Cách viết văn kể chuyện (narratives) trong tiếng Anh Văn kể chuyện trình bày một chuỗi các sự kiện liên kết với nhau, hoặc tưởng tượng hoặc dựa trên sự thật, sao cho lôi cuốn và sống động. Bạn có thể viết ở ngôi thứ nhất (I/we) hoặc ngôi thứ ba (he/she), và thường sẽ mô tả suy nghĩ và hành động của các nhân vật theo cách nhìn của bạn. Trong bài viết này, mình xin đưa ra một số gợi ý để hướng dẫn viết văn kể chuyện trong tiếng Anh (narrative writing) cho các bạn. Đây là loại đề bài thường xuyên xuất hiện trong các kỳ thi năng lực tiếng Anh. Vậy thì, một bài văn kể chuyện tốt sẽ bao gồm ba phần: a) Mở bài. Trong phần này bạn thiết lập bối cảnh (nơi chốn, thời gian, nhân vật), cố gắng tạo một bầu khí lôi cuốn để khiến người đọc muốn đọc tiếp. b) Thân bài. Bạn sẽ phát triển các sự kiện một cách rành mạch. Mô tả sao cho sinh động để giữ chân người đọc. c) Kết bài. Bạn hoàn tất câu chuyện, theo cách càng làm người đọc bất ngờ càng tốt. Cũng có thể đưa ra cảm nghĩa của bạn về nhân vật, hoặc một chút suy tư và những gì đã xảy ra. Những điểm cần lưu ý khi viết văn kể chuyện trong tiếng Anh 1/ Trước khi bắt đầu viết hãy soạn cấu trúc câu chuyện cho rõ ràng phù hợp, rồi quyết định đến các chi tiết. Chuyện của bạn sẽ bắt đầu thế nào, nhân vật là ai, xảy ra ở đâu, trình tự các sự kiện, và kết thúc ra làm sao. 2/ Viết văn kể chuyện thì phải làm sao để mô tả cho sinh động con người, nơi chốn, vật thể v. V. Nhất là khi thiết lập bối cảnh đầu truyện; mô tả cảm xúc và hành động của nhân vật thì cần chân thực. Hãy cố gắng tả lại bầu khí của một sự kiện. Sử dụng nhiều thủ pháp viết, phong phú các tính từ và trạng từ. Tóm lại, mục tiêu cuối cùng là sự mạch lạc và lôi cuốn. 3/ Văn kể chuyện thường dùng các thì quá khứ. Ví dụ, Quá khứ tiếp diễn thường được dùng để thiết lập bối cảnh (The wind was howling) ; Quá khứ hoàn thành dùng để mô tả một sự kiện xảy ra trước các sự kiện chính (She had set out in the morning, full of hope, but now she felt) 4/ Trình tự các sự kiện là yếu tố quan trọng; vậy nên bạn phải sử dụng những từ chỉ thời gian cho chuẩn: before, after, then, in the beginning, later, in the end, until, while, during, finally. Thiết lập bối cảnh Khởi đầu một câu chuyện bạn cần giúp người đọc hình dung rõ ràng về điều gì sắp xảy ra. Có thể bạn sẽ cần những mô tả sau: + Bối cảnh: thời gian, không gian (ngày tháng năm, một thời kỳ lịch sử), thời tiết (nắng mưa bão tố v. V) + Con người: tên, ngoại hình, cảm xúc, v. V. Của các nhân vật liên quan Bắt đầu câu chuyện bạn cần mô tả thật sinh động. Để dẫn vào bối cảnh, hãy sử dụng những chi tiết gợi lên giác quan giúp người đọc hình dung được bầu khí (Lapping waves, soft land = peaceful scene). Khi mô tả con người/hành động ta có thể sử dụng những mô tả về cảm xúc, kiểu cách v. V. Để gợi lên một tâm trạng cụ thể (Stunned, she sat down shakily and buried her face in her hands = shock, grief) Mở bài kịch tích sẽ giúp thu hút độc giả ngay lập tức và khiến họ muốn đọc tiếp. Bất ngờ và kích thích, cảm xúc mạn, sử dụng thể trực tiếp và đa dạng tính từ, trạng từ, động từ sẽ khiến cho đoạn mở đầu của bạn thêm phần hấp dẫn. Bạn có thể gợi lên một bầu khí bí ẩn, giằng co bằng cách mô tả một nhân vật kỳ lạ, một tình huống nguy hiểm. Kỹ thuật mở đầu và kết truyện Mở đầu và kết thúc đều phải hay. Mở đầu hay sẽ giữ chân người đọc, kết thúc hay sẽ thỏa mãn người đọc. Một câu chuyện có thể mở đầu bằng cách: A. Mô tả thời tiết, nơi chốn, con người. B. Sử dụng thể văn trực tiếp C. Đặt một câu hỏi tu từ D. Tạo ra bầu khí bí ẩn hoặc giằng co E. Gợi lên các cảm xúc và tâm trạng D. Trực tiếp đề cập đến người đọc Và kết thúc bằng: A. Sử dụng thể trực tiếp B. Gợi lên cảm xúc và tâm trạng C. Mô tả phản ứng của các nhân vật đối với sự kiện đã kể D. Tạo ra sự bí ẩn hoặc giằng co E. Đặt một câu hỏi tu từ Lưu ý rằng bạn có thể áp dụng đồng thời nhiều cách khác nhau. Trước khi bắt đầu viết, bạn phải lập giàn bài cho câu chuyện của mình sao cho: Đúng với tựa đề, yêu cầu của đề bail; và vừa tầm của mình, tức là không cần những kiến thức quá chuyên môn hay từ vựng quá khó mà bạn không đáp ứng được, và không ôm đồm quá nhiều sự kiện cho một bài văn chỉ vài trăm từ. Thì quá khứ và những từ chỉ thời gian Không dùng thì Quá khứ tiếp diễn để mô tả những THÓI QUEN TRONG QUÁ KHỨ, hãy dùng thì Quá khứ đơn, "used to" hoặc "would" kèm theo một trạng từ phù hợp chỉ mức độ thường xuyên When I was a child, my father often told/sometimes used to tell/would always tell me stories to get me to fall asleep. Các trạng từ chỉ mức độ thường xuyên: always, usually, frequently/often, sometimes/occasionally, seldom-rarely, never Ta dùng thì QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN để nói về một hành động trong quá khứ mà nó: Đang diễn ra tại cùng thời điểm với một hành động khác; bị ngắt bởi một hành động khác; xảy ra tại chính xác một thời điểm. I was watching TV while he was trying to phone when there was a knock on the door at 3 o'clock yesterday Những từ và cụm từ chỉ thời gian: at the same time, as, meanwhile, when, while. THÍ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH dùng để nói về một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ. By the time I arrived, my friends had already left Những từ và cụm từ chỉ thời gian: after – as soon as – before – by the time – no sooner – not ultil – once – only (when) Phép đảo từ Một số từ, nhất là trạng từ về mức độ thường xuyên, và những từ chỉ thời gian, thường được đảo từ khi chúng được dùng ở đầu một câu văn . Jamie had never imagined that he would find himself in such a situation. -> Never had Jamie imagined that he would find himself in such a situation. Những từ, cụm từ được nghịch đảo thường mang nghĩa phủ định Never (before/again), No sooner, No longer, Nowhere Not often, Not always, Not only (But also) Seldom/Rarely = not often; Hardly ever/anywhere = almost never/nowhere No until, Not before Only when = not until/before; Only if = not unless No sooner had I stepped under the shower than the doorbell rang. Not only was I exhausted, but also extremely hungry. Notice that Not until/before và Only when/if được nghịch đảo trong phần thừ hai của câu văn. Not until it grew dark did they stop searching for the missing dog. Thuật chuyện hồi tưởng Trình tự thuật chuyện không phải lúc nào cũng theo thứ tự thời gian của các sự kiện. Bạn có thể chọn bắt đầu bằng một sự kiện cụ thể (thường là kịch tính), sau đó dùng biện pháp thuật chuyện hồi tưởng để mô tả các sự kiện dẫn tới việc đó (thường ở thì Quá khứ hoàn thành), trước khi tiếp tục kể tiếp. Một số đề bài yêu cầu bạn phải bắt đầu bằng một câu cụ thể, thường ngụ ý về một sự kiện khác đã xảy ra rồi; trong trường hợp đó bạn phải dùng biện pháp thuật chuyện hồi tưởng. Hy vọng với một số chỉ dẫn trên sẽ giúp các bạn phần nào trong quá trình luyện viết