Vì sao phong trào Duy Tân ở Trung Quốc thất bại? Vào cuối thế kỷ 19, Trung Quốc phải đối mặt với sự bóc lột của các nước đế quốc và chính quyền phong kiến hèn nhát. Điều này gây ra xung đột giữa các giai cấp và dẫn đến nhiều phong trào nổi dậy, trong đó nổi bật nhất là Phong trào Duy Tân do Khang Hữu Vi phát động năm 1898, liên quan đến các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự. Phong trào cải cách chủ yếu chỉ được tiến hành trong tầng lớp trí thức có ý thức tiếp thu tư tưởng cách mạng, tầng lớp địa chủ tiến bộ, tầng lớp thương nhân giàu có và tầng lớp tư sản dân tộc mới lớn. Phong trào chưa đi sâu vào quần chúng lao động, chưa khuyến khích và cũng không muốn sử dụng sức mạnh của nhân dân để ủng hộ cách mạng. Có thể nói, tư tưởng duy tân ở Trung Quốc lúc bấy giờ là đại diện tiêu biểu cho tư tưởng tự do tư sản, mong xã hội biến đổi theo mong muốn hạn hẹp của mình. Sự thất bại của phong trào cải cách Duy Tân ở Trung Quốc có nguyên nhân chủ yếu là do sự phản đối của những người bảo thủ trong triều đình. Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc phong trào Duy Tân ở Trung Quốc thất bại là do Thái hậu Từ Hi đã ra lệnh đàn áp các nhà lãnh đạo cải cách. Bên cạnh đó, phong trào Duy Tân ở Trung Quốc thất bại còn bởi nguyên nhân từ việc phong trào chưa kết hợp với toàn dân để tạo nên được lực lượng đông đảo và sức mạnh lớn lao. Vì sao phong trào Duy Tân thất bại ở Việt Nam? Trong buổi đầu thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, hàng loạt phong trào văn thân yêu nước được tổ chức. Trong đó có Phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ, một phong trào cải cách diễn ra ở miền Trung Việt Nam từ 1906 đến 1908. Chiến dịch do Phan Chu Trinh khởi xướng. Phan Chu Trinh chủ trương chỉ huy phong trào Duy Tân theo hướng không bạo động, muốn tất cả các khía cạnh của cải cách ảnh hưởng đến xã hội bằng cách nâng cao dân trí. Đặc biệt, phong trào này chủ trương đổi mới toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục, thông qua các hoạt động thiết thực như: Mở trường dạy học hiện đại, xây dựng các trung tâm lớn để tự chủ thương mại và mở rộng kinh tế. Trọng tâm của phong trào là giới thiệu cái mới và thay thế cái cũ. Phong trào tập trung vào việc nâng cao dân trí để phát triển kinh tế và giành lại chính quyền, tập trung vào tiềm năng của đất nước. Chủ trương của phong trào là đi theo con đường dân chủ. Phong trào được tiến hành công khai dưới hình thức cải cách xã hội và nâng cao dân trí, dân quyền. Tuy nhiên, sai lầm chính của phong trào này là tìm sự ủng hộ từ thực dân Pháp. Phan Chu Trinh đã viết một bức thư cho Toàn quyền Pháp bằng tiếng Trung Quốc, vạch trần hệ thống phong kiến thối nát. Trong thư, ông cũng yêu cầu nhà cầm quyền Pháp thay đổi thái độ đối với người Việt Nam và sửa đổi, hoàn thiện chính sách cai trị để giúp dân tộc Việt Nam từng bước tiến tới văn minh. Do nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng nhân dân và các sĩ phu yêu nước, phong trào Duy Tân phát triển mạnh mẽ. Sau đó, phong trào bị chính quyền thực dân phong kiến ngăn cấm. Năm 1908, người miền Trung nổi dậy đòi giảm thuế. Một số người lãnh đạo phong trào chống sưu thuế cũng thuộc phong trào Duy Tân. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đường lối cai trị của nhà Nguyễn và thực dân Pháp nên chúng đã thẳng tay đàn áp, ra lệnh khám xét và bắt giữ hàng trăm người liên quan, giải tán các hiệp hội thương mại và đóng cửa trường học. Đồng thời, chúng cho lính truy bắt những người lãnh đạo phong trào giảm thuế và Duy Tân, ra lệnh xử tử các lãnh tụ chủ chốt trong phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ, đày ra Côn Đảo những người chỉ tham gia phong trào Duy Tân, trong đó có Phan Chu Trinh. Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại của phong trào Duy Tân. Về nguyên nhân sâu xa, mọi cải cách đều bị từ chối do triều đình Huế bảo thủ, không muốn đổi mới, làm cho xã hội Việt Nam rơi vào bế tắc của một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, đồng thời làm cho những đường lối cải cách của Phong trào Duy Tân xa rời thực tế. Khi đó, những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam chưa được giải quyết như mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, mâu thuẫn sâu sắc giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Các phong trào Duy Tân thất bại trong lịch sử vẫn có ý nghĩa lớn trong việc khơi dậy tư tưởng tiến bộ, thay đổi những tư tưởng cũ bảo thủ, lạc hậu; để lại những bài học quan trọng cho các phong trào cách mạng về sau nhằm tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục là đỉnh cao của phong trào Duy Tân tại nước ta. Cuối năm 1906, sau khi hội kiến với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã gặp gỡ Lương Văn Can và nêu ý định thành lập một trường học kiểu mới. Trong báo cáo ngày 27-4-1907 của Trưởng phòng Các công việc người bản xứ Vincenti gửi Đốc lý Hà Nội có nhắc tới báo cáo của Phố trưởng phố Hàng Đào, nguyên văn như sau: "Một trường học đã được mở, từ hai tuần nay, tại số 10 phố Hàng Đào, bởi ông Lương Văn Can, cử nhân, 60 tuổi, là người nổi tiếng xuất sắc trong khu phố. Trường mở cửa ban ngày cho khoảng 50 trẻ em trai và gái, và hàng trăm người lớn vào buổi tối từ 7 đến 9 giờ. Các lớp học đều miễn phí." Chưa đầy một năm hoạt động nhưng do sức lan tỏa rất lớn nên Trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã bị chính quyền thực dân đóng cửa. Các nhà lãnh đạo Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục đã có những động thái tích cực nhằm mở lại Trường song đã bị từ chối, điều này chứng tỏ chính quyền thực dân lo sợ ảnh hưởng của Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục sẽ lan rộng. Thực tế lịch sử cho thấy lo ngại của chính quyền thực dân đã trở thành hiện thực, phong trào Duy Tân vẫn tiếp tục thêm 1 năm sau khi Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục thất bại.
Vì sao phong trào Duy tân ở Trung Quốc thất bại trắc nghiệm A. Do các nước đế quốc liên minh đàn áp B. Do vấp phải sự chống đối của phái thủ cựu trong triều đình C. Do trang bị vũ khí thô sơ, lạc hậu D. Do giai cấp vô sản chưa đủ lớn mạnh Đáp án: B. Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 A. Diễn ra sôi nổi mạnh mẽ, phạm vi rộng B. Hình thức đấu tranh phong phú C. Giai cấp vô sản lớn mạnh D. Giai cấp tư sản lớn mạnh Đáp án: C. Nhận xét nào đúng về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 A. Diễn ra sôi nổi, lôi kéo đông đảo lực lượng tham gia, dưới nhiều hình thức B. Đông đảo lực lượng tham gia, dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang C. Diễn ra sôi nổi, nhằm mục tiêu đánh đổ đế quốc, dưới nhiều hình thức D. Đông đảo lực lượng tham gia, dưới nhiều hình thức nhằm giải phóng dân tộc Đáp án: A.