Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ sau: "Mình đi, có nhớ những ngày [..] Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa" Tham khảo 1: Bài làm "Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa" ( "Đi trên mảnh đất này" – Huy Cận) Sảng khoái biết bao! Tự hào biết bao! Trong tâm trí ta bỗng cuồn cuộn đổ về dòng lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc. Bừng sáng trong tâm hồn bao thế hệ là lớp lớp những chiến công dựng nước và gữ nước với trời bể ân tình thủy chung nhất, yêu thương đùm bọc nhau của những con người quen đứng đầu sóng ngọn gió, chống lại mọi thế lực thù địch để giành lấy quyền sống, quyền làm người. Hòa trong mạch nguồn văn học thời kì ấy, không thể không kể đến khúc hung ca và đồng thời là bản tình ca "Việt Bắc" của Tố Hữu. Đoạn trích dưới đây đã gợi nhớ những kỉ niệm thời kháng chiến gian khổ nhưng thắm đượm nghĩa tình: "Mình đi, có nhớ những ngày [..] Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa" Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng tiêu biểu của Việt Nam, đồng thời ông còn là một chính khách, một cán bộ lão thành. Không chỉ vậy, nhà thơ Tố Hữu còn được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam bởi ông luôn thể hiện lẽ sống lớn, tư tưởng, lí tưởng lớn, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc. Và Việt Bắc cũng là một trong số tác phẩm được coi là đứa con tinh thần của nhà thơ. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7 năm 1954, hiệp định Giơ – Ne – Vơ về Đông Dương kí kết. Hòa bình lặp lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của dân tộc được mở ra. Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Tác phẩm "Việt Bắc" gồm hai phần với 150 câu lục bát. Đoạn thơ thuộc phần thứ nhất, là lời hỏi của người ở lại với người về xuôi, gợi nhớ những kỉ niệm thời kháng chiến gian khổ nhưng thắm đượm nghĩa tình. Vẫn là nỗi nhớ thương và trăn trở, người ở lại tiếp tục bộc bạch nỗi niềm của mình. Người ở đã gợi nhắc, gợi nhớ cho người ra đi biết bao điều: "Mình đi, có những những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù" Câu hỏi của người ở lại cũng là lời gợi nhắc về "những ngày" sống và chiến đấu gian khổ nơi núi rừng Việt Bắc. Trước hết đó là sự đối mặt với thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt "Mưa nguồn suối lũ" với "những mây cùng mù" càng làm nổi bật cái khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đây. Rồi cách viết "những mây cùng mù" đem đến cảm giác nơi đâu cũng chỉ có mây mù bao phủ mịt mù. Qua đó là những hình ảnh đặc trưng của vùng núi rừng hoang sơ, giống như trong thơ Quang Dũng: "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi" Không chỉ đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt, người chiến sĩ còn phải đối mặt với những thiếu thốn khó khắn của cuộc đời người lính nơi chiến khu cách mạng: "Mình về có nhớ chiến khu Nhớ cơm chấm muối, mối thù nặng vai" Chiến khu là nơi tập trung cơ quan đầu não của Cách Mạng, là một điểm chốt vững vàng, nơi hội tự niềm tin hy vọng của nhân dân: Sự xuất hiện của hình ảnh chiến khu khẳng định cách mạng vẫn tồn tại và phát triển, cơ quan đầu não của cuộc Cách Mạng vẫn chỉ đạo cuộc đấu tranh dù có khó khắn gian khổ thế nào. Trong các bài thơ viết của Tố Hữu, góp phần đưa Cách Mạng tồn tại và phát triển không ngừng phải kể đến vai trò của những người cán bộ kháng chiến, họ "miếng cơm manh áo mối thù nặng vai". Nghệ thuật đối ở câu thơ thứ tự đã làm nổi bật ý thơ: Đấu tranh Cách Mạng càng gian khổ thiếu thốn "miếng cơm chấm muối" thì sức mạnh tinh thần của người cán bộ kháng chiến càng vững vàng, càng được tôi luyện. Họ không sờn lòng nản chí, ngược lại càng thôi thúc mối thù giặc "mối thì nặng vai". Với chữ "nặng", Tố Hữu đã hình tượng hóa vật chất hóa mối thù quân giặc, mang đến cảm nhận rất rõ ràng, mối thù quân cướp nước đọng thành hình thành khối không tan đâu được, mối thù ấy đang đè nặng lên vai người cán bộ kháng chiến ý chí, tinh thần người cán bộ thêm bền bỉ. Vẫn là một cách diễn đạt mộc mạc song chứa đựng những tình cảm tha thiết, nhà thơ đã nói lên được niềm thương nhớ của người ở lại dành cho người ra đi, mà thực ra cũng là nỗi nhớ của người ra đi dành cho người ở lại: "Mình về rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già" Người về với thị thành tấp nập, để lại một khảng trống khó lấp đầy của không gian, nghệ thuật hoàn dụ ở hình ảnh "rừng núi nhớ ai" khiến nỗi nhớ không chỉ sâu đậm trong lòng người mà còn bao trùm cả thiên nhiên. Con người và thiên nhiên núi rừng đều nhớ những cán bộ về xuôi. Đại từ "ai" chỉ người ra đi, nghe mà thật gần gũi thân thương và thắm thiết. Người ở lại nhớ người đi tới mức trám thì rụng, măng mai thì để già vì có người hái. "Trám" và "măng" là những món ăn thường nhật của người chiến sĩ cán bộ kháng chiến đồng thời cũng là "đặc sản" của thiên nhiên Việt Bắc. Nó cũng chính là những bữa cơm đạm bạc, giản dị của các chiến sĩ và người dân, nhưng đặc biệt hơn hết, nó lại rất sang và giàu nghĩa tình. "Mình về" khiến tất cả bỗng trở nên buồn bã và trống vắng. Tất cả trở về với nguyên sơ, với sự tình lặng, hiu hắt khi bộ đội trở về suôi, không buồn, nhớ sao được? "Mình đi có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám đầm đà lòng son" Hai câu thơ có hình ảnh tượng trưng và tưởng phản đầy ấn tượng. Hình ảnh "những nhà" là chỉ những nhà dân Việt Bắc. Ta vẫn gặp ở đây nghệ thuật đối lập, đối lập giữa "hắt hiu lau xám" và "đậm đà lòng son", chính ẩn ý, dùng biện pháp nghệ thuật đối lập đã làm nổi bật lên ý thơ: Cuộc sống của người dân Việt Bắc dù nghèo khổ lam lũ, nhọc nhằn chỉ "hắt hiu lau xám" song tình nghĩa, sự gắn bó với Cách Mạng lại thủy chung son sắt đầm đà lòng son. Chính ý chí tinh thần của người cán bộ kháng chiến cùng với tấm lòng của người dân Việt Bắc đã góp phần giúp Cách Mạng, kháng chiến ngày càng phát triển và đi đến những thành tựu bước đấu như những dấu son trong lịch sử mà tác giả nói đến ở những câu thơ tiếp theo: Như một lời nhắc nhở hàm chứa cả sự lo lắng người về sẽ quên, người ở lại như muốn nói với người đi, "nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn". Khép lại lời nhắc nhở của người ở lại là hình ảnh Việt Bắc với thời gian và không gian của "mười lăm năm ấy biếu bao nhiêu tình" "Mình về nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh Minh đi mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa" Có thể nói, bốn câu thơ đã khái quát lại cả thời kỳ Cách Mạng sôi nổi kháng chiến những năm 1940-1945. Nó là kết quả của tinh thần đoàn kết quân dân, kết quả của ý chí tinh thần của người cán bộ kháng chiến cũng như tấm lòng của người dân Việt Bắc đưa Cách Mạng đến những thành tựu bước đầu như những dấu son trong lịch sử "Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa" Cây đa Tân Trào là nơi đã chứng kiến lẽ xuất phát của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944) và mái đình Hồng Thái, nơi chứng kiến sự ra đời của Uỷ ban dân tộc giải phóng và sự ra mắt của Chính phủ lâm thời (8/1945). Thế nên cây đa Tân Trào và mái đình Hồng Thái là những dấu son trong lịch sử, bằng chứng của những thành quả Cách Mạng đầu tiên. Lời người ở như gợi nhắc người đi nhớ đến câu ca dao nói về ân nghĩa, thủy chung: "Cây đa cũ, bến đò xưa Phải chăng người ở muốn dặn dò người đi, vì trăn trở Mình về thành thị xa xôi Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa không? Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng" Đoạn thơ được khép lại trong một câu thơ thật lạ: "Mình đi mình có nhớ mình" tới ba trong sáu chữ của câu thơ là chữ "mình" được lặp đi lặp lại. Trong tiếng việt, chữ "mình" vốn đa nghĩa, khi là khách thể lúc là chủ. Ở đây, Tố Hữu đã khai thác triệt để tình đa nghĩa của từ "mình". Nếu hai chữ "mình" đầu tiên chỉ người về xuôi thì chữ "mình" cuối cùng vừa chỉ người ở lại vừa chỉ người ra đi. Phải chăng, với cách viết như thế, tắc giả đã làm nổi bật được cái băn khoăn của lòng người ở lại, liệu người đi có nhớ đến bản thân mình của những năm tháng "miếng cơm chấm muối mặn mối thù nặng vai" ấy không? Đọc mười hai câu thơ ta nhận thấy rõ những hình ảnh kỷ niệm được nhắc lại đã làm nên sự thiết tha quyến luyến của người đi ở trong giờ phút chia tay. Song, tình người đi ở thiết tha bịn rịn còn được làm nên nhờ cách nói đặc biệt đạt hiệu quả nghệ thuật cao, sự phối hợp bằng trắc, ngắt nhịp đều đặn và chuyển về thanh luật của mười hai câu thơ làm nên âm điệu giản dị ngân nga réo rắt uyển chuyển. Thêm nữa, tác giả vẫn sử dụng trong đoạn thơ cách xưng hô "mình"... " Ta" vốn rất quen thuộc cửa ca dao chỉ tình cảm đôi lứa riêng tư trong khúc trao duyên, nhưng ở đây lại mang ý nghĩa chỉ tình cảm đồng chí, chỉ tình quân dân đáng nhớ. Tất cả đã tạo nên một kiệt tác đặc sắc mà không bao giờ độc giả quên được. Rất đúng với câu nói của nhà thơ Xuân Diệu: "Với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề thơ Tố Hữu chín rõ. Không phải là một cây bút trong tay Tố Hữu nữa mà là ngọn bút nở cùng một lúc. Bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người. Người ta thấy văn chương Cách Mạng chí nghĩa chí tình, cái văn chương nên thơ nên nhạc.." Như vậy, thông qua tác phẩm "Việt Bắc", chúng ta có thể thấy được sự thay đổi và chuyển hóa từ "cái tôi" của người thanh niên cộng sản sau khi bắt gặp lí tưởng Cách Mạng ở tập thơ "Từ ấy" đến tiếng nói của "cái ta" chung đại diện cho quần chúng Cách Mạng, nhân dân diễn ra trong hồn thơ Tố Hữu. Điều đó đã được thể hiện rõ thông qua việc khắc họa tình cảm "cả nước" giữa quân dân ta trong sự gắn bó tâm tình tha thiết. Bởi vậy, khi gấp lại những trang thơ, dư âm của khúc ca ấn tình thủy chung của tình dân quân trong những năm tháng kháng chiến gian khổ vẫn còn vang vọng da diết trong tâm trí đọc giả: "Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi" <Trích- "Việt Bắc" > Tham khảo 2: Bài Làm Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận định: "Thái độ toàn tâm toàn ý với Cách Mạng là nguyên nhân chính làm nên thành công thơ Tố Hữu". Nhắc tới Tố Hữu người ta biết đến không chỉ là một nhà chính trị, mà hơn cả còn là lá cờ đầu của thơ ca Cách Mạng Việt Nam với những tình cảm lớn, lẽ sống lớn. Sau hiệp định Giơnever, tháng 10 năm 1954, Trung Ương Đảng và chính phủ quyết định rời chiến khu Việt Bắc – nơi mà chiến sĩ và nhân dân đã gắn bó keo sơn, nghĩa tình suốt 15 năm. Nhân sự kiện lịch sử: "Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng" Tố Hữu cho ra đời bài thơ "Việt Bắc" suy nghĩ về một sự kiện vấn đề lịch sử, và rất gần gũi với tâm trạng nhân dân. Trải dài khắp bài thơ là niềm thương nỗi nhớ về những kỉ niệm kháng chiến đầy nghĩa tình ở quê hương cách mạng. Không gân guốc làm nổi bật hình tượng người lính, không hoa mĩ tạo ấn riêng biệt, mà Tố Hữu gây xúc động bằng vẻ đẹp của cảnh vật chiến khu Việt Bắc, vẻ đẹp tình nghĩa cách mạng, quân dân thắm thiết. Tất cả được thể hiện qua những vần thơ đượm hồn dân tộc nhưng vô cùng tinh tế điều luyện. Điều đó trước hết được thể hiện rõ nhất qua mười hai câu thơ tiếp theo, là nỗi nhớ da diết, tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của kẻ ở người đi, và cũng chính là lời nhắn nhủ của người ở lại: "Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, còn nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?" Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, là một nhà thơ xuất sắc và tiêu biểu. Ông là một trong những lá cờ đầu và có những đóng góp hết sức lớn lao cho nền văn học cách mạng. Thơ ông mang tình chất trữ tình đằm thắm rất sâu sắc, giọng thơ lại rất tự nhiên, hào hùng. Miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào cuộc sống mới, một trang sử mới thì cũng là lúc Việt Bắc ra đời. Bài thơ được coi là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến, là thành tựu xuất sắc của đời thơ người cầm bút, nó vừa là một bản tình ca, đồng thời cũng là một bản hùng ca. Bài thơ gồm một trăm năm mươi câu thơ lục bát, được chia làm hai phần, đoạn trích chính là phần đầu của đoạn thơ. Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến, là lời khẳng định tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân và truyền thống ấn nghĩa. Bài thơ có cấu từ đặc biệt được viết dươi shinhf thức trong một cuôc đối đáp giữa kẻ ở và người đi trong cuộc chia tay nhưng thật chất là lời độc thoại của chính tác giả. Nhân vật trữ tình tự phân thành "mình" và "ta" cũng khiến câu chuyện về tình cảm về kháng chiến trở nên gần gữi và thân thương hơn. Mười hai câu thơ trên chính là mười hai câu thơ hay, độc đáo nhất trong bài. Nếu như 8 câu thơ đầu như khúc giao đãi của buổi chia tay thì đến với 12 câu tiếp theo này chính là lời của người ở lại với một loạt những câu hỏi và đằng sau những câu hỏi ấy là lời gợi nhắc cả một thời Cách Mạng còn trong nước kháng chiến mời bắt đầu. Vẫn là nỗi nhớ thương và trăn trở, người ở lại tiếp tục bộc bạch nỗi niềm của mình. Người ở đã gợi nhắc, gợi nhớ cho người ra đi biết bao điều: "Mình đi, có những những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù" Câu hỏi của người ở lại cũng là lời gợi nhắc về "những ngày" sống và chiến đấu gian khổ nơi núi rừng Việt Bắc. Trước hết đó là sự đối mặt với thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt "Mưa nguồn suối lũ" với "những mây cùng mù" càng làm nổi bật cái khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đây. Rồi cách viết "những mây cùng mù" đem đến cảm giác nơi đâu cũng chỉ có mây mù bao phủ mịt mù. Qua đó là những hình ảnh đặc trưng của vùng núi rừng hoang sơ, giống như trong thơ Quang Dũng: "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi" Không chỉ đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt, người chiến sĩ còn phải đối mặt với những thiếu thốn khó khắn của cuộc đời người lính nơi chiến khu cách mạng: "Mình về có nhớ chiến khu Nhớ cơm chấm muối, mối thù nặng vai" Chiến khu là nơi tập trung cơ quan đầu não của Cách Mạng, là một điểm chốt vững vàng, nơi hội tự niềm tin hy vọng của nhân dân: Sự xuất hiện của hình ảnh chiến khu khẳng định cách mạng vẫn tồn tại và phát triển, cơ quan đầu não của cuộc Cách Mạng vẫn chỉ đạo cuộc đấu tranh dù có khó khắn gian khổ thế nào. Trong các bài thơ viết của Tố Hữu, góp phần đưa Cách Mạng tồn tại và phát triển không ngừng phải kể đến vai trò của những người cán bộ kháng chiến, họ "miếng cơm manh áo mối thù nặng vai". Nghệ thuật đối ở câu thơ thứ tự đã làm nổi bật ý thơ: Đấu tranh Cách Mạng càng gian khổ thiếu thốn "miếng cơm chấm muối" thì sức mạnh tinh thần của người cán bộ kháng chiến càng vững vàng, càng được tôi luyện. Họ không sờn lòng nản chí, ngược lại càng thôi thúc mối thù giặc "mối thì nặng vai". Với chữ "nặng", Tố Hữu đã hình tượng hóa vật chất hóa mối thù quân giặc, mang đến cảm nhận rất rõ ràng, mối thù quân cướp nước đọng thành hình thành khối không tan đâu được, mối thù ấy đang đè nặng lên vai người cán bộ kháng chiến ý chí, tinh thần người cán bộ thêm bền bỉ. Vẫn là một cách diễn đạt mộc mạc song chứa đựng những tình cảm tha thiết, nhà thơ đã nói lên được niềm thương nhớ của người ở lại dành cho người ra đi, mà thực ra cũng là nỗi nhớ của người ra đi dành cho người ở lại: "Mình về rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già" Người về với thị thành tấp nập, để lại một khảng trống khó lấp đầy của không gian, nghệ thuật hoàn dụ ở hình ảnh "rừng núi nhớ ai" khiến nỗi nhớ không chỉ sâu đậm trong lòng người mà còn bao trùm cả thiên nhiên. Con người và thiên nhiên núi rừng đều nhớ những cán bộ về xuôi. Đại từ "ai" chỉ người ra đi, nghe mà thật gần gũi thân thương và thắm thiết. Người ở lại nhớ người đi tới mức trám thì rụng, măng mai thì để già vì có người hái. "Trám" và "măng" là những món ăn thường nhật của người chiến sĩ cán bộ kháng chiến đồng thời cũng là "đặc sản" của thiên nhiên Việt Bắc. Nó cũng chính là những bữa cơm đạm bạc, giản dị của các chiến sĩ và người dân, nhưng đặc biệt hơn hết, nó lại rất sang và giàu nghĩa tình. "Mình về" khiến tất cả bỗng trở nên buồn bã và trống vắng. Tất cả trở về với nguyên sơ, với sự tình lặng, hiu hắt khi bộ đội trở về suôi, không buồn, nhớ sao được? "Mình đi có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám đầm đà lòng son" Hai câu thơ có hình ảnh tượng trưng và tưởng phản đầy ấn tượng. Hình ảnh "những nhà" là chỉ những nhà dân Việt Bắc. Ta vẫn gặp ở đây nghệ thuật đối lập, đối lập giữa "hắt hiu lau xám" và "đậm đà lòng son", chính ẩn ý, dùng biện pháp nghệ thuật đối lập đã làm nổi bật lên ý thơ: Cuộc sống của người dân Việt Bắc dù nghèo khổ lam lũ, nhọc nhằn chỉ "hắt hiu lau xám" song tình nghĩa, sự gắn bó với Cách Mạng lại thủy chung son sắt đầm đà lòng son. Chính ý chí tinh thần của người cán bộ kháng chiến cùng với tấm lòng của người dân Việt Bắc đã góp phần giúp Cách Mạng, kháng chiến ngày càng phát triển và đi đến những thành tựu bước đấu như những dấu son trong lịch sử mà tác giả nói đến ở những câu thơ tiếp theo: Như một lời nhắc nhở hàm chứa cả sự lo lắng người về sẽ quên, người ở lại như muốn nói với người đi, "nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn". Khép lại lời nhắc nhở của người ở lại là hình ảnh Việt Bắc với thời gian và không gian của "mười lăm năm ấy biếu bao nhiêu tình" "Mình về nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh Minh đi mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa" Có thể nói, bốn câu thơ đã khái quát lại cả thời kỳ Cách Mạng sôi nổi kháng chiến những năm 1940-1945. Nó là kết quả của tinh thần đoàn kết quân dân, kết quả của ý chí tinh thần của người cán bộ kháng chiến cũng như tấm lòng của người dân Việt Bắc đưa Cách Mạng đến những thành tựu bước đầu như những dấu son trong lịch sử "Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa" Cây đa Tân Trào là nơi đã chứng kiến lẽ xuất phát của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944) và mái đình Hồng Thái, nơi chứng kiến sự ra đời của Uỷ ban dân tộc giải phóng và sự ra mắt của Chính phủ lâm thời (8/1945). Thế nên cây đa Tân Trào và mái đình Hồng Thái là những dấu son trong lịch sử, bằng chứng của những thành quả Cách Mạng đầu tiên. Lời người ở như gợi nhắc người đi nhớ đến câu ca dao nói về ân nghĩa, thủy chung: "Cây đa cũ, bến đò xưa Phải chăng người ở muốn dặn dò người đi, vì trăn trở Mình về thành thị xa xôi Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa không? Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng" Đoạn thơ được khép lại trong một câu thơ thật lạ: "Mình đi mình có nhớ mình" tới ba trong sáu sáu chữ của câu thơ là chữ "mình" được lặp đi lặp lại. Trong tiếng việt, chữ "mình" vốn đa nghĩa, khi là khách thể lúc là chủ. Ở đây, Tố Hữu đã khai thác triệt để tình đa nghĩa của từ "mình". Nếu hai chữ "mình" đầu tiên chỉ người về xuôi thì chữ "mình" cuối cùng vừa chỉ người ở lại vừa chỉ người ra đi. Phải chăng, với cách viết như thế, tắc giả đã làm nổi bật được cái băn khoăn của lòng người ở lại, liệu người đi có nhớ đến bản thân mình của những năm tháng "miếng cơm chấm muối mặn mối thù nặng vai" ấy không? Đọc mười hai câu thơ ta nhận thấy rõ những hình ảnh kỷ niệm được nhắc lại đã làm nên sự thiết tha quyến luyến của người đi ở trong giờ phút chia tay. Song, tình người đi ở thiết tha bịn rịn còn được làm nên nhờ cách nói đặc biệt đạt hiệu quả nghệ thuật cao, sự phối hợp bằng trắc, ngắt nhịp đều đặn và chuyển về thanh luật của mười hai câu thơ làm nên âm điệu giản dị ngân nga réo rắt uyển chuyển. Thêm nữa, tác giả vẫn sử dụng trong đoạn thơ cách xưng hô "mình"... " Ta" vốn rất quen thuộc cửa ca dao chỉ tình cảm đôi lứa riêng tư trong khúc trao duyên, nhưng ở đây lại mang ý nghĩa chỉ tình cảm đồng chí, chỉ tình quân dân đáng nhớ. Tất cả đã tạo nên một kiệt tác đặc sắc mà không bao giờ độc giả quên được. Rất đúng với câu nói của nhà thơ Xuân Diệu: "Với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề thơ Tố Hữu chín rõ. Không phải là một cây bút trong tay Tố Hữu nữa mà là ngọn bút nở cùng một lúc. Bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người. Người ta thấy văn chương Cách Mạng chí nghĩa chí tình, cái văn chương nên thơ nên nhạc.." Như vậy, thông qua tác phẩm "Việt Bắc", chúng ta có thể thấy được sự thay đổi và chuyển hóa từ "cái tôi" của người thanh niên cộng sản sau khi bắt gặp lí tưởng Cách Mạng ở tập thơ "Từ ấy" đến tiếng nói của "cái ta" chung đại diện cho quần chúng Cách Mạng, nhân dân diễn ra trong hồn thơ Tố Hữu. Điều đó đã được thể hiện rõ thông qua việc khắc họa tình cảm "cả nước" giữa quân dân ta trong sự gắn bó tâm tình tha thiết. Bởi vậy, khi gấp lại những trang thơ, dư âm của khúc ca ấn tình thủy chung của tình dân quân trong những năm tháng kháng chiến gian khổ vẫn còn vang vọng da diết trong tâm trí đọc giả: "Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi" <Trích- "Việt Bắc" >