Vì sao trẻ thường khủng hoảng tâm lý khi dậy thì?

Thảo luận trong 'Gia Đình' bắt đầu bởi Hạ Di Di, 8 Tháng tư 2020.

  1. Hạ Di Di

    Bài viết:
    57

    Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì


    *Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 vấn đề đó là TUỔI DẬY THÌ và KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ

    1. Tuổi dậy thì là gì? Nói cho dễ hiểu thì tuổi dậy thì là giai đoạn nổi loạn của các bạn nam nữ, là giai đoạn thay đổi về thể chất lẫn tinh thần. Đây là giai đoạn có thể nói rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người bởi nó sẽ thay đổi nhận thức, tính cách, ngoại hình.. Trong giai đoạn này nếu gia đình và chính bản thân các bạn không làm đúng cách để xoa dịu thì nó sẽ khiến các bạn từ hòa đồng trở thành tự ti, từ lạc quan trở thành bi quan, từ ngoan ngoãn trở thành sa đọa.. và ngược lại.

    2. Vậy còn khủng hoảng tâm lý? Đó là trạng thái hoảng loạn, mất sự thăng bằng cảm xúc và lý trí khi đối mặt với mọi thứ xung quanh, trạng thái này thường khiến con người trở nên dễ tức giận, buồn bã, chán nản vô cớ. Khủng hoảng tâm lý càng đáng sợ hơn khi các e bước vào tuổi dậy thì, nếu không được xoa dịu các em có thể sẽ bị rối loạn cảm xúc, stress, trầm cảm, rối loạn tâm thần hoặc hành vi, cá biệt còn có 1 số trẻ có biểu hiện chống đối xã hội..

    * Câu hỏi đặt ra là: Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự khủng hoảng tâm lý ở trẻ khi bước vào tuổi dậy thì?

    - Tuổi dậy thì sẽ gây ra những biến đổi về cơ thể, sinh lý.. điều này khiến cho trẻ tò mò về giới tính, cơ thể bản thân, ham muốn tình dục.. dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà các bạn không ngờ đến, các bạn sẽ hoảng sợ, và dẫn đến khủng hoảng tâm lý

    - Ở độ tuổi này, trẻ thường chịu rất nhiều áp lực về vấn đề học tập, cuộc sống đến từ gia đình, thầy cô, bạn bè.

    +Bố mẹ thường xuyên đem con cái ra so sánh, hay thậm chí nói những lời nói tỏ vẻ thất vọng về con mình khiến trẻ có cảm giác tổn thương như: Con nhà bên học giỏi mà con học chả ra gì, Sao tao lại có đứa con như mày hay Tao không thích mày.. những lời này dù bên ngoài con em mình tỏ ra không quan tâm nhưng thật chất thì lại rất để tâm trong lòng để rồi hàng đêm lôi câu nói đó ra mà "gặm nhấm". Tưởng chừng như chỉ là lời nói thoáng qua nhưng những lời đó thực sự đã để lại vết thương rất sâu trong lòng con cái, vô tình khiến các bạn trong độ tuổi dậy thì không muốn chia sẻ cùng bố mẹ, sống khép kín, tách biệt với mọi người

    +Ngoài ra, Bố mẹ xích mích với nhau cũng sẽ tạo thành 1 bóng mờ cho con e mình trong giai đoạn dậy thì và về sau. Khi nhìn thấy cảnh bố mẹ tranh chấp, cãi vã, con em mình sẽ có xu hướng ngại bộc lộ cảm xúc, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, thậm chí căm ghét bố mẹ mình. Vì đây là giai đoạn nhạy cảm cho nên nếu để các bạn đang dậy thì nhìn thấy cảnh bạo lực gia đình hoặc nghe câu nói "Vì mày mà tao mới sống với bố/ mẹ mày" nhiều lần trong một thời gian dài thì các bạn trong độ tuổi này sẽ nghĩ rằng đây là lỗi của các bạn, thậm chí các bạn sẽ có suy nghĩ tiêu cực "Mình nên chết đi, như vậy mọi thứ sẽ dễ hơn hay Không ai cần mình cả vậy sống làm gì?" từ đó các bạn sẽ ngày càng suy nghĩ tiêu cực hơn, cảm thấy bản thân mình không được quan tâm thậm chí sẽ có các hành vi chống đối xã hội gây ra hậu quả nghiêm trọng

    [​IMG] [​IMG]

    + Một nguyên nhân khác đó là do gia đình không tin tưởng con cái mình, luôn bắt vào khuôn khổ khiến các bạn thấy nghẹt thở, khó chịu, mong muốn thoát ra khỏi sự kiềm chế dẫn đến việc xảy ra những cải vã, và theo ngày thì số cuộc xung đột sẽ tăng lên theo cấp số mũ, tình cảm gia đình lúc này gần như không thể hàn gắn, các bạn sẽ có suy nghĩ không muốn trở về hoặc sau khi trở về sẽ ngay lập tức nhốt mình vào thế giới nhỏ bé mà các bạn tạo ra để trốn tránh hiện thực

    +Không thực sự hiểu con em mình muốn gì là nút thắt của tất cả mọi chuyện. Có rất nhiều phụ huynh luôn muốn bắt ép con mình làm theo họ muốn mà không quan tâm con mình có thực sự muốn hay không. Không thể phủ nhận các bậc phụ huynh làm vậy vì thương con nhưng giới hạn mọi hoạt động của con sẽ cho con cảm giác chán ghét cuộc sống, suy nghĩ đến cái chết hoặc bỏ nhà đi. Các bậc phụ huynh Hãy tự hỏi bản thân mình rằng đã bao giờ họ thật sự hỏi con muốn làm gì chưa hay chỉ là sự bắt buộc?

    + Quá bỏ bê không quan tâm đến con cái cũng là nguyên nhân tiêu biểu, ở đây là nói đến các gia đình có con cái quá mức "hiểu chuyện". Đây là dạng con cái từ nhỏ đã rất tự lập, được mọi người tín nhiệm vậy nên khi đến độ tuổi nổi loạn, dù thế nào các em cũng sẽ tự cố gắng vượt qua. Nghe có vẻ là điều tuyệt vời, nhưng đây lại là sai lầm nghiêm trọng nhất, bởi khi được quá tin tưởng các em sẽ gần như giấu đi mọi thay đổi nên rất khó để nhận biết, tuy nhiên bố mẹ vẫn phải chú ý đến sự thay đổi nhỏ nhặt nào đó như thói quen ăn uống, giấc ngủ.. Nếu không phát hiện và xoa dịu kịp thời thì 100% các bạn trong độ tuổi dậy thì sẽ khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng hơn các bạn đồng trang lứa khác

    + Giai đoạn dậy thì làm thay đổi ngoại hình của các bạn như nổi mụn, cơ ngực phát triển, mọc ria mép.. những sự thay đổi đột ngột này sẽ trở thành tâm điểm của những lời trêu chọc, các bạn có thể sẽ rất xấu hổ, tự ti và nếu không kịp tư vấn cho các bạn về việc thay đổi này thì lâu ngày các bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì điều đó dẫn đến dễ nổi nóng hoặc buồn bã, thất vọng về bản thân

    - Ngoài các tác động từ mọi người xung quanh ra thì mạng xã hội cũng tác động phần lớn đến tâm sinh lý của trẻ bởi khi dùng internet các bạn đang độ tuổi dậy thì sẽ chìm vào ảo ảnh, có xu hướng sử dụng internet để trốn tránh những điều mà các bạn không thích trong cuộc sống hằng ngày. Nguy hiểm hơn là khi các bạn muốn tìm hiểu về những thay đổi của bản thân có thể vô tình truy cập vào các trang web đồi trụy, không lành mạnh khiến suy nghĩ của các bạn tuổi teen dễ dàng bị sai lệch

    [​IMG]

    - Một nguyên nhân khách quan khác đó là bị rủ rê hoặc mong muốn tìm đến những cảm giác mới lạ. Mặc dù những lời rủ rê gần như không có hiệu quả tuy nhiên nó vẫn trở thành hiện thực bởi 1 số việc đã thúc đẩy mong muốn thử 1 lần của các bạn tuổi dậy thì. Theo thống kê, đại đa số những tác động đó đều đến từ gia đình, người thân của các bạn, bởi vì đang trong độ tuổi nổi loạn cho nên các bạn thường rất 'điên "và đáng buồn là hầu hết phụ huynh không hiểu điều này, ngăn cấm con mình vì thương con nhưng thật chất thì sự cấm cản này đã đẩy các các bạn độ tuổi" nổi loạn"đến con đường sử dụng ác chất cấm, sử dụng rượu bia, thậm chí là quan hệ tình dục..

    * * * Vậy nên làm gì để cùng con em mình vượt qua giai đoạn dậy thì?

    Để làm bạn với con thì các bậc phụ huynh nên cố gắng hiểu được suy nghĩ của con, thường xuyên tâm sự với con mặc dù ban đầu sẽ hơi khó khăn. Vì đây không phải topic của bài này nên Cỏ sẽ không nói rõ nhưng sẽ để 1 số link giúp mọi người hiểu hơn





    * * * Vì Cỏ đã trải qua nên có 1 sốtips để các bạn đang dậy thì có thể tránh hoặc làm khi khủng hoảng tâm lý:

    - Hãy loại bỏ các chết, ý nghĩ làm đau bản thân đi bởi nó chỉ giúp bạn giảm đau ngay lúc đó nhưng khi bình tĩnh thì bạn sẽ hối hận nhiều hơn đấy

    - Hãy tự chủ, bản thân các bạn là người hiểu rõ mình nhất. Nếu các bạn không hiểu thì còn ai hiểu? Khi khủng hoảng đừng lo mà hãy làm những điều bạn muốn, đương nhiên phải là điều tốt. Nếu điều bạn muốn làm là việc xấu thì hãy chính bạn ngăn nó lại, đừng để ai khác ngoài bạn ngăn suy nghĩ đó sẽ khó khăn nhưng sau khi qua giai đoạn này bạn sẽ thành công

    - Khi buồn hãy cứ khóc, khóc cho đã rồi hãy vực dậy tinh thần

    - Mạnh dạn trao đổi điều các bạn muốn với bố mẹ (điều này Cỏ chỉ làm được 50%)

    - Gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu mặc dù nó cứ xuất hiện, bản lĩnh lên nào bạn yêu

    - Luôn tự nhắc nhở bản thân phải thật lạc quan, nhìn mọi thứ thoáng ra

    - Luôn tin vào 1 điều mà các bạn tâm đắc nhất, giúp bạn vượt qua khó khăn ý. Của Cỏ là Định luật may mắn: Nếu khi bạn gặp xui xẻo thì thần may mắn sẽ tặng bạn 1 điều tốt

    - Khi bạn cảm thấy mình trầm cảm hay bị bất cứ rối loạn tâm lý nào nặng thì hãy suy nghĩ là mình không hề bị nha, mình chỉ vui buồn thất thường thôi

    - Đừng để đầu bạn nghỉ ngơi quá lâu, không có việc làm thì đọc sách hoặc học 1 ngôn ngữ mới

    CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!
     
    Mi An thích bài này.
    Last edited by a moderator: 17 Tháng chín 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...