Viết bài văn khoảng 500 chữ đánh giá nội dung, nghệ thuật truyện Nữ thần Lúa - Ngữ văn 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 4 Tháng bảy 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Viết bài văn khoảng 500 chữ đánh giá nội dung, nghệ thuật bài Nữ thần Lúa

    Văn bản Nữ thần Lúa:

    [​IMG]

    Bài văn tham khảo:

    Vũ Ngọc Khánh trong công trình nghiên cứu Kho tàng thần thoại Việt Nam đã đưa ra nhận định: "Thần thoại là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lí giải vũ trụ và chinh phục vũ trụ của con người." Với khát vọng khám phá và lí giải của người xưa, nguồn gốc thế giới tự nhiên, nguồn gốc loài người.. hiện lên đầy màu sắc hoang đường trong thần thoại. Truyện Nữ thần Lúa là một trong những truyện thần thoại cổ xưa nhất lí giải nguồn gốc của cây lúa, nghề trồng lúa trong đời sống văn hóa người Việt.

    Cốt truyện Nữ thần Lúa đơn giản mà hấp dẫn. Nhân vật chính là nữ thần Lúa, con Ngọc Hoàng, được Ngọc Hoàng sai xuống trần gian giúp đỡ loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Một hôm, có cô gái kia mải chơi không dọn sân ngõ, nên khi nữ thần Lúa dắt các bông lúa về sân, cô gái cuống quýt mắng và lấy chổi đập vào đầu bông lúa. Nữ thần Lúa giận từ đó không cho lúa tự bò về nữa, con người cũng từ ấy phải tự ra đồng gặt lúa, phơi phóng, xay giã.. mới có cơm ăn. Truyện còn lí giải tục cúng cơm mới trong văn hóa người Việt mỗi khi thu gặt xong.

    Truyện Nữ thần Lúa được sáng tạo nhằm giải thích nguồn gốc của cây lúa. Trong thực tế, cây lúa vốn là lương thực được ưu tiên lựa chọn của loài người trong quá trình thu hái tự nhiên. Nhưng người xưa đã không bằng lòng với sự thật hiển nhiên đó, với trí tưởng tượng phong phú, nhân dân đã kể về nguồn gốc của cây lúa qua hàng loạt các chi tiết tưởng tượng hoang đường. Lúa không phải tự nhiên mà có. Lúa do nữ thần con Ngọc Hoàng mang xuống trần gian. Cây lúa vì thế có nguồn gốc cao quý, chứ không còn là giống cây bình thường nữa. Phải chăng đây là một cách để nhân dân ta tôn vinh giá trị của cây lúa cũng như khẳng định tầm quan trọng của cây lúa trong đời sống con người?

    Với tình yêu dành cho con người, nữ thần Lúa không chỉ mang lúa đến trần gian mà còn dành ưu ái cho loài người bằng cách cho lúa tự bò về nhà, tự biến thành cơm khi được bỏ vào nồi. Nhưng điều gì dễ dàng có được thường khiến con người sinh tâm lí coi thường, không coi trọng, nên có cô gái nhà kia đã cẩu thả trong việc đón nhận món quà mà thần mang đến. Sự thiếu tôn trọng của loài người đã khiến nữ thần giận dỗi, buộc loài người phải tự ra đồng cấy gặt, mang về xay giã nhiều công đoạn mới có cơm ăn. Chi tiết kể về sự giận dỗi của thần là một chi tiết đặc sắc, mang đến sự thú vị cho câu chuyện. Nó không chỉ cho thấy thần Lúa, dù là thần nhưng cũng biết hờn dỗi như con người (rất giống với chi tiết kể về các vị thần khác như thần Sét, thần Gió.. trong các câu chuyện cùng tên. Các vị thần không phải đều hoàn hảo, mà cũng có lúc đãng trí, nóng nảy, hờn giận).

    Kể về sự trừng phạt của thần Lúa còn là cách để người xưa lí giải về những khó khăn, nhọc nhằn của nghề trồng lúa. Ca dao xưa có câu: "Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày - Ai ơi bưng bát cơm đầy - Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"; thơ hiện đại ngày nay cũng viết: "Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng" (Nguyễn Khoa Điềm). Như vậy, trồng lúa dĩ nhiên nhọc nhằn, muôn đời đã thế, bây giờ dù có sự trợ giúp của máy móc nhưng cũng không hề nhàn tản. Người xưa đã lí giải những nhọc nhằn ấy một cách thú vị: Do sự giận dỗi của nữ thần Lúa gây ra. Nhưng vì sao nữ thần giận dỗi? Chẳng phải do con người không biết quý trọng công lao, sự ưu ái của thần sao? Cách lí giải mang màu sắc hoang đường nhưng bài học rút ra thì mang ý nghĩa muôn đời: Chỉ qua lao động vất vả, con người mới biết trân quý những gì mà mình làm ra. Những thứ dễ dàng có được thường chẳng lâu bền.. Câu chuyện có thể dừng ở việc loài người được nữ thần ban cho lúa gạo, nhưng việc kể thêm chi tiết này đã khiến câu chuyện mang hàm ý sâu sắc hơn rất nhiều. Qua chi tiết đó, chúng ta biết trân trọng hạt gạo người nông dân vất vả làm ra, biết trân trọng sức lao động của con người..

    Điều ta thấy thú vị khi đọc truyện Nữ thần Lúa cũng như các truyện cổ khác chính là sự tham gia của các yếu tố kì ảo. Yếu tố kì ảo vừa tham gia vào quá trình phát triển của cốt truyện, vừa tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện. Những chi tiết kì ảo ấy dù thể hiện niềm tin ngây thơ của người xưa vào nguồn gốc của thế giới tự nhiên và thế giới loài người nhưng lại nói cho chúng ta biết sự tuyệt vời của trí tưởng tượng dân gian. Làm sao mà cây lúa bình thường lại đánh thức ở người xưa cách nghĩ về nguồn gốc thần tiên của nó? Làm sao mà quá trình trồng cấy vất vả của con người lại khiến người xưa nghĩ đến sự trừng phạt của một vị thần? Người xưa đã không chấp nhận sự vật như nó vốn có, không chấp nhận sự việc như nó vốn dĩ xảy ra. Họ luôn tìm cách lí giải, và đã lí giải một cách thật kì diệu. Trí tưởng tượng của con người quả thật không có giới hạn.

    Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại LINK để đọc tiếp nha:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng mười 2023
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...