Câu chuyện về thuốc là không phải là vốn vấn đề mới, thế nhưng nó luôn là một câu chuyện "nóng" cực kỳ. Hầu như ai cũng biết thuốc lá độc, và vô cùng có hại cho sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng chịu bỏ thuốc lá, vì đơn giản là một lần hút thôi, thuốc lá cũng sẽ gây nghiện. Vì sao thuốc lá gây nghiện? Theo tính chất xã hội ngày càng phát triển, thì độ tuổi nghiện thuốc lá lại càng giảm dần. Điều này có nghĩa là, nếu ngày xưa đa số người già, trung niên mới nghiện hút thuốc, thì giờ đây, hầu nhưng các thế hệ thanh thiếu niên trẻ đã biết tay cầm điều, phà khói thuốc, lượn lờ trong các màn sương trắng ấy rồi. Nhưng thật sự, trong thuốc lá chẳng có gì ngoài nicotine. Thế nên, nghiện thuốc lá chính là nghiện chất nicotine. Đây là chất có trong thuốc lá tự nhiên tự nhiên. Nó có khả năng gây nghiện tương tự heroin hoặc cocaine. Theo thời gian, người hút thuốc sẽ phụ thuộc cả thể chất lẫn tinh thần khiến việc bỏ thuốc trở nên gian truân hơn và tăng khả năng tái nghiện. Nghiện nicotine, có nghĩa rằng bạn không thể ngừng nhận nicotine từ bên ngoài. Nếu không cơ thể bạn sẽ "kêu gào, đòi hỏi", tạo nên các cơn nghiện đầy khó chịu, rấm rứt không thôi. Nghiện nicotine trong thuốc lá có thể xuất hiện rất nhanh, thậm chí sau khi hút thuốc một thời gian ngắn hoặc chỉ hút vài điếu. May mắn là bạn có thể vượt qua được việc nghiện nicotine, dễ dàng hơn là các chất gây nghiện khác. Đôi khi chỉ vài viên kẹo cũng có thể giúp bạn làm được điều này. Một số thông tin liên quan: Nicotine là một hóa chất có trong tất cả các dạng thuốc lá. Nicotine cũng được tìm thấy trong thuốc lá điện tử và chất dịch dùng trong hệ thống cung cấp nicotine điện tử (electronic nicotine delivery systems – ENDS). Nicotine gây nghiện cao. Khi một người sử dụng thuốc lá, hoặc bằng cách hút thuốc, hoặc nhai thuốc lá, hoặc sử dụng một dạng thuốc lá khác, nicotine đi vào cơ thể và kích hoạt các thụ thể nicotine trong não. Nicotine vào cơ thể bạn càng nhanh, tác dụng gây nghiện lên não càng mạnh. Thuốc lá được thiết kế để tạo nồng độ nicotine cao trong não rất nhanh. Tác hại của thuốc lá: Ung thư Đứng đầu về tác hại của thuốc lá, chính là căn bệnh khiến người ta phải run rẩy khi nghe đến tên. Theo CDC (Trung tâm kiểm soát dịch bệnh) những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 25 lần. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng hút thuốc lá chỉ dẫn đến ung thư phổi thì bạn khá nhầm lẫn. Hút thuốc dẫn đến vô số các loại ung thư như: Mũi, miệng, thanh quản, khí quản, thực quản, dạ dày, tụy, thận, bàng quang, cổ tử cung, tủy xương và máu.. Ngoài việc gây tác hại tại chỗ đến các bộ phận của cơ quan hô hấp như mũi, miệng, hầu, thanh quản, khí quản, 41.000 hóa chất có trong trong thuốc lá (có một tỷ lệ lớn được biết là gây ung thư) xâm nhập vào cơ thể qua các vách phế nang tại phổi, ngấm vào cơ thể. Các hóa chất này có khả năng tạo ra đột biến trong các tế bào cơ thể bạn khiến cho chúng sinh sôi nảy nở theo cách không kiểm soát được, dẫn đến ung thư. Hủy hoại, gây tổn thương phổi, dẫn đến suy hô hấp Hút thuốc lá dẫn đến tích tụ một số lượng hóa chất đáng kể trong phổi, đường hô hấp và toàn bộ cơ thể của bạn. Tất cả dư lượng này lâu dài sẽ làm tắc nghẽn phổi, đưa đến các vấn đề về hô hấp và suy giảm chức năng của phổi. Việc suy giảm chức năng của phổi dẫn đến thiếu oxy và máu tươi đến các cơ quan, bộ phận khác nhau của cơ thể, làm cho cơ thể luôn mệt mỏi và khó thở. Nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá có thể dẫn đến COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), khí thũng, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, nhiễm trùng phổi, hen suyễn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao. Gây ra giòn xương Một số lượng lớn các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hút thuốc dẫn đến giảm mật độ xương do tăng huy động canxi từ xương vào máu. Việc giảm mật độ xương sẽ khởi phát sớm bệnh loãng xương (đặc biệt là ở phụ nữ vì hút thuốc ảnh hưởng đến việc sản xuất estrogen), đau khớp và thậm chí rụng răng do mật độ xương giảm quá nhiều trong xương hàm. Loãng xương cũng khiến bạn có nguy cơ bị gãy xương thường xuyên hơn và vết gãy cũng chậm liền hơn. Ngày xưa, nếu người ta hay nói rằng loãng xương là do tuổi già sức yếu, thì giờ đây chúng ta còn có một lý do khác nữa - thuốc lá. Bạn hút thuốc, không chỉ bạn gặp phải các chứng bệnh nguy nan, mà còn ảnh hưởng đến gia đình vợ con, bởi khói thuốc còn độc hại hơn chính thuốc lá. Gây vàng ố răng, hôi miệng. Thuốc lá có chứa chất hắc ín, một loại hóa chất làm cho răng có màu vàng nhạt. Loại hắc ín này rất khó để làm sạch bằng cách đánh răng thông thường và thường tạo thành vết ố vĩnh viễn trên răng của người hút thuốc. Ngoài ra, khi hút thuốc, khói thuốc sẽ tiêu diệt vi khuẩn chí có lợi trong miệng, tăng lượng nước bọt tiết ra là nguyên nhân hàng đầu hình thành nên cao răng. Ngoài ra, thuốc lá còn tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong miệng. Hút thuốc còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa, viêm họng và tích tụ hóa chất trong khoang miệng (cổ họng và dạ dày có bệnh là một trong những lý do chính khiến hơi thở hôi, ngoài vệ sinh răng miệng kém). Hút thuốc lá tạo điều kiện thuận lợi cho các loài nấm phát triển ở khoang miệng, dẫn đến dấu hiệu "Vòm miệng người hút thuốc" (vòm miệng bao phủ bởi dư lượng hóa chất trong thuốc lá, hình thành nên các đốm nhỏ màu đỏ trên vòm miệng), cũng là một trong những lý do chính làm cho hơi thở của người hút thuốc có mùi hôi khó chịu. Hút thuốc còn có một hậu quả khác, đó là gây mù lòa. Không chỉ riêng phổi, hút thuốc lá còn ảnh hưởng rất lớn đến thị lực và có thể gây mù lòa mắt bạn. Theo CDC, hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng (những tổn thương bình thường có liên quan đến tuổi tác), tổn thương thần kinh thị giác và tóm lại thì bạn có thể bị mù nếu hút thuốc lá. Có thể nói, thuốc lá là một thứ vô cùng độc hại cho con người, nó như chất độc ngấm lần vào cơ thể, khiến cho cơ thế chúng ta chết dần theo năm tháng. Cách giúp bạn cai nghiện thuốc lá Hãy dùng các liệu pháp thay thế để cai nghiện thuốc lá. Khi bạn ngừng hút, sự vắng mặt của nicotine có thể khiến bạn cảm thấy bực bội, phiền muộn, bồn chồn, giận dữ. Cơn thèm khát để được rít một hơi thuốc luôn thôi thúc bạn. Liệu pháp thay thế nicotine có thể làm giảm những cảm giác này. Những nghiên cứu đề xuất kẹo cao su nicotine, thuốc viên hay các miếng cao dán ngoài da có thể giúp bạn nâng khả năng từ bỏ thuốc lá thành công lên gấp đôi khi bạn sử dụng chúng với một liệu trình chuyên sâu. Nhưng những sản phẩm này được khuyến cáo là không nên sử dụng trong khi bạn vẫn đang hút thuốc. Ngoài ra, khi cay nghiện thuốc lá, bạn cũng không nên sử dụng rượu bia hay các chất kích thích khác. Rượu bia là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm bạn tăng cơn thèm thuốc, vì thế hãy cố gắng uống ít rượu bia hơn trong lần đầu tiên bạn bỏ thuốc lá. Nếu uống cà phê cũng làm bạn thèm thuốc lá, hãy chuyển sang uống trà trong một vài tuần. Thay vào việc bạn thường xuyên hút thuốc sau mỗi bữa ăn, bạn hãy đi đánh răng hoặc nhai kẹo cao su. Bên trên là một vài cách khá thông dụng và hữu hiệu, mong có thể giúp các bạn và người thân. Kiến thức được tổng hợp từ nhiều nguồn, đã qua chỉnh sửa.