Viết đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Công cha như núi ngất trời – Văn mẫu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 20 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,890
    1. Dàn ý:

    A. Mở đoạn:

    Giới thiệu bà ca dao; chủ đề, giá trị, ý nghĩa, thông điệp:

    - Đây là bài ca dao tiêu biểu nhất, hay nhất trong chủ đề ca dao về tình cảm gia đình.

    - Bài ca dao nhắc nhở con công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống tròn đạo hiếu nghĩa.

    B. Thân đoạn:

    - Cảm nhận về hai dòng đầu:

    + Hai câu đầu nói đến công lao sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ vĩ đại của cha mẹ.

    +Nghệ thuật: Cách so sánh thật dễ hiểu. Núi và biển là biểu tượng cho sự lớn lao, vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên nên so sánh với công cha nghĩa mẹ thì thật là hay và phù hợp quá.

    - Cảm nhận về câu thứ 3:

    + Tác giả dân gian đã nhấn lại hình ảnh "núi cao", "biển rộng" khiến công ơn cha mẹ là bất diệt, vô biên không thể đong, đo, đếm và không thể kể hết nổi.

    +Nghệ thuật: Cách nói ẩn dụ, điệp ngữ "núi cao, biển rộng" thật hàm súc, càng tô đậm công cha, nghĩa mẹ.

    - Cảm nhận dòng cuối:

    +Nghệ thuật: Sử dụng thành ngữ "cù lao chín chữ" để nhắc đến chín chữ khái quát cho công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề để người đọc thấm nhuần lời dạy hơn.

    +Nội dung: Nhắc nhở về thái độ và hành động của mỗi người làm con: "Ghi lòng con ơi". Lời nhắc nhở ngắn gọn mà thấm thía sâu sa, chân thành và có sức lay động lòng và nhắc nhở con cái phải đền đáp, hiếu, lễ, kính cha mẹ.

    C. Kết đoạn:

    Khái quát giá trị của bài ca dao

    - Liên hệ với bản thân:

    2. Văn mẫu: Viết đoạn văn cảm nghĩ về bài ca dao Công cha như núi ngất trời – đoạn văn hay nhất

    "Công cha như núi ngất trời" là bài ca dao tiêu biểu nhất, hay nhất trong chủ đề ca dao về tình cảm gia đình. Bài ca dao là lời ru của mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở con công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống tròn đạo hiếu nghĩa. Trước hết, hai câu đầu nói đến công lao sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ vĩ đại của cha mẹ. Lời ca đã lấy hình ảnh "núi ngất trời" và "biển rộng mênh mông" để liên tưởng, ví von với công cha nghĩa mẹ. Cách so sánh thật dễ hiểu. Núi và biển là biểu tượng cho sự lớn lao, vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên nên so sánh với công cha nghĩa mẹ thì thật là hay và phù hợp quá. Không chỉ có thế, tiếp nối đến câu thứ ba, tác giả dân gian đã nhấn lại hình ảnh "núi cao", "biển rộng" khiến núi càng cao, biển càng rộng mênh mông, vĩ đại và công cha càng lớn, nghĩa mẹ càng sâu. Nói cách khác, núi không bao giờ mòn, biển không cao giờ vơi cạn giống công ơn cha mẹ là bất diệt, vô biên không thể đong, đo, đếm và không thể kể hết nổi. Cách nói ẩn dụ, điệp ngữ "núi cao, biển rộng" thật hàm súc, càng tô đậm công cha, nghĩa mẹ. Hơn thế, lời ca đã khéo sử dụng thành ngữ "cù lao chín chữ" để nhắc đến chín chữ khái quát cho công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề để người đọc thấm nhuần lời dạy hơn. Mặc dù vậy, trong thực tế cuộc sống, để nuôi dạy con nên người thì công lao cha mẹ

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Bài tiếp theo:

    Cảm Nghĩ Về Bài Ca Dao: Công Cha Như Núi Ngất Trời
     
    Admin, Thùy Minh, SUNMEII14 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 29 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Vice nek "Chỉ cần bình tĩnh" Vie Vie

    Bài viết:
    233
    Bài này hay ạ! Em họ mik học lớp 6, mik nghĩ mik nên nó đọc thử ms được! *qobe 46*
     
    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng chín 2021
  4. Vice nek "Chỉ cần bình tĩnh" Vie Vie

    Bài viết:
    233
Trả lời qua Facebook
Đang tải...