiến thần. Hình tượng của ông luôn được văn hóa dân gian Trung Hoa mô tả là kẻ "nghiêm nghị, vũ dũng tuyệt luân".

    Bên cạnh việc được nhiều triều đại Hoàng Đế Trung Hoa truy phong tước vị, Quan Vũ còn là nhân vật duy nhất được cả Nho Giáo, Phật Giáo, Đạo Giáo phong làm thần linh. Ở thời hiện đại, Quan Vũ còn được biết đến bởi sự dũng cảm và trung thành. Các học giả Trung Quốc đánh giá, Quan Vũ là danh tướng có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với người đời sau. Nhiều đời Hoàng Đế Trung Hoa coi ông là biểu tượng của lòng trung thành và tinh thần vì nước quên thân, trái ngược hoàn toàn với nhân vật Tào Tháo. Sự sùng bái của người Trung Quốc đối với Quan Vũ được đẩy lên mức cao nhất là vòa đời nhà Thanh. Khi đó Quan Vũ trở thành người đứng đầu các vị thần trong Nho Giáo, chính là "Võ Thánh", đứng ngang hàng với ông tổ Nho Giáo là Khổng Tử. Trong tín ngưỡng Phật Giáo, Quan Vũ còn được xưng là "Già Lam Thần".

    [​IMG]

    Truyền thuyết Trung Quốc kể lại rằng, người sáng lập ra thiền phái Thiên Đài, vị Trí Giả đại sư từng nhập định ở núi Ngọc Tuyền trên đất Kinh Châu. Tại đây ông còn nghe được tiếng gọi của Quan Vũ: "Trả đầu cho ta".

    Trí Giả đại sư đáp lại: "Ngài qua năm ải trảm sáu tướng, giết người vô số, vậy thì ai sẽ trả đầu lại cho bọn họ?". Nghe vậy mà Quan Vũ cảm thấy hổ thẹn, ông nghe lời giảng giải Phật pháp rồi trở thành đệ tử nhà Phật.

    Trong khi đó tín ngưỡng Đạo Giáo Trung Quốc ngày nay chủ yếu thờ phụng Quan Vũ như thần tài. Ông được phong làm "Quan Thánh Đế Quân", trở thành vị thần trị bệnh trừ tai, trừ ma diệt ác, tru phạt phản nghịch, tuần sát âm tào địa phủ.

    Thế nhưng ngày nay, các học giả Trung Quốc đã phần nào đánh giá lại vai trò và tầm ảnh hưởng sâu nặng của Quan Vũ trong thời Tam Quốc. Việc Quan Vũ là một dũng tướng là điều không thể tranh cãi và phủ nhận. Quan Vũ lập nhiều công trạng, chém tổng cộng 17 mãnh tướng bên ngoài chiến trường, thế nhưng ông vẫn phải xếp sau Lữ Bố trong danh sách "Tam Quốc Chiến Thần". Ngoài ra ông cũng không hề vượt trội so với các tướng lĩnh khác cùng thời về võ nghệ cũng như sức mạnh. Dẫn chứng cụ thể nhất là trong trận chiến với Bàng Đức tại Phàn Thành vào năm 219, hai bên đánh nhau tới 300 hiệp vẫn bất phân thắng bại, mà thực tế Bàng Đức chỉ là một viên tướng bình thường.

    [​IMG]

    Khi so tài cùng với Hoàng Trung, là một trong "Ngũ Hổ Thượng Tướng" thì Quan Vũ cũng không thể thắng nổi. Ngoài ra một danh tướng muốn nổi danh thiên hạ còn phải thông thạo sách lược, chiến lược bài binh bố trận. Như vậy nên một số học giải Trung Quốc có nhận định rằng, thực tế Quan Vũ chưa thể đạt được tới tầm "trí dũng song toàn", chứ chưa nói đến "văn võ song toàn".

    Khi xét về Đức, Quan Vũ quả không thể mua chuộc bằng tiền bạc cùng quyền lực đe dọa khuất phục được. Nhưng ở thời Tam Quốc, những nhân vật có được đức tính khẳng khái, trung thực, dũng cảm như vậy không hề hiếm. Việc Quan Vũ xuất hiện nổi bật, gây ấn tượng hơn là nhờ vào ngòi bút của La Quán Trung. Đại đa số các học giả Trung Quốc sau này đều phê phán Quan Vũ vì tính kiêu căng, ngạo mạn. Năm 214, nghe tin Mã Siêu nổi tiếng võ nghệ siêu quần, lại vừa hàng phục Lưu Bị, Quan Vũ đã ngay lập tức muốn rời bỏ nhiệm vụ trấn giữ Kinh Châu để đi so tài cao thấp.

    Khi so tài bất phân thắng bại với Hoàng Trung, Quan Vũ đã không chấp nhận vị tướng này cùng hàng "Ngũ Hổ Thượng Tướng" với mình, còn đưa ra lý do rằng, ông ta chỉ là một tên lính già giữ ngựa, không phải anh em thân hữu như Trương Phi, Triệu Vân, không thuộc dòng dõi nhà tướng như Mã Siêu.

    Ngoài ra, việc Quan Vũ nhận Quan Bình làm con nuôi thì không sao, đến khi Lưu Bị nhận Lưu Phong làm con nuôi thì ông lại tỏ ra không bằng lòng. Cũng vì thế mà lúc lâm nguy, Quan Vũ phải nghiêng người cầu cứu Lưu Phong trợ giúp, lúc ấy Lưu Phong đã không cứu.

    Vậy nên khi xét về phương diện đối nhân xử thế, Quan Vũ đã không thể sánh bằng các danh tướng khác của nhà Thục Hán. Quan hệ của Quan Vũ với binh sĩ dưới quyền cũng không mấy tốt đẹp, My Phương và Phó Sĩ Nhân từ lâu đã luôn bất mãn với Quan Vũ, nhưng ông ta vẫn giao trọng trách trấn giữ những nơi hiểm yếu. Sau này hai kẻ đó quả nhiên đầu hàng Đông Ngô, dâng lên Giang Lăng, Công An cho Tôn Quyền.

    Việc người đời sau tôn sùng Quan Vũ được phỏng đoán là trải qua một giai đoạn dài ảnh hưởng bởi nền phong kiến Trung Quốc đang trọng Nho Giáo. Đến thời La Quán Trung, tác giả đã nâng tầm Quan Vũ lên ngang với các bậc thánh nhân bằng những điển tích, những sự kiện có thực trong lịch sử.

    * * *HẾT* * *

    CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...