Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá nội dung, nghệ thuật Phía tây Trường Sơn - Vũ Hùng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi nguyenthiphuongthao, 14 Tháng ba 2023.

  1. nguyenthiphuongthao A Thảo

    Bài viết:
    25
    Đọc văn bản sau:

    Viết bài văn phân tích nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn trên.

    Bài tham khảo:

    Nếu phải tìm một bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Bởi chỉ khi đến với văn chương, người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim dẫn dât, được thể hiện quan niệm của chính mình và rồi mang đến cho người đọc biết bao giai điệu cảm xúc với nhiều cung bậc. Và tác giả Vũ Hùng đã để tác phẩm ": Phía Tây Trường Sơn" của mình là nốt ngân đầy sáng tạo trong bản hòa tấu của văn học, đặc biệt là đoạn trích trên.

    Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm "Phía tây Trường Sơn" đơn giản chỉ là câu chuyện ngắn kể về người quản tượng và ông một. Giản dị nhưng sâu lắng, đoạn trích đã ca ngợi tình cảm gắn bó của con người với loài vật, cho ta thấy dù là con vật cũng có tình cảm như con người.

    Mở đầu câu chuyện, Vũ Hùng mở ra một hình ảnh quen thuộc: "Con voi" được xây dựng là một con vật hiền lành. Tại sao lại nói như thế? Ta có thể thấy "con voi" được miêu tả: "Ủ rũ". Nó "ủ rũ" là vì nhớ ông đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng và gầy rạc đi vì cuộc sống tù túng dưới làng. Điều đó cũng thật dễ hiểu khi bản năng của một con vật là tự do, nay lại bị tù túng, bí bách. Nhưng thay vì phá phách để "trốn thoát", Vũ Hùng lại miêu tả con voi với hàng loạt các chi tiết: "Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khỏa những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu". Rõ ràng, ngay từ phần mở, Vũ Hùng dường như đã xây dựng bao quát một hình ảnh "ông một" chỉ qua vài chi tiết.

    Người quản tượng coi ông Một như một người bạn, ông đã từng sống trong cảm giác cô đơn nên ông hiểu và thấu cảnh sâu sắc với nỗi lòng của con voi. Tuy ông "quen nó quá, khó rời xa nó được" nhưng ông vẫn đinh ninh: "Một mình ta chịu tù túng cũng đủ rồi-người quản tượng thường tự bảo-còn nó, nó phải được tự do".

    Trước khi người quản tượng thả nó được tự do, chờ "Đề đốc Lê Trực sẽ lại dấy quân, lúc đó ông sẽ đón con voi về" -ta có thể thấy ông yêu thương và chăm sóc con voi vô cùng: "Ngày nào ông cũng cho nó ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo", rồi còn giục giã nó "Ăn cố đi, ăn cho khoẻ, lấy sức mà về". Dường như không có một khoảng cách nào giữa chủ tớ của người quản tượng và ông Một. Tình cảm của họ cứ gắn kết một cách tự nhiên, rồi cũng tự nhiên đi vào lòng người đọc. "Ông lão của rừng xanh" ấy không xây dựng những chi tiết quá hào nhoáng, bóng bảy mà cứ nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Mối quan hệ giữa ông và con voi làm ta liên tưởng đến tình cảm cảm của Lão Hạc-Cậu Vàng.

    Tình huống truyện một lần nữa được Vũ Hùng "khơi nguồn". Tiếng gọi của rừng già và tự do đã khiến con voi: "Cứ vươn vòi đón gió và buồn bã rống gọi. Nó héo hon đi như chiếc lá già". Người quản tượng thấy không thể "tù túng" nó như vậy được nữa nên đã cho nó về với núi rừng. Ông Một đi nhưng không biệt tích, "hằng năm khi sang thu, nó lại xuống làng", được người quản tượng dẫn đi tắm, cho nó ăn một nương mía. Con voi thì giúp người quản tượng đủ việc. Nhưng tiếc rằng, cuộc vui nào cũng tàn, người quản tượng không còn nữa-đây có lẽ là bước ngoặt lớn trong truyện để cho thấy được mối quan hệ khăng khít giữa con người với con vật này. Chi tiết: "Nó quỳ xuống sân, rống gọi rền rĩ"; "Con voi lồng chạy vào nhà"; "Nó hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra" -không xây dựng quá đau thương nhưng dường như Vũ Hùng đã rất thành công khi đã khơi nguồn được trong lòng mỗi độc giả. Đọc xong, ta không quá đau thương nhưng lại có cảm giác nuối tiếc, nhớ mãi không thôi. Đó không chỉ là một câu truyện đơn giản nữa mà liệu rằng còn là một lời thức tỉnh đối với những người đang hằng ngày tệ bạc với thiên nhiên?

    Phong cách chính là nhà văn. Nhà văn Pháp buy-phông nói: "Phong cách ấy là con người". Với mục đích viết sách cho thiếu nhi, "người cần mẫn gieo hạt mầm cái đẹp khắp nơi" không lựa chọn viết những tác phẩm thể hiện quan điểm phơi bày cái xấu hay lên án những điều ác. Thay vào đó, ông chọn cho mình cách viết đẹp và tôn vinh cái đẹp, thể hiện sự tinh tế trong cách giáo dục nhân văn với tâm hồn con người, đặc biệt là tâm hồn con trẻ.

    Với lối văn trần thuật, ngôi kể thứ ba, giọng kể nhẹ nhàng, sâu lắng kết hợp với nghệ thuật nhân hóa "con voi", Vũ Hùng đã khắc họa trước mắt chúng ta một tình cảm đẹp giữa người quản tượng và ông Một. Qua đó cũng là bức thông điệp của tác giả gửi cho tất cả mọi người về tình cảm đẹp, và lời nhắn nhủ hãy yêu thiên nhiên, con vật.

    Sing thời, nhà văn Vũ Hùng từng chia sẻ: "Tôi mong một ngày nào đó thiên nhiên sẽ được khôi phục và những con thú sẽ có nơi để chúng thuộc về. Đó cũng là một trong những lý do, tôi say mê viết về thiên nhiên, tôi muốn truyền đạt cho độc giả nhỏ tuổi là hãy bảo vệ thiên nhiên, đó cũng là cách để bảo vệ bản thân mình". Phải chăng, đó là bức thông điệp sâu sắc và ý nghĩa nhất mà "người xây dựng bảo tàng bằng chữ" gửi đến cho tất cả mọi người nói chung và con trẻ nói riêng. Chính vì vậy, hàng loạt những tác phẩm: "Bầy voi đen"; "Sống giữa bầy voi";.. đều gửi bức thông điệp chung ấy.

    Có thể nói, tình yêu và sự rung cảm sâu nặng, nguyện sống chết với núi rừng, trăn trở trước sự tồn vong của muôn loài đã cho ông nhiều áng văn mê lòng đến vậy. Đoạn trích trên trong tác phẩm "Phía tây Trường Sơn" là trong số đó. Tác phẩm của ông giống như một mỏ vàng, đó là nơi đầy ắp thông tin, cảm xúc tràn ngập vẻ đẹp của thiên nhiên, xứng đáng là thế giới để trẻ em bước vào.
     
    Last edited by a moderator: 14 Tháng ba 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...