Tại sao vào mùa đông ở nước ta có thời gian ngày ngắn hơn đêm? Như chúng ta đã biết, Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục của nó (một vòng quay tốn 24 giờ) do đó có hiện tượng ngày đêm liên tiếp nhau. Trái Đất quay xung quanh mặt trời (một vòng quay tốn 365 ngày 6 giờ) nên tạo ra các mùa trong năm. Nhưng trục trái đất nghiêng chứ không thẳng góc với mặt phẳng quĩ đạo. Trục Trái Đất nghiêng một góc 66'33' so với mặt phẳng quĩ đạo và không đổi phương. Đó là nguyên nhân khiến ngày đêm dài ngắn khác nhau theo từng mùa và theo từng vĩ độ. Do trái đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục nên trái đất có lúc chúc nữa cầu Bắc, có lúc chúc nữa cầu Nam về phía mặt trời. Lúc Bán cầu Bắc quay về phía mặt trời, mặt trời chiếu thẳng góc vào Bắc bán cầu, số giờ chiếu sáng của bán cầu Bắc tăng cao, lúc đó là mùa hè, do đó bán cầu Bắc sẽ có ngày dài hơn đêm. Càng về vòng cực thì số giờ nắng càng tăng cao. Và đặc biệt ở điểm cực Bắc sẽ có ngày dài suốt 6 tháng. Và lúc đó, ánh sáng chiếu vào bán cầu Nam ít đi, số giờ chiếu sáng trong ngày thấp, lúc đó là mùa đông. Do đó, tại bán cầu Nam có ngày ngắn hơn đêm. Càng về vòng cực thì số giờ nắng càng ít đi. Và ở điểm cực Nam sẽ có đêm dài suốt 6 tháng Đây cũng là lí do giải thích cho câu ca dao: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối" Mình xin giải thích phần này. Câu nói này chỉ đúng ở Việt Nam và các nước ở bán cầu Bắc. Vào tháng năm, bán cầu Bắc sẽ quay về phía mặt trời nên các khu vực ở nơi này sẽ nhận được lượng ánh sáng lớn, và số giờ nắng cao hơn. Do đó, nơi đây sẽ có ngày dài hơn đêm. Còn với câu "ngày tháng mười chưa cười đã tối" là vì vào tháng mười bán cầu Bắc sẽ quay đi xa mặt trời, bán cầu Nam sẽ hướng về phía mặt trời nên những nơi ở bán cầu Bắc nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn, số giờ nắng ít hơn. Do đó vào tháng mười, những nơi này sẽ có ngày ngắn đêm dài. Sự khác nhau theo vĩ độ: Vào ngày 22/6 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027' B → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Bắc Vào ngày 22/12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23027'N → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Nam. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía hai cực, càng biểu hiện rõ rệt. Tại đường xích đạo quanh năm ngày, đêm dài bằng nhau. Càng lên vĩ độ cao chênh lệch độ dài ngày - đêm càng lớn, từ 66033'đến cực có ngày hoặc đêm địa cực dài 24 giờ. Ngày 22//6 (Hạ chí) : Bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ 66033'đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ. Ngày 22/12 (Đông chí) : Bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ 66033'đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ. Ngày 21/3 và ngày 23/9: Ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào xích đạo. Hai nửa cầu Bắc và Nam nhận được ánh sáng như nhau.