Viết bài văn nghị luận suy nghĩ về câu chuyện: Ước nguyện hai hạt mầm

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 24 Tháng hai 2024.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    178
    Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện sau đây:

    ƯỚC NGUYỆN HAI HẠT MẦM

    Ước vọng cũng như hạt giống đó. Chỉ biết khư khư giữ lấy nó thì chẳng có thể lớn lên được. Chỉ khi dùng mồ hôi, sức lực, tưới tắm vun trồng cho nó thì mới có thể biến thành hoa trái, mùa màng bội thu.

    Ngày xưa có hai đứa trẻ đều có nhiều ước vọng rất đẹp đẽ.

    "Làm sao có thể thực hiện được ước vọng"

    Tranh luận hoài 2 đứa trẻ mang theo câu hỏi đến cụ già, mong tìm những lời chỉ bảo.

    Cụ già cho mỗi đứa trẻ một hạt giống, và bảo:

    - Đấy chỉ là hạt giống bình thường, nhưng ai có thể bảo quản nó tốt thì người đó có thể tìm ra con đường thực hiện ước vọng!

    Nói xong cụ già quay lại rồi đi khuất ngay.

    Sau đó mấy năm, cụ già hỏi hai đứa trẻ về tình trạng bảo quản hạt giống.

    Đứa trẻ thứ nhất mang ra một chiếc hộp được quấn bằng dây lụa nói

    - Cháu đặt hạt giống trong chiếc hộp, suốt ngày giữ nó.

    Nói rổi nó lấy hạt giống ra cho cụ già xem, thấy rõ hạt giống nguyên vẹn như trước.

    Đứa trẻ thứ hai mặt mũi xám nắng, hai bàn tay nổi chai. Nó chỉ ra cánh đồng mênh mông lúa vàng phấn khởi nói:

    - Cháu đem hạt giống xuống đất mỗi ngày lo tưới nước chăm sóc bón phân diệt cỏ.. tới nay nó đã kết hạt mới đầy đồng.

    Cụ già nghe xong mừng rỡ nói:

    - Các cháu, ước vọng cũng như hạt giống đó. Chỉ biết khư khư giữ lấy nó thì chẳng có thể lớn lên được. Chỉ khi dùng mồ hôi, sức lực, tưới tắm vun trồng cho nó thì mới có thể biến thành hoa trái, mùa màng bội thu thôi!


    Gợi ý:

    *Nhận thức về câu chuyện

    - Dẫn dắt: Tóm tắt câu chuyện và khái quát vấn đề cần nghị luận

    Câu chuyện ngắn gọn mà ý nghĩa đã truyền tải đến chúng ta thông điệp quý giá: Phải biết nuôi dưỡng, ấp ủ ước mơ và khát vọng của mình. Cũng như hạt giống, rồi một ngày nó sẽ trở thành vườn cây cối cho hoa thơm quả ngọt

    - Giải thích:

    Ước mơ có lẽ không còn là một điều gì đó xa lạ với tất cả chúng ta. Ngay từ khi sinh, chúng ta đã ấp ủ, chăm chút bao nhiêu ước mơ của mình. Có những ước mơ ở lại với tuổi thơ tươi đẹp, nhưng cũng có những ước mơ bay theo chúng ta cùng năm tháng cho đến tận bây giờ. Mỗi khi vấp ngã, chúng ta lại nghĩ đến nó, và một lần nữa, ước mơ ấy thúc giục chúng ta đứng dậy biến nó thành hiện thực.

    Ước mơ không chỉ đơn thuần là mơ ước, là giữ cho riêng mình mà phải là bắt tay vào hành động để mang điều mình mơ ước ấy vào trong cuộc sống hiện tại của mình

    *Suy nghĩ của bản thân từ câu chuyện

    + Có ước mơ, khát vọng đã là điều quý giá, nhưng hiện thực hóa giấc mơ ấy còn quan trọng hơn rất nhiều

    + Để ước mơ trở thành hiện thực, chúng ta phải khổ luyện, đổ mồ hôi, nước mắt để biến nó thành hiện thực

    + Cũng như hai cậu bé trong truyện kia, một cậu bé giữ hạt giống ấy trong cái hộp, bọc khăn rất cẩn thận nhưng không thể gặt hát được ước mơ của mình. Trong khi đó, cậu bé thứ 2 đem gieo hạt giống ấy, kết quả là thu được cả cánh đồng lúa bội thu. Ước mơ cũng thế, khư khư giữ lấy nó thì vẫn mãi chỉ là thứ vô hư trong trí tưởng tượng của chúng ta mà thôi, nhưng nếu chịu bỏ ra công sức thì nó chắc chắn sẽ thành hiện thực

    + Nếu có ước mơ và khát vọng mà không biến nó thành hiện thực thì cũng chỉ là sự ảo tưởng khoe khang với người khác

    + Hiện thực cuộc sống ngày nay: .

    + Hình ảnh cậu bé: Mặt mũi xám nắng, hai bàn tay nổi chai là biểu tượng cho sự gian lao, vất vả để thực hiện ước mơ của mình. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần có niềm tin, nghị lực vào cuộc sống để đưa ước mơ trở thành hiện thực

    *Bài học nhận thức và hành động

    - Giữa ước mơ và cuộc sống luôn có một sợi dậy kết nối với nhau. Điều quan trọng là làm sao chúng ta mang giấc mơ hòa vào trong cuộc sống, biến giấc mơ ấy thành hiện thực. Dù ước mơ nhỏ hay lớn, nó đều đáng được trân trọng. Và mỗi chúng ta, mỗi ngày, phải luôn không ngừng cố gắng để hiện thức hóa ước mơ của mình.

    BÀI THAM KHẢO

    Nguồn Lazi:

    [​IMG]

    Đã có ý kiến cho rằng "ước mơ có thành công hay không phụ thuộc vào những gì bạn làm ngày hôm nay". Đúng như vậy, trong cuộc sống mỗi con người phải có những ước mơ để vươn lên, để sống cho ra sống, để có được thành công và hạnh phúc của chính mình. Nhưng thực hiện để thành công hóa ước mơ là một điều không dễ, nó là cả một nỗ lực phấn đấu của con người. Mượn hình ảnh hai hạt mầm và câu chuyện về chúng, câu chuyện hai hạt mầm đã gây ra một quan niệm sống rất tích cực, sống phải có ước mơ cao đẹp dám đương đầu với những khó khăn, thử thách để thực hiện ước mơ.

    Chuyện "hai hạt mầm" kể về cách nghĩ và dẫn đến hành động giữa chúng, hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, bén rễ, đâm chồi nảy lộc, nở hoa dịu dàng nên đã mọc lên. Hạt mầm thứ hai sợ đất sâu tối tăm, sợ trồi non bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con đùa nghịch vật hoa nên đã nằm im chờ đợi và thấy đây là một cách an toàn, thế nhưng kết cục là bị gà mổ tức khắc. Mượn câu chuyện của hạt mầm tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan niệm nhân sinh, đúng đắn, tích cực. Con người sống phải có ước mơ, mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai, dám đối đầu với khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng. Sống không có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi thu động chỉ nhận được thất bại, thậm chí là sự hủy diệt là lối sống đảng phê bình.

    Cuộc sống rất đa dạng và phong phú, có cơ hội cho con người lựa chọn, nhưng cũng lắm thử thách gian nan. Hành trình sống của con người là không ngừng vươn lên để sáng tạo, in dấu ấn trong cuộc đời. Khó khăn không hoàn toàn là trở lực và là động lực thôi thúc hành động để đạt đến thành công. Hành động của con người dựa vào những gì mà họ mong muốn. Cuộc đời như một đường chạy, đường chạy nó không hề bằng phẳng mà rất nhiều chông gai, thử thách. Đó là những khó khăn mà chúng ta phải vượt qua, đã ước mơ thì đó là điều dĩ nhiên mà chúng ta phải làm. Gặp khó khăn không phải sợ sệt mà phải vượt qua chúng, học được những bài học, từ đó con người ta trưởng thành hơn đến gần với những ước mơ mà ta mong muốn hơn.

    Ước mơ tạo nên bản lĩnh là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua khó khăn "xuyên qua đá cứng", để sống và tận hưởng hương vị vẻ đẹp của cuộc đời. Ước mơ là động lực thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Mỗi con người sống là để ước mơ, vì vậy nó là cái nền tảng, cái gốc rễ cho tinh thần vượt khó, cho hành động không ngừng của con người. Ước mơ giúp con người ta có hướng sống tích cực, có suy nghĩ tích cực, từ đó có hành động tích cực. Suy cho cùng, ước mơ nuôi dưỡng tốt cả lý trí và hành động của con người. Người sống không có ước mơ chẳng khác nào đèn có giàu mà không cháy, suốt có bấc mà không bùng. Đó là những con người thụ động, sống không hành động là gánh nặng của xã hội, của cộng đồng.

    Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người có ước mơ, khát vọng và nỗ lực vượt khó, chinh phục mọi thử thách để sinh tồn và phát triển. Ngược lại sợ hãi trước cuộc sống, không dám làm bất cứ điều gì, chỉ biết thu mình trong vỏ bọc hèn nhát, thụ động, chờ đợi con người sẽ trở nên yếu hèn. Xã hội chỉ chấp nhận và tôn vinh những người biết ước mơ và hiện thực hóa ước mơ của mình. Đó là những lối sống lành mạnh, từ ý nghĩ cho đến hành động, đó là những con người trưởng thành mạnh mẽ và cứng cỏi. Trong suy nghĩ của chính họ và cộng đồng thì cuộc sống quả là có ý nghĩa, bởi mình đã tận hưởng và tận hiến. Nhưng đối nghịch với đó chính là những con người sống thụ động, khiến cuộc sống dần mất đi thiên chức và ý nghĩa của nó. Con người lịch sự không nên sống theo lối sống nhút nhát, ít suy nghĩ và hành động như vậy.

    Cuộc sống không ước mơ, không dám đương đầu với thực tế là cuộc sống vô vị, nhàm chán, sống thừa, sống vô ích, con người chỉ có thể sẽ chỉ nhận được thất bại, thậm chí có thể tan biến trong cuộc đời. Con người sinh ra là để cống hiến và hưởng thụ ước mơ và hành động. Đó là mốc quan hệ tất yếu trong sự sống của con người. Cuộc sống mà không ước mơ khiến ta chỉ như một khối xác thịt mà không suy nghĩ. Đó đã là điều không nên, hơn nữa xã hội là một cộng đồng mà tất cả mọi người đều ước mơ và hành động. Nếu chỉ mình ta sống thụ động, thì đó là một điều riêng biệt đáng chê trách. Nói tóm lại, con người sống phải có ước mơ hành động để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.

    Trong thực tế, cuộc sống có biết bao tấm gương sống để ước mơ, để hành động và để thành công. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một người như vậy, liệt hai tay từ thuở còn nhỏ, bất hạnh hơn so với bạn bè cùng trang lứa rất nhiều lần. Thế nhưng, ước mơ được đi học đã thôi thúc con người đầy nghị lực đó vẫn lên. Thày đã tập viết bằng chân, có những lúc cơn chuột rút tái phát, đau đớn vô cùng nhưng đó chỉ là những chuyện nhỏ đối với thầy. Bằng Mọi sự cố gắng thầy đã viết bằng chân rất đẹp trở thành một người thầy đáng quý của toàn dân tộc Việt Nam. Hai cô gái vàng của thể thao Việt Nam Nguyễn Ánh Viên là người đoạt huy chương vàng môn bơi lội trong SEA Games nhưng đằng sau vinh dự đó là có bao cố gắng Bao nỗ lực vươn qua khó khăn gian khổ của Ánh Viên.. Đó là những tấm gương sáng ngời đáng để mọi người nhìn theo và học tập.

    Tuy nhiên bên cạnh những người có ước mơ không ngừng vươn lên để sáng tạo cũng còn không ít người sợ hãi né tránh gian khổ khó khăn. Dường như đối với họ khó khăn thật sự không thể vượt qua là một điều mà dường như khi gặp nó là họ bất lực. Đó là cách sống thụ động đáng phê phán. Hãy bên cạnh những ước mơ cao đẹp của cộng đồng cũng có những ước mơ vụn vặt tầm thường ích kỷ vụ lợi cá nhân. Thuộc có những người có ước mơ mà không hành động thì đó cũng là điều đáng chê trách. Shakespeare đã từng khẳng định "ước mong mà không làm theo hành động, thì dù hi vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới mục đích.."

    Câu chuyện hai hạt mầm vừa là lời khuyên, vừa là động lực, cũng là lời phê phán. Trong xã hội ta nên biểu dương những người có ước mơ, có nghị lực vươn lên. Ước mơ của họ cũng là ước mơ của xã hội của cộng đồng, đó là những ước mơ chân chính cố gắng vươn lên, cố gắng hành động sẽ đạt được mục đích, được xã hội kính trọng. Ngược lại câu chuyện còn là lời phê phán những người sống không có ước mơ, chủ động, ngại khó, ngại khổ, không có ý chí, nghị lực. Đó là những người yếu đuối trước khó khăn, không kiên trì chỉ biết kêu ca để thời gian trôi đi một cách phí phạm, là một cuộc sống vô nghĩa, sống hoài, sống phí.

    Qua câu chuyện "hai hạt mầm", chúng ta như được thức tỉnh giấc mơ. Tuy nhiên ước mơ trong cuộc sống phải là một ước mơ cao đẹp, vì xã hội thì mới đáng trân trọng. Nếu là những ước mơ cá nhân, những tư lợi riêng thì phần nào đã quay ngược lại với ý nghĩa nhân sinh của câu chuyện. Hơn nữa ước mơ là cái gốc, cái nền cho mọi suy nghĩ, hành động của chúng ta. Có ước mơ tốt thì dĩ nhiên nó sẽ sản sinh ra ý nghĩ rất tốt, và hành động tốt, hoặc ngược lại. Nói như vậy, ta không quá đề cao vai trò của ước mơ mà quên đi cái nhiệm vụ thực tại. Ước mơ cao đẹp, hành động chính đáng mới đúng là người hoàn thiện.

    Bản thân chúng ta đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, phải không ngừng hành động để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn. Biểu hiện đó chính là những ước mơ tốt đẹp, là cố gắng học tập để hiện thực hóa ước mơ đó và đó là sự rèn luyện để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Đó chính là một viên gạch nhỏ, từ ngay ngày đầu hôm nay để sau này bồi đắp một ngôi nhà mà chúng ta luôn tự hào về ngôi nhà đó, ngôi nhà của thành công, giấc mơ của vinh dự và của sự nỗ lực.

    Qua câu chuyện "hai hạt mầm", chúng ta đã phần nào ý thức được vai trò của ước mơ và hành động. Ước mơ cao đẹp phải đi đến với hành động, phải dám đương đầu với khó khăn, thử thách để hiện thực mơ ước. Và cuộc sống phải trọn vẹn, ước mơ phải hoàn chỉnh thì đó mới là cuộc sống đúng nghĩa, như Tố Hữu đã viết.

    "Nếu là con chim chiếc lá,

    Thì con chim phải hót chiếc lá phải xanh".

    Một câu chuyện đơn giản nhưng biết bao ý nghĩa rút ra từ đó, chúng ta phải hành động ngay từ hôm nay để sau này nhìn quay lại ta không phải ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí.
     
    Last edited by a moderator: 25 Tháng hai 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...