Vì sao thuốc lại đắng?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Maa chii, 17 Tháng năm 2021.

  1. Maa chii Maa Chii

    Bài viết:
    38

    Tại sao thuốc có vị đắng?


    [​IMG]

    Có câu Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng. Khoan bàn đến chuyện lòng rồi nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao đa phần các loại thuốc và đặc biệt là thuốc tây lại rất chi là đắng chưa?

    Nói một cách ngắn gọn thì vị đắng của thuốc có lẽ đến từ một cơ chế phòng ngự trong quá trình tiến hóa, cụ thể hơn là phần các loại thuốc tác động đến cơ thể bằng cách can thiệp vào hay làm gián đoạn các quá trình sinh lý của tế bào. Do đó hầu hết các loại thuốc đều sẽ trở nên độc hại nếu được nạp vào cơ thể với số lượng lớn. Theo đó các nhà khoa học tin rằng trong quá trình tiến hóa vị đắng đã được hình thành như là một có chế nhằm ngăn chăn việc sinh vật ăn phải giữ gì đó độc hại. Đó là lý do khiến nhiều thứ không ăn được và hầu hết các loại thuốc đều có vị đắng cơ chế này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em những thực thể chưa có khái niệm về sử dụng thuốc quá liều hay là cái gì thì bỏ vào mồm được và cái gì thì không.

    Tiện nói về đắng thì hợp chất hóa học đắng nhất từng được biết đến bởi con người có tên Denatonium hay Denatonium Benzoate

    [​IMG]

    Nó thường được thêm vào một số loại cồn chất chống đông chất chống giật cắn móng tay một số sản phẩm xua đuổi động vật xà phòng dạng lỏng dầu gội đầu hay thậm chí là thẻ game của máy chơi game Nintendo Switch với mục đích tạo ra vị đắng cực mạnh ngăn điện vô ý uống hay nuốt phải về độ đắng dung dịch đinatrinium nồng độ 10 phần triệu được cho là nóng tới mức không thể chịu được với hầu hết mọi người Ừ để cho bạn dễ hình dung đi để tạo ra được dung dịch đinatrinium với nồng độ 10 phần triệu bạn sẽ cần 1 lít nước và chỉ 0, 01 gam đinatrinium.

    Mẹo chữa đắng miệng sau khi uống thuốc

    Nếu xảy ra tình trạng đắng miệng kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn có thể áp dụng thử một số mẹo sau đây để chữa đắng miệng, đặc biệt là sau khi uống thuốc:

    + Sau khi uống thuốc để tránh tình trạng đắng miệng, bạn cần uống đủ nước để giúp thuốc dễ dàng xuống nhanh không bị vướng, mắc kẹt lại ở họng cũng như giúp cân bằng trong cơ thể, điều này sẽ giúp làm giảm đi tình trạng đắng miệng khá hiệu quả.

    [​IMG]

    + Tránh dùng các thức uống có chứa cồn, gas, trà, cà phê.. Vì chúng sẽ gây lợi tiểu, mất nước nhiều hơn, rối loạn hoạt động dạ dày, ruột non.. gây ra tình trạng đắng miệng sau khi dùng thuốc.

    + Nên ăn nhiều các loại trái cây họ cam quýt nhằm giúp kích thích sản xuất nhiều nước bọt hơn. Sẽ có thể giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đắng miệng.

    + Pha một muỗng cà phê đinh hương hoặc quế uống sau mỗi lần uống thuốc, để giúp đẩy lùi cảm giác đắng miệng hiệu quả.

    + Bạn có thể chọn nhai kẹo bạc hà hoặc các loại kẹo ngọt có vị cam quýt cũng có thể giúp làm giảm chứng đắng miệng hiệu quả.

    [​IMG]

    + Cần vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, kỹ lưỡng hàng ngày. Chải răng đúng cách bằng cách chải răng, lợi và lưỡi, có thể kết hợp cùng với việc sử dụng chỉ nha khoa 3-4 lần/tuần để loại bỏ những mảng bám thức ăn trên răng giảm tình trạng hôi miệng và đắng miệng.

    + Ăn các bữa ăn nhỏ nhưng thường xuyên và hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên xào, dầu mỡ, cay nóng.

    + Sử dụng các loại thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, tránh không tự ý dùng thuốc quá liều và kéo dài quá lâu ngày.

    Nếu áp dụng những cách trị như trên mà tình trạng đắng miệng sau khi uống thuốc vẫn không thuyên giảm. Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân, có biện pháp điều trị sớm thích hợp, tránh để lâu bệnh nặng thêm.


    Một số lưu ý khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất

    Để hạn chế tình trạng bị đắng miệng sau khi dùng thuốc cũng như dùng thuốc được an toàn, hiệu quả. Người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau đây, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra, cụ thể như:

    Không tùy tiện dùng thuốc

    Việc quá lạm dụng dùng thuốc không đúng liều lượng có thể gây nên nhiều hậu quả khôn lường, không chỉ điều trị bệnh không hiệu quả mà thậm chí còn gây phá hủy dạ dày.


    Tuyệt đối không dùng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân bệnh

    Chỉ khi xác định được chính xác nguyên nhân bệnh, mức độ bệnh do bác sĩ đã qua thăm khám thì việc dùng thuốc mới cho hiệu quả cao.
     
    Last edited by a moderator: 18 Tháng năm 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...